Virus Corona có đáng sợ không?

17/03/20206:41 SA(Xem: 9595)
Virus Corona có đáng sợ không?
VIRUS CORONA CÓ ĐÁNG SỢ KHÔNG?
Lưu Đình Long

Dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới gây ra (Covid-19) đến giờ vẫn còn diễn biến phức tạp. Dịch bệnh này quá dễ dàng lây lan thiếu kiểm soát, có khả năng dẫn tới chết người, mọi thứ đình trệ, mọi người lo lắng…

Sự thật là Covid-19 đáng sợ, vì hiện đã có trên 182.400 người mắc bệnh, bên cạnh tín hiệu vui về số người được chữa khỏi (trên 78.300 người) thì số người chết vẫn tăng hàng ngày theo thống kê trên toàn thế giới (tỷ lệ 3,9%).

Ngày 6-3, Việt Nam tưởng đã không còn ai mắc bệnh thì bỗng xuất hiện bệnh nhân thứ 17, là một phụ nữ 26 tuổi đi du lịch nước ngoài về và dương tính với Covid-19. Trước đó, cô này không trung thực khai báo và không cách ly đúng quy trình nên không những cô trở thành bệnh nhân mà nhiều người khác sau đó đã bị nhiễm do tiếp xúc trực tiếp, kể cả người thân. Bên cạnh đó, bệnh nhân số 21 - ông N.Q.T (Hà Nội) cùng chuyến bay với bệnh nhân số 17, từ ngày 2-3 đến chiều 6-3 đã tiếp xúc với 96 người. Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết hiện vẫn đang trong quá trình xác minh tiếp. Đây cũng là một trường hợp vô tư tạo nên nguy cơ lây lan cấp số nhân trong cộng đồng.
Khi bài báo này đăng tải, cập nhật mới nhất (7g30, 17-3) ở VN có 61 người bị nhiễm bệnh, 16 ca đã điều trị khỏi trước đó.
Sự đáng sợ của dịch này là dễ lây lan, chỉ cần có tiếp xúc với nguồn bệnh là nguy cơ rất cao, theo cấp số nhân
Nhưng, Corona không đáng sợ nếu mỗi người có ý thức phòng vệ tốt trong tinh thần hiểu rõ về dịch bệnh cũng như cách lây lan. Hiểu rõ dịch để tránh đúng cách và vẫn làm việc trong điều kiện cảnh giác với dịch, chánh niệm - đó mới là điều nên thực hiện trong lúc này.
Tinh thần của đạo Phậttrung đạokhông rơi vào cực đoan nào cả, ngay đó sẽ bình an. Và bình an chính là không sợ hãi. Theo đó, thay vì sợ lây nhiễm dịch kiểu mù quáng, thái quá ta sẽ chủ động phòng tránh và sống chung với dịch một cách an toàn nhất có thể. Vừa bảo vệ mình vừa bảo vệ người.
Trong cuộc họp toàn thể nhân viên Báo Giác Ngộ đầu tháng 3 (định kỳ hàng tháng), Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, Tổng Biên tập đã nhắc: “Trong dịch bệnh, chúng ta không nên phó thác tất cả cho ai, kể cả Đức Phật. Niềm tin cũng phải có trí tuệ. Nghĩa là chúng ta phải chủ động phòng tránh dịch”. Và Hòa thượng yêu cầu mọi người thực hiện theo quy trình phòng dịch như hạn chế tập trung đông người, đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách…
Lời nhắc nhở của Trưởng lão Hòa thượng Tổng Biên tập không chỉ riêng về phòng tránh dịch, mà còn là dạy về việc đối mặt với tất cả mọi biểu hiện trong cuộc đời bằng sự hiểu biết để không sợ hãi.
Có rất nhiều sự việc, biểu hiện mà mình không hiểu hoặc hiểu sai nên dẫn tới hành động không đúng, gây hậu quả nghiêm trọng. Cũng là lời dạy của Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng khi ngài chia sẻ trong pháp thoại về hạnh nguyện Quan Âm, rằng hình tượng ngàn mắt ngàn tay của Quan Âm là biểu trưng cho tinh thần làm việc gì (tay) cũng đều cần được soi sáng của trí tuệ (mắt) thì mới đúng đắn được.
Làm đúng, kết quả đúng. Khi đó sẽ không sợ nữa. Thậm chí ngay khi làm mình đã biết kết quả, bởi vì nhân vậy, duyên vậy, quả chắc chắn vậy.
MỤC LỤC
PHẬT GIÁO & CƠN ĐẠI DỊCH CORONAVIRUSbệnh là điều ngoài mong muốn, cũng giống như già, chết, không ai trông. Nhưng nó vẫn tới! Do vậy, chúng ta không sợ hãi trước một sự thật biểu hiện nhưng cũng không để sự thật đó chi phối tinh thần của mình nhiều quá, luôn tỉnh thức để bình an.
Cuộc sống là sự tiếp nối, theo duyên sinh, nên điều mỗi người cần làm chính là tạo những nhân-duyên lành. Ví dụ như thay vì đi chơi nơi đông người trong mùa dịch thì mình về nhà, ngồi tĩnh lặng trước Đức Phật, ngắm nhìn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, lạy xuống, năm vóc sát đấthồi hướng phước lành (nếu có) cho mọi nơi (không phân biệt, vì “máu ai chẳng phải là người”).
Đó chính là làm cho tâm mình không “mắc dịch”. Ngược lại thì tâm mình đã… nhiễm Covid-19 ngay thì thân này vẫn an toàn!

Lưu Đình Long | Giác Ngộ Online

MỤC LỤC
PHẬT GIÁO & CƠN ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS
 
 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/01/2024(Xem: 3260)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.