Giới Thiệu Sách Mới “Ứng Dụng Lời Phật Dạy”

24/06/20211:01 SA(Xem: 5079)
Giới Thiệu Sách Mới “Ứng Dụng Lời Phật Dạy”

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
ỨNG DỤNG LỜI PHẬT DẠY

 

blankĐây là cuốn sách thứ hai của tác giả Ni sư Thích Nữ Hằng Như, sau tác phầm đầu “Trên Đường Về Nhà”. Trong quyển đầu tác giả đã trao cho chúng ta một tập tài liệu mang tính cách giáo khoa giúp chúng ta sửa soạn hành trang và định hướng cho một cuộc hành trình như trao tấm bản đồ hướng dẫn con đường thích hợp để chúng ta về nhà. Tác giả cho rằng thật không dễ dàng lắm vì tâm chúng ta vẫn còn dong duổi dính mắc với cảnh bên đường nên chúng ta vẫn chưa thể về đến được mái nhà xưa. Và vì thế cuốn sách thứ hai “Ứng Dụng Lời Phật Dạy” được ra đời.

Trong quyển sách này tác giả giới thiệu 22 bài pháp được tuyển chọn từ hàng ngàn bài pháp Đức Phật để lại trong kinh tạng Pali để người đọc nghiên cứu, tìm hiểuthực hành. Đây là những bài giảng thiết thực của Đức Phật rất gần gũi với chúng ta. Tác giả viết: “Từ những bài kinh nhắc nhở chúng ta nên giữ gìn ba nghiệp thân khẩu ý trong sạch như bài kinh “Thanh Tịnh”, đến bài kinh nhắc nhở các vị tỳ kheo chớ nên để lòng “tham” khiến mình bị đắm chìm trong tiền tài, danh vọng ,và vật chất  mà quên đi lý tưởng cao thượng của người xuất gia trong bài kinh “Thừa Tự Pháp”,  ngăn chận lòng “sân hận” tạo nghiệp xấu qua bài kinh “Chử viết trên đá, trên đất, trên nước”.

Bên cạnh các bài kinhtính cách khuyên nhủ còn có các bài kinh hướng dẫn hành giả phương thức tu tập để đạt được mục tiêu giải thoát như bài “Thấy Pháp là thấy Phật”, kinh “Tâm Hoang Vu”, kinh “Nhất Dạ Hiền Giả”, “Đại Kinh Xóm Ngựa”.” và còn nhiều bài kinh khác nữa để độc giả tìm đọc.

Được biết tác giả xuất thân là một nhà giáo, tốt nghiệp Sư phạm Sài Gòn đi dạy học trước năm 1975. Sau năm 1975 định cư ở Hoa Kỳ làm công chức chính phủ Liên bang rồi bước sang lãnh vực báo chí viết văn, viết báo và làm chủ nhiệm tuần báo ĐẸP Weekly Magazine. Kể từ năm 2005 tác giả đã cất bước lên đường trở về mái nhà xưa, tu học với Thiền Sư Thích Thông Triệt, Thiền chủ dòng Thiền Tánh Không, Nam California. Đến năm 2011 chính thức thọ giới Sa-di-ni và thường trú tu học tại Tổ Đình Tánh Không suốt 5 năm cho đến năm 2015 thọ Cụ Túc Giới (Tỳ Kheo Ni), và được bổ nhiệm làm Giáo Thọ Sư.  Hiện Ni sư trú xứ tại Chân Tâm thiền thất, Richmond, Texas và Chân Như Thiền Viện, Navasota, Texas, USA.

Như chúng ta đã biết, sách luôn giữ một vị trí quan trọng trong việc nghiên cứu và học tập. Đối với đạo thì sách còn được ví như tấm bản đồ hướng dẫn đường đi nước bước, nhưng nếu chúng ta cứ mãi xem bản đồ mà không chịu cất bước lên đường (thực hành) thì đáng buồn thay. Sách Ứng Dụng Lời Phật Dạy đang chờ đón bạn.  Ấn phẩm sẽ được phát hành rộng rãi trên mạng Amazon toàn cầu, và trưng bầy tại các nhà sách ở Hoa Kỳ, Âu châu và Úc Châu trong vài ngày sắp tới. Nhà xuất bản cũng sẽ phổ biến miễn phí sách ebook sau đó một tuần.

Trân trọng kính giới thiệu,
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

ỨNG DỤNG LỜI PHẬT DẠY
THÍCH NỮ HẰNG NHƯ
NHÀ XUẤT BẢN ANANDA VIET FOUNDATION 2021
 

blank

 

...Những ai tu học Phật đều hiểu là chúng ta phải trải qua ba giai đoạn. Giai đoạn đầu, tìm hiểu ý nghĩa những lời Phật dạy, tìm xem bài kinh đó muốn truyền đạt thông điệp gì đến người học, giai đoạn này gọi là “Pháp học”. Hiểu lời Phật dạy rồi phải thực hànhứng dụng những lời Phật dạy đó vào đời sống hằng ngày của chúng ta. Sự thực tập này gọi là “Pháp hành”. Và giai đoạn thứ ba là “Phản quan tự kỷ” nghĩa là quan sát kiểm điểm lại xem “sự thành tựu” của pháp học, pháp hànhảnh hưởng trên thân tâm của mình như thế nào, đạt thành quả tốt hay xấu, từ đó mình tự điều chỉnh kỹ thuật thực hành.

....

Để giúp chúng sanh thành tựu con đường tâm linh, thoát khổ, giác ngộgiải thoátđức Phật tùy theo căn cơ của chúng sanh mà Ngài giảng dạy trên nhiều mặt khác nhau (đối cơ thuyết pháp). Từ những bài kinh nhắc nhở chúng sanh giữ gìn ba nghiệp trong sạch như bài kinh “Thanh Tịnh”, đến bài kinh nhắc nhở các Tỷ-kheo chớ nên để lòng “tham” khiến mình bị đắm chìm trong tiền tài, danh vọng ,vật chất…  mà quên đi lý tưởng cao thượng của người xuất gia trong bài kinh “Thừa Tự Pháp”,  ngăn chận lòng “sân hận” tạo nghiệp xấu qua bài kinh “Chử viết trên đá, trên đất, trên nước”.

 Ngoài ra, có những bài kinh hướng dẫn hành giả phương thức tu tập để đạt được mục tiêu giải thoát như bài “Thấy Pháp là thấy Phật”, kinh “Tâm Hoang Vu”, kinh “Nhất Dạ Hiền Giả”, “Đại Kinh Xóm Ngựa”. Đặc biệt bài “Lý Duyên Khởi Pháp Duyên Sanh” thuật lại trí hiểu biết vượt không gian thời gian của Ngài về con người và vũ trụnhận ra quy luật Tương quan nhân quảquy luật biến dịch đưa đến sự luân hồi của hiện tượng thế gian.

Những bài khác như: “Tìm Hiểu Ý Nghĩa Lễ Vu LanCầu An Cầu Siêu, Những Quy Luật Chi Phối Nhân Cách Của Con Người, Sống Tỉnh ThứcPhát Bồ-đề Tâm, Trần Gian Là Quán Trọ, Nghiệp Tác Động Vào Cái Chết Của Con Người Như Thế Nào, Cận tử nghiệp”, cũng là các bài xoáy trọng tâm vào việc thực hành pháp học. Riêng bài “Đời sống của người mới xuất gia” là bài chia sẻ của tác giả để giúp cho những ai muốn xuất gia sẽ không bỡ ngỡ khi quyết định chọn lựa cuộc sống thiền môn.

Trước khi khép quyển “Ứng Dụng Lời Phật Dạy” là bài “Thời Gian Không Chờ Đợi Ai” phóng tác từ kinh “Đại Bát Niết Bàn” ghi lại những lời dạy sâu sắc của đức Phật, nói lên lòng từ bi của đức Phật không chỉ dặn dò riêng ngài Anan, mà cho tất cả chúng sanh hãy tự đốt đuốc soi sáng con đường tâm linh của mình vì thời gian không chờ đợi một ai!

....



 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
03/01/2024(Xem: 3261)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.