Thư Viện Hoa Sen

Quán Đảnh Quán Thế Âm

07/01/20201:02 SA(Xem: 8297)
Quán Đảnh Quán Thế Âm
QUÁN ĐẢNH QUÁN THẾ ÂM
ngày 3 tháng 1, 2020

Bồ Đề Đạo Tràng, Bihar, Ấn Độ - Ánh nắng vàng chiếu qua Bảo tháp Đại Giác khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tu viện Ganden Phelgyeling để đi đến Sân bãi thuyết Pháp Kalachakra sáng nay. Khi đi từ cổng chính đến khán đài, Ngài thường xuyên dừng lại để mỉm cườivẫy tay với những nhóm người đã tề tựu về để diện kiến Ngài. Từ khán đài Ngài có thể nhìn thấy đám đông ngay sát các bức tường xung quanh rìa và vẫy tay với tất cả họ. Ngài chào đón các Lạt ma nổi tiếng đang an toạ quanh Pháp toà của Ngài, nhưng cũng chú ý đến Chư Tăng lão thành và các Tulku hoá thân trẻ tuổi - trước khi an toạ trên Pháp Toà của mình.

2020-01-03-Bodhgaya-N01_SA91942Chư Tăng đến từ Việt Nam tụng “Bát Nhã Tâm Kinh” bằng tiếng Việt trước khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma ban Quán đảnh Quán Thế Âm tại khu vực giảng Pháp Kalachakra ở Bồ Đề Đạo Tràng, Bihar, Ấn Độ vào 3 tháng 1, 2020. Ảnh của Tenzin Choejor

Một nhóm Tăng Ni Việt Nam đã tụng “Bát Nhã Tâm Kinh” một cách tha thiết bằng tiếng Việt. Tiếp theo đó là khoảng 10 Vị Tăng từ Tu viện Phật giáo Bangladesh đã tụng "Kinh Mangala" (Kinh Hạnh Phúc) bằng tiếng Pali. Nhóm thứ ba là Tăng Ni Hàn Quốc tụng “Bát Nhã Tâm Kinh” bằng tiếng Hàn. Các thành viên của một gia đình tài trợ cho các sự kiện ngày hôm nay đã cúng dường một Mandala gồm ba biểu tượng tượng trưng cho thân, khẩu, ý giác ngộ của Đức Phật.

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyên: “Hôm nay, tôi sẽ ban quán đảnh Quán Thế Âm, cho nên trong lúc tôi thực hiện các nghi thức chuẩn bị, thì tất cả quý vị nên trì tụng thần chú Lục Tự “Om Mani Padme Hung”.

Khi trời bắt đầu mưa, Ngài gọi một nhóm Tiến Sĩ (Geshés) đến và ngồi trong không gian phía trước mặt Ngài và kêu gọi khán giả ngồi sát vào mái che ở chỗ tốt nhất có thể.

2020-01-03-Bodhgaya-N02_SA92060Các Vị Tiến Sĩ ngồi chật đầy khán đài ở phía trước Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma để tránh khỏi cơn mưa tại Kalachakra Ground ở Bồ Đề Đạo Tràng, Bihar, Ấn Độ vào 3 tháng 1, 2020. Ảnh của Tenzin Choejor

“Hôm nay, tại nơi đặc biệt phi thườngĐức Phật đã giác ngộ, chúng ta nhớ đến Ngài, bảy người kế vị của Ngài, Đức Long Thọ và các đệ tử của Ngài, cũng như Ngài Vô Trước và anh trai của Ngài. Chúng ta vẫn còn tiếp cận với các di sản của giáo lý Phật giáo thông qua các tác phẩm của những bậc Thầy vĩ đại ấy.

Những tiến bộ tuyệt vời đã được thực hiện về mặt phát triển vật chất, hỗ trợ sức khỏe thể chất và sự thoải mái của chúng ta, nhưng không mang lại sự bình yên cho tâm thức phiền não của chúng ta. Niềm hạnh phúc chủ yếu phải được tìm thấy bên trong nội tâm của chúng ta. Ta có thể vui thích trong các chương trình biểu diễn và những sự giải trí khác, nhưng khi các chương trình giải trí này kết thúc thì cũng là lúc mà những thú vui này chấm dứt. Điều này cũng như thế đối với việc chúng ta thưởng thức những chương trình âm nhạc tuyệt hay. Thay vì phụ thuộc vào những trải nghiệm của cảm giác, sẽ tốt hơn nếu chúng ta tìm ra phương pháp làm dịu tâm trạng bất ổn của tâm thức chúng ta.

Các truyền thống tôn giáo khác nhau đã mang lại lợi ích cho hàng triệu người trong nhiều thế kỷ. Những người tin vào Chúa thì sẽ cầu nguyện Chúa khi họ gặp khó khăn. Điều này sẽ mang lại cho họ niềm hy vọng. Ở Ấn Độ cũng có những truyền thống phi thần học như Số Luận Phái, Kỳ Na GiáoPhật giáo; họ nhắm đến sự bình an nội tâm trên cơ sở hiểu được phương thức hoạt động của tâm thứccảm xúc.

2020-01-03-Bodhgaya-N02a_SA92050Các chú Tiểu tìm cách tránh mưa trong khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với đám đông trước khi tiến hành ban Quán đảnh Quán Thế Âm tại địa điểm thuyết Pháp Kalachakra ở Bồ Dề Đạo Tràng, Bihar, Ấn Độ vào 3 tháng 1, 2020. Ảnh của Tenzin Choejor

Phật giáo đề cập đến 51 yếu tố tinh thần (51 tâm sở), bao gồm năm yếu tố tinh thần toàn diện (5 biến hành), năm yếu tố tinh thần xác định đối tượng (5 biệt cảnh); mười một yếu tố tinh thần đạo đức (11 Thiện); sáu phiền não (6 căn bản phiền não); hai mươi phiền não (20 tuỳ phiền não); và bốn yếu tố tinh thần khác nhau (4 bất định). Truyền thống Nalanda giải thích tâm lý học trên cơ sở logic và lý trí, đó là điều đã làm cho nó trở nên hấp dẫn và được các nhà khoa học hiện đại quan tâm.

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố rằng Ngài sẽ truyền Bồ tát Giới dựa vào nghi thức trong chương về đạo đức từ “Bồ Tát Địa” (Bodhisattvabhumi) của Ngài Vô Trước. Ngài nói với khán giả rằng phương pháp đặc biệt này đã bị mai một và Ngài muốn khôi phục lại nó. Phương pháp này cho phép chúng ta thọ giới trước một hình ảnh của Đức Phật. Do đó, Ngài đã thỉnh cầu Vị Đại Đạo Sư của mình - Ling Rinpoche - thực hiện những gì cần thiết. Đầu tiên, Rinpoche thọ giới nguyện trước tượng Phật trong Tháp Đại Giác và sau đó trao cho Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma. Serkhong Rinpoche đóng vai trò là người Thị giả phục vụ cho buổi lễ; và khi buổi lễ đã được thực hiện xong, cả Ngài và Rinpoche đều khóc vì vui sướng.

Ngài tuyên bố: “Trưởng dưỡng Bồ Đề Tâmpháp thực hành quan trọng nhất của tôi. Chư Bồ tát quan sát chúng sinh và tập trung vào việc giác ngộ. Giới nguyện có thể được thọ nhận trước một hình ảnh của Đức Phật, hoặc từ một Vị Thầy đã thọ Bồ Tát Giới. Bồ Đề Tâmnguyên nhân phổ quát của hòa bình; bởi vì hòa bình trên thế giới đòi hỏi chúng ta phải có sự an lạc nội tâm.

2020-01-03-Bodhgaya-N04-A7304160Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu trước khi bắt đầu truyền quán đảnh Quán Thế Âm tại khu vực thuyết Pháp Kalachakra ở Bồ Đề Đạo Tràng, Bihar, Ấn Độ vào 3 tháng 1, 2020. Ảnh của Tenzin Choejor

Khi các nhà lãnh đạo tạo ra xung đột về khía cạnh ‘chúng tôi’ và ‘bọn họ’, thì những người bình thường phải chịu đựng sự đau khổ vì họ không được bảo vệ. Là con người, tất cả chúng ta đều được hưởng lợi ích từ lòng bi mẫn.

Tôi không ngừng nhận thức về Bồ đề Tâm đã mang lại trạng thái an lạc nội tâm. Cuộc sống vị tha vô cùng hữu ích. Nếu bạn có một trái tim ấm áp nhân hậu thì bạn sẽ có nhiều bạn bè hơn. Bắt nạt và lợi dụng người khác sẽ khiến cho mọi người quay lưng bỏ đi. Thọ nhận và giữ gìn giới nguyện Bồ tát sẽ củng cố sự quyết tâm của chúng ta trong việc tham gia vào các thực hành của một vị Bồ tát. Tuân thủ đạo đức của Giới nguyện này ngay cả trong dù chỉ một ngày là cũng đã vô cùng lợi lạc.

Tôi nhớ rằng tôi có Bồ tát Giới ngay cả trong những giấc mơ của mình. Không có yếu tố nào vĩ đại hơn điều đó trong việc góp phần vào nền hòa bình và hạnh phúc trên thế giới.

2020-01-03-Bodhgaya-N03-A7304162Chư Tăng trong đám đông thọ Bồ tát Giới từ Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Kalachakra Ground ở Bồ Đề Đạo Tràng, Bihar, Ấn Độ vào 3 tháng 1, 2020. Ảnh của Tenzin Choejor

Sau khi nghi thức truyền Bồ Tát Giới đã được thực hiện viên mãn, Ngài bắt đầu tiến hành ban quán đảnh Quán Thế Âm. Khi quán đảnh đã được truyền xong, Ngài nhấn mạnh về mối liên hệ nghiệp duyên đặc biệt giữa người Tây Tạng và Đức Quán Thế Âm. Ngài cũng đề cập đến sự hy hữu của Kim cương Thừa, lưu ý rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một trong ba hoặc bốn vị Phật của thời kiếp may mắn này - người đã dạy về Mật tông bên cạnh con đường Kinh điển.

Ngài nhắc nhở khán giả rằng họ đã nhận được quán đảnh với việc đọc ‘Ba mươi bảy pháp thực hành của Bồ tát’ ngày hôm qua như là giáo lý nhập môn. Hôm nay, Ngài ban cho họ giới nguyện Bồ tát theo chương “Đạo đức” trong “Bồ Tát Địa” của Ngài Vô Trước. Ngài khuyên mọi người tuân thủ điều này bằng cách thực hiện một kỳ nhập thất. Ngài cũng khuyến khích họ đọc “Nhập Bồ Tát Hạnh”, đặc biệt là chương thứ tám tiết lộ cách tu luyện Bồ đề tâm và phần thứ sáu đưa ra một lý giải mạnh mẽ về cách đối trị lại sự sân giận và thù hận.

2020-01-03-Bodhgaya-N05-A7304211Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma ban truyền Quán đảnh Đức Quán Thế Âm tại địa điểm thuyết Pháp Kalachakra ở Bồ Đề Đạo Tràng, Bihar, Ấn Độ vào 3 tháng 1, 2020. Ảnh của Tenzin Choejor

Cuối cùng, Ngài đã có vài lời cho Ban tổ chức Lễ hội Đại cầu nguyện. Ngài nói: “Những ngày này, khi chúng tôi xem tin tức, tôi thấy những báo cáo về những người nghèo khổ ở Bangladesh và Châu Phi. Tôi nhận thấy rằng quý vị có thể xem xét việc đóng góp để giúp đỡ những người như vậy từ các ngân quỹ Lễ hội cầu nguyện. Tôi đã từng nhìn thấy và nghe mọi người ở Châu Phi và Bangladesh đang vật lộn với hậu quả của lũ lụt và hỏa hoạn. “Chúng ta cũng là con người”. Tôi nhận thấy rằng tổ chức UNESCO đã luôn hoàn thành công việc tốt và vô cùng hữu ích trên nền tảng của những tình huống như vậy; và sự đóng góp cho tổ chức đó sẽ rất tốt.

Trước khi trở lại Tu viện, Ngài đã tuyên bố rằng từ ngày mai, Ngài sẽ tiếp tụchy vọng rằng sẽ hoàn tất Pháp Luân Đức Văn Thù mà Ngài đã bắt đầu từ năm ngoái. Ngài nhận xét rằng, là một người đã dựa vào thần chú Đức Văn Thù kể từ khi còn thơ ấu, Ngài tin chắc về hiệu quả của nó trong việc cải thiện sự thông minh của trí tuệ.




Nguồn: https://vn.dalailama.com/

Tạo bài viết
26/02/2018(Xem: 12645)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: