Pháp Âm Tăng Già Phật Giáo Liên Hữu Việt Mỹ

12/03/202112:44 CH(Xem: 3499)
Pháp Âm Tăng Già Phật Giáo Liên Hữu Việt Mỹ

PHÁP ÂM
TĂNG GIÀ PHẬT GIÁO LIÊN HỮU VIỆT MỸ
Vi Diệu Pháp

 

Vi Diệu Pháp - Los Angeles: Lúc 11 giờ sáng, Thứ tư ngày 10 tháng 03, năm 2021 tại Chánh điện Chùa Việt Nam, Thành phố Los Angeles, tiểu bang California Mỹ quốc, Vụ Hoằng Pháp Giáo Hội Phật Giáo Tăng già Liên Hữu Việt Mỹ đã diễn ra buổi lễ chính thức chương trình hoằng pháp có danh xưng là VI DIỆU PHÁP MEDIA.

 

Hòa thượng Thích Như Minh đã tuyên bố như sau: Hoằng pháp là Sứ mệnh của Tăng Già. Tiếp nối con đường hoằng pháp của Phật giáo Việt nam tại Hoa kỳ của những Đại Sư Trưởng Lão Thích Thiên Ân, Trưởng Lão Thích Mãn Giác, Trưởng Lão Thích Nhất HạnhChư Tôn Đức Tăng Ni trưởng lão.

 

Chư Tôn Đức Tăng Già Giáo Hội Phật Giáo Liên Hữu Việt Mỹ có sứ mệnh hoằng Pháp được sự hỗ trợ bằng những phương tiện truyền thông hiện đạimục tiêu là để truyền tải những lời dạy về từ bitrí tuệ của Đức Phật đến với Phật tử khắp nơi và nguyện cho Phật pháp vĩnh trụ, thế giới Hòa bình, mọi người trong cuộc đời an vui hạnh phúc

 

VI DIỆU PHÁP MEDIA.

 

Hôm nay là buổi ghi hình lần đầu trên tần số của đài TV Asian Word Media và trên các website, face book, youtube... Trong buổi lễ này, Ni sư Thích Nữ Giới Hương sẽ tôn kính đọc lại và thuyết giảng Bộ kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm - Avatamsaka do Pháp Sư Bát Nhã dịch từ Phạn ngữ ra Hán ngữ được Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch từ Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh ra tiếng Việt. Đây là một trong những Bộ kinh lớn của Phật giáo Đại Thừa nội dung bao gồm tất cả giáo lý trong Phật giáo trình bày tinh túy triết học Phật giáo, toàn thể vũ trụ trùng trùng duyên khởi và đề cao lý tưởng Bồ tát của người Phật tử để hoàn thiện nhân cách con người qua hình ảnh của Thiện tài đồng tử đã có ảnh hưởng đến tri thứcvăn hóa của những nước tin theo Đạo Phật từ ngàn xưa.

Ni sư Thích Nữ giới Hương Trú trì chùa Hương Sen thành phố Peris (quận Riverside) miền nam California, là đệ tử của một vị danh Ni việt namSư trưởng Thích Nữ Hải Triều Âm. Ni sư đã tốt nghiệp khóa 2 Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Sài gòn năm 1993, du học tại Ấn độ và tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học tại Đại học New Delhi năm 2003, sau đó sang Hoa kỳ hoằng pháp năm 2005. Ni sư Thích Nữ Giới Hương đã từng trụ trì chùa Phước Hậu tại tiểu bang Wisconsin năm 2006 theo sự bổ nhiệm của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Mãn Giác, Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Rồi đến năm 2010, Ni sư chuyển về California, quận Riverside, sáng lập chùa Hương Sen. Ni sư Thích Nữ Giới HươngGiảng sư Học Viện Phật Giáo Việt Namtác giả nhiều sách Phật họcgiá trị đã được ấn hành (Web: www.huongsentemple.com).

 

VI DIỆU PHÁP MEDIA.2

Hòa Thượng Thích Như Minh đang đọc diễn văn


Nhân dịp này, thay mặt Tăng già Phật giáo Liên Hữu Việt Mỹ, Chùa Việt Nam Los Angeles và Thiền Viện Thích Thiên Ân tại Atlanta, Hòa thượng xin bày tỏ sự cảm ơn đến Nữ sĩ Hồng Sâm Giám đốc đài TV Asian World Media, Ký giả biên tập Thảo Nguyễn và kính tri ân Chư Tôn Đức Tăng Ni và Đồng hương Phật tử đã hết lòng ủng hộ chương trình hoằng Pháp này.

Ni sư Giới Hương cung kính đảnh lễ Tăng già Phật Giáo Liên Hữu Việt Mỹ, trùng đọc và thuyết giảng Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh. Ni sư cũng trình thưa chư tôn thiền đức và các thiện tri thức chỉ dạy thêm những sự sai sót. Ni Su đảnh lễ kính tri ân Tăng Già đã tin tưởnggiao phó trọng trách này và Ni sư hứa sẽ dùng hết khả năng để hoàn thành Phật sự giao phó.

 

VI DIỆU PHÁP MEDIA.3

Thích Nữ Giới Hương cung kính đọc và chia sẻ ý nghĩa Kinh Hoa Nghiêm tại Chùa Việt Nam ngày 10 tháng 03 năm 2021

 

Trong phần Tổng quan, Ni Sư Thích Nữ Giới Hương đã giới thiệu khái quát về Bộ kinh Hoa Nghiêm như sau: "Đức Phật Thích Ca từng dạy tự tánh Phật thanh tịnh vốn tự đầy đủ nơi mỗi người, tự tánh có thể sinh muôn pháp, vạn sự, nhưng tất cả chúng ta nhiều kiếp bị quên đi mà đi nhận những giả tạm của thân, cảnh này làm mình, nên bị điên đảo. Nghe kinh, học kinh và hành trì theo để trở về với tánh Phật của mình, sẽ giúp chúng tachánh kiến trở lại với tánh thường lạc, thường ngã, thường chân và thường tịnh của mình như trong Tăng Chi Bộ, Đức Phật dạy:

“Dầu cho các loại hữu tình nào, này Cundì, không chân hay hai chân, bốn chân hay nhiều chân, có sắc hay không sắc, có tưởng hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác được xem là tối thượng. Những ai đặt lòng tin vào đức Phật, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng."

(Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt Chương V - Năm Pháp)

Chúng ta nên nghe pháptu tập từ bây giờ. Đừng đợi lúc già yếu, đau đớn mới chịu nhớ tới Phật, học Phật thì e rằng không còn kịp nữa vì cơ thể già yếu, tinh thần hoảng loạn. Vì vậy, Phật tử nên hiểu và cố gắng nghe pháp, tu tập ngay khi còn trẻ, còn khỏe mạnh để thay đổi cách sống, cách suy nghĩ thì về sau mới không bị đau khổ bức bách và được hạnh phúc lâu dài….

Đức Phật đã dạy: Ai thành kính phát tâm nghe kinh Phật, thì phải biết rằng người đó nhiều đời gieo thiện duyên bồ đề, đã từng làm sứ giả của Phật và đã từng ở trong ngôi nhà chánh pháp và người đó chắc chắn sẽ gặt hái được năm lợi ích:

1. Nghe được điều chưa từng nghe.
2. Bổ sung củng cố thêm cho những điều đã nghe.
3. Chấm dứt hoang mang, nghi hoặc, ngờ vực.
4. Hỗ trợ cho chánh kiến.
5. Có được niềm vui trong chánh pháp để đạt tới hạnh phúcgiải thoát.

 

Buổi lễ kết thúc vào lúc 3 giờ chiều ngày hôm đó trong tinh thần hoan hỉ tràn đầy pháp lạc.

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/01/2024(Xem: 3260)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.