Thư Viện Hoa Sen

Cuộc Gặp Gỡ Giữa Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Và Đại Diện Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Làm Náo Động Trung Quốc

02/08/20211:00 SA(Xem: 5178)
Cuộc Gặp Gỡ Giữa Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Và Đại Diện Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Làm Náo Động Trung Quốc

CUỘC GẶP GỠ GIỮA NGOẠI TRƯỞNG HOA KỲ VÀ
ĐẠI DIỆN CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA LÀM NÁO ĐỘNG TRUNG QUỐC
(Blinken’s meeting with Dalai Lama representatives riles China)
Thích Vân Phong biên dịch

 

US-Secretary-of-State-meets-representatives-of-The-Dalai-Lama
Tony Blinken là một quan chức Chính phủ Mỹ, từng là Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ từ năm 2015 đến 2017 và Phó Cố vấn An ninh Quốc gia từ năm 2013 đến 2015 dưới thời Tổng thống Barack Obama. Tony Blinken hieejn là nhà phân tích các vấn đề toàn cầu của CNN. Ông đã được Tổng thống đắc cử Joe Biden chọn cho chức Ngoại trưởng Hoa Kỳ thứ 71.

Hôm thứ Năm, ngày 29 tháng 7 vừa qua, nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc phản ứng giận dữ bởi cuộc gặp gỡ giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ thứ 71 Tony Blinken và diện cấp cao của nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng được tôn kính trên toàn cầu Đức Đạt Lai Lạt Ma ở New Dlhi, nói rằng hành động này vi phạm cam kết của Washington thừa nhận Tây Tạng là một phần của Trung Quốc, và không ủng hộ nền độc lập của Tây Tạng.

Hôm thứ Tư, ngày 28 tháng 7 vừa qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ thứ 71 Tony Blinken đã có cuộc gặp gỡ ngắn với Cư sĩ Dongchung Ngodup, một vị quan chức trong Chính phủ Tây Tạng lưu vong, Đại diện Văn phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma, trong một tín hiệu rõ ràng cho Trung Quốc về việc Chính quyền Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ tiếp tục ủng hộ sự nghiệp Tây Tạng.

Trong cuộc gặp gỡ này, Cư sĩ Dongchung Ngodup cảm ơn Ngoại trưởng Hoa Kỳ thứ 71 Tony Blinken về sự hỗ trợ tiếp tục của Mỹ đối với phong trào Tây Tạng.

Khi được hỏi, một Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với PTI “Ngoại trưởng Hoa Kỳ thứ 71 Tony Blinken đã có cơ hội gặp gỡ ngắn gọn vào sáng hôm thứ Tư, ngày 28 tháng 7 tại New Dhil với Cư sĩ Dongchung Ngodup, Đại diện Văn phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma, Đại diện Hành chính Trung ương Tây Tạng”. Riêng biệt, một đại diện khác của Tây Tạng, Thượng tọa Geshe Dorjee Damdul, Giám đốc tại Tibet House, New Dhil, Trung tâm Văn hóa của Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã tham dự bàn tròn với Ngoại trưởng Hoa Kỳ thứ 71 Tony Blinken được tổ chức với khoảng 7 thành viên xã hội dân sự.

Khi được các phương tiện truyền thông chính thức tại đây hỏi về phản ứng của ông trong cuộc họp báo, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói: “Các vấn đề của Tây Tạng hoàn toàn là công việc nội bộ của Trung Quốc, không cho phép nước ngoài can thiệp”.

Triệu Lập Kiên nói: “Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 không phải chỉ là một người tôn giáo, mà là một người lưu vong chính trị, người từ lâu đã tham gia vào các hoạt động ly khai chống Trung Quốc, nhằm tách Tây Tạng khỏi Trung Quốc.

Trung Quốc kiên quyết phản đối mọi hình thức tiếp xúc giữa các quan chức nước ngoài và Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Bất kỳ cuộc tiếp xúc chính thức nào giữa Hoa Kỳ và nhóm Đạt Lai Lạt Ma đều là vi phạm cam kết của Mỹ về việc thừa nhận Tây Tạng là một phần của Trung Quốc”, không ủng hộ nền độc lập của Tây Tạngnỗ lực tách Tây Tạng khỏi Trung Quốc.

Triệu Lập Kiên nói: “Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ hãy tôn trọng cam kết, ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc với lý dovấn đề Tây Tạng, và không ủng hộ các lực lượng đòi độc lập Tây Tạng, tham gia vào các hoạt động ly khai chống Trung Quốc. Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của chính mình”.

Nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra những phản ứng thường xuyên như vậy, bất cứ khi nào các chức sắc và quan chức nước ngoài gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma hoặc đại diện của Ngài.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chọn Ấn Độ là quê hương thứ hai của mình kể từ khi rời quê hương Tây Tạng vào năm 1959.

Các quan chức chính phủ Trung Quốc và Đức Đạt Lai Lạt Ma hoặc đại diện của Ngài đã không gặp nhau trong các cuộc đàm phán chính thức từ năm 2010.

Trong quá khứ, nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cáo buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma nay tuổi 86 ham mê các hoạt động “ly khai” và cố gắng chia tách Tây Tạng và coi Ngài là một nhân vật ly khai.

Một vị quan chức Mỹ khác, người giấu tên cho biết: Rõ ràng Đức  Đạt Lai Lạt Ma là một nhà lãnh đạo tinh thần được tôn kính trên toàn cầu, vì vậy cử chỉ này đã được đón nhận và đánh giá cao”.

Những người được trích dẫn ở trên cho biết, cuộc họp được coi là một tín hiệu mạnh mẽ ủng hộ Đức Đạt Lai Lạt Ma, và cũng rất quan trọng vì nó được tổ chức ở Ấn Độ vào thời điểm New Dhil và Bắc Kinh đang bế tắc dọc theo Ranh giới Kiểm soát Thực tế (LAC), biên giới không chính thức của hai nước ở khu vực dãy Himalaya.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng khẳng định rằng, Ngài không tìm kiếm độc lập mà “quyền tự chủ thực sự cho tất cả người Tây Tạng sống ở ba tỉnh truyền thống của Tây Tạng” theo “cách tiếp cận Trung Đạo”.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ thứ 71 Tony Blinken đã đến Ấn Độ vào tối hôm thứ ba, ngày 27 vừa qua, trong chuyến thăm đầu tiên kéo dài hai ngày với một chương trình nghị sự sâu rộng về tình hình an ninh đang phát triển nhanh chóng ở Afghanistan, thúc đẩy sự tham gia của Ấn Độ-Thái Bình Dương, và các cách để tăng cường các nỗ lực ứng phó với Covid-19 cùng những người khác.

Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, chuyến đi của Ngoại trưởng Hoa Kỳ thứ 71 Tony Blinken tới New Dhil, nhằm tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ trong việc tăng cường quan hệ song phương với Ấn Độ.

Lip:

Blinken's tough message to China: Meets Dalai Lama's representative amid succession buzz

https://www.youtube.com/watch?v=bKxdHKwWGhQ

 

China Objects To US Secretary Antony Blinken's Meet With Dalai Lama's Representatives | Breaking

https://www.youtube.com/watch?v=oqCKrg8oEI0

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Buddhist Times News)

 

Tạo bài viết
Ngày Quán Niệm Tháng Tư. Chủ đề: Nuôi dưỡng và trị liệu
free website cloud based tv menu online azimenu
Khởi sự với lòng từ mong muốn đem nguồn nước của đức “Đại Bi” khơi nguồn nơi khô cằn sỏi đá và thiếu nguồn nước vào mùa khô ở Đăk Nông, từ ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ (19/2/2025) chúng con đã đi tiền trạm, khảo sát các trường học/ khu dân cư cần giếng nước sạch ở Đăk Nông. Sau khi tiến hành khảo sát đợt 1 vào ngày 19/2/2025 và đợt 2 vào ngày 17/3/2025, chúng con đã chọn lọc trong số các trường đã khảo sát và quyết định tặng 18 giếng nước/công trình lọc nước phèn/máy phát điện cho 20 trường học thuộc tỉnh Đăk Nông (có 4 trường trong cùng khuôn viên đất ở 2 địa điểm sẽ sử dụng chung công trình được tặng).
Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ là trưởng ban điều hành Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đê (Bodhgaya Heart Foundation) xin được công bố tất cả các khoảng Tịnh tài bà con thương gửi cứu trợ nạn nhân động đất xứ Miến. (Nếu có bị thiếu sót tên các vị đã đóng góp, xin liên lạc cho chúng tôi biết để bổ sung. Danh sách này sẽ được cập nhật (Update) 1 lần nữa trước ngày kết thúc các chuyến cứu trợ vào 5/5/2025.
Hôm nay 15/4 2025, ( Lúc này đang là thời điểm Tết cổ truyền của dân tộc Miến ), chúng con xin tiếp tường trình cứu trợ động đất Myanmar đợt 4. Cũng như 3 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Khemacari).