Thư Viện Hoa Sen

Giải Thoát Tây Tạng Khỏi Trung Cộng Và Cả Phương Tây

01/08/201012:00 SA(Xem: 35167)
Giải Thoát Tây Tạng Khỏi Trung Cộng Và Cả Phương Tây

GIẢI THOÁT TÂY TẠNG
KHỎI TRUNG CỘNG VÀ CẢ PHƯƠNG TÂY

Brendan O'Neill - Tuệ Uyển chuyển ngữ

blankTây Tạng sẽ tự do một khi nó xua tan xiềng xích của cả nhà cầm quyền Trung Cộng và sự đở đầu thương hại của phương Tây. By Brendan O'Neill 

LUÂN ĐÔN

Ở phương Tây này, chúng ta thường nghe tiếng kêu gào náo động “Tự do cho Tây Tạng!,” đặc biệt từ những học sinh, sinh viên và những người theo chủ nghĩa tự do, những người mà Tây Tạng đã trở thành một vấn đề đặc biệt quan trọng.

Bước lên bất cứ một khu thời trang, lãnh vực chính trị nào ở Hoa Kỳ hay Âu châu, và chúng ta sẽ thấy ít nhất một sinh viên mặc áo với hàng chữ “Tự do cho Tây Tạng” (“Free Tibet” T-shirt), thêm những vòng đeo tay truyền thống của Tây Tạng và có thể túi xách hay cái đãi do những người du cư Tây Tạng làm nên.

Tuy thế, vừa mới trở lại từ một nơi tạm trú đến “Vườn địa đàng” (Shangri-La) như một số người gọi nó, tôi có thể chắc rằng Tây Tạng cần được giải thoát gấp hai lần như thế. Đầu tiên từ nhà cầm quyền chuyên chế Stalinists Trung Cộng, những người thống trị ở đấy, và họ từ chối những tự do căn bản như tự do phát biểu và quyền phản kháng. Và thứ hai từ chính hành lang phương Tây “Tự Do cho Tây Tạng”, sự đoàn kết của những người nông cạn dường như đang kềm hảm Tây Tạng trong một xứ sở trước thời hiện đại, kém phát triển vì lợi ích của những người phương Tây quan tâm đến môi trường.

KẸT GIỮA MỘT TẢNG ĐÁ VÀ MỘT NƠI HIỂM TRỞ

Thích đáng như thế nào đấy, tọa lạc ở một vùng núi non như vậy, Tây Tạng hiện đại bị kẹt giữa một tảng đá và một nơi hiểm trở - giữa tảng đá của nhà đương cục cầm quyền, và một vị trí cứng nhắc của lòng thương hại bảo trợ bởi phương Tây, trong việc cư xử với những người Tây Tạng, bằng những từ ngữ quặn đau của một nhà Tây Tạng học, như “những con hải cẩu bé bỏng của phong trào nhân quyền.”

Khi quý vị đến Tây Tạng lần đầu tiên, quý vị không thể cầm lòng được mà phải bị xúc động bởi cảm nhận tự do tôn giáo ở đấynhư thế nào. Có nghe những nhà hoạt động từ phong trào Tự do cho Tây Tạng ở Anh quốc tranh luận rằng nhà đương cục Trung Cộng đang tìm cách “xóa sổ đặc thù và văn hóa Tây Tạng,” chính tôi đã thấy mình ngạc nhiên một cách hài lòng, và thư thái, rằng trong thực tế người Tây Tạng có thể tiến hành những nhiệm vụ tôn giáo hằng ngày một cách rộng rãi mà không bị quấy nhiễu.

Những người hướng dẫn của tôi, hai người Hoa và một Tây Tạng, đưa tôi đến chùa Jokhang ở thủ phủ Lhasa, một nơi linh thiêng nhất của Phật giáo Tây TạngChúng tôi nhìn một bà lão Tây Tạng đang quay những bánh xe cầu nguyện, những cậu bé lạy phủ phục trước Đức Phật trên mặt đất cứng nhắc vàng bụi, và những tu sĩ nam nữ trong những bộ y phục đỏ sậm trao tặng lịch sử tóm lược của Phật giáo Tây Tạng đến những khách du lịch phương Tây vô tư.

Tôi trao tặng một nụ cười, một sư thầy dễ mến đưa tôi thăm viếng một vòng quanh ngôi chùa đầy vẻ quyến rũ linh thiêng, giải thích lịch sử của nó và huyền bí của nó trong những tiếng Anh chắp vá.

Tuy thế quyền căn bản của người Tây Tạng để thờ phụng Đức Phật, mà những người hướng dẫn biểu lộ rất nhiệt tình, không thể che dấu sự thật rằng họ bị phủ nhận những tự do quan trọng khác.

Họ không được phép, thí dụ, trưng bày hỉnh tượng của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, người hiện đang sống lưu vong ở Bắc Ấn Độ, hay nói bất cứ điều gì tích cực về ngài. Vào đầu tháng này, một nhà môi trường Tây Tạng tên là Rinchen Samdrup đã bị bỏ tù năm năm vì đã đăng một đề tài ủng hộ Đức Đạt Lai Lạt Ma trên trang web của ông.

TÂY TẠNG KHÔNG CÓ QUYỀN TỰ DO TRỌN VẸN

Người Tây Tạng có thể được phép cầu nguyện và lạy phủ phục đến những gì chứa đựng trong trái tim của họ - nhưng sự thật rằng họ bị cấm đoán ca hát những lời xưng tán hay nhìn vào hình tượng của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 có nghĩa là họ không có tự do tôn giáo hoàn toàn.

Họ cũng thiếu quyền tự do chính trị. Giống như những người Hoa khác, họ không có quyền xuất bản báo chí hay tạp chí mà không có sự chấp nhận của nhà cầm quyền, và họ không có quyền biểu tình quyền phản đối, mà đấy là quyền tự do then chốt cho phép người dân biểu lộ sự phản đối hay ngưỡng mộ và bảo vệ những người lãnh đạo của người dân trong tâm tư của họ.

Lhasa rung chuyển không ngừng trong tháng Ba năm 2008, khi hàng nghìn người Tây Tạng náo loạn và tấn công tài sản của những gì mà họ thấy như đặc quyền đặc lợi của người Hán nhập cư, điều ấy đã bị khởi động bởi sự hành hung của cảnh sát địa phương đối với một cuộc tuần hành nhỏ của tu sĩ nam nữ kỷ niệm cuộc nổi dậy bất thảnh của người Tây Tạng năm 1959. Đối với những người thống trị Trung Cộng ở Tây Tạng, ngay cả những cuộc biểu tình ôn hòa bởi những người khoác áo tu sĩ là một sự sĩ nhục đối với quốc gia và phải nghiền nát.

Do vậy, vâng, Tây Tạng cần được giải thoát khỏi cái kềm sắt của nhà đương cục Trung Cộng những kẻ chỉ có một chút tôn trọng đến quyền tự do nói năng, phản đối, và tổ chức chính trị của chính họ, và sống một đời sống như họ thấy thích ứng.

GIẢI THOÁT KHỎI NHỮNG NHÀ HÔ HÀO Ở PHƯƠNG TÂY

Tuy thế Tây Tạng cũng cần được giải thoát khỏi những nhà hô hào của nó ở phương Tây.

Vấn đề với hành lang cho sự Tự Do của Tây Tạng ở đây là nó căm ghét sự cai trị của Trung Cộng ở Tây Tạng vì tất cả mọi lý do sai lầm – không quá nhiều cho thẩm quyền của nó và cho sự phủ nhận quyền dân chủ của nó, mà cho nhiệt tình hiện đại hóa của nó và sự táo bạo của nó trong cố gắng biến một vùng đất thật sự cổ xưa và huyền bí thành một bộ phận ồn ào của hoàn vũ trong thế kỷ 21.

Hiện trạng, chủ nghĩa Tự Do Tây Tạng hippy ít nói về giải thoát Tây Tạng khỏi chính quyền thống trị hơn là giải thoát toàn thể Tây Tạngphong cảnh đất đai, bầu trời, núi non – khỏi làn khói và hơi hám của công kỷ nghệ Trung Cộng.

Vì thế phong trào Tự Do Tây Tạng tại Anh Quốc chống lại những gì mà nó gọi là “những chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng trong diện rộng” ở Tây Tạng, kể cả việc xây dựng hệ thống đường sắt rộng lớn Gormo-Lhasa của Trung Cộng, có nghĩa là khách du lịch có thể đi xe lửa một mạch đến thủ đô Lhasa của Tây Tạng. Họ nói rằng những chương trình như vậy “gia tăng áp lực môi trường trên hệ thống sinh quyển mõng manh ở cao độ của Tây Tạng.”

Khó mà tránh khỏi kết luận rằng một số nhà hoạt động Tự Do cho Tây Tạng bị thúc đẩy bởi một khát vọng duy trì Tây Tạng trong sự dừng lại của thời gian văn hóa, để bảo tồn nó như một loại vườn địa đàng thanh khiết thường trụ trong thế giới hiện đại hóa nhanh chóng của chúng ta. Như nhà nhân loại học quá cố Graham E. Clarke một lần đã bình luận: “Ở phương Tây, truyền thống Tây Tạng đôi khi ban phúc sung sướng, và trở thành một biểu tượng tâm linh, tất cả những điều ấy lạc lõng trong nền văn minh công kỷ nghệ.”

Nhiều người Tây Tạng phản đối ý kiến rằng họ nên sống một đời sống khắc nghiệt, cổ lổ xỉ đơn giản bởi vì một số nhà hoạt động ở phương Tây không thích ý tưởng về việc người Tây Tạng bị đẩy tới đời sống hiện đại.

Một viên chức tại Trung Tâm Nghiên Cứu Trung Hoa – Tây Tạng học ở Bắc Kinh nói với tôi: “Những người sống trong thoãi mái nhất luôn luôn muốn Tây Tạng tiếp tục như thời Trung Cổ.” Ở Lhasa tôi thấy nhiều người trẻ Tây Tạng nhiệt tình trong những trang sức hiện đại: họ uống bia, hội họp, mua sắm trong những cửa hàng Nike, cưỡi những xe mô tô (nhưng không hẳn ở trong tổ chức đó).

Nói chuyện với những người Tây Tạng – đôi khi một cách cởi mở trong những cửa hàng bazaar hay trong những quán bar, lúc khác trong những cuộc đàm thoại thì thầm trong những góc của những chùa viện – tôi cảm nhận ấn tượng rằng họ không vui gì về việc bị những người ở Bắc Kinh làm chủ hay bị hô hào thương hại bởi những người phương Tây. Tôi cảm thấy rằng mọi việc sẽ cải thiệnTây Tạng một khi những người Tây Tạng xua tan hết cả những áp lực ngoại tại này.

Brendan O’Neill, a journalist based in London, is the editor of spiked, an online publication.

Free Tibet from China – and the West, too

Tuệ Uyển chuyển ngữ - 01/08/2010

http://www.visitchn.com/2010/07/free-tibet-from-china-–-and-the-west-too.html

Tạo bài viết
25/08/2013(Xem: 31466)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: