Khi Đức Phậtnhập diệt, Ngài có huyền ký rằng giáo pháp Phật sẽ trải qua 500 năm là thời Chánh pháp, 500 năm là thời tượng pháp và 1.000 năm là thời mạt pháp.
Sau khi Đức Phậtvắng bóng trên cuộc đời, trong khoảngthời gian 500 năm đầu, đa số các Tỳ-kheo còn giữ nguyên hạnh khất thựcđầu đà theo tinh thần Phật dạy. Nhưng sang 500 năm thứ hai, chúng ta thấy Phật giáoĐại thừa phát triển rất mạnh, trong đó có những vị nổi danh như các vị Bồ-tát Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân… Và cũng từ đó, Phật giáo bắt đầu mở rộng về hướng Trung Đông, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, với nét đặc trưng là Phật giáobản địa đã kết hợp với nền văn hóatruyền thống của các dân tộc mà tạo thành sự phát triển rực rỡ của Phật giáoĐại thừa.
Trong khi đó, Phật giáo gốc ở Ấn Độ lại nảy sanh tình trạngtranh chấp giữa Phật giáo và Bà-la-môn giáo, sau cùng dẫn đến sự chỉ trích giữa Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáoĐại thừa. Điều sai lầm này của giới Phật giáoẤn Độ cho thấy ý nghĩagiải thoát trong đạo Phật đã bị lu mờ và đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho quần chúngẤn Độ mất tín tâm, khiến họ quay về đạo gốc của họ là Bà-la-môn giáo đặt nền tảng trên sự cầu nguyện. Có thể nói kể từ đó, Phật giáoẤn Độsuy yếu dần, cho đến khi các đạo quân của Hồi giáotràn vào xâm chiếm Ấn Độ và tàn phá các Thánh tíchPhật giáo, sát hại các Tăng sĩ Phật giáo.
Đến thế kỷ XIII đã xảy ra sự việc đúng với điều Đức Phật dạy trong kinh điển rằng sau khi Phật nhập diệt, có những nơi mà tên Tam bảo còn không được nghe đến, biết đến. Thật vậy, ở Ấn Độ, người dân Ấn hoàn toàn không biết gì về Phật giáo, trong lúc đó Phật giáoĐại thừa lại phát triển rất mạnh ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc…
Đến khi đất nước Ấn Độ được độc lập, thoát khỏi sự đô hộ của người Anh, cố Thủ tướng Nerhu là một trong những người có công lớn đã quan tâmđặc biệt đến Phật giáo; vì ngài nhận thấy rằng nguồn cội của Phật giáo phát xuất từ Ấn Độ, từ đó giáo pháp của Đức Phật đã lan tỏa đến nhiều quốc gia mà đến nơi nào Phật giáo cũng đã phát triển rực rỡ tạo thành nét đẹp đặc thù của văn hóa nơi đó, cũng như xây dựng được nếp sốnghiểu biết, an vui, hạnh phúc cho đại đa sốquần chúng, vậy mà người dân Ấn lại không hề biết đến Phật giáo, quả thực là đáng thương.
Vì vậy, năm 1956, cố Thủ tướng Nerhu đã tổ chức hội nghịthế giới tại New Delhi quy tụ các vị đại biểu của các nước theo Phật giáo để kỷ niệm 2.500 năm Đức Phậtnhập diệt. Với sự kiệntrọng đại này, cùng với đại biểu của các quốc gia bạn, Hòa thượng Tố Liên đã đại diện cho Phật giáo Việt Nam sang Ấn Độtham dựhội nghị và ngài trở vềphổ biếntinh thầnphục hồiPhật giáoẤn Độ của cố Thủ tướng Nerhu đề xướng. Và đây chính là lần đầu tiên người dân Ấn Độ mới biết Phật giáo, mới biết Đức Phật đã ra đời ở đất nước họ từ 2.500 năm qua, mới biết sự hiện hữu của một đấng Toàn giácmà cảnhân loại phải kính ngưỡng. Và đây cũng là lần đầu tiên có một lễ quy y tập thể tổ chức tại Bồ Đề Đạo Tràng cho nửa triệu người Ấn thuộc thành phầncùng đinh được phước duyên sống theo lời dạy của Đức Phật.
Ý tưởngphục sinhPhật giáoẤn Độ cũng từ đó được phát triển mạnh mẽ và rộng lớn, đã thúc đẩy Chính phủ Ấn Độquyết địnhthành lậpĐại họcPhật giáo ở Nalanda. Hòa thượng Thích Minh Châu lúc đó đã được Tổng hội Phật giáo Việt Nam gởi sang học ở Nalanda. 17 năm sau, tốt nghiệp học vị Tiến sĩ, ngài đã trở vềViệt Nam và phát triển tinh thầngiáo dục theo Nalanda để thành lậpĐại họcVạn Hạnh.
Có thể nói một số du học Tăng khác từ các nước Thái Lan, Tích Lan… cũng xuất thân từ Đại học Nalanda ý thức được tinh thầnhòa hợp giữa các nước theo Phật giáo, để từ đó tạo thành ý thức rộng lớn trong việc đóng góp cho công cuộc phục hưngPhật giáoẤn Độ. Và sự hồi sinhPhật giáoẤn Độ càng trở nên mãnh liệt hơn khi Chính phủ Ấn Độquyết định cấp đất cho các quốc gia theo Phật giáo đến xây dựng các ngôi chùa tiêu biểu cho Phật giáo của từng quốc gia tại Bồ Đề Đạo Tràng. Đại diện cho Phật giáo Việt Nam là chùa Việt NamPhật Quốc tự do Hòa thượngHuyền Diệuxây dựng đầu tiên tại nơi này. Sau đó, các nước theo Phật giáo cũng tuần tựxây dựng các ngôi chùa chung quanh Bồ Đề Đạo Tràng.
Từ đó, khách hành hương khắp nơi trên thế giới mới tìm đến Bồ Đề Đạo Tràng và người Ấn mới nhận thấy đây là một cơ hội tốt đẹp cho họ tổ chức các chuyến du lịch văn hóa và tâm linh nơi đất Ấn; đồng thời, họ cũng tạo ra các sản phẩm mang tinh thầnPhật giáo dùng làm kỷ vật lưu niệm cho khách hành hương. Ngày nay, số lượng khách hành hương đến chiêm báiBồ Đề Đạo Tràng và các Thánh tíchPhật giáoẤn Độ ngày càng nhiều hơn. Hiện nay, người dân Ấn quy y theo đạo Phật tuy có gia tăng, nhưng cũng chỉ là một con số quá khiêm tốn so với một tỷ dân Ấn Độ.
Tóm lại, với tinh thầnphục hưngPhật giáo tại đất nước Ấn Độ ngày càng phát triển, chúng ta kỳ vọng trong tương lai, Phật giáoẤn Độ sẽ tạo được nhiều điều kiệnthuận lợi cho người dân Ấn tìm được lời dạy quý báu của Đức Phật để áp dụng trong cuộc sống của chính họ, giúp họ thăng hoa được đời sốngtâm linh và phát triển được đời sống vật chất.
Ngoài ra, thiết nghĩTăng Ni và Phật tử khắp nơi trên thế giới cần rút ra bài học kinh nghiệm quá đắt của Phật giáoẤn Độxưa kia, rằng không bao giờ cho phépchúng ta rời khỏi tinh thầngiải thoát của Đức Phật; vì xa rời nếp sốnggiải thoát là ngọn lửa châm ngòi cho sự bùng nổmọi việctranh chấp, dẫn đến những thảm họa và Phật giáo sẽ tự diệt vong. Chắc chắn đó không phải là con đườngsáng suốt và từ bi của Đức Phật vạch ra cho tất cả hàng đệ tử nối bước dấu chân Ngài trên thế gian này.
Được tin không vui, Ni sư Thích Nữ Hạnh Đoan đang lâm trọng bệnh ở giây phút cuối đời. Ni sư đã có công dịch thuật nhiều sách Phật học, đặc biệt là bộ sách 7 tập Báo Ứng Hiện Đời khuyên người tin sâu nhân quả hướng về Phật Pháp và ước nguyện cuối đời là muốn độ hết chúng sinh thoát khổ. Thư Viện Hoa Sen đã chuyển tải thông điệp của Ni sư qua việc phổ biến các sách của Ni sư và nay xin được long trọng bố cáo đến toàn thể quý độc giả bài viết cuối cùng của Ni Sư. Ước mong quý độc giả đồng cùng với các thành viên ban biên tập Thư Viện Ha Sen dành chút giây hướng về Ni sư và cầu nguyện cho Ni sư thân tâm được an lạc khi chưa thuận thế vô thường và khi thuận thế vô thường thanh thản về cõi Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành rồi trở lại cõi Ta Bà cứu độ chúng sinh.
Gần đây trên các báo chí Hoa Kỳ và trên cộng đồng mạng có đề cập đến nhiều về từ ngữ WOKE và có nhiều độc giả hỏi về ý nghĩa của từ này. Chúng tôi cũng không biết rõ về ý nghĩa và xuất xứ của từ này, nên có cuộc trò chuyện với AI (trí thông minh nhân tạo) như sau:
Theo Biên niên sử Urangkhathat (Phrathat Phanom), bảo tháp cất giữ 9 xá lợi xương bàn chân của Đức Phật. Khách du lịch đã tụ tập trên lối đi dạo ven sông ở Nong Khai để xem bảo tháp trong khi những người khác đi thuyền để quan sát cận cảnh. Mực nước sông rút dần cho thấy cấu trúc cổ xưa đang bị xói mòn do dòng chảy của sông Mekong, đang bào mòn lớp đá bên ngoài của tháp.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.