THƯ MỜI (V/v viết bài tham luận Hội thảo quốc tế)

07/04/20172:50 SA(Xem: 7536)
THƯ MỜI (V/v viết bài tham luận Hội thảo quốc tế)

 GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
logo vien nghien cuu phat hoc viet nam

THƯ MỜI
(V/v viết bài tham luận Hội thảo quốc tế)

Kính gửi: Chư Tôn Đức Tăng Ni và các học giả.

CHỦ ĐỀ HỘI THẢO

Nam Á và Đông Nam Á không chỉ là một ý niệm, mà còn là một địa điểm trong thời giankhông gian. Trong bản đồ với một nơi được gọi là Nam Á và Đông Nam Á hình thành bởi các quốc gia, dân số, tiền tệ, đời sống tôn giáo, thiết chế văn hóa, di sản và lối sống… thì các nước Nam Á trở nên nổi trội.

Nhờ vào khả năng chấp nhận, tiếp thu, tiếp biến văn hóa, vùng này là trường hợp cần được nghiên cứu trong bối cảnh toàn cầu hiện đại. Song song với tính năng động của các nền văn hóatôn giáo khác nhau, ngày nay, chúng ta chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng bởi tác động của khoa học và kỷ thuật trong vùng.

Với các ý niệm nền tảng nêu trên về (i) bản chất đa dạng của văn hóabao gồm các truyền thống và những gì được nhìn thấy tồn tại lâu dài – và (ii) ảnh hưởng được tăng cường liên tục của những phương tiện mới, các quốc gia ASEAN sẽ là lãnh vực thú vị để tiến hành nghiên cứu học thuật trong hội thảo này.

Thay mặt Viện nghiên cứu Phật học Việt NamHiệp hội Nam và Đông Nam Á nghiên cứu về Văn hóaTôn giáo (South and Southeast Asian Association for the Study of Culture and Religions), trân trọng kính mời chư Tôn đức Tăng Ni và các nhà nghiên cứu viết bài tham luận cho Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Vùng ASEAN và Nam Á: Nơi giao hòa của văn hóatôn giáo ở Đông Nam Á” (The ASEAN Region and South Asia: A Melting Pot of Culture and Religion in Southeast Asia), tổ chức tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Xa lộ Hà Nội, An Phú, Quận 2, TP.HCM), vào ngày 09-12/7/2017.

CÁC DIỄN ĐÀN CỦA HỘI THẢO

Các diễn đàn trong Hội thảo này gồm có các nhóm chủ đề như sau:

1. Giải thích Tôn giáo Nam Á và Đông Nam Á (Explaining Tôn giáo of South and Southeast Asia)

2. Triết học, sự thuyên thích và các trường phái tư tưởng (Philosophy, Interpretatations, and Schools of Thought)

3. Văn hóadi sản văn hóa ASEAN: Giữ gìn quá khứ cho tương lai (ASEAN Culture and Heritage: Preserving the Past for Future)

4. Các thực tập truyền thống về y dược, thiên nhiên và môi trường (Traditional Practices in Medicines, Nature and Environment)

5. Tâm, thiền và sức khỏe tại Nam Á và Đông Nam Á (Mind, Meditation and Wellbeingness in South and Southeast Asia)

6. Tiếp biến văn hóa về toàn cầu hóa tại Nam Á và Đông Nam Á (Acculturation of Globalisation in South and Southeast Asia)

KẾ HOẠCH

- Gửi thư mời viết bài tham luận:                   01-4-2017
- Nộp đề cương (250 chữ):                            15-4-2017
- Thông báo chấp nhận:                                 17-4-2017
- Nộp toàn bài tham luận:                              01-6-2017
- Gửi thư mời tham dự:                                  25-6-2017

QUY CÁCH VĂN BẢN VÀ NỘP BÀI

Có thể viết tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Sử dụng mã chữ Unicode, font: Times New Roman, dài không quá 7.000 chữ. Tài liệu trích dẫn đặt ở cuối trang. Dùng chế độ “Footnotes” tự động. Bài hoàn chỉnh vui lòng gửi về TT. Thích Nhật Từ (Phó Viện trưởng – Tổng thư ký Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam) tại điện thư: vnbuddhistinstitute@gmail.com

Ban tổ chức rất mong đón nhận được sự đóng góp có giá trị của quý học giả.

TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
VIỆN TRƯỞNG
Trưởng Ban Tổ chức
Hòa thượng Thích Trí Quảng

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.