Trong Phật Giáo Không Có Tư Tưởng Cực Đoan

22/03/20193:56 SA(Xem: 22316)
Trong Phật Giáo Không Có Tư Tưởng Cực Đoan

TRONG PHẬT GIÁO KHÔNG CÓ TƯ TƯỞNG CỰC ĐOAN
Đào Văn Bình

chùa Ba Vàng
Toàn cảnh chùa Ba Vàng

Mấy ngày hôm nay tôi thật sự rất buồn và lo lắng vì bài viết và hình ảnh mà Báo Lao Động đưa lên về khóa trị liệu tâm linh hay trị liệu tâm bệnh gọi là “Thỉnh Oan Gia Trái Chủ” ở Chùa Ba Vàng. Rồi  tin tức nóng hổi, hấp dẫn (hot news) này được rất nhiều báo, kể cả trang tin lớn như VOV phụ họa, tung hứng. Nào là Chùa Ba Vàng mê tín, hành tà đạo, mỗi năm thu cả 100 tỷ (khoảng 5 triệu Mỹ Kim). Rồi đưa ra những câu hỏi thật ác độc như tiền ấy để làm gì? v.v…

Sở dĩ tôi buồn là vì cùng với đà hưng thịnh của Phật Giáo Việt Nam, Chùa Ba Vàng, Chùa Giác Ngộ, Chùa Hoằng Pháp, Chùa Phật Quang (Bà Rịa, Vũng Tàu) đã là nơi tu học, nghe pháp của hàng ngàn thanh niên, thiếu nữ - điều mà cả ngàn năm phát triển của Phật Giáo Việt Nam chưa từng có. Thế mà bỗng dưng Chùa Ba Vàng một địa danh rất tăm tiếng- bỗng biến thành nơi hành tà đạo, buôn thần bán thánh.

Ngoài thời giờ viết bài về đề tài Phật Giáo, dịch thuật, đôi khi làm thơ, viết văn, tụng kinh, niệm Phật kể cả vẽ tranh, tôi thường vào Youtube để nghe các vị như TT. Thích Chân Quang, Thích Nhật Từ, Thích Phước Tiến, Thích Thiện Xuân và nhất là Đại Đức Thích Trúc Thái Minh thuyết pháp. Đặc biệt tôi có thiện cảm với Thầy Thích Trúc Thái Minh - không phải vì tôi sinh ra từ Miền Bắc (Hải Phòng) mà thích thầy đâu. Mà vì, mặc dù Miền Bắc là cái nôi của Phật Giáo Việt Nam hơn ngàn năm qua, nhưng kể từ năm 1954-1975 Phật Giáo tại Miền Bắc gần như tàn lụi . Ở Miền Bắc, tin Phật đã khó, theo Phật đã khó mà xuất gia lại là chuyện vô cùng khó khăn. Thế mà Thầy Thích Trúc Thái Minh với một tương lai rực rỡ mà dám bỏ tất để theo Phật mà thầy thường hay gọi là “phát Bồ Đề Tâm”. Đó là hy hữu, đó là phước báu của tiền đồ Phật Giáo nói chung.

Sở dĩ tôi vào nghe các buổi thuyết pháp ở trong nước cốt để xem “Quý thầy nói gì? Có thực tiễn? Có sâu sắc? Có đúng chánh pháp không?” Thầy Nhật Từ thì quảng bác, giống như một giảng sư đại học, lý luận chặt chẽ nhưng quá tin vào kinh điển Tiểu Thừa và đôi khi bài xích kinh điển Đại Thừa và các vị tổ Trung Hoa. Thầy Thích Chân Quang rất sâu sắc, lời thuyết giảng của thầy rất cảm động, nặng tình với tương lai của thế hệ trẻ, với sự tồn vong của Phật Giáo. Thầy Thích Thiện Xuân thì pha chút khôi hài dí dỏm để “dẫn dụ chúng sinh” giống như viên thuốc đắng có bọc đường cho dễ uống, không phải không có công năng. Thầy Thích Phước Tiến thì nghiêm nghị, “trực chỉ nhân tâm”, không vòng vo, nói thẳng  để “trị bệnh” cho Phật tử. Còn thầy Thích Trúc Thái Minh không quảng bác bằng quý Thượng Tọa Thích Nhật Từ và Thích Chân Quang nhưng rất chân tình, bình dị và đưa ra những lời giải đáp thỏa đáng về những vấn nạn của cá nhân, gia đình…mà Phật tử Miền Bắc và cả xã hội đang phải đối phó. Điều tôi quan tâm nhất là xem tất những lời thuyết giảng, giải đáp của thầy có xa rời chánh pháp không?  Và tôi rất hoan hỉ nói rằng thầy Thích Trúc Thái Minh hoàn toàn đi đúng chánh pháp, đi đúng lời dạy chư Tổ. Tôi tin chắc rằng đã là đệ tử của Hòa Thượng Thích Thanh Từ thì không thể nào không đi đúng chính pháp. Bởi chính pháp (Trí Tuệ) là sinh mệnh của Thiền Tông. Tôi xin tất cả hãy tin như thế.

Ngày hôm nay, bỏ ra hơn tiếng đồng hồ để theo dõi - có thể gọi đây là cuộc họp báo, cuộc giãi bày hay buổi minh oan của Chùa Ba Vàng, có lúc tôi đã rơm rớm nước mắt. Thưa quý vị, ở tuổi 77 và trải qua bao giông bão của cuộc đời, sống ở Mỹ 34 năm, khóc không phải chuyện dễ. Thế nhưng vì lòng từ bi, vì thấy sự chân thật của quý thầy, của Phật tử, thấy sự vi diệu của Phật pháp mà tôi khóc. Ngài Tu Bồ Đề nghe Phật thuyết Kinh Kim Cang cũng rơi lệ vì sự quá chân thật, quá vi diệu của bộ kinh này.

Nhìn những nhân chứng sống, trong đó có cả bác sĩ phục vụ tại Hà Nội, một số giám đốc công ty, kể cả tài chính của bộ quốc phòng, rồi cả một gia đình lặn lội từ Miền Nam ra đây nói về những nỗi khổ của chính họ, gia đình họ mà may nhờ Chùa Ba Vàng mà họ đã tai qua nạn khỏi. Thưa quý vị, là một nhà tu hành, trước một con người điên loạn, điên khùng, mất trí, bệnh mà tất cả đều đã bất lực, kể cả bác sĩ, tâm lý gia - quý vị làm gì đây? Cứu độ chúng sinh là gì? Hằng thuận lợi ích chúng sinh là gì? Trong kinh điển Phật dạy, biết bao nhiêu vị bồ tát đã xả bỏ cả thân mạng mình để cứu độ chúng sinh mà ngày ngày chúng ta đều đọc tụng …chúng ta phải làm gì đây? Ngoảnh mặt làm ngơ, hay khuyên họ về mua áo quan? Là nhà tu hành, chúng ta phải ra tay cứu độ. Và cứu độ như thế nào?

Có ai dám khẳng định rằng không có vong hồn nhập? Nếu “vong nhập” chỉ là hiện tượng rối loạn tâm lý thì tại sao các bác sĩ tâm thần, các tâm lý gia bó tay? Ngoài ra, ai đã tu hành tới mức đạt Lục Thông để nhìn thấy và giải đáp vấn đề này? Vậy thì hiện tượng “vong nhập” có thể có, có thể không? Khi không rõ, tại sao chúng ta bài xích việc tụng kinh niệm Phật, thành tâm sám hối, tin tưởng vào sự vi diệu của pháp Phật để giải tỏa, chữa trị nỗi oan khiên có thể có trong tiền kiếp? Trong lịch sử Việt Nam biết bao nhiêu thiền sư danh tăng đã trị bệnh nan y cho vua, hoàng hậu, các bà phi khi mà các ngự y đều bó tay. Đây có phải là mê tín, xa rời chính pháp không? Chính nhờ thoát khỏi các bệnh nan y này mà vua, hoàng hậu và các bà phi đã xây chùa, tháp miếu mà ngày nay chúng ta hãnh diện coi đó như di tích lịch sử.

Khác hẳn với các thầy bùa, thầy pháp sống với ma quỷ, sống bằng nghề trừ tà để kiếm tiền. Còn việc làm của các thiền sư là “cứu độ chúng sinh” vì lòng bi mẫn. Các vị sư ở Chùa Ba Vàng không trừ tà - mà là giúp các nạn nhân hóa giải các oan khiên nghiệt ngã nếu có trong quá khứ. Chánh pháp hay tà pháp, chính kiến hay tà kiến không nằm ở việc trị bệnh mà nằm ở chỗ hướng dẫn chúng sinh hiểu được Luật Nhân Quả, tự hậu làm lành, lãnh dữ, tin sâu vào Phật pháp. Làm được như thế là tuyệt vời mà không một quyền lực thế gian nào có thể làm được. Đây là điều đại phúc cho xã hội, cho một đất nước đã chịu quá nhiều tang thương, đổ vỡ. Đây là hạnh bồ tát nhập thế, chia xẻ nỗi khổ, niềm vui với chúng sinhdĩ nhiên phải hứng chịu mọi chê bai dè bỉu, chụp mũ, đánh phá, bôi lọ của những người không có lòng từ bi.

Ký giả báo Lao Động nào đó đã thiếu hiểu biết về kinh điểnlịch sử Phật Giáo. Họ không biết gì về lời dạy của Phật và  chư Tổ - rằng tu hành nhập thế phải có thủ đoạn quyền nghi, hòa nhập với chúng sinh, tùy thuận theo chúng sinh. Phật lúc nào cũng nhắc nhở các đệ tử rằng những điều ta dạy, ta nói chỉ là “phương tiện”. Trong Kinh Viên Giác, Phật dạy các hàng bồ tát không thoái thác bất cứ phương tiện nào để tu tậphóa độ chúng sinh. Chúng sinh bệnh gì ta cho thuốc đó. Trị được thân và tâm bệnh cho chúng sinhcứu độ chúng sinh và đó là chính pháp. Nhìn mấy chục “nhân chứng”  trình bày trước đại chúng về những hoàn cảnh của họ và họ đã được Chùa Ba Vàng giúp đỡ như thế nào…tôi bỗng thương cảm cho những vị này. Họ đã bị báo Lao Động hạ nhục, coi họ là những người ngu dốt không biết gì để lao đầu vào cúng tiền cho những người hành tà đạo. Họ đã cắt xén hình ảnh cho một mục đích đã có sẵn, chứ không phải là một phóng sự tìm hiểu sự thật. Báo chí ờ Hoa Kỳ rất tự trọng. Họ xin lỗi hoặc xa thải ngay phóng viên, nhà báo nào tung tin sai sự thật và làm tổn thương đến người khác.

Sau hết, trở lại một chút về kinh điển. Đạo Phật là đạo vượt lên trên mọi lý luận, mâu thuẫnmê lầmtuyệt đỉnh của nó là Kinh Bát Nhã. Các tôn giáo khác hoặc các hệ thống triết lý của nhân loại đều rớt vào hai thái cực chấp có hoặc chấp không. Riêng Phật giáo không chấp mà cũng không chấp Không. Vì trong Không đã Có và trong Có đã Không. (Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị khôngkhông tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.) Như vậy cho rằng không có vong linh nhập  có vong linh nhập đều rớt vào cực đoanmê lầm. Nói khác đi, nhìn sự vật trước mắt đây nếu chúng nói nó  thì chúng ta mê lầm. Nhưng nếu chúng ta nói nó không có chúng ta cũng mê lầm. Cái nhìn tròn sáng (viên giác) và giác ngộ là: nó “không phải có, nó không phải không”. Đó chính là chỗ chứng đắc của chư Phật và chư vị Bồ Tát. Vậy thìvong nhập” không phải Có, không phải Không. Bồ Tát tùy duyêncứu độ.

Ngày nay, thế giới đang trải qua một cuộc tranh giành ảnh hưởng tôn giáo rất khốc liệt. Đạo nào không triển khai trí tuệ và lao vào cứu độ chúng sinh, đạo đó sẽ bị đào thải và hủy diệt. Trước một thực trạng rất nhiều người bị rối loạn tâm thần, điên khùng, loạn trí, bệnh nan y bác sĩ bó tay… mà chúng ta đem kinh điển Tiểu Thừa đề bài bác việc cứu độ họ qua “phương tiện” tạm gọi là “Thỉnh Oan Gia Trái Chủ” là chúng ta đã rớt vào cực đoan, xa lìa quần chúngquần chúng sẽ bỏ chúng ta, đi tìm một đạo khác. Hãy xem Đạo Thiên Chúa có thuật trừ tà (Exorcism) sao không thấy ai phê phán? Chúng ta xin nhớ rằng, Đức Phật giảng về Khổ nhưng Đức Phật có khổ đâu? Ngài đã vượt qua Khổ rồi. Tôi tin rằng chư tăng/ni Chùa Ba Vàng có “Thỉnh Oan Gia Trái Chủ”cũng chỉ là phát từ bi tâm cứu độ chúng sinh trong tinh thần tùy thuận chứ trong tâm các vị ấy vẫn tu trì để trí tuệ rộng lớn như biển cả, vẫn theo chánh pháp của Phật để đạt tới chỗ thân không bệnh tật, tâm không phiền não. Chứ chẳng bao giờ họ bị lụy vào “oan gia trái chủ” cả. Đây là “bệnh” của chúng sinh, không phải “bệnh” của chư tăng/ni.

Sau hết, tôi xin nhắc lại, trong Phật Giáo không có tư tưởng cực đoan - tức chỉ suy nghĩ một chiều mà không có chiều thứ hai. Chỉ nói tới cái xấu của người ta mà quên mất cái tốt của người ta là hành động cực đoan. Xin đừng bàn luận nhiều quá khi nỗi khổ đau của chúng sinh còn đó. Nói đạo đức mà chỉ phê phán rồi không làm gì, không cứu giúp gì cả là đạo đức giả.

 Vậy xin các nhà có trách nhiệm với Phật Giáo Việt Nam đừng “cứng nhắc” quá, đừng duy lý quá. Phật Giáo xây dựng trên hai trụ Trí TuệTừ Bi. Hai cái này phải đi song song, thiếu một sẽ gãy đổ. Ngoài ra Phật Giáo còn phải Khế Cơ và Khế Lý. Phải tùy thuận theo thời thế và thích hợp với thời thế nếu không sẽ mắt kẹt và không sao phát triển được. Do đó, phải nhìn thấu rõ tâm địa của chúng sinh thì mới có thể cứu độgiáo hóa chúng sinh. Phải thực tiễn. Còn mơ mộnglý tưởng thì xa lìa quần chúng rồi mất dần tín đồ rồi suy tàn.

Đào Văn Bình

(California ngày 21/3/2019)

Bài đọc thêm:
Oán hồn và nghiệp (Minh Mẫn)
Sẽ xem xét kiểm điểm trụ trì chùa Ba Vàng vụ "thỉnh vong báo oán" (TT. Thích Đức Thiện)

Xem thêm video clip:

Chuyện vong báo oán tại chùa Ba Vàng (TT. Thích Nhật Từ): (Ngày 20/3/2019)

 


TT. Thích Nhật Từ trả lời phỏng vấn qua điện thoại phóng viên Báo Thanh Niên về: "TÀ PHÁP THỈNH OAN GIA TRÁI CHỦ" CỦA THẦY TRÚC THÁI MINH VÀ BÀ PHẠM THỊ YẾN, CHÙA BA VÀNG THUỘC ĐỊNH MỆNH LUẬN, TRÁI VỚI LỜI PHẬT DẠY. (ngày 21/3/2019)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.