Thông cáo báo chí số 4, 04/01/2022: Về việc Phiên dịchẤn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam

06/01/20225:24 SA(Xem: 3665)
Thông cáo báo chí số 4, 04/01/2022: Về việc Phiên dịch và Ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam
Hội Đồng Hoằng Pháp

THÔNG TIN BÁO CHÍ — SỐ 4, 04/01/2022
Về Việc Phiên DịchẤn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam
 

Thừa tiếp sứ mệnh phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam còn dang dở của Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng được Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương của Viện Tăng Thống GHPGVNTN thành lập vào tháng 10 năm 1973, và được sự tán trợ của chư tôn đức Tăng, Ni và Cư sĩ trong Hội Đồng Hoằng Pháp, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ nhận lãnh di chúc từ đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ, nguyên Tổng Thư Ký Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng 1973, đã công bố việc thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời trong Đại Hội Hội Đồng Hoằng Pháp lần thứ nhất vào ngày 28 tháng 11 năm 2021 để tiếp tục công tác Phật sự phiên dịch Tam Tạng Thánh Điển.

Vào ngày 27 tháng 12 năm 2021, Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời đã có cuộc họp đầu tiên dưới sự chứng minh của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Chủ Tịch Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời và được điều hợp bởi Hòa Thượng Thích Như Điển, Chánh Thư Ký HĐPDLT, cùng chư tôn đức Tăng, Ni và Cư sĩ trong Hội Đồng. Cuộc họp đã thảo luậnquyết định các vấn đề liên quan đến việc phân công tiếp tục phiên dịch Tam Tạng và việc ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam.

Dựa vào các quyết định của cuộc họp đầu tiên của Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, chúng con/chúng tôi xin thông tri một số Phật sự quan trọng của Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời như sau.

I/ Phiên Dịch Bộ Thanh Văn Tạng:

Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời quyết định hoàn tất việc phiên dịchấn hành Bộ Thanh Văn Tạng trước tiên, được thực hiện trong 3 giai đoạn, với thời hạn 3 năm tính tới năm 2023.

Sau đó, Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời sẽ tiếp tục thực hiện việc phiên dịch các Kinh, Luật và Luận thuộc Bồ Tát TạngMật Tạng.

Sau đây là các Kinh, Luật và Luận thuộc Thanh Văn Tạng đã và đang được phiên dịch cũng như sẽ ấn hành trước.

A. Các Kinh, Luật và Luận đã phiên dịch xong:

1. Kinh:
Trường A Hàm,
Trung A Hàm,
Tạp A Hàm, và
Tăng Nhất A Hàm.

2. Luật:
Tứ Phần Luật,
Tứ Phần Tăng Giới Bổn,
Tứ Phần Luật Tỳ Kheo Ni Giới Bổn,
– Các phần Yết Ma…

3. Luận:
A Tì Đạt Ma Tập Dị Môn Túc Luận,
A Tì Đạt Ma Pháp Uẩn Túc Luận,
A Tì Đạt Ma Câu Xá Luận,
– Tạp Bộ (Lục Độ Tập Kinh).

B. Các Kinh, Luật và Luận đang tiếp tục phiên dịch:

– Biệt Dịch Tạp A Hàm,
Ma Ha Tăng Kỳ Luật,
– Di-sa-tắc bộ Hòa-hê Ngũ Phần Luật,
– Di-sa-tắc Ngũ Phần Giới Bổn,
A Tì Đạt Ma Phẩm Loại Túc Luận,
A Tì Đạt Ma Giới Thân Túc Luận,


A Tì Đạt Ma Thức Thân Túc Luận,
A Tì Đạt Ma Thi Thiết Túc Luận.

II/ Ấn Hành Bộ Thanh Văn Tạng:

Để tạo thắng duyên cho công việc ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam, Hội Đồng Hoằng Pháp, được sự tán thành của Hội Đồng Phiên Dịch Lâm Thời, đã quyết định thành lập “Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Phật Giáo Việt Nam” (Vietnam Great Tripitaka Foundation).

Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời quyết định từ nay tới trước Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2566, sẽ ấn hành một số các bộ Kinh A Hàm đã được dịch và duyệt xét xong. Hội Đồng cũng dự định sẽ hoàn tất việc ấn hành Bộ Thanh Văn Tạng vào năm 2023.

Phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam là sứ mệnh trọng đại chung của tất cả Tăng, Ni và Cư sĩ Phật tử Việt Nam. Vì vậy, sự hỗ trợ mọi mặt của chư tôn đức Tăng, Ni và Cư sĩ Phật tử cho công tác này là rất quan trọng.

Mọi thông tin liên quan đến công tác phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam của Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời xin kính mời chư tôn đức Tăng, Ni và Cư sĩ Phật tử vào thăm trang mạng www.hoangphap.org để biết thêm các chi tiết cập nhật.

Cầu nguyện công tác phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam được thành tựu viên mãn.

Mọi Phật sự liên quan Hội Đồng Hoằng Pháp, xin liên lạc về Văn Phòng Chánh Thư Ký, với các địa chỉ sau đây: 

– Hòa thượng Thích Như Điển, Chánh Thư Ký HĐHP, GHPGVNTN
Viên Giác Pagoda. Karlsruher Str. 6, 30519 Hannover, Germany
Website: www.hoangphap.org; Email: hdhp.ctk@gmail.com |Tel: +49 511 879 630

– Hòa thượng Thích Nguyên Siêu, Phó Thư Ký HĐHP, GHPGVNTN
Phật Đà Buddhist Temple, 4333 30th Street, San Diego, CA 92104, U.S.A. | Tel: (619) 283-7655

– Hòa thượng Thích Bổn Đạt, Phó Thư Ký HĐHP, GHPGVNTN
1002 Somerset Street, Ottawa, Ontario K1R 6R9 – Canada |Tel: (613) 231-2516

Cúng dường, yểm trợ các Phật sự của Hội Đồng Hoằng Pháp, xin liên lạc:

Thượng tọa Thích Tâm Hòa, Trưởng Ban Bảo Trợ HĐHP, GHPGVNTN
Phap Van Centre, 420 Traders Blvd., East Mississauga, Ontario L4Z 1W7 – Canada
Website: www.hoangphap.org; Email: hdhp.bbt@gmail.com | Tel: +1 905 712 8809   +1 519 587 2124

Về tin tức, thông cáo liên quan Phật sự của Hội Đồng Hoằng Pháp, xin liên lạc:

Thượng tọa Thích Nguyên Tạng, Trưởng Ban Báo chí & Xuất bản HĐHP, GHPGVNTN
Quảng Đức Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Website: www.hoangphap.org; Email: hdhp.bbc@gmail.com | Tel: +61 481 169 631

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
13/08/2024(Xem: 3152)
17/05/2024(Xem: 4026)
03/01/2024(Xem: 4574)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.