Kinh Sunita-Sutta

21/01/20153:18 SA(Xem: 6696)
Kinh Sunita-Sutta
Kinh Sunita-Sutta 
(Câu chuyện về người nghèo khổ Sunita)
Hoang Phong chuyển ngữ

tieubo-biaBài kinh này được chọn trong bộ kinh Theragatha mà kinh sách Hán ngữ gọi là Trưởng Lão Tăng Kệ, thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka). Trong chữ Theragatha thì tiền ngữ thera có nghĩa là "người xưa" hay "người đi trước", và hậu ngữ gatha có nghĩa là thi phú và nguyên chữ theragatha thì có nghĩa là "các bài thơ của người xưa". Kinh sách Hán ngữ gọi là Trưởng Lão Tăng Kệ, nhưng thiển nghĩ cách dịch này không được sát nghĩa lắm. Chữ Khuddaka thì có nghĩa là [các bài kinh] nhỏ.
 
Bài kinh hay đúng hơn là bài thơ Sunita này đã được Gabriel 'Jivasattha' Bittar, một người tu tập theo Phật Giáo Theravada và cũng là giáo sư tiến sĩ khoa học giảng dạy về môn "Tiến hóa chủng loại" (Phylology) tại các đại học Genève và Lausanne (Thụy Sĩ), dịch sang tiếng Pháp vào khoảng năm 1998. Bài kinh này cũng đã được một nhà sư Theravada người Mỹ là Thinassaro Bhikkhu dịch sang tiếng Anh năm 1994. Bản Việt dịch dưới đây được dựa vào cả hai bản dịch này. "Nhân Vật " Sunita cũng thấy nhiều lần nói đến trong kinh Jataka (Kinh về Tiền thân Đức Phật). 

Bàn dịch tiếng Pháp mang tựa là Le Témoignage de Sunita (Nhân chứng Sunita), bản dịch tiếng Anh mang tựa là Sunita the Outcast (Sunita một người thuộc giai cấp Tiện Dân). Các bài kinh trong Tiểu Bộ Kinh dường như tương đối ít được quan tâm đến hơn so với các kinh khác, có lẽ là vì khá đa dạng và không đồng đều, đôi khi quá ngắn (?), dầu sao thì cũng có nhiều bài rất sâu sắc và siêu việt. Một số kinh được trình bày dưới hình thức thơ (riêng trong tập Trưởng Lão Tăng Kệ đã có đến 264 bài thơ với tất cả là 1.291 tiết!). Hầu hết các bài kinh trong Tiểu Bộ Kinh thường có nguồn gốc rất xưa.

Sunita-Sutta 
(Theragatha. XII.2 - PTS ; Theragatha, 620-631)
 Câu chuyện về người nghèo khổ Sunita

Tôi sinh ra trong một gia đình thấp hèn,
Cực khổ, dăm bữa đói một bữa no.
Sinh sống với một nghề hèn mọn:
Quét dọn và nhặt hoa héo rơi xuống từ các bệ thờ (của những người Bà-la-môn).
Chẳng ai màng đến tôi, mọi người khinh miệt và hay rầy mắng tôi, 
Hễ gặp ai thì tôi cũng phải cúi đầu vái lạy.
Thế rồi một hôm, tôi được diện kiến Con Người ấy,
Một Con Người đã hoàn toàn Giác Ngộ.
Một đoàn tỳ kheo bước theo sau,
Người Siêu Phàm ấy đi vào thị trấn Ma Kiệt Đà (Magadha).
Tôi bèn vứt bỏ quang gánh (dùng để hốt rác), 
Chạy đến gần chắp tay và cúi đầu vái lạy.  
Nào ngờ, với tấm lòng ngập tràn từ bi
Con Người Siêu Phàm ấy đã vì tôi mà dừng lại.
Tôi bèn phủ phục dưới đôi chân Vị Thầy nhân từ
Lùi lại và đứng sang một bên,
Tôi bèn cất lời xin Con Người xứng đáng nhất trong thế gian này,
Hãy cho phép tôi được bước theo chân Ngài.
Và Vị Thầy từ binhân từ đó,
Với tất cả sự trìu mến, cất lời với tôi rằng:
"Này người tỳ kheo của ta, hãy bước đến bên cạnh ta!" 
Và như thế đó tôi được trở thành một người tu hành.
....
Theo lời dạy của Vị Thầy,
Tôi tìm nơi an trú trong một khu rừng hoang vắng,
Hầu có thể tu tập theo những lời chỉ dạy của Ngài.
....
[Một hôm] với nụ cười trên môi, Vị Thầy bảo với tôi rằng:
Với nghị lực và một tấm lòng tinh khiết,
Sống thanh đạm và luôn chủ động chính mình,
Ấy là cách giúp mình trở thành một con người cao cả,
Và mở ra cho mình con đường thánh thiện.


Vài lời ghi chú của người dịch

Những vần thơ thật đơn sơ, chân thậtcảm động này của bài kinh đã làm dậy lên những xúc cảm bàng hoàng và thật sâu xa khiến chính người chuyển ngữ cũng không sao kềm giữ được những nỗi niềm xao xuyến bùng lên trong lòng mình, nên dù có muốn cũng chẳng còn một lời nào để gửi gấm thêm. Chỉ ước mong rằng những vần thơ của bài kinh này có thể khơi động được chút từ bi nào đang ẩn chứa trong đáy tâm hồn của mỗi người trong chúng ta.


Bures-Sur-Yvette, 17.01.15
Hoang Phong chuyển ngữ


Bản dịch Việt của HT. Thích Minh Châu Bản dịch Anh của Tỳ Kheo Thanisaro 

620. Ta sanh nhà hạ tiện,
Nghèo khổ không đủ ăn,
Nghề ta rất hèn hạ,
Ta kẻ quét hoa rơi.

621. Ta bị người nhàm chán,
Miệt thị và khinh bỉ,
Hạ mình xuống thật thấp,
Ta kính lễ quần chúng.

622. Rồi ta thấy đức Phật,
Thượng thủ chúng Tỷ-kheo,
Bậc Đại Hùng vào thành,
Magadha tối thượng.

623. Ta quăng bỏ đòn gánh,
Đến gần để đảnh lễ,
Với lòng thương xót ta,
Bậc Thượng nhân đứng lại.

624. Lễ chân Đạo Sư xong,
Ta đứng liền một bên,
Ta xin được xuất gia,
Bậc tối thượng mọi loài.
Bậc Đạo Sư từ bi,
Từ mẫn khắp thế giới,
Nói: 'Hãy đến Tỷ-kheo',
Đại giới, ta thọ vậy.
Rồi ta sống trong rừng,
Một mình không biếng nhác,
Ta theo lời Đạo Sư,
Như bậc chiến thắng dạy.
Trong đêm canh thứ nhất,
Ta nhớ các đời trước,
Trong đêm canh chặng giữa,
Thiên nhãn ta thanh tịnh,
Trong đêm canh cuối cùng,
Ta phá khối si ám.
Khi đêm vừa mở rộng,
Rạng đông, trời ló rạng,
Đế Thích, Phạm Thiên đến,
Chấp tay đảnh lễ ta,
Đảnh lễ bậc Thượng sanh!
Đảnh lễ bậc Thượng nhân!
Ngài đoạn tận lậu hoặc,
Ngài xứng đáng cúng dường.
Bậc Đạo Sư thấy ta,
Đứng đầu chúng chư Thiên,
Nở ra một nụ cười,
Nói với ta nghĩa này.
Nhờ khổ hạnh, Phạm hạnh,
Nhờ tự chế, điều phục,
Nhờ vậy, là Phạm chí,
Đây, Phạm chí tối thượng.

http://thuvienhoasen.org/p15a6445/2/chuong-xii-pham-muoi-hai-ke


In a lowly family I was born,
poor, with next to no food.
My work was degrading:
I gathered the spoiled,
the withered flowers from shrines
          and threw them away.
People found me disgusting,
despised me, disparaged me.
Lowering my heart,
I showed reverence to many.
 
Then I saw the One Self-awakened,
arrayed with a squadron of monks,
the Great Hero, entering the city,
supreme, of the Magadhans.
Throwing down my carrying pole,
I approached him to do reverence.
He — the supreme man — stood still
          out of sympathy
          just
          for me.
After paying homage
to the feet of the teacher,
          I stood to one side
          & requested the Going Forth from him,
supreme among all living beings.
The compassionate Teacher,
sympathetic to all the world, said:
          "Come, monk."
That was my formal Acceptance.
 
Alone, I stayed in the wilds,
          untiring,
I followed the Teacher's words,
just as he, the Conqueror, had taught me.
 
In the first watch of the night,
          I recollected previous lives;
in the middle watch,
          purified the divine eye;
in the last,
          burst the mass of darkness.
 
Then, as night was ending
& the sun returning,
Indra & Brahma came to pay homage to me,
hands palm-to-palm at their hearts:
          "Homage to you, O thoroughbred of men,
          Homage to you, O man supreme,
          whose fermentations are ended.
          You, dear sir, are worthy of offerings."
 
Seeing me, arrayed with a squadron of devas,
the Teacher smiled & said:
          "Through austerity, celibacy,
          restraint, & self-control:
          That's how one is a brahman.
          He is a brahman supreme."


 




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/07/2016(Xem: 118620)
07/09/2011(Xem: 100670)
07/09/2011(Xem: 54422)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :