Thư Viện Hoa Sen

Lễ Đại Tường Cố Đại Lão HT Pháp Chủ Thích Giác Nhiên Tại Hoa Kỳ

07/08/201711:11 CH(Xem: 7470)
Lễ Đại Tường Cố Đại Lão HT Pháp Chủ Thích Giác Nhiên Tại Hoa Kỳ

LỄ ĐẠI TƯỜNG CỐ ĐẠI LÃO HT PHÁP CHỦ THÍCH GIÁC NHIÊN TẠI HOA KỲ

Sáng ngày 6-8 (nhằm ngày 15-6-Âm lịch), GHPGTGKSTG, Như Lai Thiền Tự, môn đồ pháp quyến thành kính tổ chức Lễ Đại tường cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, Pháp tử Tổ sư Minh Đăng Quang, Pháp chủ GHPG Tăng già Khất sĩ Thế giới tại Hoa Kỳ, Nguyên Viện trưởng Viện Hành đạo Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam, Nguyên Trưởng giáo đoàn IV Hệ phái Khất sĩ, Khai sơn Pháp viện Minh Đăng Quang tại Việt Nam và Hoa Kỳ. Viên tịch, ngày 03 tháng 8 năm 2015 (ngày 19 tháng 6 năm Ất Mùi),Trụ thế: 93 năm, Hạ lạp: 60 năm.

blank
Hơn 150 Chư Tôn Đức Tăng -Ni trì bình khất thực tưởng niệm Cố HT. Pháp Chủ

Quang lâm chứng minhtham dự có sự hiện diện của chư tôn giáo phẩm: HT. Thích Phước Thuận, thành viên Hội đồng Giáo Phẩm GHPGVNTN Hoa Kỳ; HT. Thích Minh Tuyên, Phó Pháp Chủ, kiêm Viện Trưởng Viện Hành Đạo GHPGTGKSTG; HT. Thích Nguyên Trí, Phó Chủ Tịch Nội vụ GHPGVNTN Hoa Kỳ; HT. Thích Minh Hồi, Phó Viện Trưởng Viện Hành Đạo, Kiêm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Tăng Sự GHPGTGKSTG, Viện Chủ Như Lai Thiền Tự; HT. Thích Minh Hiếu, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp GHPGTGKSTG cùng với hơn 150 Chư tôn đức, Ni trưởng và các ban, viện, trụ trì các tự viện và đông đảo Phật tử, khách mời về tham dự.
blank


Tại buổi lễ, HT. Thích Minh Tuyên, Viện Trưởng Viện Hành Đạo GHPGTGKSTG cung tuyên tiểu sử cố Đại lão HT Pháp chủ. Thích Giác Nhiên, theo đó Hòa Thượng thế danh là Nguyễn Văn Ất, tự Thành Được, sinh ngày 12 tháng 11 năm 1923 tại huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, miền Nam Việt Nam.

Đầu năm 1952, ngài được gặp đức tổ sư Minh Đăng Quang, thấy Tổ dẫn đoàn du tăng thực hành Tứ Y Pháp Trung Đạo với chí nguyện Nối Truyền Thích Ca Chánh Phápnghe được Tổ thuyết pháp về Chơn Lý Đại Đồng, ngài bừng ngộ, quyết định xuất gia theo Tổ để “hành đạo cứu đời”. Ngài được đức Tổ sư tiếp độ và ban cho pháp danh Giác Nhiên.

Năm 1956 và 1957, ngài cùng chư Tôn Trưởng lão đại đệ tử của Tổ sư hướng dẫn đoàn Du Tăng Khất Sĩ đi hành đạo khắp các tỉnh miền Tây, sau lên miền Đông, rồi tiến ra hành đạo khắp các tỉnh miền Trung.

Năm 1958, tùy thuận nhân duyên để mở mang giáo pháp, chư trưởng lão tuần tự thành lập các Giáo đoàn. Sau một thời gian tịnh tu ở núi Ông Tiêu gần tổ đình Thiên Thai (xã Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà  Rịa), ngài hạ sơn lên đường hành đạo, hình thành Giáo đoàn Bốn (IV).

Năm 1964, ngài cùng chư tôn đức trưởng lão lãnh đạođại diện các giáo đoàn đồng thuận hiệp nhất đứng lên xin phép thành lập giáo hội, danh xưng là Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam.

Năm 1966, Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam được chính thức công nhận. Ngài được đại chúng cung thỉnh giữ ngôi vị Tổng Trị Sự Trưởng kiêm Tổng Vụ Trưởng một số tổng vụ.

Về hoằng pháp hải ngoại: tháng 10 năm 1978, đức ngài lên đường ra hải ngoại hoằng pháp và định cư tại Nam Califonia, thành phố Westminster, Orange County (vùng thủ đô của người Việt tỵ nạn); suốt 37 năm, đến năm 1980, đức ngài đã cùng chư tôn đức tăng – ni trong truyền thống Khất Sĩ thành lập Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới.

25 năm hành đạo tại Việt Nam, 37 năm hành đạo tại hải ngoại, trên 60 năm tinh cần hoằng pháp phổ độ nhơn sanh, đức ngài đã khai tâm được hàng trăm ngàn người biết đạo làm người hiền sĩ tại gia quay về quy y ba ngôi Tam Bảo, học Phật tu nhơn. Đức ngài cũng đã tiếp dẫn được hàng năm bảy trăm vị tăng – ni xuất gia giải thoát, kiến lập trên 30 ngôi tịnh xá tiêu biểuViệt Nam, thành lập hoặc chứng minh thành lập trên 45 ngôi đạo tràng tịnh xá ở hải ngoại.

Trong không khí trang  nghiêm của buổi lễ, HT.Thích Phước Thuận, thành viên Hội đồng Giáo Phẩm GHPGVNTN tại Hoa Kỳ thay mặt Chư Tôn Đức có đôi lời đạo từ tưởng niệm nhằm ôn lại công đức sâu dày của cố Đại lão HT.Thích Giác Nhiên khi thời còn sinh tiền trên bước đường hành đạo, theo đó Hòa Thượng chia sẻ về tâm hạnh khiêm cung và lòng đại từ của một vị Bồ tát luôn một lòng lo cho Giáo hội và phát triển Giáo dục, từ thiệncông hạnh tiếp Tăng độ chúng giúp Phật giáo được xương minh phát triển tại Hoa Kỳ và các nơi trên thế giới.

blank
Môn đồ Pháp quyến đồng tưởng niệm

Trước di ảnh tôn nghiêm đầy khả kính của một Bậc Tôn sư, toàn thể Đại chúng đã cùng hòa quyện vào lời xướng lễ chú nguyện của HT. Thích Nguyên Trí, Phó Chủ Tịch Nội vụ GHPGVNTN Hoa Kỳ cùng Chư Tôn Trưởng Lão Hòa Thượng, Chư vị Ni trưởngtoàn thể môn đồ đệ tử đã thành tâm niêm hương cúng dường và tưởng niệm trong bầu không khí trang nghiêmấm cúng để dâng lên cúng dường bậc tôn sư đáng kính.

Buổi lễ Đại tường được khép lại sau lời của HT.Thích Minh Hiếu, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp GHPGTGKSTG đã thay mặt Ban Tổ chức đọc lời cảm tạ.

Được biết, trước đó cùng ngày hơn 150 Chư Tôn Đức Tăng –Ni đã tổ chức trì bình khất thực nhằm tưởng niệm và dâng lên dường Hòa thượng Ân sư.

                                                                                                                                        Thực hiện: Trúc Thành
Hình ảnh ghi nhận tại Lễ Đại tường:
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank

Tạo bài viết
26/02/2018(Xem: 12645)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: