Người Mỹ gốc Châu Mỹ La-tinh ở Quận Cam đã tìm được niềm an ủi nơi Đạo Phật

06/11/20183:32 SA(Xem: 6900)
Người Mỹ gốc Châu Mỹ La-tinh ở Quận Cam đã tìm được niềm an ủi nơi Đạo Phật

LA Times / Times OC section
Sunday 11/4/2018, page R1 – Caitlin Yoshiko Kandil
http://www.latimes.com/socal/daily-pilot/entertainment/tn-wknd-et-latino-buddhists-20181016-story.html

 

 

NGƯỜI MỸ GỐC CHÂU MỸ LA-TINH Ở QUẬN CAM
ĐÃ TÌM ĐƯỢC NIỀM AN ỦI NƠI ĐẠO PHẬT

 

Cộng đồng những đạo hữu của Ngôi Chùa Phật giáo ở Quận Cam (Orange County Buddhist Church – OCBC) trở nên càng lúc càng đa dạng về chủng tộc, và một số cho rằng nguyên nhân là những tương đồng với Thiên Chúa giáo.

 

******

 

The Orange County Buddhist Church in Anaheim
Từ khi được thành lập hơn 80 năm trước đây, Ngôi Chùa Phật giáo ở Quận Cam (OCBC) là nơi dung thân của những di dân Nhật Bảngia đình họ.

Đặc biệt sau Thế chiến Thứ II, vốn là thời điểm 120.000 người Mỹ gốc Nhật bị lùa vào các trại tập trung, OCBC đã trở thành một nơi an toàn, một chốn để cộng đồng sắc tộc này có thể thực hànhgìn giữ những nghi lễ tôn giáo của tổ tiên họ.

Nhưng với ảnh hưởng của đạo Phật ngày càng phổ quát tại Hoa Kỳ, OCBC đã trở nên đa dạng về chủng tộc và, cho đến hôm nay, người ta ước lượng một phần tư các đạo hữu đến chùa tu tập không phải là người Nhật nữa. Ngoài con số ngày càng gia tăng các đạo hữu người da trắng (theo Pew Research Center, 44% những người Mỹ theo đạo Phật là người da trắng), OCBC hiện là nơi quy tụ của một nhóm Phật tử người Mỹ gốc Châu Mỹ La Tinh vốn đang phát triển mạnh mẽ.

Theo Jon Turner, một nhà sư tại OCBC, “Điều làm nhiều người thích đạo Phậtchúng tôi không có nhiều luật lệ để ràng buộc bạn phải sống cuộc đời bạn như thế nào. Chúng tôi không có nhiều những điều luật trắng đen rõ rệt. Do đó, nếu bạn thấy mình không thích hợp với khuôn mẫu của Cơ đốc giáo thì bạn đi đâu? Rất nhiều khi người ta chọn đến với đạo Phật.”

Đây là trường hợp của Hector Ortiz. Vốn là một tín hữu Tin Lành (Baptist), nhưng vì là một người đồng tính luyến ái, anh cho biết đã phải trải qua một giai đoạn đấu tranh với những lời giáo huấn của Tin Lành (Baptist) về tình dục. Đạo Phật phù hợp với anh hơn.

Anh nói: “Điều tôi thấy hợp lý là trên khía cạnh tâm linh, tôi phải chịu trách nhiệm đối với hành động của mình và đối với nhân sinh quan của mình, thay vì dựa vào người khác hay nhìn ra bên ngoài để tìm hạnh phúc cá nhân. Đạo Phật lôi kéo tôi vì các thuộc tính như trách nhiệm cá nhân, đi tìm hạnh phúcchấp nhận chính mình từ trong nội tâm. Trên khía cạnh tâm linh tôi có cảm tưởng mình đến với Đạo Phật như mình đã trở về đến nhà.”

Nhưng trở thành Phật tử không có nghĩa là phải bỏ lại sau lưng tôn giáo của quá khứ. Ortiz chơi đàn dương cầm và hồ cầm (cello) trong các buổi lễ hàng tuần của OCBC, vốn cũng là công việc của anh trước đây tại giáo đường Tin Lành (Baptist) từ khi còn bé.

Anh nói, “Đối với tôi thì đây là một sự chuyển đổi suôn sẽ.”

Ortiz là một người Mỹ gốc Mễ Tây Cơ. Anh cũng thấy những tương đồng giữa nguồn cội văn hoá của mình với nền văn hoá Nhật Bản. Anh nói, cả hai đều đậm tính gia đình và đây cũng là cây cầu nối cho anh khi anh bắt đầu lui tới OCBC từ cả chục năm trước và lúc đó chưa biết nhiều về phong tục Nhật Bản.

Nhưng đối với Andy Saldana thì ngược lại. Anh đến với OCBC trước hết vì sự quen thuộc với văn hoá Nhật Bản.

Từ ba thập kỷ trước, Saldana đã lập gia đình với một phụ nữ Phật tử người Mỹ gốc Nhật. Còn anh, vốn là một người Mỹ gốc Mễ Tây Cơ và theo đạo Tin Lành (Protestant), Saldana bắt đầu đến chùa để dự các đám cưới và những công việc của gia đình. Vào thập niên 1980, anh là lính Thuỷ Quân Lục Chiến đồn trú ở Nhật Bản suốt hai năm. Trong thời gian đó anh đã tham dự những lễ hội Phật giáo và đến chùa gần như hàng tuần.

Thành ra Saldana đã quen thuộc với Đạo Phật từ trước khi anh trở thành đạo hữu của OCBC năm năm trước đây. Anh nói quyết định trở thành Phật tử của mình là do Đạo Phật nhấn mạnh đến sự tìm tòi, tìm hiểu.

Anh nói: “Trong thời gian khôn lớn, với 17 năm theo đạo Tin Lành, tôi không được phép đặt câu hỏi. Tôi không được phép thắc mắc về tôn giáo của mình, về kinh thánh, về những lời thuyết giảng – về bất cứ điều gì. Vì đó là cả một sự xúc phạm. Nhưng trong Đạo Phật thì mình được khuyến khích phải tìm tòi, phải đặt câu hỏi, phải thắc mắc.”

Sư Turner nói rằng lịch sử lâu đời của OCBC đã giúp lôi kéo được những đạo hữu có gốc nguồn văn hoá khác nhau đến để cùng tu tập.

Vì ngôi chùa đã hiện hữu tại Quận Cam qua nhiều thế hệ, tiếng Anh trở thành sinh ngữ chính trong mọi sinh hoạt, khác với những ngôi chùa Phật giáo khác trong vùng vốn thoả mãn nhu cầu tâm linh của những cộng đồng di dân mới hơn và thường dùng tiếng Việt hay tiếng Hoa trong pháp thoại.

Sư Turner nói: “Chúng tôi muốn tạo ra một mô hình Phật giáo đã được Mỹ hoá nhằm lôi kéo những người Mỹ gốc Nhật thuộc thế hệ thứ tư cũng như những người Mỹ gốc Châu Mỹ La Tinh mới đến chùa lần đầu tiên. Chúng tôi phải đến được với cả hai cộng đồng này, nếu không thì chúng tôi không thể tồn tại.”

OCBC thuộc tông phái Shin của Đạo Phật vốn rất phổ quát ở Nhật Bản.

Marcia Taborga thuộc gia đình đến từ Bolivia. Cô nói tuy Đạo Phật khác với Thiên Chúa giáo, vốn là tôn giáo của cô từ thời niên thiếu, nhưng trong một khía cạnh nào đó, chính Thiên Chúa giáo đã sửa soạn tốt để cô đến được với OCBC.

Những nghi lễ, những lời kinh tụng – và cái ý tưởng phải có niềm tin – đến với cô thật dễ dàng vì cô đã từng thực hành như vậy với Thiên Chúa giáo.

Tôi thật sự ngạc nhiên không ngờ trong Đạo Phật mà mình cũng phải có một chút niềm tin. Nhưng tôi thấy không sao và nghĩ rằng quá khứ Thiên Chúa giáo của mình đã giúp mình chấp nhận phải có niềm tin.

Mặc cho những tương liên giữa Đạo PhậtThiên Chúa giáo, và mặc cho sự gia tăng của con số đạo hữu người Mỹ gốc Châu Mỹ La Tinh, Đạo Phật vẫn là điều gì hiếm hoi trong cộng đồng này.

Theo Pew Research Center, người Mỹ gốc Châu Mỹ La Tinh chiếm 12% tổng số Phật tử Mỹ, nhưng theo Joe Garcia, một người Mỹ gốc Mễ Tây Cơ đã tu tập từ năm năm qua tại OCBC, người Mỹ gốc Châu Mỹ La Tinh ít có cơ hội để biết về Đạo Phật.

Anh Garcia, chồng của cô Taborga, nói rằng, “Tôi không nghĩ người Mễ có thể ý thức được rằng trở thành Phật tử là một điều khả thể.”

Nhưng tuy vậy, nói chung, tôi biết trong nước Mỹ này người ta rời bỏ Thiên Chúa giáo, nhiều khi cả đám đông. Cuối cùng, họ chuyển qua Tin Lành (Protestant) hay rời bỏ tôn giáo luôn. Do vậy tôi vẫn mong có một cách nào đó để có thể giới thiệu Đạo Phật với họ, giúp họ có một chọn lựa khác.”

 

******

The Orange County Buddhist Church (OCBC) 50th Anniversary Project was a major construction and renovation project upgrading its temple facilities in order to meet the needs of our growing Jodo Shinshu community.

Lindsay Hanashiro, 17, front, with fellow members of the OCBC Daion Taiko Group perform for attendees at the Orange County Buddhist Church's annual Obon Festival

Orange County Latinos are finding solace in Buddhism

By CAITLIN YOSHIKO KANDIL

OCT 16, 2018 | 9:00 AM

  

When the Orange County Buddhist Church was established more than 80 years ago, it was a refuge for Japanese immigrants and their families.

Especially after World War II, when 120,000 people of Japanese descent were held in concentration camps, the church was a place of safety, where the community could practice and preserve many of the religious rituals of its ancestral land.

But as Buddhism has gained popularity in the United States, the historically Japanese temple in Anaheim has become increasingly diverse, so that today an estimated one-quarter of OCBC congregants are not Japanese. In addition to a growing number of white practitioners — according to the Pew Research Center, 44% of American Buddhists are white — OCBC is now also home to a burgeoning group of Latino Buddhists.

“What many people like about Buddhism is that we don’t have a lot of rules about how you should live your life,” said the Rev. Jon Turner, a minister at OCBC. “We don’t have a lot that’s black and white. So if you don’t fit the mold in Christianity, where do you go? A lot of times they’ll come to Buddhism as an alternative.”

This was the case for Hector Ortiz, who grew up Baptist, but as a gay man struggled with his church’s teachings on sexuality. Buddhism seemed like a better fit.

“For me, spiritually, what makes sense is that I’m responsible for my own actions and how I interpret the world, (as) opposed to looking to others for happiness or seeking it outward,” Ortiz said. “I was drawn to the personal responsibility, seeking happiness inward and the acceptance. It felt like a place I was arriving home to, spiritually.”

But becoming Buddhist didn’t mean leaving everything from his religious past behind. Ortiz plays piano and cello for OCBC’s weekly services — something he used to do at the Baptist church he attended as a child.

“It was a nice crossover for me,” he said.

Ortiz, who is Mexican American, also sees similarities between his heritage and Japanese culture. Both are family-oriented, he said, which served as a bridge for him when he started attending the temple a decade ago and didn’t know much about the customs.

The Orange County Buddhist Church in Anaheim is an historically Japanese temple in Anaheim that is becoming increasingly diverse. (Photo by Scott Smeltzer)

For Andy Saldana, it was familiarity with Japanese culture that came first.

After marrying a Japanese American Buddhist woman three decades ago, Saldana, who is Mexican American and was raised Protestant, started going to Buddhist temples for weddings and family events. In the 1980s, he was stationed in Japan for two years as a Marine and went to Buddhist festivals and temples almost every week.

So Saldana was already familiar with Buddhism when he joined OCBC five years ago, a decision he said was based in part on the religion’s emphasis on inquiry.

“When I grew up, 17 years in the church, you weren’t allowed to ask things,” he said. “You weren’t allowed to question the religion, the books, the teachings — anything. It’s sacrilege. But in Buddhism, you should be questioning.”

Turner said that OCBC’s long history has helped it draw a diverse group of practitioners.

Since the temple has been in Orange County for several generations, it primarily operates in English, unlike many other Buddhist temples in the area that serve newer immigrant communities and conduct services in languages such as Chinese or Vietnamese.

“We try to have a form of Buddhism that’s Americanized so it appeals to a fourth-generation Japanese person and also a Latino coming to the temple for the first time,” Turner said. “We have to be able to reach both or we’re not going to be able to make it.”

OCBC teaches Shin Buddhism, the most widely practiced denomination in Japan.

Marcia Taborga, whose family is from Bolivia, said that while Buddhism is a break from the Catholicism she grew up with, in some ways, the religion of her upbringing prepared her for OCBC. Rituals, prayers — and the idea of taking things on faith — were easier for her because she was familiar with these practices in Catholicism, she said.

“I was totally surprised that I would have to take anything on faith in Buddhism,” she said. “But I was OK okay with that, and I think part of that came from Catholicism.”

Despite these connections between Buddhism and Catholicism — and the budding congregation of Latinos at OCBC — Buddhism is still rare in the Latino community.

According to the Pew Research Center, Latinos make up 12% percent of the American Buddhist community, but Joe Garcia, a Mexican American who has been attending OCBC for five years, said that Latinos generally don’t have much exposure to Buddhism.

“I don’t think it’s on most Hispanics’ radar that it’s even a possibility,” said Garcia, who is married to Taborga. “And yet I know that in the United States, they’ve been largely moving away from Catholicism, some of them in droves. They end up going to Protestant denominations or dropping out of religion altogether. So I wish there was a way that more Hispanics could be exposed to Buddhism — to give them an alternative.”

 

Caitlin Yoshiko Kandil is a contributor to Times Community News.

Caitlin Yoshiko Kandil

Contact  


Caitlin Yoshiko Kandil left Times Community News in 2017. She is a graduate of Northwestern University and Harvard Divinity School and a former U.S. Fulbright scholar to Sri Lanka. She has previously written for newspapers and magazines in Boston, Washington, DC, and Northern California. In 2011, she won a National Health Journalism Fellowship from the University of Southern California, and in 2014 was awarded an Emerging Journalist Fellowship by the Journalism and Women Symposium.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/01/2024(Xem: 3261)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.