Đức Phật Và Những Viên Đạn - Buddha and Bullets

26/02/20186:57 CH(Xem: 11083)
Đức Phật Và Những Viên Đạn - Buddha and Bullets

ĐỨC PHẬT VÀ NHỮNG VIÊN ĐẠN - BUDDHA AND BULLETS

 Ban Biên Tập Của Tricycle - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Source-Nguồn: tricycle.org - Đã Đăng Ngày: 15/2/2018
(Buddha and Bullets - By The Editors)

 

Sau vụ nổ súng ở trường học ở Florida, Thiền Sư Ni Joan Halifax thảo luận về các thử-thách để tránh đi sự vô cảm (hoặc thiếu cảm xúc), và sự thờ ơ.

17 nạn nhân của vụ nổ súng ở Florida - 17 victims of Florida's shooting)
17 nạn nhân của vụ nổ súng ở Florida 
17 victims of Florida's shooting)

Vào hôm thứ Tư (ngày 14/2/2018), có ít nhất là 17 người thiệt mạng trong vụ nổ súng tại Trường Trung Học Marjory Stoneman Douglas ở Quận Broward, tiểu bang Florida. Cuộc tấn công, được xem là do một học sinh đã bị trục xuất tên Nikolas Cruz, 19 tuổi, là một hành động mới nhất của khuynh hướng bạo động bằng súng khủng khiếp của Hoa Kỳ. Thật là khó khăn cho một người nào sống trong thời của Đức Phật Thích Ca, có thể tưởng tượng được khả năng của cây súng trường AR-15, có thể giết chết một cách rất nhanh chóng rất nhiều người như thế. Và, cũng thật khó tưởng tượng hơn nữa, khi chuyện nầy xảy ra cho các trẻ em học sinh, tại một quốc gia trong thời bình. Khi chuyện bi thảm như thế nầy trở nên quá phổ biến, thì những lời dạy của Đức Phật sẽ giúp ích được gì cho chúng ta?

Trang mạng Tricycle đặt các câu hỏi sau đây cho Thiền Sư Ni Joan Halifax, là người sáng lập ra Trung Tâm Thiền Upaya tại Sante Fe, tiểu bang New Mexico.

CÂU HỎI:

Ở đây trong văn phòng của Tricycle, tất cả chúng tôi đều nghe tin tức, và thậm chí còn không muốn bật máy truyền hình lên nữa, bởi vì chúng tôi đã xem đoạn tin nầy rất nhiều lần rồi. Làm thế nào để chúng ta tránh được mỏi mệt về tinh thần, bởi một chuyện đã thường xuyên xảy ra?

TRẢ LỜI:

Trong nghi lễ buổi sáng của chúng tôi, vị thầy hành lễ đã bật khóc khi thầy yêu cầu tất cả chúng tôi ngồi xuống nghe sự thật về thảm kịch ở tiểu bang Florida. Chuyện nầy vượt ra ngoài sự hiểu biết của thầy, và cũng vượt ra ngoài sự hiểu biết của tôi. Vì vậy, dù cho xem xét dưới góc cạnh nào, một lần nữa chúng ta vẫn không thể nào hiểu được tại sao, hoặc là chúng ta phải làm gì. Tuy nhiên, chúng ta không thể nào ngồi nghỉ mệt trong cơn chấn động nầy. Chúng ta cần nhìn sâu hơn, và suy ngẫm về sự đau khổ của tất cả mọi phía trong thảm kịch khủng khiếp nầy.

Sự vô cảm, và sự thờ ơ thiếu đạo đức là một nguy cơ lớn; xây dựng bức tường tách biệt chúng ta ra khỏi sự thật đau khổ, sẽ không chuyển hóa được các giá trị văn hóa, và xã hội của chúng ta, hoặc là giá trị riêng của chúng ta. Tuy nhiên, giữa sự tiếp xúc quá mức với sự đau khổ, cũng như sự thương tổn về đạo đức, và sự giận dữ không kiểm soát được, hầu hết chúng ta cần cân bằng với sự tham giatrách nhiệm, khôn ngoan và từ bi, bao gồm cả lúc chúng ta ngồi giữa nơi có thảm kịch, và có nhiều người chết nầy. Điều nầy cần có sự nhiệt tình và khả năng phân biệt tốt xấu, sự hỗ trợ của cộng đồng, và sự phản hồi từ những người không bị mất thăng bằng khi đối mặt với loại bạo lực nầy. Điêu nầy cũng có nghĩa là chúng ta hãy xem xét kỹ lưỡng các vấn đề mang tính cách hệ thống, từ cấu trúc kinh tế cho đến các khuôn mẫu (cố định và đơn giản hóa) về giới tính, cho đến cách chúng ta dạy dỗ con cái. Và trong trường hợp của những thanh niên da trắng trẻ tuổi xem súng như là nguồn năng lượng để thể hiện cơn thịnh nộ của họ, và quyền lực (cũng như sự thiếu quyền lực) làm việc trong văn hóa của chúng ta.

CÂU HỎI: 

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gửi một tweet (nhắn tin nhỏ) nhiều ngày trước khi vụ nổ súng, nói rằng, "Mặc dù tôi là một nhà sư Phật Giáo, nhưng tôi tin rằng chỉ có lời cầu nguyện suông sẽ không mang lại hòa bình cho thế giới. Thay vào đó, chúng ta cần phải thể hiện các hành động với lòng nhiệt tình, và với sự tự tin." Các hành động chính trị nào mà Thiền Sư Ni nghĩ rằng cần thiết từ các cộng đồng Phật Giáo?"

TRẢ LỜI:

no sung florida 2
Một buổi lễ cầu nguyện ngoài trời
A vigil was held Thursday in the wake of
this week’s horrific school shooting in Florida,
where at least 1,000 attendees mourned the 17 victims.

Nếu các chính trị gia của chúng ta không phản ứng lại sự than khóc của quốc gia vào buổi sáng hôm nay, thì chúng ta dùng lá phiếu để loại bỏ họ ra khỏi chức vụ. Chúng ta nhấn mạnh về sự quan trọng của lòng từ bi, nhân cách đạo đức, và sức mạnh đạo đức. Và tôi cũng chia sẻ quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nói rằng lời cầu nguyện suông sẽ không giải quyết được vấn đề nầy.

Mỗi một cộng đồng Phật Giáo thì khác biệt nhau. Một số người nhấn mạnh vào sự thực hành. Những người khác thì tham gia vào các hành động đối đầu với cấu trúc của bạo lực trực tiếp. Một số người làm việc để làm giảm thiểu sự chia rẽ trong các phe nhóm; một số người khác tham gia vào các nỗ lực chính trị, và tham gia vào bầu cử. Một số người nói rằng Phật Giáo không làm chính trị. Những người khác thì không đồng ý. Phật Giáo là một mái nhà lớn. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, mái nhà nầy không phải là nơi để trú ẩn. Đây phải là nơi để tập họp, rồi sau đó đi vào "chợ đời" với những bàn tay hiến tặng các lợi ích cho người khác. Hơn nữa, vị thầy Phật Giáo thứ hai của tôi, thầy Thích Nhất Hạnh, nói rõ ràng rằng chúng ta phải đứng lên chống lại sự bất công, dù cho điều nầy có thể gây nguy hiểm cho mạng sống của chúng ta.

CÂU HỎI:

Biên tập viên và nhà xuất bản, James Shaheen, đã viết về bạo lực bằng súng trong số báo Mùa Đông 2017 của chúng tôi, chỉ trích rằng bạo lực đã trở thành thói quen, và thậm chí cơn giận dữ trở nên điên cuồng như thế nào. Ông viết về một thái độ phỏng đoán thông thường: "Sự đồng thuận của những người chấp-nhận thua-cuộc đã không được nói ra: chuyện kinh khủng đã xảy ra, và chuyện nầy sẽ tiếp tục xảy ra nữa." Nếu chúng ta biết rằng chính quyền ở Hoa Thịnh Đốn bị bế tắc về vấn đề nầy, và ngay cả họ không bị bế tắc đi nữa, nếu một ngày nào đó có một vụ nổ súng khác xảy ra lần nữa, chúng ta có thể làm gì, hay nói gì, đối với một người thực hành (Phật Pháp), ngoài những lời nói vô nghĩa để xoa dịu lòng người? 

TRẢ LỜI:

Chúng ta cần phải hiểu rõ chúng ta là "người nghe tiếng-vang trong căn phòng-kín" (echo chamber, vì bị nghe ‎tiếng-vang - ở đây là ý tưởng sai lầm - nhiều lần, cho nên tiếng-vang trở nên bình thường, vì thế sau nầy, chúng ta không còn muốn thay thế ‎ ý tưởng sai lầm bằng các ý tưởng đúng đắn nữa), chúng ta bày tỏ mối quan tâm và sự giận dữ điên cuồng, tuy nhiên, chúng ta chẳng làm một hành động gì cả - chúng ta tưởng nhầm rằng các lời nói của chúng ta trên phương tiện truyền thông xã hội thật sự đã làm một điều gì đó, trong khi thực tế, hầu hết chúng ta là "người nghe tiếng-vang trong căn phòng-kín". Tôi cảm thấy rằng các hành động trực tiếp, đúng đắn, và có đạo đức đang được kêu gọi. Khi chúng ta nói rằng "chuyện nầy sẽ tiếp tục xảy ra nữa,", nghĩa là chúng ta chấp nhận một vị trí đã được quy-định sẵn, nghĩa là chúng ta đã chạy trốn trách nhiệm của mình. Hành động từ bi, và can đảm là những gì cần thiết trong thời điểm nầy.

CÂU HỎI:

Sáng nay, Thiền Sư Ni đã viết trên Twitter (nhắn tin nhỏ) là, "Tôi muốn sống trong một quốc gia yêu trẻ em của mình, nhiều hơn là súng đạn." Thiền Sư Ni có thể giải thích thêm chi tiết về nhận xét nầy? Một người ủng-hộ súng đạn có thể cảm thấy bị công-kích với lời tuyên bố (của Thiền Sư Ni) là họ không thương yêu trẻ em Mỹ, tuy nhiên, có phải Thiền Sư Ni đang nói rằng hành-động của họ đã nói to hơn là lời-nói của họ không?

TRẢ LỜI:

Tôi đã nhìn thấy câu nói nầy ở đâu đó, và tôi nghĩ rằng: câu nói nầy, một cách chính xác, nói dùm các ý nghĩ trong trái tim tôi. Chúng ta sống trong một nền văn hóa bạo lực. Bạo lực cung cấp cho chúng ta mỗi ngày qua nhiều phương cách truyền thông. Chúng ta đói khát bạo lực. Chúng ta tiêu thụ bạo lực. Sau đó, bạo lực thiêu hủy chúng ta, giống như chúng thiêu hủy người thanh niên nầy. Chúng ta biết rằng chúng ta càng tiêu thụ nhiều bạo lực, thì sự nhận thức của chúng ta càng cho phép chúng ta bình-thường-hóa những gì mà nhiều người không thể nào chấp nhận được. Và điều nầy quay trở lại câu hỏi đầu tiên của người phỏng vấn: bao nhiêu (thông tin về bạo lực) là đủ để cho chúng ta hiểu rõ vấn đề, và không làm cho chúng ta bị áp đảo. Chúng ta không thể nào chọn lựa sẵn một quan điểm không-có cảm xúc, hoặc quan điểm bị chi-phối bởi sự giận dữ kinh khiếp về đạo đức. Chúng ta cần phải cư xử cân bằng giữa sự nhạy cảm về đạo đức, và sức mạnh đạo đức. Điều nầy không phải dễ dàng, nhưng là điều cần thiết.

* ĐIỀU CHỈNH:

Một phiên bản đầu tiên của câu chuyện nầy, trích dẫn thống kê nói rằng có 18 vụ nổ súng trong trường học vào năm 2018, bản thống kê nầy đếm mỗi lần một khẩu súng nổ trong sân trường bất kể vì lý do gì, dù cho lúc đó trường học có, hay không có học sinh trong trường. Con số thống kê gây hiểu nhầm nầy đã bị chúng tôi xóa bỏ. Chúng tôi xin lỗi quý vị về lỗi lầm nầy.

no sung florida 2no sung florida 1no sung florida 4no sung florida 3

 

Buddha and Bullets
By The Editors -
Source-Nguồn: tricycle.org - Posted: Feb/15/2018

In the wake of a school shooting in Florida, Roshi Joan Halifax discusses the challenge of avoiding numbness and apathy.

On Wednesday (Feb/14/2018), at least 17 people were killed in a shooting at Marjory Stoneman Douglas High School in Broward County, Florida. The attack, allegedly carried out by expelled student Nikolas Cruz, 19, is the latest manifestation of America’s alarming trend of gun violence. It would be hard for someone from Shakyamuni Buddha’s time to imagine the capabilities of an AR-15, which can kill so many, so quickly. It would be even harder to imagine it happening to school children in a country during peacetime. What can Buddhist teachings offer when something so tragic has become so commonplace?

Tricycle brought these questions to Roshi Joan Halifax, founder of the Upaya Zen Center in Santa Fe, New Mexico.

QUESTION:

Here in the Tricycle office, we all heard the news and were reluctant to even turn on the TV, having seen this drama played out so many times already. How can we avoid being emotionally exhausted by something that happens so often?

ANSWER:

In our morning service, the priest who was officiating broke into tears as he asked us all to sit with the truth of this tragedy in Florida. It was beyond his comprehension, and beyond mine, too. So here we are again, and in a way, we cannot really fathom why or what to do. But we cannot rest in this place of shock. We have to go deeper and look at the suffering on all sides of this terrible equation.

Numbing and moral apathy are a great risk; walling ourselves off from the truth of suffering won’t transform the values of our culture, our society, or our own values. Yet most of us need a balance between overexposure to suffering and possible moral injury and outrage, and responsible, wise, and compassionate engagement, including sitting in the charnel grounds of this kind of tragedy. This takes keen inner discernment, a community of support, and feedback from those who are not off-balance in the face of this kind of violence. It also means taking a deep look at systemic issues, from economic structures to gender stereotypes to how we raise our children. And in the case of young white men who pick up guns as a source of power in order to express their rage, how power (and lack of it) works in our culture.

QUESTION:

His Holiness the Dalai Lama put out a tweet days before the shooting saying, “Although I am a Buddhist monk, I am skeptical that prayers alone will achieve world peace. We need instead to be enthusiastic and self-confident in taking action.” What political action do you think is necessary from Buddhist communities?

ANSWER:

If our politicians do not respond to the outcry in our country this morning, then we vote them out. We emphasize the importance of compassion, moral character, and moral nerve. And I also share His Holiness the Dalai Lama’s perspective that prayer won’t do it. 

Every Buddhist community is different. Some will emphasize practice. Others will engage in actions confronting structural and direct violence. Some will work in de-polarizing factions; others will engage in political endeavors, like getting out the vote. Some will say Buddhism is not political. Others will disagree. Buddhism is a big roof. But, from my perspective, this roof is not one to hide under. It is one to gather under and then to go into the “marketplace” with boon-bestowing hands. Furthermore, my second Buddhist teacher, Thich Nhat Hanh, was clear that we have to stand up against injustice, even if it means risking our own life.

QUESTION:

Our editor and publisher, James Shaheen, wrote about gun violence in our Winter 2017 issue, decrying how routine even our outrage has become. He wrote of a commonly adopted attitude, “The defeatist consensus was unspoken: yes, it’s terrible, and it’ll happen again.” If we know that Washington is deadlocked on this issue and that, even if they aren’t, another tragic shooting will one day happen again, what can we do or say as practitioners beyond bromides?

ANSWER:

We need to be aware of the echo chamber most of us live in, and of expressing concern and outrage but doing nothing—feeling as if our words on social media are actually doing something, when we are just in the echo chamber of people who already feel like us. I feel that principled and direct action is called for. To say, “it will happen again,” is to go to a default position where we abjure our responsibility. Courageous, compassionate action is what is needed at this time.

QUESTION:

This morning you wrote on Twitter, “I want to live in a country that loves its children more than its guns.” Can you elaborate on this remark? A gun-rights advocate might take offense to a claim that they don’t love America’s children, but are you saying here that actions speak louder than words?

ANSWER:

I saw these words elsewhere and thought: exactly, this expresses my heart. We live in a culture of violence. It is being fed to us every day through all sorts of media. We hunger for it. We consume it. Then it consumes us, as it did this young guy. We know that the more we feed on violence, the more our consciousness allows us to normalize what for many is totally unacceptable. And this goes back to your first question: how much is enough to get us going but not overwhelm us. We cannot just default to a view of emptiness or be caught in the grip of moral outrage. We have to proceed with moral sensitivity and moral nerve in balance. It’s not easy, but necessary.

* CORRECTION:

An early version of this story cited statistics that claimed that there were 18 school shootings in 2018, a tally that counted every time a gun went off on school grounds regardless of intention or if school was in session. These misleading numbers have been removed. We apologize for the error.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2020(Xem: 8362)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.