Trụ Trì Chùa Lá Sài Gòn Thăm Quận Cam, Vẽ Tặng Thư Pháp Mừng Xuân

09/02/20243:39 SA(Xem: 3270)
Trụ Trì Chùa Lá Sài Gòn Thăm Quận Cam, Vẽ Tặng Thư Pháp Mừng Xuân

TRỤ TRÌ CHÙA LÁ SÀI GÒN
THĂM QUẬN CAM, VẼ TẶNG THƯ PHÁP MỪNG XUÂN

 

QUẬN CAM -- Thầy là một nhà sư, một nhà thơ, một nhà giáo dục và là nhà từ thiện. Và cứ mỗi mùa Tết, Thầy Thích Nhuận Tâm lại ngồi viết thư pháp để tặng cho người yêu thích những dòng chữ mừng xuân. Năm nay, Hòa Thượng Thích Thông Hải, trụ trì Chùa Bảo Quang ở Garden Grove, đã mời Thầy Thích Nhuận Tâm tới vui xuân.

Cư sĩ Nguyên Giác đã tới Chùa Bảo Quang đảnh lễ Thầy Nhuận Tâm vào chiều hôm Thứ Năm 8/2/2024. Lúc đó, Thầy đang viết thư pháp tặng một số Phật tử. Theo lời Thầy cho biết, Thầy theo lời mời của Hòa Thượng Thích Thông Hải, Thầy tới để ngồi viết thư pháp tặng Phật tử trong ba ngày Tết tại:

Chùa Bảo Quang
713 N Newhope St,
Santa Ana, CA 92704

Thầy Thích Nhuận Tâm không xa lạ gì với đồng bào Quận Cam. Không phải chỉ vì thầy nổi tiếng là nhà thư pháp đang trụ trì Chùa Lá Gò Vấp. Cũng không phải chỉ vì Thầy đã mở nhiều lớp ở Chùa Lá để dạy nhiều ngoại ngữ -- Anh, Pháp, Nhật, Đức, Hàn… -- và trung bình mỗi năm có nhiều ngàn sinh viên ghi danh theo học. Cũng không phải chỉ vì Thầy nổi tiếng về tài làm thơ nhanh, cũng nhanh gần như Bùi Giáng, người mà Thầy Thích Nhuận Tâm xưng tụngsư phụ thi ca.

Thầy Thích Nhuận Tâm quen thuộc với cư dân Quận Cam vì Thầy đã nhiều lần tới viết thư pháp trong một số Hội Chợ Hè, Hội Tết. Và trong ba ngày Tết Giáp Thìn 2024, khi bạn tới Chùa Bao Quang, bạn sẽ gặp một nhà sư xứ Quảng gầy gò, ngồi vẽ thư pháp. Bạn có thể tới hỏi thăm về lớp học ngoạị ngữ từ thiện ở Chùa Lá. Bạn có thể tới hỏi về nghệ thuật làm thơ... và vân vân. Có biết bao nhiêu là chuyện để thăm hỏi khi gặp một nhà sư thi sĩ.

Đối với người làm thơ tại Sài Gòn, Thầy Thích Nhuận Tâm là một trong những người khởi động phong trào làm thơ và đọc thơ. Kỳ lạ, Thầy đã làm những sự kiện thi ca trong khi Hội Nhà Văn VN lúc đó, thời hơn một thập niên trước, còn chưa làm nổi… Thầy Nhuận Tâm lúc đó và một nhóm bạn thi sĩ tổ chức lễ hội "Thơ ơi, cùng chảy nhé" tại Thiền Viện Vạn Hạnh trong tháng 2—2009 vào dịp rằm tháng giêng Tết Kỷ Sửu.

Trong lễ hội "Thơ ơi, cùng chảy nhé" có góp mặt của nhiều nhà thơ, nhiều họa sĩ... và theo một bản tin chung tay góp sức với Đại đức Thích Nhuận Tâm, trụ trì chùa Lá, một người yêu thơ, say thơ rất mực làmột nhóm các họa sĩ Lê Triều Điển, Lê Kiệt, nhà thơ Nguyễn Tam Phù Sa...

.

Khi ghé thăm Quận Cam tháng 6/2017, Thầy kể với nhà báo Nguyên Giác rằng bản thân Thầy từng là sinh viên Miền Trung vào Sài Gòn du học, từng nằm bụi, nằm bờ, nhịn đói... nên khi có miếng đất trống ở Gò Vấp, được bạn cho vay tiền dựng chùa liền dựng thành ngôi chùa -- lúc đó là hoang vu, chung quanh là giang hồ, tội phạm -- để mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho sinh viên cần học.

Bản tin "Thầy Nhuận Tâm Thăm Cali, Kể Về Chùa Lá Dạy Ngoại Ngữ" trên Thư Viện Hoa Sen ngày 13/6/2017 ghi lời Thầy kể rằng lúc đầu thầy khởi tâm dạy tiếng Anh miễn phí, vì muốn đất nước phát triển, giới trẻ cần học tiếng Anh. Từ vài chục sinh viên ghi danh đầu tiên, sau 3 tháng, sinh viên ghi danh nhiều hơn. Vậy là, trong năm đầu tiên, có 500 em sinh viên học khóa 3 tháng. Năm thứ nhì có 2,000 em học. Và bây giờ, Chùa Lá đã có các lớp dạy nhiều ngoại ngữ -- Anh, Pháp, Nhật, Đức, Hàn… -- và trung bình mỗi năm có 30,000 em sinh viên ghi danh theo học.

Các khóa học chia ra 3 tháng, xoay vần theo thời khóa biểu từ sáng cho đến tới. Thầy Nhuận Tâm nói, không thiếu giáo viên, vì thầy cô tình nguyện dạy rất nhiều. Giáo viên ngoại quốc tình nguyện không lãnh lương, nhưng trong khóa 3 tháng, Chùa Lá phải nuôi 15 giáo viên ngoại kiều chi phí ăn 3 bữa và tiền nhà. Còn giáo viên người Việt, Chùa Lá trả lương tượng trưng từ 1 triệu tới 1.5 triệu/người/tháng. Nghĩa là, Thầy phải tìm bảo trợ, và phải vẽ thư pháp để gây quỹ duy trì các lớp ngoại ngữ.

Thầy Thích Nhuận Tâm nói, Thầy tuyệt nhiên không thuyết giảng  gì về Phật giáo, và Thầy cũng dặn dò các giáo viên là không nói gì về giáo lý nhà Phật. Lý do, dạy miễn phí để giúp các em thuần tuý là bất vụ lợi. Tuy nhiên, Thầy Thích Nhuận Tâm nói rằng Thầy dạy sinh viên đạọ lý dân tộc: kính trên, nhường dưới, lễ phép với thầy cô, và Thầy tổ chức những buổi từ thiện  hàng tháng ở vùng sâu, vùng xa để sinh viên thấy cảnh nghèo đất nước mới siêng học, và mới ý thức về vai trò trí thức trẻ phải chuyển đổi đất nước.

Thầy Thích Nhuận Tâm kể rằng có một em sinh viên phát nguyện là khi lãnh khoản lương đầu tiên là sẽ đem tới cúng cho Chùa Lá. Vậy rồi, em sinh viên đó, sau khi cầm khoản lương đầu, chạy xe liền về chùa, nửa chừng xe  hết xăng, đậu giữa đường... cô sinh viên không dám lấy tiền đó ra mua xăng, mới điện thoại gọi bạn tới để mượn tiền đổ xăng, rồi tới chùa cúng khoản tiền lương đầu tiên. Các thông tin về ngôi trường ngoại ngữ miễn phí có thể đọc ở trang web:

chualagovap.org.vn 

Và cũng có thể xem bằng cách vào YouTube.com và gõ "chùa lá gò vấp".

Lớp học ngoại ngữ miễn phí tại Chùa Lá - TP.HCM | Cafe sáng với VTV3



Và bây giờ, Thầy đang ở Quận Cam trong mấy ngày Tết Giáp Thìn để vẽ tặng thư pháp, tại:

Chùa Bảo Quang,
713 N Newhope St,
Santa Ana, CA 92704

nơi độc giả có thể tới bàn chuyện làm thơ với nhà sư cực kỳ thơ mộng này.

PHOTO:

p1_Thay Nhuan Tam_Thay Thong Hai_Nguyen giacTừ trái: nhà thơ, nhà thư pháp, nhà sư Thích Nhuận Tâm, HT Thích Thông Hải, cư sĩ Nguyên Giác

p2_Thay Nhuan Tam_viet thu phap cho 2 Phat tuThầy Thích Nhuận Tâm đang viết thư pháp cho 2 Phật tử chiều Thứ Năm 8/2/2024 tại Chùa Bảo Quang. Đứng sau lưng Thầy là nhà báo NG.





Tạo bài viết
13/08/2024(Xem: 3842)
17/05/2024(Xem: 4365)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…