Trước Thềm Năm Mới Tân Mão 2011 Tvhs Giới Thiệu 11 Quyển Sách Của Thầy Thích Nhật Từ

29/01/201112:00 SA(Xem: 51113)
Trước Thềm Năm Mới Tân Mão 2011 Tvhs Giới Thiệu 11 Quyển Sách Của Thầy Thích Nhật Từ


TRƯỚC THỀM NĂM MỚI TÂN MÃO 2011
TVHS GIỚI THIỆU 11 QUYỂN SÁCH CỦA THẦY THÍCH NHẬT TỪ

thichnhattu-2

Trước thềm năm mới Tân Mão 2011, Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen rất hân hạnh giới thiệu với quý độc giả 11 quyển sách của thầy Thích Nhật Từ được xuất bản trong năm 2010. Ước mong những quyển sách này sẽ đem lại nhiều điều bổ ích và an lạc cho chúng ta trong năm mới Tân Mão. Quý độc giả yêu sách, thích đọc sách trên giấy hơn là trên net có thể đến thỉnh tại chùa Giác Ngộ hay tìm mua tại các nhà sách trong địa bàn TP. HCM.

Thầy Thích Nhật Từ sinh năm 1969 tại Sài Gòn, xuất gia năm 1984 và thọ giới tỳ kheo năm 1988. Năm 1992, thầy trở thành trụ trì Chùa Giác Ngộgắn bó với ngôi chùa này cho đến nay. Năm 1994, thầy tốt nghiệp Đại học Sư phạm TP.HCM với bằng cử nhân Anh văn. Năm 1997, thầy hoàn thành cao học triết học tại Đại học Dehli, Ấn Độ. Năm 2001, ở tuổi 32, thầy được trường Đại học Allahabad trao bằng tiến sỹ triết học (D.Phil., in philosophy) và năm 2010 thầy được trường đại học Mahamakut, một trong hai trường đại học công Phật giáo ở Thái Lan, trao tặng bằng tiến sĩ danh dự (Doctorate Degree honoris causa). [Hình bên: thầy Thích Nhật Từ đang nhận bằng tiến sĩ danh dự.]

Khó có thể kể hết những cương vị thầy Nhật Từ đã và đang đảm nhận trong giáo hội. Nhưng nhắc đến thầy, ai cũng nhớ đến thành công của Đại lễ Phật Đản Vesak 2008, khi thầy là Trưởng Ban thư ký quốc tế. Ngoài ra, thầy còn giữ cương vị quan trọng là Hiệu phó Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM.

Thầy Thích Nhật Từ là một tăng sĩ trẻ, thuyết giảng trước đại chúng trên 2000 đề tài pháp thoại, được ghi âm và hình; viết nhiều sách và tham luận được in thành sách về nhiều chủ đề đạo và đời khác nhau. Thầy đã đi thuyết pháp nhiều nơi và ở độ tuổi 40, những gì thầy Thích Nhật Từ làm được thực sự là điều kỳ diệu. Nhìn vào con đường tu hànhhoằng pháp của thầy, dường như người ta thấy tương lai nền Phật giáo Việt Nam đang hứa hẹn nở rộ đầy triển vọng.

Trân trọng,

Ban Biên Tập
Thư Viện Hoa Sen

khongcokethu-biasmKHÔNG CÓ KẺ THÙ
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Thời Đại 2011

Trong kinh Pháp Cú đức Phật đã dạy: “Thắng thì thêm thù oán/ Bại chuốt lấy khổ đau/ Hơn thua đều xả bỏ/ Sống an lạc dài lâu”. Ôn lại vài lời Phật dạy để nhắc nhở nhau về cách tháo gỡ mọi tranh chấp, bất hạnh, mọi xung đột, nhằm chuyển hoá các mâu thuẫn và khổ đau giữa những người thân, giữa các cộng đồng, giữa mọi dân tộc trên thế giới. Làm được như thế thì hoà bình sẽ nở trong tâm mọi người và ở mọi nơi, nhờ đó hạt giống của thù hận và giết chóc được chuyển hoá đến tận cùng gốc rễ. “Không Có Kẻ Thù” chính là lời khuyến tấn để tiến đến đời sống hoà bình và an lạc...Xem tiếp: KHÔNG CÓ KẺ THÙ



hanhphuctrongtamtay-biasmHẠNH PHÚC TRONG TẦM TAY
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Phương Đông 2011

“Đứng núi này trông núi nọ” thuộc tâm lý phổ biến. Cái không có thì kỳ vọng, cái ta đang có thì hất hủi, bỏ đi, nghĩ rằng nó không có giá trị. Khi đối diện với cảnh già bệnh và hấp hối trước cái chết, hầu như đời sống con người rất mỏng manh, giả tạm, lúc đó chúng ta mới thấy sức khỏequý trọng hơn hết chứ không phải gia tài sự nghiệp. Từ vua, quan, khanh tước xuống người bình dân trong xã hội đều đến với cuộc đời này bằng hai bàn tay trắng. Khi vẫy chào cuộc đời, chúng ta cũng đi bằng hai bàn tay trắng. Càng luyến tiếc của cải gia tài sự nghiệp nhiều chừng nào thì càng bị trở ngại trong tái sinh chừng đó. Do đó, không có nhiều tài sản chưa hẳn là bất hạnh. Nếu biết cách, chúng ta vẫn có được những hạnh phúc bù đắp những gì ta không có. Hãy sống và nghĩ đến những điều thiết thực hằng ngày....Xem tiếp: HẠNH PHÚC TRONG TẦM TAY

 

hanhphucgiuadoithuong-biasmTủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
HẠNH PHÚC GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Phương Đông

Trong mưu cầu kế sinh nhai, những phương tiện thường lại đánh đồng với hạnh phúc, nhiều người đã vi phạm luật pháp, bỏ rơi đời sống đạo đức. Đó không được gọi là hạnh phúc. Hạnh phúc theo quan niệm Phật giáo phải gắn liền với đời sống đạo đức và sự chuyển hóa tâm linh. Bản chất của hạnh phúc liên hệ đến con đường trung đạo chứ không phải trải qua những nỗi khổ niềm đau để có được nó. Thời gian để đạt hạnh phúc lệ thuộc vào phương pháp và sự hành trì. Nếu đi đúng thì thời gian có thể rất ngắn, bằng ngược lại, có thể phải mất vài chục năm nhưng cũng chẳng đi tới đâu. Phương pháp hạnh phúc phải gắn liền việc thực hành bát chánh đạo, có lòng tin, sức khỏe, sự trung thực, siêng bỏ ác làm lành, và trí tuệ về sinh diệt của sự vật hiện tượng thì chúng ta mới có được giá trị an lạc trong đời sống hiện tại này....Xem chi tiết: HẠNH PHÚC GIỮA ĐỜI THƯỜNG - Thích Nhật Từ

 

doidep-trietlyvehanhphuchonnhan-biasmTủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
ĐÔI DÉP
TRIẾT LÝ VỀ HẠNH PHÚC HÔN NHÂN

Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Phương Đông

Trong nhiều năm thuyết giảng, thỉnh thoảng chúng tôi có cơ hội tư vấn hạnh phúc một cách bất đắc dĩ theo yêu cầu của Phật tử. Nhờ đó, chúng tôi đã đúc kết bản chất của một gia đình hạnh phúc lệ thuộc vào năm yếu tố, gọi là 5T: Tình, Tiền, Tâm, Thuận, Thương. .. ....Xem chi tiết ĐÔI DÉP, TRIẾT LÝ VỀ HẠNH PHÚC HÔN NHÂN - Thích Nhật Từ

 

 

conduonganvui-biasmTủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
CON ĐƯỜNG AN VUI
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Phương Đông

Đức Phật nói, nếu giữ tâm vững như hòn đảo trước phong ba bão táp của cuộc đời thì chúng ta sẽ có được chất liệu an vui, an vui về thái độ, tinh thần, cách sống và những điều kiện xung quanh mà ta đang có. Điều này đòi hỏi đến quá trình huấn luyện lâu dài.... ....Xem chi tiết CON ĐƯỜNG AN VUI - Thích Nhật Từ 

 


chuyenhoasanhan-biasmTủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
CHUYỂN HÓA SÂN HẬN
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Phương Đông

Kinh điển thường ví giận dữ như một cơn điên. Người điên cuồng không kiềm chế được ý thức nên hành vi, cử chỉ, việc làm gây thương tổn bản thân và người khác. Người giận dữ càng lưu giữ thái độ này lâu chừng nào thì sẽ chia chẻ mảnh đất tâm nhiều chừng đó.. ....Xem chi tiết CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Thích Nhật Từ

 



chuyenhoacamxuc-biasmTủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
CHUYỂN HÓA CẢM XÚC
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Thời Đại

Cảm xúc, trong tâm lý nhà Phật gọi là Vedana. Theo chữ Hán, chúng ta có thể dịch Vedana theo nghĩa như chữ “thọ”, có bản dịch là chữ “giác”, tức cảm giác. Còn trong tiếng Việt, Vedana, có ba nghĩa để dùng là cảm thọ, cảm giáccảm xúc.... ....Xem chi tiết CHUYỂN HÓA CẢM XÚC - Thích Nhật Từ

 



chetdivedau-thichnhattu-biasmTủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
CHẾT ĐI VỀ ĐÂU
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn

“Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn.... ....Xem chi tiết CHẾT ĐI VỀ ĐÂU - Thích Nhật Từ

 

 

timhieukinhbonmuoihaichuong-biasmTủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
TÌM HIỂU KINH BỐN MƯƠI HAI CHƯƠNG
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Thời Đại 2010

Tác phẩm được phân tích trong mối liên hệ giữa Kinh tạng Đại thừakinh điển Pàli. Hơn phân nửa số chương được đức Phật dạy cho người xuất gia về các phương châm hành đạo, chuyển hoá khổ đau, trao dồi tuệ giác để làm cẩm nang nhập thế. Số chương còn lại dạy cho cả hai giới Tăng Tục. Mỗi một chương tuy rất ngắn, nhưng ý nghĩa lại rất cô đọng, súc tích và rất sâu sắc.... ....Xem chi tiết KINH BỐN MƯƠI HAI CHƯƠNG - Thích Nhật Từ

 


doidiencaichet-biasm_0Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay
ĐỐI DIỆN CÁI CHẾT
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Thời Đại 2010

Dưới nhãn quan của Phật giáo, tác phẩm Đối Diện Cái Chết do Đại đức Thích Nhật Từ trình bày tại các đạo tràng ở Hoa Kỳ trong những năm gần đây đã phản ánh được phần nào về bản chất của cái chết. Chết không phải là hết, mà nó chỉ là một tiến trình chuyển đổi phức tạp của cả hai thể trạng tâm lývật lý. ... ....Xem chi tiết ĐỐI DIỆN CÁI CHẾT Thích Nhật Từ

 


khunghoangkinhtetoancauquacainhinphatgiaosmKHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU

QUA CÁI NHÌN PHẬT GIÁO

Thích Nhật Từ
Nhà Xuất Bản Hải Phòng 2009

Dựa trên nền tảng bốn chân lýhoạch định hai lớp nhân quả trong đạo Phật; thứ nhất, nhìn nhận bế tắc như một thực tại của xã hội bao gồm nhiều lĩnh vực kinh tế; thứ hai, nhằm giải quyết để tháo gỡ những bế tắc đó, chúng tôi xin trình bày dưới góc độ phác thảo về bức tranh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những giải pháp từ góc độ cái nhìn của Phật giáo.... ....Xem chi tiết KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU QUA CÁI NHÌN PHẬT GIÁO - Thích Nhật Từ





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ đã đến thăm Orange County và tổ chức buổi cơm chay "Gây Quỹ Xây Dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc" vào thứ bảy ngày 5/10/2024 tại trung tâm Sangha, 7641 Talbert Avenue, thành phố Huntington Beach....Kiều Mỹ Duyên có buổi phỏng vấn Hòa Thượng Thích Như Điển và Hòa Thượng Thích Thông Triết vào thứ hai ngày 7/10/2024 trên đài truyền hình VBS 57.6 cùng cô Thu Anh, chuyên viên địa ốc.
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.