Sư Cô Hương Nhũ Thuyết Pháp Tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Tp. Hồ Chí Minh

22/03/201112:00 SA(Xem: 40285)
Sư Cô Hương Nhũ Thuyết Pháp Tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Tp. Hồ Chí Minh


Sư Cô HƯƠNG NHŨ THUYẾT PHÁP

tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận TP. Hồ Chí Minh

 

Không phải ai trong chúng ta cũng biết được sự nhiệm mầu của hơi thở nếu như chưa từng ý thức về chính hơi thở của mình. “Hơi thở nhiệm màu” là chủ đềSư cô Thích nữ Hương Nhũ, giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh trình bày trong “Chương trình chuyên đề” được tổ chức tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận TP. Hồ Chí Minh, số 6 Bis, Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. HCM chiều ngày 19.03.2011 theo lời mời của nữ tu Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, tổng điều phối chương trình.

Tham dự buổi pháp thoại này có: Linh mục Luois Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng Ban Mục Vụ Hôn Nhân Gia Đình; Linh mục Phanxico Xavie Bảo Lộc – Trưởng Ban Đối Thoại Liên Tôn và các masoeur cùng hơn 200 tín hữu Ki-tô giáo thuộc nhiều lứa tuổi, thành phần trong xã hội.

Theo quan sát của người viết, ngay từ những giây phút đầu tiên, mọi người đã bị thu hút bởi sự trình bày linh hoạt, khúc chiết, sâu sắc của sư cô Hương Nhũ.

Chúng tôi nhận thấy sự ngạc nhiên, thích thú của những người trẻ tuổi lần đầu tiên được nghe và tiếp xúc với những điều mới mẻ của giáo lý Phật giáo.

Có nhiều người đã thực tập hơi thở vào, hơi thở ra ngay trong lúc nghe cô giảng, những người lớn tuổi hơn thì có vẻ suy tư chiêm nghiệm với vẻ tâm đắc.

 0huongnhu0_1

Toàn cảnh buổi pháp thoại tại Trung tâm Mục vụ TGP TP.HCM

Dường như họ đã bị chinh phục bởi khả năng biện tài và những mẩu chuyện vui nho nhỏ nhưng mang tính triết lý sinh độngsư cô Hương Nhũ diễn giải.

Bản thân tôi đã từng hành thiền nhiều năm nhưng qua bài giảng chợt sáng tỏ một điều mà bấy lâu nay mình đã không nhận ra khi nghe cô phân tích: “Chúng ta lo âu sợ hãi vì một hoàn cảnh nào đó thì ít, mà chính vì những phản ứng của chúng ta ứng với hoàn cảnh đó thì nhiều hơn”.

Những phản ứng ấy luôn có sự giặm mắm, thêm muối của chính chúng ta do cảm giác và sự mất chánh niệm làm cho vấn đề càng thêm bi đátmệt mỏi.

Do đó, thay vì lo lắng nóng giận bằng mọi cách để thay đổi các yếu tố bên ngoài thì tốt hơn chúng ta nên dành công sức để quán sát các phản ứng tâm lí của chính mình cùng với thực tập quán niệm hơi thở, ta sẽ dễ dàng buông xả được những lo lắng khổ đau giúp tâm ta an định hơn.

Sư cô đã chia sẻ cho mọi người phương pháp thực tập chánh niệm tỉnh giác để có an lạc hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại.

 0huongnhu0_2

Sư cô Thích Nữ Hương Nhũ thuyết giảng đề tài

“Hơi thở nhiệm mầu” tại Trung tâm Mục vụ TGP TP.HCM

0huongnhu0_3

Ít ham muốn (thiểu dục) bằng lòng với cuộc sống giản dị và lành mạnh (tri túc) để có thời giờ sống sâu sắc từng phút giây với hơi thở của sự sống hàng ngày và chăm sóc thương yêu mọi ngườibí quyết của hạnh phúc chân thật.

Thật kỳ diệu, sư cô chỉ sử dụng những ngôn từ đơn giản, dễ hiểu mà lại mang một nội dung sâu sắc của Tứ đếBát chánh đạo.

Những điều sư cô giảng được tỏa sáng từ trái tim thương yêu, với nụ cười thân thiện và giọng nói ấm áp khiến cả hội trường đã ngồi im phăng phắc lắng nghe tợ như dòng suối mát thấm sâu vào trong tâm thức của mọi người.

Sau 2 giờ đồng hồ nghe sư cô trình bày về hơi thở nhiệm mầu, phương pháp thực tập cũng như nêu rõ kết quả vi diệu của thiền tập mang đến, buổi nói chuyện kết thúc trong tiếng vỗ tay nhiệt thành và lời cảm ơn chân thành của masoeur Lan – người thay mặt cho tất cả tín hữu Ki tô giáo có mặt trong hội trường của buổi nói chuyện chuyên đề.

“Chúng tôi thật cảm động vì đã không còn ranh giới giữa tôn giáocon người khi sư cô đến với tất cả tình yêu thươngtrí tuệ để giúp cho chúng tôi hiểu nhiều hơn về thiền tập,” masoeur Lan phát biểu.

 0huongnhu0_5

Ban tổ chức cám ơn và tặng hoa

Các thanh niên, sinh viên, học sinh và các tín hữu Ki Tô giáo cũng bày tỏ lòng quý mến và sự ngưỡng mộ sư cô khi sau buổi giảng xin được cùng chụp ảnh lưu niệm. Nhiều em hỏi địa chỉ chùa sư cô để được đến học hỏi thêm.

Đặc biệt, Linh mục Bảo Lộc đã tiếp tục mời sư cô Hương Nhũ dành thời gian đến trao đổi pháp thoại riêng với các nữ tu Thiên chúa trong thời gian gần nhất.

 0huongnhu0_4

Linh mục Luois Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng Ban Mục Vụ Hôn Nhân Gia Đình;

Linh mục Phanxico Xavie Bảo Lộc – Trưởng Ban Đối Thoại Liên Tôn chăm chú theo dõi pháp thoại

Cô giáo Võ Thảo Linh tâm sự: “Qua buổi nói chuyện của Sư Cô Hương Nhũ tôi đã lãnh hội được rất nhiều điều. Hơi thở nhiệm màu là một đề tài rất hay và rất mới mẻ đối với người Công giáo chúng tôi. Cá nhân tôi sẽ cố gắng thực tập hơi thở để góp phần làm cho cuộc sống tâm linh của chúng tôi thăng tiến hơn và nhất là có thể đón nhận những nhiệm màu của cuộc sống!”

Em Nguyễn Thị Như Mai (nhân viên của chương trình chuyên đề tại Tổng giáo phận TPHCM) khi được hỏi cảm tưởng về pháp thoại của sư cô đã hồn nhiên đáp: “Em không biết nói gì chỉ cảm nhận rằng: Sư Cô chính là sự mầu nhiệm”.

Tôi không phải là người thường viết bài cho báo chí nhưng sự kiện này làm tôi xúc độngcảm phục Sư cô Hương Nhũ, cảm phục Ni giới Phật giáo Việt Nam.

Bài, ảnh Tuệ Minh Thái (Bến Cát – Bình Dương)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/01/2011(Xem: 49492)
Gần đây trên các báo chí Hoa Kỳ và trên cộng đồng mạng có đề cập đến nhiều về từ ngữ WOKE và có nhiều độc giả hỏi về ý nghĩa của từ này. Chúng tôi cũng không biết rõ về ý nghĩa và xuất xứ của từ này, nên có cuộc trò chuyện với AI (trí thông minh nhân tạo) như sau:
Theo Biên niên sử Urangkhathat (Phrathat Phanom), bảo tháp cất giữ 9 xá lợi xương bàn chân của Đức Phật. Khách du lịch đã tụ tập trên lối đi dạo ven sông ở Nong Khai để xem bảo tháp trong khi những người khác đi thuyền để quan sát cận cảnh. Mực nước sông rút dần cho thấy cấu trúc cổ xưa đang bị xói mòn do dòng chảy của sông Mekong, đang bào mòn lớp đá bên ngoài của tháp.
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai. Không phải đức Phật bằng xương bằng thịt đã đến hai lục địa đó lúc Ngài còn tại thế. Nhưng đó là một câu chuyện vô cùng thú vị về một hiện tượng lịch sử đã được sử sách nói đến cách nay cả ngàn năm.