Thời gian: Từ 01/01 đến 08/01/2017. Địa điểm: Tầng 17 tòa nhà NEM - 545 Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội. Đối tượng tham gia: Đây là khóa thiền mở nên không hạn chế số lượng, thời gian.
Sau đây là lịch cụ thể hàng ngày từ 01/01 đến 08/01/2017:
- Sáng 01/01/2017 Thiền Sư sẽ đáp máy bay từ Úc về Việt Nam. Chiều 01/01 Khai mạc khoá thiền tại NEM.
Các ngày tiếp theo: - 06h30 - 07h15: Dâng sáng đến Thiền sư. - 07h20 - 07h50: Thiền sinhvân tập và ghi danh đăng ký. - 08h00 - 09h00: Khai khóa thiền, Thiền sư hướng dẫn lý thuyết về thực hành thiền Vipassanā - thiền Minh Sát - 09h05 - 09h30: Thiền hành - 09h35 - 10h45: Thiền tọa. - 10h15 - 10h35: Ban hậu cần sửa soạn vật thực dâng trai Tăng buổi trưa đến Thiền sư. Những thiền sinh khác vẫn tiếp tục hành thiền. - 10h45 - 11h45: Cúng dườngchư Tăng - Thọ trai - 12h00 - 13h30: Nghỉ trưa - 14h10 - 15h10: Thiền sinhvân tập về thiền đường để được Thiền sư hướng dẫn thiền căn bản sau đó thiền tọa - 15h20 - 15h55: Thiền hành, uống nước và vệ sinh cá nhân - 16h00 - 17h00: Thiền tọa - 17h30 - 19h00: Thiền sinh nghỉ - 19h10 - 20h30: Thiền sưgiảng Pháp và giải đáp các thắc mắc của thiền sinh, hồi hướngphước thiện đã tạo trong ngày. Thiền sinhh tùy nghi ra về.
Khóa thiền sẽ kết thúc vào ngày 08/01/2017.
Lưu ý:
- Thiền sinh có tác ý hùn phước cho khóa thiền, dâng trai Tăng hoặc làm công quảphục vụ cho khóa thiền thì đề nghị liên hệ với Ban tổ chức gồm Phạm Thanh Thảo (SĐT: 0915212099); Nandiya Giác Hạnh (Việt; SĐT: 0969301042).
- Thiền sinh ghi danh vào đầu giờ sáng, nếu muốn dùng cơm trưa tại chỗ thì phải đăng ký với Ban tổ chức ngay khi ghi danh.
- Tắt máy điện thoại hoặc để chế độ yên lặng, không nói chuyện (kể cả bằng điện thoại hay ra ký hiệu trong phòng Thiền ngoại trừ khi đặt câu hỏi với Thiền sư trong thời gian hỏi đáp và giảng Pháp). Nếu có nhu cầu trao đổi, nói chuyện, đề nghị Thiền sinh đi ra khỏi phòng Thiền để nói chuyện riêng. Chỉ liên hệ với BTC trong thời gian nghỉ nếu thật cần thiết.
- Đi, về đúng giờ: Thiền sinh có thể ra vào Phòng Thiền vào các thời gian sau: trước 8h sáng, trong các thời gian nghỉ, thời gianđi thiền hành, hỏi đáp, giảng Pháp. Lưu ý không ra vào phòng Thiền trong thời gianmọi người đang ngồi thiền tập thể. Nếu quí vị nào có nhu cầu ra vào phòng Thiền xin vui lòng chờ đến hết thời gian ngồi thiền tập thể hãy ra vào.
Thiền sinh có thể nghỉ trưa trong phòng Thiền nhưng đề nghị giữ yên lặng, không nói chuyện trong thời gian nghỉ trưa.
TIỂU SỬ TỲ KHƯU KHÁNH HỶ
Tỳ khưu Khánh Hỷ sinh năm 1943 tại thành phố Quy Nhơn.
- Năm 1967, tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa Huế.
- 1968 – 1972, tốt nghiệp ban Hoa Ngữ đại học Sài Gòn - Tốt nghiệp Cao Học Luật Khoa và dự tuyển Tiến Sĩ Kinh Tế Học ở trường đại học Luật Khoa, Sài Gòn.
- Trưởng phòng phát thanh Tiếng Chuông Chùa Ở Viêt Nam.
Thiền sư Khánh Hỷ đã học thiền với các Quí Ngài Thiền Sư như Hoà thượng Hộ Tông, Hoà thượng Thiện Luật, Hoà thượng Giới Nghiêm. Ở hải ngoại, Thiền sư Khánh Hỷ đã học thiền với Ngài Tangpulu (Từ năm 1982), Ngài Pandita ( từ năm 1986), Ngài Silananda (từ năm 1982), Hoà thượng Kim Triệu (từ năm 1982), Hoà thượngHộ Pháp (từ năm 1990) v.v… Hành thiền tích cực tại Hoa Kỳ, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Myanmar.
Thiền sư Khánh Hỷ đã trước tác và biên dịch hơn 10 tác phẩmkinh điểnPhật Giáo rất quan trọng như: Ngay trong kiếp sống này, Kinh Đại Niệm Xứ, Mặt hồ tĩnh lặng, Chân Đế Tục Đế v.v...bên cạnh đó, Thiền sư Khánh Hỷ còn là chủ tịch công trìnhphiên dịchTam Tạng Pali Miến sang Pali. Năm 2005, Thiền sư Khánh Hỷ là người Việt Nam đầu tiên được Chính Phủ và Bộ Tôn Giáo Myanmar phong tặng danh hiệuQuang HuyPhật PhápĐại Biểu Tượng ( Maha Saddhamma Jotikadaja). [Xem thư mục của Thiền sư Khánh Hỷ tại Thư Viện Hoa Sen]
Nhiều năm qua Thiền sư Khánh Hỷ dạy thiền ở nhiều nơi trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Miến Điện, Thái Lan, Malaysia, Nam Dương, Úc, Anh, Pháp, Nhật. Thiền sưthường xuyên dạy thiền ở Bát NhãThiền Viện (Canada), Như Lai Thiền Viện, Thích CaThiền Viện, Ananda Thiền Viện (Mỹ), Thiền Viện Phước Sơn, Chùa Bửu Quang (Việt Nam).
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.
Gần đây trên các báo chí Hoa Kỳ và trên cộng đồng mạng có đề cập đến nhiều về từ ngữ WOKE và có nhiều độc giả hỏi về ý nghĩa của từ này. Chúng tôi cũng không biết rõ về ý nghĩa và xuất xứ của từ này, nên có cuộc trò chuyện với AI (trí thông minh nhân tạo) như sau:
Theo Biên niên sử Urangkhathat (Phrathat Phanom), bảo tháp cất giữ 9 xá lợi xương bàn chân của Đức Phật. Khách du lịch đã tụ tập trên lối đi dạo ven sông ở Nong Khai để xem bảo tháp trong khi những người khác đi thuyền để quan sát cận cảnh. Mực nước sông rút dần cho thấy cấu trúc cổ xưa đang bị xói mòn do dòng chảy của sông Mekong, đang bào mòn lớp đá bên ngoài của tháp.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.