Chương trình âm nhạc Phật giáo Pháp Nhạc Âm - Chủ đề: Gia Tài Bậc Thánh

09/02/20193:15 SA(Xem: 7986)
Chương trình âm nhạc Phật giáo Pháp Nhạc Âm - Chủ đề: Gia Tài Bậc Thánh
CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC PHẬT GIÁO PHÁP NHẠC ÂM -
CHỦ ĐỀ: GIA TÀI BẬC THÁNH
Bodhi Media

am nhac phat giaoNgày mồng bốn Tết âm lịch năm Kỷ Hợi (8/2/2019) miền nam California vừa khép lại với chương trình ca nhạc Phật giáo đặc biệt mang tên Pháp Nhạc Âm với chủ đề Gia Tài Bậc Thánh, được tổ chức tại Hí viện Saigon Performing Arts Center (16149 Brookhurst St. Fountain Valley, CA 92708, từ 18 giờ đến 22 giờ 30) với sự góp mặt của các ca sĩ Nguyên Khang, Ngọc Hạ, Diễm Liên, Thiên Tôn, Quỳnh Vy. 

Chương trình do Viện Phật học Bồ-đề Phật Quốc tổ chức trong không khí vui xuân của Phật tử vùng Nam California nhằm chuyển tải một số thông điệp từ Giáo pháp của đức Như Lai đến với người Phật tử đồng thời cũng làm phương tiện hỗ trợ thúc đẩy quảng bá thông tin cho việc chiêu sinh hai khóa học Phật pháp sắp tới tại Viện Phật học Bồ-đề Phật Quốc: Chương trình Sơ – Trung đẳng Phật học (Khóa II) và Chương trình Cao đẳng Phật học (Khóa I).

Diễn giả và cũng là người dẫn chương trình xuyên suốt qua tất cả các tiết mục là thầy Thích Huyền Châu. Thông qua sự giảng giải, giới thiệu đặc biệt của thầy, khán thính giả đã lần đầu tiên được tiếp cận với một khái niệm mới mẻ như trong tên gọi chương trình “Pháp Nhạc Âm”. Theo thầy Huyền Châu, Pháp Nhạc Âm là một chương trình được thực hiện trong nỗ lực sử dụng nghệ thuật điêu khắc tranh gỗ kết hợp với lời ca tiếng nhạc để chuyển tải những nội dung Phật phápđặc biệt là ghi lại những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời đức Phật, như những bài thuyết pháp sống độngthực tiễn, sâu sắc. Trên tinh thần đó, thầy đã dành khá nhiều thời gian mở đầu chương trình bằng cách giới thiệu đến với khán thính giả một loạt các tác phẩm điêu khắc tranh gỗ miêu tả nhiều giai đoạn và sự kiện quan trọng khác nhau trong cuộc đời đức Phật. Bản gốc của các tác phẩm đã được mang đến trưng bày và khán giả cũng được quan sát qua hình chiếu trên màn ảnh rộng.

Điều đáng nói ở đây là hầu hết các ý nghĩa sâu xa trong các tác phẩm đều đã được thầy Huyền Châu diễn đạt thành lời thơ và được nhạc sĩ Nguyễn Phương thể hiện thành các nhạc phẩm trình bày trong chương trình đặc biệt này.

Chương trình gồm 15 nhạc phẩm được trình bày song song với việc giới thiệu các tác phẩm điêu khắc tranh gỗ liên quan, và mỗi tác phẩm đều được thầy Huyền Châu giảng giải ý nghĩa cũng như nêu bật các bài học giáo pháp được hàm chứa trong đó.

Do không khí nhộn nhịp của những ngày tết âm lịch vẫn còn sôi động, hầu hết khán thính giả đến xem chương trình đều phải “chạy sô” với nhiều sự kiện khác của ngày tết nên có khá nhiều người đến muộn hơn giờ khai mạc. Tuy vậy, theo quan sát của chúng tôi thì chỉ sau vài tiết mục đầu tiên, số ghế ngồi trong rạp đã gần như hết sạch. Đặc biệt, chương trình kéo dài gần 5 giờ đồng hồ nhưng cho đến phút cuối chúng tôi vẫn nhận thấy hầu hết mọi người đều ở lại đông đủ.


Trong giờ tạm nghỉ khoảng 15 phút giữa chương trình, chúng tôi được nghe rất nhiều khán thính giả bày tỏ sự thích thúấn tượng tốt đẹp đối với cách thể hiện mới mẻ của chương trình này. Không chỉ là thưởng thức âm nhạc qua những giọng ca hay với hòa âm phối khí tốt hay sân khấu đậm chất nghệ thuật với những đường nét và màu sắc trang trí hài hòa, mỹ thuật, khán thính giả còn đặc biệt nhận hiểu và ghi nhớ được những thông điệp mang tính giáo dục cao trong từng nhạc phẩm.

Trong bối cảnh Phật giáo hiện tại đang dần dần bị “thần thánh hóa” bởi một số đông Phật tử thiếu kiến thức Phật họcnhận thức sai lệch về những lời dạy đầy tuệ giác của đức Thế Tôn, việc sử dụng âm nhạc và nghệ thuật điêu khắc để đưa Giáo pháp đến với mọi người là một cách làm mới mẻ nhưng đã tỏ ra rất hiệu quả, rất cần phải được tiếp tục phát triển. 

Hơn thế nữa, việc uốn nắn những nhận thức sai lầm cũng như dẫn dắt người Phật tử đi vào con đường tu học chân chánh đang rất cần đến những hình thức đào tạo, giáo dục mang tính chuyên nghiệp và hệ thống. Hai khóa học sắp tới của Viện Phật Học Bồ-đề Phật Quốc chính là đáp ứng được nhu cầu thiết yếu này. Chính vì vậy, thầy Huyền Châu (Giám Viện) và thầy Minh Chánh (Phó Giám Viện) cùng với thầy Viên Chánh (Giáo Thọ Sư) đã dành một khoảng thời gian cuối chương trình để giới thiệu về hai khóa học này. Ban Tổ chức cũng đã chuẩn bị các tờ rơi thông tin về khóa học để phân phát cho mọi người.

Quý vị cư trú tại miền nam California có nhu cầu học Phật pháp có thể liên lạc ghi danh một trong hai khóa học sau đây:

- Sơ - Trung đẳng Phật học - Khóa II
- Cao đẳng Phật học - Khóa I.
Ghi danh tại Viện Phật Học Bồ-đề Phật Quốc 
Địa chỉ: 3404 Westminster Ave., Santa Ana, CA 92703.

Quý vị cũng có thể gọi các số điện thoại sau đây để biết thêm chi tiết: (714) 884-3042 và (714) 328-6087.

Các khóa học này đều hoàn toàn miễn phí và có lịch học như sau:

- Khai giảng: ngày 9 tháng 6 năm 2019
- Thời gian học: 3 năm (mỗi năm 46 tuần)
- Mỗi tuần học vào các ngày thứ 2, thứ tư và thứ sáu: 7:00 PM – 9:00 PM
- Thứ bảy học từ 3:00 PM đến 6:00 PM

Ban Giáo Thọ gồm 12 vị Tăng, Ni kiến thức Phật học uyên bác, tận tâm giảng dạy. Chương trình học gồm đủ giáo lý thuộc hai truyền thống Nam Truyền và Bắc Truyền, chắc chắn sẽ cung cấp cho người học những kiến thức căn bản cũng như nâng cao trong việc tu học Phật pháp

Mẫu đơn ghi danh có phát hành tại Văn phòng Viện Phật Học Bồ-đề Phật Quốc


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2020(Xem: 8326)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.