Đức Đạt Lai Lạt Ma Chia Sẻ Với Hơn 200 Nghị Sĩ Nhật Bản

19/11/20163:42 SA(Xem: 6723)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Chia Sẻ Với Hơn 200 Nghị Sĩ Nhật Bản
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CHIA SẺ VỚI HƠN 200 NGHỊ SĨ NHẬT BẢN
Vân Tuyền

Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ với hơn 200 Nghị sĩ Nhật Bản tại tòa Quốc hội, Tokyo, Nhật Bản (Ảnh Jigme Choephel)Khi đến chúng Nghị viện (Hạ viện), Ngài đã được sự nghênh tiếp thật long trọng với một tràng pháo tay thật to của hơn 200 vị đại biểu Quốc hội và các nhà hoạch định chính sách hiện diện tại cuộc họp.

Đức Đạt Lai Lạt Ma ca ngợi Nhật Bản là một quốc gia dân chủ công nghiệp hóa lớn nhất ở châu Á, có truyền thống phong phú bởi Phật giáoThần đạo. Ngài bày tỏ sự tôn trọng đối với truyền thống Shinto (神道) với sự yêu thươngtôn trọng thiên nhiên. “Thần đạo hướng con người học được cách tôn trọng và yêu quý vùng đất mình sinh sống. Nhật Bản là một đất nước có thiên nhiên tươi đẹp và trù phú, từ những ngọn núi lửa đỉnh phủ tuyết trắng, những rặng núi cao sừng sững cho đến những con vịnh, những bờ biển yên bình. Mọi thứ từ cây cối, đá sỏi đến những con lạch, những thác nước, cùng với những sinh vật sống cùng hòa quyện, giống như một chốn linh thiêng, một thứ thiên nhiên có hồn. Chúng ta là một phần của thiên nhiên. Vì vậy, tôn trọng thiên nhiên là rất tối cần thiết

Thần đạotôn giáo bản địa của nhân dân Nhật Bản. Nó đã ra đời và phát triển rất lâu ở Nhật Bảnăn sâu vào tiềm thức cũng như trái tim của người dân. Thần đạo có mối quan hệ rất mật thiết với địa lý và lịch sử của Nhật Bản, chính vì vậy nó có nhiều điểm tương đồng với tính cách của người Nhật. Đây là tôn giáo đã định hình văn hóa Nhật Bản cũng như được chính nền văn hóa Nhật Bản định hình. Trong số 128 triệu dân Nhật Bản thì có 107 triệu xác nhận theo Thần đạo và 89 triệu người theo đạo Phật. Thần đạo đã gắn liền với đạo Phật từ hàng thế kỷ, thậm chí còn chia sẻ chung những đền chùa. Người Nhật có câu "Sinh theo Thần, Tử theo Phật", cho thấy đức tin của họ vào cả 2 tôn giáo”.

Chia sẻ vị thế của mình về các vấn đề Tây Tạng, Ngài nói: “Về phương diện chính trị, chúng tôi không đòi hỏi sự độc lập. Đối với kinh tế và những lý do khác, chúng tôi có thể chung sống với Trung Quốc. Nhưng Tây Tạng không chỉ vấn đề chính trị, ở chỗ là bảo tồn một trong những nền văn hóa cổ xưa của thế giới, nó có sự liên quan mật thiết đến thế giới ngày nay. Vì vậy, các giá trị ấy rất đáng được trân trọng để gìn giữ và phát huy. Chính phủ Trung Quốc phải có trách nhiệm phải bảo tồn các giá trị văn hóa ấy chứ không nên phá hủy nó”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma với các thành viên Nghị viện hỗ trợ Tây Tạng tại tòa Quốc hội, Tokyo, Nhật Bản (Ảnh Jigme Choephel)Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ trích đường lối cứng rắn của Trung Quốc, sự cai trị của họ trong việc nỗ lực kiểm soát và bưng bít các luồng thông tin của công chúng. Ngài lập luận: “1,3 tỷ người Trung Quốc có quyền biết thực tế mọi việc. Một khi người dân Trung Quốc họ được quyền biết thực tế mọi việc, họ có khả năng phán xét những điều đúng sai. Vì vậy, việc kiểm soát và bưng bít các luồng thông tin của công chúngvô đạo đức... Tự do ngôn luậnhệ thống dân chủ là cách duy nhất.

Thế giới là của 7 tỷ người và Nhật Bản là của nhân Nhật Bản. Mỗi quốc gia trên thế giới đều do nhân dân làm chủ. Các triều đại luôn thay đổi theo quy luật của thời gian chi phối, đều là giai đoạn, chỉ có đất nước và dân tộc mới trường tồn mà thôi”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói tôi chỉ là một cá thể trong 7 tỷ người trên hành tinh này, Ngài cam kết kiến tạo hòa bình và hạnh phúc thế kỷ 21.  Ngài tiếp tục nói về ba cam kết trong đời của Ngài. Thứ nhất, về mặt một con người, cam kết đầu tiên của tôi là quảng bá các giá trị nhân bản như từ bi, tha thứ, khoan dung, sự hoan hỷ và sống tự chế. Tất cả con người đều như nhau. Chúng ta đều muốn hạnh phúc và không muốn đau khổ. Ngay cả những người không tin vào tôn giáo cũng công nhận sự quan trọng của các giá trị nhân bản trong việc làm cho đời sống của họ hạnh phúc hơn. Tôi vẫn giữ tâm nguyện nói về tầm quan trọng của các giá trị nhân bản này và chia sẻ chúng với bất kỳ ai tôi gặp.

Thứ nhì, về mặt một người tu tập giáo pháp, quyết tâm thứ nhì của tôi là quảng bá sự hòa hợp tôn giáocảm thông giữa các truyền thống tôn giáo khác nhau. Bất kể các dị biệt triết lý, tất cả các tôn giáo lớn thế giới đều có tiềm lực để làm cho con người tốt đẹp hơn. Do vậy, điều quan trọng cho tất cả các truyền thống tôn giáotôn trọng lẫn nhau và công nhận giá trị của các truyền thống đáng tôn kính của nhau.

Nghị sĩ Đảng Dân chủ Shyu Watanabe chất vấn đức Đạt Lai Lạt Ma tại tòa Quốc hội, Tokyo, Nhật Bản (Ảnh Jigme Choephel)Thứ ba, tôi là một người Tây Tạng và mang danh hiệu Đạt Lai Lạt Ma. Người Tây Tạng đặt niềm tin vào tôi. Do vậy, cam kết thứ ba của tôi là vấn đề Tây Tạng. Tôi có trách nhiệm làm người phát ngôn tự do cho dân Tây Tạng trong cuộc chiến đòi công lý của họ. Cam kết này sẽ kết thúc khi nào có một giải pháp hai bên cùng có lợi giữa người Tây TạngTrung Quốc. Tuy nhiên, hai cam kết đầu của tôi thì tôi vẫn sẽ giữ gìn cho tới hơi thở cuối cùng.

Đáp lời với một loạt các câu hỏi, Ngài bày tỏ sự ngưỡng mộ và tôn trọng các truyền thống văn hóa của người Trung Quốc: “chúng tôi vô cùng ngưỡng mộ người Trung Quốc, chúng tôi thực sự rất tôn trọng. Họ có nền văn hóa 5 nghìn năm, họ là những người bảo tồn văn hóa dân tộc tốt và làm việc rất chăm chỉ”.

Phát biểu với các thành viên của Nghị viện, những người trong Quốc hội Nhật Bản ủng hộ Tây Tạng, Ngài nói rằng sự ủng hộ của họ đối với các vấn đề Tây Tạng hiện là một cam kết phổ cập đến công lýsự thật.
Một nhóm Nghị viên hỗ trợ cho Tây Tạng đã được thiết lập trong Quốc hội Nhật Bản, trong đó cam kết sẽ hỗ trợ phục hồi cho các vấn đề Tây Tạng.
 
(Nguồn: Central Tibetan Administration)
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2020(Xem: 8361)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.