‘‘Robot - Bồ Tát’’ giảng kinh: Cuộc cách mạng trong Phật giáo?

25/09/20193:07 SA(Xem: 7802)
‘‘Robot - Bồ Tát’’ giảng kinh: Cuộc cách mạng trong Phật giáo?
‘‘ROBOT - BỒ TÁT’’ GIẢNG KINH:
CUỘC CÁCH MẠNG TRONG PHẬT GIÁO?

Trọng Thành | RFI

Mindar_3
Các nhà sư tại chùa Kodaiji công bố về Mindar với truyền thông Nhật Bản
vào tháng 2. Ảnh: Kyodo.

Nước Nhật tân cổ giao duyên tiếp tục gây ngạc nhiên. Năm 2019, các nhà sư của một ngôi chùa cổ hoan hỉ đón chào người máy đến giảng đạo Phật. Đây có thể là lần đầu tiên. Người máy Mindar giảng kinh Phật, trị giá gần một triệu đô la, là kết quả của một dự án chung, giữa ngôi chùa Kodaiji 400 năm tuổi, với nhà chế tạo robot nổi tiếng Hiroshi Ishiguro, Đại học Osaka.

« Mindar » - cao 1 mét 95, nặng gần 60 kg, không giới tính – làm bằng thép không rỉ. Ngoài một phần đầu, mặt, cổ và đôi bàn tay phủ nhựa silicon trông giống như da người, « Mindar » – dây nhợ chằng chịt quanh người - không hề che giấu mình là máy. Quán Thế Âm Bồ Tát « Mindar », với giọng nói mang thanh sắc kim loại, không mệt mỏi xướng lên hết đoạn kinh này đến đoạn kinh khác, phê phán những thói kiêu ngạo, sân hận, tham lam và ái kỉ của nhân sinh.

Trường Đại học Osaka đã thăm dò phản ứng của các Phật tử, sau khi nghe người máy Mindar giảng kinh. Một số người cho biết có « cảm giác ấm áp gần gũi » khi tiếp xúc với Quán Thế Âm Bồ Tát máy, ngược lại nhiều người thấy khó chịu, « khi nghe những diễn đạt rất không tự nhiên của robot ».

Hãng thông tấn Pháp AFP đã đến thăm ngôi chùa này hồi giữa tháng 8/2019. Trả lời AFP, vị sư trụ trì Tensho Goto hài hước : « Tôi hy vọng là người máy này sẽ mang lại một phong cách vui tươi, lấp đầy được cái hố sâu ngăn cách giữa những nhà tu hành về già, hết mốt như tôi » với giới trẻ.

Nhà sư Tensho Goto giải thích rõ hơn : « Mục tiêu của đạo Phật là giúp giảm bớt khổ đau. Mục tiêu vẫn luôn luôn là như vậy kể từ hơn 2.000 năm nay, cho dù xã hội hiện đại giờ đây có mang lại những hình thức căng thẳng mới…. Theo Phật không phải là tin vào một đấng thánh thần, mà là đi theo con đường của Phật, dấn thân theo con đường của Phật, cho dù đại diện cho Phật pháp có là một cỗ máy, một cục sắt hay một cái cây ».

Đối với thiền sư Tensho Goto và các vị sư trong ngôi chùa cổ này, thì chế tạo ra người máy giảng đạo là điều hoàn toàn phù hợp với Phật giáo, bởi robot có khả năng học hỏi rất nhanh, với đà tiến bộ phi thường của công nghệ hiện đại.

Ông nói : « Sự khác biệt lớn giữa một nhà sư và một người máy, đó là con người như chúng tôi thì đều sẽ chết, trong lúc người máy thì bất tử. Người máy sẽ có cơ hội được gặp gỡ nhiều người, thu thập được vô số thông tin, và có khả năng tiến hóa đến vô cùng ». Theo thiền sư Tensho Goto, dân Nhật vốn không có định kiến với người máy, bởi tuổi thơ của họ chìm trong không khí tranh hoạt hình, nơi máy với người là bạn, trong lúc nhà sư Nhật nhấn mạnh là sự hiện diện của Quán Thế Âm Bồ Tát máy trong một ngôi chùa là điều phản cảm với người phương Tây nói chung.

Tranh cãi về 'nhà sư người máy' giảng kinh Phật ở ngôi chùa Nhật

Theo CNN, "nhà sư người máy" có kích thước bằng người thật và được thiết kế theo hình mẫu của Quán Thế Âm Bồ tát (được Phật giáo tại Nhật Bản gọi là Kannon Bodhisattva). Người máy được đưa về chùa Kodaiji nằm tại cố đô Kyoto vào tháng 2.

Đã xuất hiện một số ý kiến không đồng tình với quyết định của chùa, cho rằng đây là một tạo vật phản tự nhiên như "quái vật của Frankenstein".

Trong khi đó, những nhà sư tại chùa Kodaiji chia sẻ Mindar đã hoàn thành rất tốt công việc của mình, có thể giúp phát huy những truyền thống của tôn giáo tồn tại hơn 2.500 năm qua.

Giảng Bát Nhã Tâm Kinh

Mindar được hợp tác phát triển giữa chùa Kodaiji và chuyên gia về khoa học robot Hiroshi Ishiguro tại đại học Osaka. Chi phí chế tạo lên đến gần 1 triệu USD. Người máy được đưa vào hoạt động từ đầu năm 2019.

Mindar cao 1m95 với phần lớn cơ thể được chế tạo bằng nhôm, tạo hình theo kiểu phi giới tính. Người máy này được lập trình để thực hiện bài giảng dài khoảng 25 phút về Bát Nhã Tâm Kinh.

Ông Ishiguro sử dụng silicon phủ ngoài phần tay, mặt và vai của robot. Khi Mindar cử động mô tả bài giảng, yếu tố này của ngoại hình có thể tạo cảm giác gần như một nhà sư đang thuyết giảng.

Phần còn lại của cơ thể Mindar không được bao phủ mà để lộ máy móc bên trong. Đỉnh đầu được để hở, với dây điện được đặt trong ống nhựa trong suốt ôm quanh đầu và thân người. Bên mắt trái của robot có gắn một camera siêu nhỏ.

Nhà sư Tensho Goto nói ưu điểm của Mindar so với những nhà sư là nó có thể gặp thêm nhiều người hơn, lưu trữ nhiều thông tin hơn theo thời gian.

"Robot này sẽ không bao giờ chết. Nó sẽ tiếp tục cập nhật và tiến hóa. Đó là điều kỳ diệu của robot. Nó có thể lưu trữ tri thứcthời hạn với khối lượng vô tận", ông Goto nhấn mạnh.

Báng bổ hay sẽ là tương lai? 

"Sự khác biệt lớn nhất giữa một nhà sư bình thường và robot là: Chúng ta cuối cùng rồi cũng phải chết", nhà sư Tensho Goto nhấn mạnh vào yếu tố "bất tử" của robot Mindar.

Ông cũng bác bỏ những chỉ trích rằng chùa Kodaiji đã hành động báng bổ khi cho robot thuyết giảng kinh Phật.

"Phật giáo không phải là tin tưởng vào một vị thánh thần duy nhất, điều quan trọng là đi theo con đường Phật dạy. Việc con đường đó được truyền dạy bằng cỗ máy, khối kim loại phế liệu hay cái cây thì cũng không quan trọng", ông nói.

Nhà sư Nhật Bản tự tin rằng cùng với sự phát triển của công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI), trí tuệ của Mindar sẽ phát triển và giúp con người vượt qua được những khó khăn lớn nhất trong cuộc đời. "Điều này sẽ thay đổi Phật giáo", ông trả lời Japan Times.

Bên cạnh đó, Tensho Goto cũng hy vọng đồng nghiệp người máy của mình có thể thu hút được sự quan tâm từ thế hệ trẻ theo cách những nhà sư truyền thống không tài nào làm được.

"Những người trẻ thường nghĩ chùa là một nơi dành riêng cho việc tổ chức ma chay hay cưới hỏi", ông nói thế hệ trẻ Nhật Bản đang ngày càng xa cách với Phật giáo.

"Họ khó tìm được cảm giác gần gũi từ những nhà sư lạc hậu như tôi, nhưng hy vọng robot sẽ đóng vai trò cầu nối thú vị giữa hai phía. Chúng tôi muốn mọi người nhìn vào robot này và nghĩ được về bản chất của Phật giáo", ông Goto chia sẻ.

Chùa Kodaiji khẳng định mục tiêu của họ không phải nhằm thu hút nhiều du khách đến thăm vì tò mò về Mindar. Ông Tensho Goto nhấn mạnh những kiến thức được lưu trữ trong Mindar sẽ giúp chỉ dẫn cho mọi người cách vượt qua những nỗi đau của cuộc sống.

"Mục tiêu của Phật giáoxoa dịu những đau khổ kiếp người phải chịu đựng. Xã hội hiện đại mang theo mình đủ loại áp lực mới, nhưng mục tiêu này của Phật giáo suốt hơn 2.000 năm qua không bao giờ thay đổi", nhà sư chia sẻ.

Phản ứng trái chiều

Khảo sát mới đây của đại học Osaka với những khách đến thăm chùa Kodaiji cho thấy nhiều phản ứng khác nhau về Mindar. Nhiều người bày tỏ bất ngờ khi "nhà sư người máy" tạo cho họ cảm giác rất giống khi dự một bài giảng của người thật. 

"Tôi cảm thấy sự ấm áp thường không có ở những robot khác", một người tham gia khảo sát cho biết.

"Ban đầu tôi có có cảm giác không tự nhiên, tuy nhiên bài giảng của người máy này rất dễ theo. Nó khiến tôi phải suy nghĩ rất nhiều về đúng sai trong đời", một người khác chia sẻ.

Trong khi đó, cũng có nhiều người cảm thấy Mindar quá khiên cưỡng. "Bài kinh nghe không thoải mái, còn những biểu cảm rõ ràng được lập trình quá máy móc", một người bức xúc.

Theo nhà sư Tensho Goto, đông đảo người Nhật đến thăm chùa bắt đầu đón nhận sự xuất hiện của Mindar. Phần lớn những phản hồi tiêu cực lại đến từ du khách nước ngoài.

"Người phương Tây bức xúc về người máy nhiều nhất. Có thể họ chịu ảnh hưởng từ kinh thánh của họ. Nhiều khách phương Tây so sánh người máy của chúng tôi với quái vật của Frankenstein", ông cho biết.

"Vấn đề có lẽ là người Nhật từ đầu không có thành kiến với robot. Chúng tôi lớn lên cùng với những quyển truyện tranh, nơi người máy là bạn thân nhất của con người. Người phương Tây, họ lại nghĩ khác", Goto chia sẻ.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/02/2017(Xem: 24231)
23/12/2016(Xem: 9232)
13/12/2016(Xem: 14739)
15/11/2016(Xem: 22390)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.