Đưa cả 'chân dài' xuống âm phủ!

26/02/20183:54 SA(Xem: 14606)
Đưa cả 'chân dài' xuống âm phủ!
ĐƯA CẢ 'CHÂN DÀI' XUỐNG ÂM PHỦ!
(Vũ Trung Kiên)

dot vang ma
Người dân xếp hàng chờ đốt vàng mã
ở chùa bà chúa xứ Châu Đốc, An Giang - Ảnh: HỮU KHOA
TTO - Việc Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam có văn bản đề nghị bỏ hủ tục đốt vàng mã có thể được xem là một khởi đầu tốt đẹp cho việc xây dựng đời sống văn hóa mới.

Đốt vàng mã là phong tục lâu đời của người Việt, ăn sâu bén rễ vào tâm thức lâu đời của người Việt. 

Với nền văn hóa "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" cùng suy nghĩ "Trần sao, âm vậy", nên việc đốt vàng mã là suy nghĩ chung của nhiều người nhằm bày tỏ tấm lòng với người quá cố, đó là nét đẹp đáng trân trọng

Thế nhưng việc đốt vàng mã vô tội vạ như hiện nay đã vượt khỏi những giá trị tốt đẹp này. Bởi hiện nay, việc đốt vàng mã không chỉ diễn ra ở các chùa chiền, lễ hội mà đã lan sang cả các cơ quan công quyền, các doanh nghiệp, công ty. 

Hầu như tất cả lễ khởi công, động thổ, khánh thành... đều có cúng và đốt vàng mã. Nhiều nơi người ta đốt cả du thuyền, nhà lầu, xe hơi, chân dài, đôla xuống âm phủ...

Có những câu chuyện ngẫm lại thật cười ra nước mắt. Không hiểu khi họ đốt nhà lầu xuống dưới có đốt giấy chủ quyền nhà lầu này đi theo hay không. 

Nếu có, ai là người ký giấy chủ quyền này? Chẳng lẽ đốt cả hình nộm ông ký giấy chủ quyền (!?). Có ông ký giấy phải có người bổ nhiệm ông ký giấy... Cứ vậy suy ra... đốt tiếp.

Lâu nay, nhiều bậc cao tăng của Phật giáo Việt Nam đã lên tiếng về hủ tục này. Như Tuổi Trẻ cũng đã nhắc năm 1952, hòa thượng Tố Liên - vị cao tăng đạo cao đức trọng của Phật giáo, người đưa lá cờ Phật giáo về nước và nay trở thành đạo kỳ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam - đã đặt câu hỏi: "Xin hỏi trí thức Việt Nam hiện tại tìm thấy Phật giáoNho giáo dạy về thuyết đốt vàng mã ở kinh sách nào?" và tha thiết yêu cầu "bỏ tục đốt vàng mã đi". 

Hòa thượng Thích Thanh Từ - viện trưởng Thiền Viện Trúc Lâm, Đà Lạt - trong nhiều bài giảng pháp đã kêu gọi phật tử không nên đốt vàng mã.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã lên tiếng, vấn đề còn lại là ý thức của mỗi người dân, của mỗi cơ quan, đơn vị và cả sự chung tay góp sức của cộng đồng

Việc đầu tiên là tất cả cơ quan công quyền, doanh nghiệp, đơn vị của Nhà nước hãy làm gương trước: không đốt vàng mã. Tất cả cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức có quyền, hãy nêu gương trước: không đốt vàng mã, không rải vàng mã khi đưa tang, không đốt vàng mã khi khởi công, động thổ, khai trương địa điểm làm việc mới. 

Tất cả các cơ quan nhà nước hãy từ bỏ các biển số xe được xem là đẹp, là 8 nút, 9 nút để làm gương. Cao hơn hết thảy, trong các bài giảng, các chư vị tôn túc Phật giáo hãy hướng dẫn để phật tử dần thay đổi. 

Đặc biệt, khẩn thiết mong các vị lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo hãy lên tiếng và hủy bỏ luôn việc dâng sao giải hạn, phát ấn ở các chùa... bởi tất cả điều này đều đi ngược lại giáo lýtinh thần tốt đẹp của Phật giáo.

Mong lắm thay!

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.