Kinh Từ Bi (Metta Sutta)

20/09/201012:00 SA(Xem: 65436)
Kinh Từ Bi (Metta Sutta)

KINH TỪ BI (METTA SUTTA)
Thích Thiện Châu dịch

Nguyên nhân giảng kinh:

Thông thường trước khi nhập hạ, các tỳ kheo từ mọi nơi đến thăm viếng đức Thế Tôn và xin một đề mục hành thiền, trong đó có một nhóm 500 thầy tỳ kheo. Sau khi nhận đề mục, các vị tỳ kheo cùng nhau đi đến một khu rừng vắng thuộc dãy núi Himavantu để an cư và hành thiền. Hàng ngày, các thầy đi vào thôn làng gần đó để khất thực. Dân chúng trong làng hoan hỷ cúng dường và cung thỉnh các thầy nhập hạ tại khu rừng để họ có dịp cúng dường, thọ giớinghe Pháp.

Các thầy tỳ kheo thường hành thiền dưới các cội cây to lớn. Ban đầu chư thiên cư ngụ trên cây rất vui mừng và để tỏ lòng kính trọng chư tăng, họ đã tạm dời xuống mặt đất. Nhưng sau một thời gian, cuộc sống dưới mặt đất rất bất tiện nên họ đâm ra bực bội. Biết không thể nào chịu đựng được như vậy trong 3 tháng nên chư thiên đã tìm đủ mọi cách để xua đuổi các thầy tỳ kheo ra khỏi khu rừng. Họ đã biến hóa ra những hình ảnh ghê sợ, những âm thanh rùng rợn và các mùi hôi thối để làm nản lòng các thầy. Trước những cảnh tượng kinh hoàng, tâm của các thầy bắt đầu dao động, sợ hãi, và đâm ra mất ăn, mất ngủ, thân thể bệnh hoạn, ốm yếu, gầy mòn. Tinh thần không còn yên ổn để hành thiền. Do đó các thầy cùng nhau quay về Savatthi để xin đức Phật cho nhập hạ tại một nơi khác.

Đức Phật hỏi nguyên donhận thấy không có chỗ nào thích hợp hơn khu rừng, nên ngài khuyên các thầy nên trở về chỗ cũ và dạy cho các thầy bài kinh Từ Bi để tự bảo vệ khỏi sự quấy phá của chư thiên. Các thầy tuân lời và học thuộc lòng bài kinh này trước khi trở lại khu rừng.


Trên đường trở về cũng như khi đến nơi, các thầy đều tụng bài kinh này và tập rải tâm từ cho chư thiên khiến họ hoan hỷ nên họ không còn quấy phá các thầy nữa. Nhờ vậy mà các thầy sống yên ổn tu hành, tinh tấn hành thiền và đều đắc quả sau mùa an cư năm đó.

Chánh Kinh:

1. Ai khôn ngoan muốn tìm hạnh phúc
ước mong sống với an lành
Phải tài năng ngay thẳng công minh
Nghe lời phải dịu hiền khiêm tốn.

2. Ưa thanh bần dễ dàng chịu đựng
Ít bận rộn vui đời giản dị
Chế ngự giác quanthận trọng
Không liều lĩnh chẳng mê tục lụy.

3. Không chạy theo điều quấy nhỏ nhoi
thánh hiền có thể chê bai
Đem an vui đến cho muôn loài
Cầu chúng sinh thảy đều an lạc.

4. Không bỏ sót một hữu tình nào
Kẻ ốm yếu hoặc người khỏe mạnh
Giống lớn to hoặc loại dài cao
Thân trung bình hoặc ngắn, nhỏ, thô.

5. Có hình tướng hay không hình tướng
Ở gần ta hoặc ở nơi xa
Đã sanh rồi hoặc sắp sanh ra
Cầu cho tất cả đều an lạc.

6.Với ai và bất luận ở đâu
Không lừa dối chẳng nên khinh dễ
Lúc căm hờn hoặc khi giận dữ
Đừng mưu toan gây khổ cho nhau.

7. Như mẹ hiền thương yêu con một
Dám hy sinh bảo vệ cho con
Với muôn loài ân cần không khác
Lòng ái từ như bể như non.

8. Tung rải từ tâm khắp vũ trụ
Mở rộng lòng thương không giới hạn
Tầng trên, phía dưới và khoảng giữa
Không vuớng mắc, oán thù, ghét bỏ.

9. Khi đi, khi đứng, hoặc nằm ngồi
Hễ lúc nào tinh thần tỉnh táo
Phát triển luôn dòng chánh niệm này
lối sống đẹp cao nhất đời.

10. Đừng để lạc vào nơi mê tối
Đủ giới đức, trí tuệ cao vời
Và dứt bỏ lòng tham dục lạc
Được như thế thoát khỏi luân hồi.

(Dịch giả : Thích Thiện Châu)
Metta Sutta còn được dịch là Kinh Lòng Từ hay Kinh Tâm Từ, thuộc Kinh Tập (Sutta Nipata) của Tiểu Bộ Kinh
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/07/2016(Xem: 110143)
21/01/2015(Xem: 6277)
07/09/2011(Xem: 99828)
07/09/2011(Xem: 53687)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.