Noel vượt “tường luật” vào trường học, trách nhiệm thuộc về ai?

04/01/20194:14 CH(Xem: 9737)
Noel vượt “tường luật” vào trường học, trách nhiệm thuộc về ai?

NOEL VƯỢT “TƯỜNG LUẬT” VÀO TRƯỜNG HỌC,
TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI?

Bài và ảnh: Hương Sen Việt
Cập nhật: 31/12/2018

1. Xôn xao dư luận, từ đúng thành sai?

Mấy tuần nay, nhiều người đều quan tâm chuyện Phó phòng Giáo dục huyện Nhà Bè, ông Lê Thanh Hải đã  ra Công văn đề nghị các trường không tổ chức trang trí hang đá, cây thông, ông già Noel... trong trường học. Đây là một công văn bình thường để chỉ đạo cho các trường trong huyện thực hiện đúng Luật giáo dục (điều 19) nhưng dưới áp lực dư luận của một thành phần Công giáo và các trang báo ủng hộ họ, công văn đó đã phải thu hồi. Vậy tại sao báo chí lại lên án hành động này? Phải chăng Công giáo đang được chấp nhận truyền giáo trong trường học, còn các tôn giáo khác ở Việt Nam thì sao?

Tôi vào trang thuvienphapluat.vn để tra cứu về Luật giáo dục thì đúng thật như vậy, đây là đường link: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Luat-Giao-duc-2005-38-2005-QH11-2636.aspx

Luật pháp đã ghi rất rõ. Luật Giáo dục, Chương I: Những quy định chung, Điều 19 có ghi:

“LUẬT GIÁO DỤC CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 38/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005

Điều 19. Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân”.

Hình thức truyền bá tôn giáo thông qua ngày lễ của tôn giáo vào trường bị các nhà nước trên thế giới nghiêm cấm. Ở Pháp một nước là cái nôi của Công giáo, người ta vẫn còn yêu cầu đem các biểu tượng tôn giáo ra khỏi nhà trường, vậy tại sao ở Việt Nam lại khuyến khích đem tôn giáo vào trường học, và để báo chí nào lại cổ xúy cho việc đó?

2. Ở đâu có bất công, ở đó có đấu tranh.

Mọi người đều có quyền bình đẳng trước pháp luật, vậy những tập thể như các tôn giáo bị bất công trong việc phổ biến văn hóa tôn giáo thì sao?

Việt Nam hiện nay có 13 tôn giáo được công nhận, trong đó Phật giáo chiếm đa số ( khoảng 14% dân số). Vậy thử hỏi nếu 13 tôn giáo này đem các ngày lễ vào trường học, yêu cầu tổ chức ngày lễ thì sẽ thế nào? Lúc đó trường học sẽ biến thành gì? Còn nếu để một mình Công giáo được tổ chức còn các tôn giáo khác lại không thì sẽ gây ra sự kỳ thị, phân biệt giữa các tôn giáo. Và tất nhiên khi các tôn giáo xung đột sẽ có đấu tranh đòi quyền bình đẳng.

Hiện nay Nhà nước ta công nhận các hoạt động tôn giáo theo luật chứ không phải ở phạm vi Nghị định như trước nữa. Luật tôn giáo ra năm 2016 và đưa vào thực hiện ngày 1/1/2018, mọi tôn giáo đều bình quyền như nhau, dù lớn hay bé đều được tôn trọng, ngay Phật giáo dù là tôn giáo đông tín đồ nhất ở Việt Nam đã đồng hành cùng dân tộc hàng ngàn năm cũng không có trường hợp ngoại lệ. Vậy mà các báo  lại tung hô Công giáo (chiếm 8% dân số), phải chăng những trang báo chí đang cố tình phân biệt giữa các tôn giáotrách nhiệm quản lý chúng thuộc về ai? Vì sự việc vừa qua, báo chí đã gây áp lực buộc cơ quan phòng giáo dục huyện Nhà Bè phải rút lại công văn khi đã ban hành trong khi cơ quan này không làm sai luật bất kì khoản nào. Nếu báo chí Việt Nam đặt dưới sự quản lý của nhà nước, và luật giáo dục đã qui định như vậy thì phải chăng có sự lơi lỏng về mặt quản lý hoặc đã có sự cho phép Công giáo vào cơ quan giáo dục một cách không chính thức nào đó chăng?

3.Từ việc nhỏ đến việc lớn

ong gia noelCác phụ huynh học sinhhình dung được không khi những đứa bé trong lớp đang học rất chăm chỉ, bỗng dưng ông già Noel cầm quà ập vào, cô giáo bất ngờ, vài học sinh vui, còn mấy em khác buồn không được quà, tiết học bị cắt ngang, cô giáo khó mong nhịp học trở lại bình thường được. Với sự việc này các bậc phụ huynh của các tôn giáo khác nghĩ gì? Lễ Noel chỉ nên tổ chức ở nhà thờ và gia đình của của những người Công giáo. Trường học không phải nơi truyền giáo, dù bất kỳ tôn giáo nào.

Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì phải tôn trọng Luật pháp do Quốc hội thông qua, nếu Noel có thể vượt “tường luật” vào trường thì tín đồ của các tôn giáo khác sẽ phải nhất loạt lên tiếng.

Chúng tôi nhớ đến chuyến công tác qua địa phận Đồng Nai đã gặp một tấm bảng to tướng trên đường quốc lộ 1A:

“Vinh danh Thiên Chúa trên trời
Bình an dưới thế cho người thiện tâm”.

Tấm bảng này được đặt giữa con lươn, vậy các tấm bảng có nội dung tương tự của các tôn giáo khác cũng được phép chứ?  Chuyện vài tháng trước, chúng tôi không khỏi bùi ngùi hồi tưởng lại khi đi Phật sự ở Long An trong mùa Phật Đản 2018, các người con Phật làm vườn Lâm tỳ ni tại sân nhà mừng đại lễ mà cũng bị chính quyền địa phương làm khó dễ, ngay cả việc treo cờ Phật giáo cũng bị công an  xã ngăn cản. Các Phật tử chỉ thực hiện việc tôn vinh Đức Phật Thích Ca tại tư gia chứ có phải đem vào trường học đâu mà cấm. Đại lễ Phật Đản được UNESCO công nhận là ngày lễ của thế giới, chúng tôi đến Hàn Quốc thấy công nhân còn được nghỉ và diễu hành trên đường trong ngày này. Thấy vậy, chúng tôi cũng mong công nhân nước ta được nghỉ lễ để tưởng nhớ đến một bậc vĩ nhân của thế giới như Đức Phật.  Liệu rằng, sắp tới Phật giáo và các tôn giáo khác có được tổ chức lễ tương tự như lễ Noel trong trường học được không?

Chúng tôi được biết về mô hình trường học mới – VNEN (dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ), sinh hoạt trong học đường được kết nối với sinh hoạt xã hội thông qua việc tổ chức lễ hội. Nhưng nước ta đâu phải không có các lễ mang bản sắc văn hóa, theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hiện có  7.966 lễ hội văn hóa từ tất cả các dân tộc trên đất nước, có lý gì khi chỉ tổ chưc lễ Noel. Việc tổ chức lễ này để mừng Thiên Chúa Giáng sinh ngay trong trường học đã làm cho con em học sinh, sinh viên không tôn giáo, hoặc theo các tôn giáo khác phải bị bắt buộc tham gia lễ này ngoài ý muốnvi phạm quyền tự do tôn giáotín ngưỡng.

 Mong rằng Bộ Giáo dục Đào tạo xem xét thanh tra việc vi phạm Luật và có chỉ đạo chính thức để người dân được giải tỏa hoài nghi. Nếu Bộ Giáo dục Đào tạo có chủ trương mới đối với việc truyền bá và tiến hành nghi thức tôn giáo trong trường học thì cũng phải rõ ràng để mọi người yên tâm chấp hành những việc mà nhà trường thực hiện và chủ trương đó cũng phải công bằng. Ông Lê Thanh Hải đã làm đúng luật tôn giáo điều 19, vậy tại sao khi nghe dư luận lại phải thay đổi quyết định, hóa ra từ điều đúng trở thành sai hay sao? Người làm luật mà lại làm sai luật. Vậy, ai có trách nhiệm xử lý người làm sai luật này?

Chúng tôi lại mong rằng các cấp lãnh đạo của Phật giáo, và các tôn giáo khác không ngừng lên tiếng các hình thức truyền bá tôn giáo không đúng luật định khắp nơi trên đất nước bằng mọi hình thức, qua mạng xã hội, các diễn đàn vì quyền tự dobình đẳng của mọi công dân.

Sau đây là một số hình ảnh và đường link tham khảo:

http://www.sggp.org.vn/thu-hoi-van-ban-cam-trang-tri-noel-trong-truong-hoc-sau-khi-phu-huynh-phan-ung-563763.html

https://thanhnien.vn/giao-duc/rut-van-ban-cam-ong-gia-noel-vao-truong-hoc-tang-qua-cho-hoc-sinh-1030602.html

https://www.tienphong.vn/giao-duc/rut-van-ban-cam-ong-gia-noel-vao-truong-tang-qua-1353578.tpo

https://news.zing.vn/rut-van-ban-cam-ong-gia-noel-tang-qua-giang-sinh-trong-truong-hoc-post898133.html

https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/rut-van-ban-cam-trang-tri-noel-ong-gia-noel-vao-truong-tang-qua-cho-hoc-sinh-20181206154120164.htm

http://kenh14.vn/mot-phong-gd-o-sai-gon-ra-van-ban-cam-ong-gia-noel-vao-truong-tang-qua-cho-hoc-sinh-20181206161936501.chn

http://toquoc.vn/mot-phong-gd-o-sai-gon-ra-van-ban-cam-ong-gia-noel-vao-truong-tang-qua-cho-hoc-sinh-20181206164419863.htm

https://laodong.vn/infographic/infographic-nhung-con-so-khung-ve-le-hoi-o-viet-nam-593938.ldo

cong vanbao
thu hoi
Links: 
http://www.chuahoangphap.com.vn/tin-tuc/chi-tiet-noel-vuot-tuong-luat-vao-truong-hoc-trach-nhiem-thuoc-ve-ai-4172/


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/01/2024(Xem: 3260)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.