Thư Viện Hoa Sen

Chương 01-03

22/05/201012:00 SA(Xem: 18538)
Chương 01-03
Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TIỂU BỘ TẬP
Khuddhaka Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2543 - 1999

Kinh Phật Tự Thuyết (Udàna)
Mục Lục

Chương 01-03
Chương 1: Phẩm Bồ Đề
Chương 2: Phẩm Muccalinda
Chương 3: Phẩm Nanda

Chương Một

Phẩm Bồ Đề

(I) (Ud 1)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế TônUruvelà, trên bờ sông Neranjarà, dưới gốc cây Bồ đề, khi mới chứng Chánh Đẳng Giác. Lúc bấy giờ, Thế Tôn trong bảy ngày ngồi trong một thế ngồi kiết-già, thọ hưởng lạc giải thoát. Rồi Thế Tôn sau bảy ngày ấy, ra khỏi định ấy, trong đêm canh thứ nhứt, khéo thuận chiều tác ýDuyên khởi: "Do cái này có mặt, cái kia hiện hữu. Do cái này sanh, cái kia sanh. Tức là duyên vô minh, có các hành; duyên các hành, có thức; duyên thức, có danh sắc; duyên danh sắc, có sáu xứ; duyên sáu xứ, có xúc; duyên xúc, có thọ; duyên thọ, có ái; duyên ái, có thủ; duyên thủ, có hữu; duyên hữu, có sanh; duyên sanh, có già, chết, sầu bi khổ ưu não. Như vậy là sự tập khởi của khổ uẩn này".

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

1. Thật sự, khi các pháp,
Có mặt, hiện khởi lên,
Đối vị Bà-la-môn,
Nhiệt tâm hành thiền định,
Khi ấy, với vị ấy,
Các nghi hoặc tiêu trừ,
Vì quản tri hoàn toàn,
Pháp cùng với các nhân.
(II) (Ud 2)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn ở tại Uruvelà, trên bờ sông Neranjarà, dưới gốc cây Bồ-đề, khi mới chứng Chánh Đẳng Giác. Lúc bấy giờ Thế Tôn trong bảy ngày, ngồi trong một thế ngồi kiết-già thọ hưởng lạc giải thoát. Rồi Thế Tôn sau bảy ngày ấy, ra khỏi định ấy, trong đêm canh giữa, khéo nghịch chiều tác ýDuyên khởi: "Do cái này không có mặt, cái kia không hiện hữu. Do cái này diệt, cái kia diệt. Tức là, do vô minh diệt nên hành diệt; do hành diệt, nên thức diêt; do thức diệt, nên danh sắc diệt; do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt; do sáu xứ diệt nên xúc diệt, do xúc diệt nên thọ diệt, do thọ diệt, nên ái diệt; do ái diệt, nên thủ diệt; do thủ diệt, nên hữu diệt; do hữu diệt, nên sanh diệt; do sanh diệt, nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu não diệt. Như vậy là đoạn diệt của khổ uẩn này".

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này.

2. Thật sự khi các pháp,
Có mặt, hiện khởi lên,
Đối với vị Bà-la-môn,
Nhiệt tâm, hành thiền định,
Khi ấy, với vị ấy,
Các nghi hoặc tiêu trừ,
Vì đã biết hoàn toàn,
Sự tiêu diệt các duyên.
(III) (Ud 2)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế TônUruvelà, trên bờ sông Neranjarà, dưới gốc cây Bồ-đề, khi mới chứng Chánh Đẳng Giác. Lúc bấy giờ Thế Tôn trong bảy ngày, ngồi trong một thế ngồi Kiết-già, thọ hưởng lạc giải thoát. Rồi Thế Tôn, sau bảy ngày, ra khỏi định ấy, trong đêm canh cuối cùng, khéo thuận chiều và nghịch chiều tác ýduyên khởi: "Do cái này có mặt, cái kia hiện hữu. Do cái này sanh, cái kia sanh. Do cái này không có mặt, cái kia không hiện hữu. Do cái này diệt, cái kia diệt". Tức là duyên vô minh có các hành. Duyên các hành có thức... Duyên sanh, có già chết, sầu bi khổ ưu não. Như vậy là tập khởi của khổ uẩn này. Do đoạn diệt, ly tham, vô minh không có dư tàn, nên các hành diệt. Do các hành diệt, nên thức diệt... Như vậy là đoạn diệt của khổ uẩn này".

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

3. Thật sự khi các pháp
Có mặt, hiện khởi lên,
Đối với vị Bà-la-môn,
Nhiệt tâm hành thiền định,
Quét sạch các ma quân,
Vị ấy đứng, an trú,
Như ánh sáng mặt trời,
Chói sáng khắp hư không.
(IV) (Ud 3)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Uruvelà, trên bờ sông Neranjarà, dưới gốc cây bàng ajapala, khi mới chứng Chánh Đẳng Giác. Lúc bấy giờ, Thế Tôn trong bảy ngày ngồi trong một thế ngồi kiết-già, thọ hưởng lạc giải thoát. Rồi Thế Tôn sau bảy ngày ấy ra khỏi định. Có một Bà-la-môn thuộc dòng họ Huhunka, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên lời chào hỏi, sau khi nói lời chào hỏi thân hữu, rồi đứng một bên. Đứng một bên, Bà-la-môn ấy nói với Thế Tôn:

- Tôn giả Gotama, cho đến như thế nào là Bà-la-môn, và những pháp nào tác thành Bà-la-môn?

Thế Tôn sau khi biết được ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

4. Vị Bà-la-môn nào,
Loại trừ các ác pháp,
Không kiêu, không uế nhiễm,
Tự ngã khéo chế ngự,
Vệ-đà được thông đạt,
Phạm hạnh được viên thành,
Vị Bà-la-môn ấy,
Có thể nói lên được,
Lời Phạm ngữ đúng pháp,
Vị ấy ở đời này,
Không hề có mạn tâm
Bất cứ ở nơi nào.
(V) (Ud 3)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi (Xá-vệ) tại Jetavana (Kỳ-đà-lâm), khu vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Độc). Lúc bấy giờ, Tôn giả Sàriputta (Xá-lợi-phất), Tôn giả Mahàmoggallàna (Đại Mục-kiền-liên) Tôn giả Mahàkassapa (Đại Ca-diếp), Tôn giả Mahàkaccayàna (Đại Ca-chiên-diên), Tôn giả Mahàkotthita (Đại Câu-thi-la), Tôn giả Mahàkappina (Đại kiếp-tân-na), Tôn giả Mahàcunda (Đại-Thuần-đà), Tôn giả Anuruddha (A-na-luật-đà), Tôn giả Revata (Ly-bà-đà), Tôn giả Devadatta (Đề-bà-đạt-đa), Tôn giả Ananda (A-nan) đi đến Thế Tôn. Thế Tôn thấy các Tôn giả ấy từ xa đi đến, thấy vậy liền nói với các Tỳ-kheo:

- Này các Tỳ-kheo, các Bà-la-môn này đang đi đến. Này các Tỳ-kheo, các Bà-la-môn này đang đi đến.

Khi được nói vậy, một Tỳ-kheo, thọ sanh là Bà-la-môn, bạch Thế Tôn:

- Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là Bà-la-môn, và có bao nhiêu pháp, tác thành Bà-la-môn?

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

5. Sau khi loại ác pháp,
Ai thường hành chánh niệm,
Kiết sử đoạn, giác ngộ,
Những vị ấy ở đời,
Thật là Bà-la-môn.
(VI) (Ud 4)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Vương Xá, tại Trúc lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Lúc bấy giờ Tôn giả Mahakassapa trú ở hang Pipphali, đang bị bệnh rất khổ đau, bệnh trầm trọng. Rồi Tôn giả Mahàkassapa sau một thời gian, thoát khỏi bệnh ấy. Rồi Tôn giả Mahàkassapa thoát khỏi bệnh ấy, suy nghĩ như sau: "Ta hãy đi vào Vương Xá để khất thực ". Lúc bấy giờ, khoảng năm trăm Thiên nhân, đang cố gắng sửa soạn để Tôn giả Mahàkassapa nhận đựoc đồ ăn khất thực. Nhưng Tôn giả Mahàkassapa gạt bỏ năm trăm Thiên nhân ấy, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi vào Vương Xá để khất thực, đi ngang những con đường những con người nghèo, con đường những người ăn xin, con đường những người thợ dệt.

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

6. Ai sống không nhờ người,
Không được người biết đến,
Sống tự mình chế ngự,
An trú trên lõi cây,
Các lậu hoặc đã đoạn,
Sân hận được trừ diệt,
Vị ấy được Ta gọi,
Là vị Bà-la-môn.
(VII) (Ud 4)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Pàtali tại Ajakalàpaka, chỗ ở của Dạ-xoa Ajakalàpa. Lúc bấy giờ Thế Tôn đang ngồi ngoài trời, trong đêm tối đen, và trời mưa từng hột xuống. Rồi Dạ-xoa Ajakalàpaka muốn làm cho Thế Tôn sợ hãi, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, ba lần nói lên gần Thế Tôn tiếng gào thét của mình là Akkulopakkulo: "Này Sa môn, có con quỷ cho Ông ". Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy nói lên lời cảm hứng này:

7. Khi nào Bà-la-môn
Đối với pháp của mình,
Đã đạt được bờ kia,
Vị ấy vượt qua được,
Ác quỷ yêu ma này.
(VIII) (Ud 5)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ Tôn giả Sangamàji đã đi đến Sàvatthi để yết kiến Thế Tôn. Người vợ trước kia của Tôn giả Sangamàji nghe được tin Tôn giả Sangamàji đã đến Sàvattthi. Nàng liền dắt người con đi đến Jetavana. Lúc bấy giờ Tôn giả Sangamàji đang ngồi dưới gốc cây đề nghỉ ban ngày. Rồi người vợ trước đây của Tôn giả Sangamàji, đi đến Tông Giả Sangamàji, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sangamàji:

- Này Sa môn, hãy nuôi dưỡng tôi và đứa con nhỏ!

Khi nghe nói vậy, Tôn giả Sangamàji, giữ im lặng. Lần thứ hai, người vợ trước kia của Tôn giả Sangamàji nói với Tôn giả Sangamàji:

- Này Sa-môn, hãy nuôi dưỡng tôi và đứa con nhỏ!

Lần thứ hai, Tôn giả Sangamàji giữ im lặng. Lần thứ ba người vợ trước kia của Tôn giả Sangamàji nói với Tôn giả Sangamàji:

- Này Sa-môn, hãy nuôi dưỡng tôi và đứa con nhỏ!

Lần thứ ba, Tôn giả Sangamàji vẫn giữ im lặng. Rồi người vợ trước kia của Tôn giả Sangamàji đặt đứa nhỏ trước mặt Tôn giả Sangamàji rồi bỏ đi, nói rằng:

- Này Sa-môn, đây là đứa con trai của Sa-môn. Hãy nuôi dưỡng nó!

Tôn giả Sangamàji không có ngó đến đứa nhỏ ấy, cũng không nói gì. Rồi người vợ trước kia của Tôn giả Sangamàji sau khi đi không xa, ngó lui lại thấy Tôn giả Sangamàji không ngó đứa con nhỏ ấy, cũng không nói; thấy vậy liền suy nghĩ: "Sa môn này không muốn ngó đến người con ". Nàng liền trở lui lại, bồng lấy đứa con rồi ra đi. Thế Tôn với Thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, thấy cử chỉ thô bạo như vậy của người vợ trước kia của Tôn giả Sangamàji.

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết được ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

8. Không hoan hỷ, nàng đến,
Không sầu muộn, nàng đi,
Giải thoát khỏi ái phược,
Là Sangamàji
Ta gọi người như vậy,
Là vị Bà-la-môn.
(IX) (Ud 6)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Gayà, tại Gayasisa. Lúc bấy giờ, nhiều kẻ bện tóc, trong những đêm gió lạnh mùa đông, giữa những ngày mồng tám, trong thời tuyết rơi, đang lặn xuống và nổi lên trong nước, làm việc lặn xuống nổi lên, tưới nước và tế lửa, nghĩ rằng: "Với hành động này, được thanh tịnh ".

Thế Tôn thấy nhiều kẻ bện tóc ấy, trong những đêm gió lạnh mùa đông, giữa những ngày mồng tám, trong thời tuyết rơi, đang lặng xuống và nổi lên trong nước, làm việc lặn xuống nổi lên, tưới nước và tế lửa, nghĩ rằng: "Với hành động này, được thanh tịnh ".

Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

9. Thanh tịnh không có nước,
Ở đây nhiều người tắm,
Trong ai có chân thật,
Lại thêm có Chánh pháp,
Người ấy là Thanh tịnh,
Người ấy là Phạm chí.
(X) (Ud 6)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:

- Này Bàhiya. Ông không phải là A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán. Ông không có đạo lộ ấy, với đạo lộ này Ông có thể trở thành A-la-hán hay đang đi trên con đường đưa đến A-la-hán.

- Nhưng ai là những vị, trong thế giới này, với thế giới chư Thiên là những vị A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán?

- Này Bàhiya, có thành phố tên là Sàvatthi trên những quốc lộ phương Bắc. Tại đấy có Thế Tôn hiện đang trú, bậc A-la-hán. Chánh Đẳng Giác. Vị ấy là bậc A-la-hán và thuyết pháp đưa đến quả A-la-hán.

Rồi Bàhiya Dàruciriya, được Thiên nhân ấy thúc dục, đi ra khỏi Sappàraka, trong suốt đường trường, chỉ nghỉ một đêm, đi đến chỗ Thế Tôn đang trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, trong khu vườn Anàthapindika. Lúc bấy giờ nhiều Tỷ-kheo đang đi kinh hành giữa trời. Bàhiya Dàruciritya đi đến các Tỳ-kheo ấy, sau khi đến nói như sau:

- Thưa các Tôn giả, nay Thế Tôn, bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác ở đâu? Chúng tôi muốn được yết kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.

- Này Bàhiya, Thế Tôn đã đi vào giữa các nhà để khất thực.

Rồi Bàhiya Dàraciriva mau chóng ra khỏi Jetavana, đi vào Sàvatthi, và thấy Thế Tôn đang đi khất thực, khả ái, khởi lên tịnh tin, các căn an tịnh, tâm ý an tịnh, đạt được an chỉ, chế ngự tối thượng, giống như một con voi được điều phục, phòng hộ với các căn an tịnh. Thấy vậy, Bàhiya Dàruciriya liền đi đến Thế Tôn, sau khi đến, cúi đầu xuống chân Thế Tôn và bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con, Thiện Thệ hãy thuyết pháp cho con, nhờ vậy con có thể được hạnh phúc an lạc lâu dài.

Khi được nói vậy, Thế Tôn nói với Bàhiya Dàruciriya:

- Không phải thời, này Bàhiya, Ta đang khất thực.

Lần thứ hai Bàhiya Dàruciriya Bạch Thế Tôn:

- Thật khó biết, bạch Thế Tôn, là chướng ngại cho mạng sống của Thế Tôn, hay chướng ngại cho mạng sống của con. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con. Thiện Thệ hãy thuyết pháp cho con, nhờ vậy con có thể được hạnh phúc an lạc lâu dài.

Lần thứ hai, Thế Tôn nói với Màhiya Dàruciriya:

- Không phải thời, này Bàhiya, Ta đang khất thực.

Lần thứ ba, Bàhiya Dàruciriya bạch Thế Tôn:

- Thật khó biết... hạnh phúc lâu dài.

- Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ". Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.

Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bàhiya Dàruciriya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ. Thế Tôn sau khi thuyết cho Bàhiya Dàruciriya lời giáo giới tóm tắt này, liền ra đi. Thế Tôn ra đi không bao lâu, một con bò con húc chết Bàhiya Dàruciriya. Thế Tôn sau khi khất thực ở Sàvatthi xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi ra khỏi thành với nhiều Tỷ-kheo, thấy Bàhiya Dàruciriya bị chết, thấy vậy liền nói với các Tỳ-kheo:

- Này các Tỳ-kheo, hãy lấy thân xác Bàhiya Dàruciriya, đặt lên trên cái chõng, đem đi hỏa thiêu, rồi xây tháp lên trên. Này các Tỷ-kheo, một vị đồng Phạm hạnh với các Thầy đã qua đời!

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, sau khi đặt xác thân của Bàhiya Dàruciriya lên trên cái chõng, đem đi hỏa thiêu, xây dựng cái tháp cho vị ấy, rồi đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, thân xác của Bàhiya Dàruciriya đã được hỏa thiêu, tháp đã được xây dựng xong cho vị ấy. Sanh thứ cho vị ấy là gì? Đời sau vị ấy là gì?

- Này các Tỷ-kheo, Hiền trí là Bàhiya Dàruciriya đã hành trì tùy pháp, đúng pháp và không có phiền nhiễu Ta với những tranh luận về pháp. Này các Tỷ-kheo, Bàhiya Dàruciriya đã nhập Niết Bàn.

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

10. Chỗ nào nước và đất,
Lửa, gió không chấp trước,
Tại đây sao không chói,
Mặt trời không chiếu sáng,
Tại đây trăng không chiếu,
Tại đây u ám không,
Khi ẩn sĩ Phạm chí,
Tự mình với trí tuệ,
Thể nhập vào Chánh pháp,
Vị ấy được giải thoát
Khỏi sắc và vô sắc,
Khỏi an lạc, đau khổ.
Lời cảm hứng này được Thế Tôn thuyết giảng và tôi được nghe như vậy. [^]

Chương Hai

Phẩm Mucalinda

(I) (Ud 10)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế TônUruvela, trên bờ sông Neranjarà, dưới gốc cây Mucalinda, khi Ngài mới chứng Chánh Đẳng Giác. Lúc bấy giờ Thế Tôn, trong bảy ngày ngồi một thế ngồi kiết-già, thọ hưởng lạc giải thoát. Lúc bấy giờ, một cơn giông tố lớn trái mùa khởi lên và trong bảy ngày, trời mưa gió lạnh, bầu trời u ám. Rồi thần rắn Mucalinda ra khỏi chỗ ở của mình, với thân cuốn vòng quanh bảy vòng thân của Thế Tôn, và đứng thẳng, vươn cao các mang lớn trên đầu (Thế Tôn) với ý nghĩ: "Mong Thế Tôn khỏi lạnh! Mong Thế Tôn khỏi nóng! Mong Thế Tôn khỏi xúc chạm với ruồi, muỗi, gió, sức nóng, các loài bò sát ".

Rồi Thế Tôn sau bảy ngày ấy, ra khỏi định ấy. Rồi Mucalinda, vua các loài rắn, sau khi biết trời đã sáng tỏ, mây đã được thoát đi, cởi mở thân mình khỏi thân Thế Tôn, biến dạng thân sắc của mình, hóa hiện thân sắc một thanh niên đứng trước mặt Thế Tôn, chắp tay đảnh lễ Thế Tôn.

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

1. Viễn lyan lạc,
Với người biết tri túc,
Với người có nghe pháp,
Với người có chánh kiến
Không sân là an lạc,
Những ai ở trên đời,
Đối hữu tình chúng sanh
Biết tự chế, ngăn ngừa.
Ly thaman lạc,
Vượt các dục ở đời,
Ai nhiếp phục ngã mạn,
Đây an lạc tối thượng.
(II) (Ud 10)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, nhiều vị Tỳ-kheo, sau bữa ăn, đi khất thực trở về, ngồi họp tại hội trườong, và câu chuyện này được khởi lên:

"Này chư Hiền, giữa hai vị vua này, vua Seniya BimlisàraMagdha, và vua Pasenadi ở xứ Kosala, ai giàu có hơn, ai tài sản lớn hơn, ai kho tàng lớn hơn, ai quốc độ lớn hơn, ai xe cộ lớn hơn, ai sức mạnh lớn hơn, ai thần lực lớn hơn, ai uy lực lớn hơn? ". Rồi câu chuyện này giữa các Tỳ-kheo ấy chưa được chấm dứt.

Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến hội trường, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo, ở đây, nay các Thầy ngồi hội họp với câu chuyện gì? Và câu chuyện gì giữa chừng chưa chấm dứt giữa các Thầy?

- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con sau bữa ăn, đi khất thực trở về... câu chuyện này được khơi lên... ai uy lực lớn hơn " Câu chuyện này giữa chúng con, bạch Thế Tôn, chưa được chấm dứt thời Thế Tôn đã đến.

- Này các Tỷ-kheo, thật không thích đáng cho các Thầy, những thiện nam tửlòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, lại nói câu chuyện như vậy. Này các Tỳ-kheo, khi các Thầy hội họp với nhau, có hai việc cần phải làm: Đàm luận về Chánh pháp hay giữ sự im lặng của bậc Thánh.

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

2. Dục lạc gì ở đời,
Kể cả thiên lạc này,
Không bằng phần mười sáu,
Lạc do ái đoạn diệt.
(III) (Ud 11)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi tại Jetavana khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ một số đông đứa trẻ đang hành hạ con rắn với cây gậy, giữa Sàvatthi và Jetavana. Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào Sàvatthi để khất thực. Thế Tôn thấy giữa Sàvatthi và Jetavana nhiều đứa trẻ đang hành hạ con rắn với cây gậy.

Thế Tôn sau khi hiểu hết ý nghĩa này, ngay lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

3. Ai làm hại với trượng,
Kẻ tìm lạc cho mình,
Người ấy sau khi chết,
Không tìm được an lạc.
Ai không hại với trượng,
Kẻ tìm lạc cho mình,
Đời sau tìm được lạc.
(IV) (Ud 13)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường, tôn kính, nhận được các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Chúng Tăng cũng được cung kính, tôn trọng, đảnh lễ cúng dường, tôn kính, nhận được các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Nhưng các du sĩ ngoại đạo không được cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, tôn kính, không nhận được các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Các du sĩ ấy không kham nhẫn được việc ấy Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo được kính trọng. Khi nào gặp các Tỷ-kheo ở làng và ở trong rừng, họ dùng những lời nói không tốt lành, thô ác, mắng nhiếc, phỉ báng, công kích não hại các Tỷ-kheo. Rồi một số đông Tỷ-kheo, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỳ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, nay Thế Tôn được cung kính, tôn trọng... dược phẩm trị bệnh. Chúng Tỷ-kheo cũng được cung kính tôn trọng... dược phẩm trị bệnh nhưng các du sĩ ngoại đạo không được tôn kính, tôn trọng... dược phẩm trị bệnh. Rồi bạch Thế Tôn, các ngoại đạo du sĩ ấy không kham nhẫn được sự việc Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo được kính trọng... não hại chúng.

Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này.

4. Giữa làng, tại núi rừng,
Cảm thọ khổ và lạc,
Chớ quy về tự mình, 
Chớ quy về người khác,
Các xúc được cảm thọ,
Là do duyên sanh y,
Với vị không sanh y,
Do đâu, xúc cảm thọ.
(V) (Ud 13)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, một nam cư sĩ tên là Icchànanga-laka đi đến Sàvatthi vì một vài công việc phải làm. Nam cư sĩ ấy, sau khi làm công việc xong ở Sàvatthi, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với nam cư sĩ ấy đang ngồi một bên:

- Đã lâu rồi, này Nam cư sĩ, ông tạo nên cơ hội này, tức là đến đây!

- Bạch Thế Tôn, đã lâu rồi, con muốn yết kiến Thế Tôn. Nhưng con bị bận bịu lợi bởi những công việc phải làm này nên con không thể đi đến yết kiến Thế Tôn được.

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

5. Ai lão luyện Chánh pháp,
Được nghe nhiều Chánh pháp,
Không xem bất cứ gì
an lạc của mình.
Hãy xem, não hại thay,
Những ai có sở hữu,
Khiến cho con người này,
Bị trói buộc người khác.
(VI) (Ud 13)

Như vậy tôi nghe:

Một thời Thế TônSàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, thanh nữ trẻ Bà-la-môn, vợ của một du sĩ có thai sắp sinh. Vợ của du sĩ ấy nói với du sĩ:

- Này Bà-la-môn, hãy đi và đem dầu về. Tôi cần dùng khi sanh con!

Khi được nói vậy, du sĩ ngoại đạo nói với nữ du sĩ:

- Ở đâu, ta có thể đem dầu về cho nàng?

Lần thứ hai, nữ du sĩ nói với du sĩ:

- Này Bà-la-môn, hãy đi và đem dầu về. Tôi cần dùng khi sanh con!

Lần thứ hai du sĩ nói với nữ du sĩ:

- Ở đâu, ta có thể đem dầu về cho nàng?

Lần thứ ba, nữ du sĩ nói với du sĩ:

- Này Bà-la-môn, hãy đi và đem dầu về. Tôi cần dùng khi sanh con!

Lúc bấy giờ, tại một kho của vua Pasenadi nước Kosala, một Sa-môn hay Bà-la-môn có thể uống bơ hay dầu cho đến thỏa thích, nhưng không được mang đi. Người du sĩ ấy suy nghĩ: "Tại một kho của vua Pasenadi nước Kosala... không được mang đi. Vậy ta hãy đi đến nhà kho của vua Pasnadi nước Kosala, uống dầu cho đến thỏa thích, sau khi về đến nhà, mửa dầu ấy ra và ta cho nữ du sĩ dùng khi sanh con ". Rồi du sĩ ấy đi đến nhà kho của vua Pasenadi nước Kosala, uống dầu cho đến thỏa thích, sau khi về nhà không có thể mửa lên hay mửa xuống; có cảm thọ khổ đau, nhói đau, đau khốc liệt thống khổ, lăn lộn qua lại.

Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthi để khất thực. Thế Tôn thấy người du sĩ ấy cảm thọ khổ đau, nhói đau khốc liệt, thống khổ, lăn lộn qua lại. Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy nói lên lời cảm hứng này:

6. An lạc thay là người
Không có gì sở hữu,
Người chánh tri hiểu biết,
Không có gì sở hữu.
Hãy xem não hại thay,
Những ai có sở hữu,
Khiến cho con người này,
Bị trói buộc người khác.
(VIII) (Ud 14)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthaphindika. Lúc bấy giờ, con trai độc nhất của một nam cư sĩ, khả ái, đáng yêu bị mệnh chung. Rồi nhiều nam cư sĩ, với áo đẫm ướt, với tóc đẫm ướt, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với các cư sĩ ấy đang ngồi một bên.

- Này các Cư sĩ, sao các Ông, với áo đẫm ướt, với tóc đẫm ướt, lại đến đây, trong lúc quá sớm như vậy?

Khi được nói vậy, người cư sĩ ấy thưa với Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, người con trai độc nhất của con khả ái, khả ý đã mệnh chung. Do vậy chúng con với áo ướt đẫm, với tóc ướt đẫm đã đến đây trong lúc quá sớm!

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy nói lên lời cảm hứng này:

7. Bị khả ái, dễ thương
Trói buộcchi phối,
Rất nhiều chư Thiên chúng,
Và nhiều hạng con người
Đau khổ và héo mòn,
Bị thần chết nhiếp phục.
Ngày đêm không phóng dật,
Từ bỏ dung sắc đẹp,
Vị ấy đào gốc khổ,
Mồi nhử của ác ma,
Thật khó vượt qua được.
(VIII) (Ud 15)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Kundiyàya, trong rừng Kunditthàna. Lúc bấy giờ, Suppavàsà, con gái của vua xứ Koliya có thai đến bảy năm và nay bị đau đẻ đến ngày thứ bảy. Dầu nàng cảm giác những cảm thọ khổ đau, nhức nhối, khốc liệt, thống khổ, nàng vẫn duy trì ba niệm: "Thế Tôn thật là bậc Chánh Đẳng Giác, Ngài thuyết pháp để đoạn tận đau khổ này. Chúng đệ tử của bậc Thế Tôn ấy là khéo hành trì. Chúng hành trì để đoạn tận đau khổ này. Thật sự an lạc là Niết-bàn, tại đây khổ đau này không có mặt ". Rồi Suppavàsà, con vua Koliya gọi ngưòi chồng của mình:

- Này Phu quân, hãy đi đến Thế Tôn, sau khi đến nhân danh tôi, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm có ít bệnh ít não, khinh an khỏe mạnh, lạc trú và thưa: "-Bạch Thế Tôn, Suppavàsà con gái vua Koliya cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm có ít bệnh ít não, khinh an khỏe mạnh, lạc trú ". Rồi hãy nói như sau: "Bạch Thế Tôn, Suppavàsà, con gái vua Koliya, có thai đến bảy năm và nay bị đau đẻ đến ngày thứ bảy. Dầu nàng cảm giác những cảm thọ.... tại đấy khổ đau này không có mặt! "

- Thật là tốt lành.

Koliyaputta đáp lại Suppavàsà, con gái vua Koliya, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Koliyaputta bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, Suppavàsà, con vua Koliya, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn,.... lạc trú.... tại đấy khổ đau này không có mặt.

- Mong rằng Suppavàsà, con gái vua Koliya được an lạc, không bệnh, sanh đứa con không có bệnh hoạn. Với lời nói này của Thế Tôn, Suppavàsà, con gái Koliya, được an lạc không bệnh, đẻ đứa con trai không bệnh.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Koliyaputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi trở về nhà của mình. Koliyaputta thấy Suppavàsà, con gái vua Koliya, được an lạc, không bệnh, sanh đứa con trai không bệnh, thấy vậy liền suy nghĩ như sau: "Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay, thần lực và đại uy lực của Thế Tôn, khiến cho Suppavàsà con gái vua Koliya này, với lời nói của Thế Tôn được an lạc, không bệnh, sanh con trai không bệnh!". Nghĩ vậy, Koliyaputta hoan hỷ, thích thú, tâm sanh hỷ lạc. Rồi Suppavàsà, con gái vua Koliya, bảo người chồng mình:

- Hãy đi, này Phu quân, hãy đi đến Thế Tôn, sau khi đếnc nhân danh tôi, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và thưa: " - Bạch Thế Tôn, Suppavàsà, con vua Koliya, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, có thai đến bảy năm và nay bị đau đẻ đến ngày thú bảy. Nàng được an lạc, không bệnh và sanh đứa con trai không bệnh. Nay nàng muốn mời chúng Tỳ-kheo dùng cơm trong bảy ngày. Mong Thế Tôn hãy nhận lời thọ bảy bữa cơm của Suppavàsà với chúng Tỷ-kheo".

- Thật là tốt lành.

Koliyaputta đáp lại Suppavàsà, con gái vua Koliya, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Koliyaputta bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, Suppavàsà, con gái vua Koliya, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và nói như sau: Suppavàsà, có thai đến bảy năm... đau đẻ đến ngày thứ bảy. Nay nàng được an lạc, không bệnh và sanh đứa con trai không bệnh. Nay nàng muốn mời chúng Tỳ-kheo... với chúng Tỷ-kheo!

Lúc bấy giờ một nam cư sĩ khác đã mời chúng Tỷ-kheo với Thế Tôn là vị cầm đầu, ngày mai dùng cơm người cư sĩ ấy là người hộ trì cho Tôn giả Moggallàna. Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Mahà Mogallàna:

- Này Moggallàna, hãy đến người cư sĩ, sau khi đến, nói với người cư sĩ ấy như sau: "Này Hiền giả, Suppavàsà con của vua Koliya.. có thai đến bảy năm... đến ngày thứ bảy. Nay nàng được an lạc.. Nay nàng muốn mời chúng Tỷ-kheo... với chúng Tỷ-kheo. Hãy để cho Suppavàsà tổ chức bảy ngày cơm trước. Sau sẽ đến lượt người hộ trì cho người".

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn!.

Tôn giả Mahà Moggallàna vâng đáp Thế Tôn rồi đi đến người cư sĩ ấy, sau khi đến nói với người cư sĩ:

- Này Hiền giả Suppavàsà... Hãy để cho Suppavàsà con của Koliya tổ chức bảy ngày cơm trước, sau sẽ đến phiên Ông.

- Thưa Tôn giả, nếu Tôn giả bảo đảm cho con ba pháp về tài sản, về thọ mạng, về lòng tin, hãy để cho Suppavàsà, con gái của vua Koliya, tổ chức trước, rồi sau đến phiên con.

- Này Hiền giả, về hai pháp ta sẽ bảo đảm cho ông, về tài sản và về thọ mạng. Còn về lòng tin, thời ông phải tự bảo đảm!.

- Thưa Tôn giả, nếu Tôn giả bảo đảm cho con hai pháp, về tài sản và về thọ mạng, hãy để cho Suppavàsà, con gái vua Koliya, tổ chức bảy ngày con trước. Rồi sẽ đến phiên con.

Rồi Tôn giả Mahà Moggallàna, sau khi thuyết phục được người cư sĩ ấy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, cư sĩ ấy đã được con thuyết phục. Hãy để cho Suppavàsà, con gái vua Koliya, tổ chức bảy ngày cơm trước, sau sẽ đến phiên người cư sĩ ấy.

Rồi Suppavàsà, con gái vua Koliya, trong bảy ngày mời chúng Tỷ-kheo với Thế Tôn là bậc dẫn đầu, tự tay mời và làm cho thỏa mãn với những món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm và khiến cho đứa trẻ đảnh lễ Thế Tôntoàn thể chúng Tỷ-kheo. Rồi Tôn giả Sàriputta nói với đứa trẻ:

- Này Con, Con có kham nhẫn được không? Con có nuôi sống được không? Con có đau khổ gì không?

- Thưa Tôn giả, từ đâu con có thể kham nhẫn? Từ đâu con có thể nuôi sống? Từ đâu con không có đau khổ? Con đã sống bảy năm trong các ghè đầy máu!

Rồi Suppavàsà, con gái vua Koliya, nghĩ rằng: "Con ta đang nói chuyện với vị tướng quân về Pháp, hoan hỷ, tín thọ, với tâm hỷ lạc."

Rồi Thế Tôn nói với Suppavàsà, con gái vua Koliya:

- Này Suppavàsà. Con có muốn một người con trai khác như vậy không?

- Bạch Thế Tôn, con muốn có bảy người con trai như vậy!

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này,ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

8. Không vui, giả dạng vui,
Không ái, giả dạng ái,
Khổ đau, giả dạng lạc,
Nhiếp phục kẻ phóng dật.
(IX) (Ud 18)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế TônSàvatthi, tại Đông Viên, ngôi lầu của mẹ Migàra.

Mẹ Migàra có công việc liên hệ đến vua Pasenadi nước Kosala và vua Pasenadi nước Kosala chưa có quyết định về việc ấy. Rồi Visàkhà, mẹ của Migàra, vào buổi sáng sớm đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Rồi Thế Tôn nói với Visàkhà, mẹ của Migàra, đang ngồi một bên:

- Này Visàkhà, Bà từ đâu đi đến sớm như vậy?

- Bạch Thế Tôn con có công việc liên hệ đến vua Pasenadi nước Kosala... về việc ấy.

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

9. Mọi tùng thuộc là khổ,
Mọi chủ quyền là lạc,
Chung dùng làm não hại,
Trói buộc khó vượt qua.
(X) (Ud 18)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Anupiya tại rừng xoài. Lúc bấy giờ, Tôn giả Bhaddiya, con của Kàligodha, đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, đi đến ngôi nhà trống, và thường hay nói lên lời cảm hứng: "Ôi, an lạc thay! Ôi, an lạc thay! " Một số đông Tỳ-kheo nghe Tôn giả Bhaddiya, con của Kàligodha đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, thường nói lên lời cảm hứng: "Ôi, an lạc thay! Ôi an lạc thay! ". Nghe vậy, các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: "Không gì nghi ngờ chư Hiền, Tôn giả Bhaddiya con của Kàlighodha sống Phạm hạnh không có hoan hỷ, vì trước khi còn ở gia đình được hưởng an lạc nhà vua, vì Tôn giả nhớ đến an lạc ấy, nên khi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây... thường nói lên lời cảm hứng: "Ôi, an lạc thay! Ôi, an lạc thay! " Rồi một số đông Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Bhaddiya con của Kàligodha khi đi đến rừng... nói lên lời cảm hứng: "Ôi, an lạc thay! Ôi, an lạc thay! "... không có nghi ngờ gì nữa.. sống Phạm hạnh không có hoan hỷ... "Ôi, an lạc thay! Ôi, an lạc thay! ".

Rồi Thế Tôn bảo một Tỳ-kheo:

- Này Tỳ-kheo, hãy đi và nhân danh Ta nói với Bhaddiya, con của Kàligodha: "Thưa hiền giả, bậc Đạo sư gọi Hiền giả! ".

- Thưa vâng bạch Thế Tôn.

Vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, đi đến Tôn giả Bhaddiya, con của Kàligodha:

- Thưa Hiền giả, bậc Đạo sư gọi Hiền giả.

- Thưa vâng, Hiền giả.

Tôn giả Bhaddiya, con của Kàligodha, vâng đáp Tỷ-kheo ấy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Bhaddiya, con của Kàligodha, đang ngồi một bên:

- Có thật chăng, này Bhaddiya, Thầy đi đến khu rừng "... Ôi, an lạc thay! Ôi, an lạc thay! "?

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

- Do thấy mục đích gì đi đến khu rừng "... an lạc? ".

- Bạch Thế Tôn, thuở trước khi còn ở trong gia đình, được hưởng an lạc nhà vua, trong nội cung có đặt người khéo bảo vệ, ngoại nội cung có đặt người khéo bảo vệ; trong thành nội có đặt người khéo bảo vệ, ngoài thành có đặt người khéo bảo vệ. Trong nước cũng có đặt người khéo bảo vệ, ngoài nước cũng có đặt người khéo bảo vệ. Bạch Thế Tôn, con được bảo vệ phòng giữ như vậy, nhưng con vẫn sống sợ hãi, hồi hộp, run sợ, hoảng sợ. Nhưng nay con đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, đi đến ngôi nhà trống, con sống một mình, con sống không sợ hãi, không hồi hộp, không run sợ, không hoảng sợ, không rộn ràng, không hốt hoảng, lắng dịu, nhẹ nhàng, tâm như con thú rừng. Bạch Thế Tôn, do thấy mục đích như vậy, nên con khi đi đến khu rừng... con nói lên lời cảm hứng "... an lạc thay! ".

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này ngay trong lúc ấy nói lên lời cảm hứng này:

10. Với ai, trong nội tâm,
Không có lòng phẫn nộ,
Vượt qua hữu, phi hữu,
Vị ấy thoát sợ hãi,
An lạc, không sầu muộn,
Chư Thiên không thấy được.
[^]

Chương Ba

Phẩm Nanda

(I) (Ud 21)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana trong khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, một Tỷ-kheo ngồi không xa Thế Tôn, ngồi kiết già, lưng thẳng, chịu đựng sự đau đớn, kết quả của nghiệp về trước, nhói đau, cực khổ, thống khổ, chánh niệm, tỉnh giác, không có sầu não.

Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

1. Tỷ-kheo bỏ mọi nghiệp,
Tẩy sạch bụi làm trước,
An trú, không ngã sở,
Không cần nói với người.
(II) (Ud 21)

Như vầy tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn của ông Anàhapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Nanda, em của Thế Tôn, con của người dì, nói như sau với nhiều Tỷ-kheo: "Này các Hiền giả, tôi sống Phạm hạnh không có hoan hỷ, tôi không chịu nổi đời sống Phạm hạnh; sau khi bỏ học tập, tôi sẽ hoàn tục!" Một Tỷ-kheo khác đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, vị Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Nanda, em của Thế Tôn, con của người dì, nói như sau: "... Tôi sẽ hoàn tục ". Rồi Thế Tôn bảo một Tỷ-kheo:

- Này Tỷ-kheo, hãy đi và nhân danh Ta bảo Tỷ-kheo Nanda: "Hiền giả Nanda, bậc Đạo Sư gọi Hiền giả ".

- Thưa vâng, Bạch Thế Tôn.

Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, đi đến Tôn giả Nanda, sau khi đến nói với Tôn giả Nanda:

- Hiền giả Nanda, bậc Đạo Sư gọi Hiền giả!

- Thưa vâng, Hiền giả.

Tôn giả Nanda vâng đáp vị Tỷ-kheo ấy, đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Nanda đang ngồi một bên:

- Có thật chăng này Nanda, Thầy nói như sau với nhiều Tỷ-kheo: "Này các Hiền giả tôi sống Phạm hạnh không có hoan hỷ... tôi sẽ hoàn tục!".

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

- Nhưng này, không hoan hỷ cái gì, Thầy sống Phạm hạnh, khiến Thầy không chịu nổi sống Phạm hạnh, từ bỏ học tập, Thầy sẽ hoàn tục?

- Bạch Thế Tôn, khi con từ bỏ gia đình, một Thích ca nữ cô gái đẹp trong nước, với tóc chải mới nửa phần, ngó nhìn con và nói: "Quý tử hãy về gấp!" Bạch Thế Tôn, vì con không thể quên nàng, nên con sống Phạm hạnh không có hoan hỷ, con không có thể chịu nổi đời sống Phạm hạnh, sau khi từ bỏ học tập, con sẽ hoàn tục".

Rồi Thế Tôn cầm tay Tôn giả Nanda như người lực sĩ duỗi bàn tay dang co lại, hay co lại bàn tay đang duỗi ra, biến mất ở Jetavana, và hiện ra tại cõi trời Ba mươi ba. Lúc bấy giờ, khoảng năm trăm Thiên nữ đi đến để hầu hạ Thiên chủ Sakka, và họ được gọi là "có chân như chim bồ câu". Lúc bấy giờ Thế Tôn bảo Tôn giả Nanda:

- Này Nanda, Thầy có thấy năm trăm Thiên nữ này, có chân như chim bồ câu không?

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

- Này Nanda, Thầy nghĩ thế nào? Ai đẹp đẽ hơn, hay ai đáng ưa nhìn hơn, hay ai khả ái hơn, Thích ca nữ cô gái đẹp trong nước hay năm trăm Thiên nữchân như chim bồ câu này? ".

- Bạch Thế Tôn, ví như một con khỉ cái bị thương, tai mũi bị chặt đứt; cũng vậy là Thích ca nữ cô gái đẹp trong nước, nếu đem so sánh với năm trăm Thiên nữchân như chim bồ câu này, không thể ước lường so sánh, không bằng một phần nhỏ, không thể so sánh với chúng. Năm trăm Thiên nữ này đẹp hơn, dáng ưa nhìn hơn, khả ái hơn.

- Hãy hoan hỷ, này Nanda! Hãy hoan hỷ, này Nanda! Ta đền cho Thầy năm trăm Thiên nữchân như chim bồ câu ấy!

- Bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn đền cho con năm trăm Thiên nữchân như chim bồ câu, thời bạch Thế Tôn, con sẽ sống hoan hỷ trong đời sống Phạm hạnh.

Rồi Thế Tôn cầm cánh tay của Tôn giả Nanda, như người lực sĩ... đang duỗi ra, như vậy biến mất ở chư Thiên cõi trời Ba mươi ba, hiện raJetavana.

Các Tỷ-kheo được nghe: "Tôn giả Nanda, em Thế Tôn, con của bà dì sống Phạm hạnhmục đích Thiên nữ. Họ nói Thế Tôn có hứa đền cho năm trăm Thiên nữ với chân như chân chim bồ câu". Rồi các Tỷ-kheo bạn của Tôn giả Nanda, gọi Tôn giả Nanda là người làm thuê, là người buôn bán: "Tôn giả Nanda là người làm thuê, Tôn giả Nanda là người buôn bán. Vì mục đích Thiên nữ, Tôn giả Nanda sống Phạm hạnh. Thế Tôn có hứa đền cho năm trăm Thiên nữchân như chim bồ câu!" Rồi Tôn giả Nanda, bị bực phiền, tủi nhục, chán ngấy, bởi bị gọi là người làm thuê, là người buôn bán, sống một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, tự tin, không bao lâu, do mục đíchthiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình... vô thượng cứu cánh Phạm hạnh ấy, ngay trong hiện tại vị ấy tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy rõ biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không trở lui trạng thái này nữa". Tôn giả Nanda đã trở thành một vị A-la-hán.

Rồi một thiên nhân, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Đứng một bên, Thiên nhân ấy bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Nanda con trai của bà dì, do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng tri chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát.

Trí khởi lên nơi Thế Tôn: "Nanda, do đoạn trừ các lậu hoặc... vô lậu tâm giải thoát". Rồi Tôn giả Nanda, sau khi đêm ấy đã mãn, đi đến Thế Tôn, sau khi đảnh lễ Thế Tôn rồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên Tôn giả Nanda bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có hứa đền cho con năm trăm Thiên nữ với chân như chim bồ câu. Bạch Thế Tôn, con xin giải tỏa cho Thế Tôn lời hứa đền ấy.

- Này Nanda, với tâm cuả Ta, Ta rõ biết tâm của Thầy: "Do đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại... tuệ giải thoát". Lại nữa một Thiên nhân có báo cho Ta tin ấy: "Bạch Thế Tôn, Tôn giả Nanda... tuệ giải thoát". Vì rằng, này Nanda, tâm của Thầy được giải thoát khỏi các lậu hoặc không còn chấp thủ, nên Ta được giải thoát khỏi lời hứa này.

Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, chính trong lúc ấy, nó lên lời cảm hứng này:

2. Ai vượt khỏi bùn này,
Đè bẹp gai của dục,
Đạt được si đoạn diệt,
Vị Tỷ-kheo như vậy,
Không cảm thọ khổ lạc!
(III) (Ud 24)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, trong khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, khoảng năm trăm Tỷ-kheo do Yasoja dẫn đầu, đã đến Sàvatthi để yết kiến Thế Tôn. Các Tỷ-kheo mới đến ấy, trong khi chào thăm các Tỷ-kheo sở tại, sắp đặt sàng tọa, sửa soạn y bát, gây tiếng ồn ào to lớn. Thế Tôn bảo Tôn giả Ananda:

- Này Ananda, tiếng ồn ào to lớn này là gì, như các người đánh cá cướp giật cá?

- Bạch Thế Tôn, có năm trăm Tỷ-kheo này, dẫn đầuYasoja, đã đến Sàvatthi để yết kiến Thế Tôn. Các Tỷ-kheo mới đến ấy... gây nên tiếng ồn ào to lớn.

- Này Ananda, hãy nhân danh Ta nói với các Tỷ-kheo ấy: "Bậc Đạo Sư gọi các Tôn giả ".

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn, đi đến các Tỷ-kheo ấy, sau khi đến nói với các Tỷ-kheo ấy:

- Bậc Đạo Sư gọi các Tôn giả!

- Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Ananda, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo ấy đang ngồi một bên:

- Này các Tỷ-kheo, tiếng ồn ào to lớn này là gì, như các người đánh cá cướp giựt cá?

Tôn giả Yasoja bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, có năm trăm Tỷ-kheo này đã đến Sàvatthi để yết kiến Thế Tôn. Các Tỳ-kheo mới đến này... gây nên tiếng ồn ào to lớn.

- Này các Tỷ-kheo, hãy đi đi! Ta đuổi các Thầy, các Thầy không xứng đáng được sống gần Ta!

- Thưa vâng! Bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân hữu hướng về Ngài, dọn dẹp, sàng tọa, cầm lấy y bát, đi đến dân chúng Vajjì, tiếp tục bộ hành giữa dân chúng Vajjì rồi đi đến con sông Vaggamudà; sau khi đến, dựng lên chòi lá trên sông Vaggamudà, an cư mùa mưa tại chỗ ấy. Rồi Tôn giả Yasoja, sửa soạn an cư bảo các Tỳ-kheo:

- Thưa các Hiền giả, Thế Tôn đuổi chúng ta, vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chúng ta, vì khởi lên lòng từ mẫn đối với chúng ta. Này chư Hiền, chúng ta hãy sống cho thật đúng pháp, chúng ta sống như thế nào để Thế Tôn có thể hoan hỷ!

- Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tỷ-kheo vâng đáp Tôn giả Yasoja. Rồi các Tỷ-kheo ấy sống viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, và trong thời gian an cư, tất cả đều giác ngộ ba minh.

Rồi Thế Tôn, sau khi ở tại Sàvatthi cho đến khi vừa ý, liền bộ hành đi đến Vesàli, tiếp tục bộ hành đến Vesàli. Tại đấy, Thế Tôn trú ở Đại Lâm, tại ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Thế Tôn với tâm cuả mình tác ý đến tâm các Tỷ-kheo ở trên bờ sông Vaggumudà, gọi Tôn giả Ananda: "Như có hào quang, này Ananda, là phương này, như có ánh sáng, này Ananda, là phương này. Tại phương ấy, các Tỷ-kheo đang sống trên bờ sông Vagumudà. Thật là không nhàm chán cho Ta nếu được đi và tác ý đến phương ấy. Này Ananda, hãy gửi một sứ giả đến các Tỷ-kheo ở trên bờ sông Vaggumudà và nói: "Bậc Đạo sư cho gọi các Tôn giả! Bậc Đạo sư muốn gặp các Tôn giả!".

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Ananda vâng đáp Thế Tôn, đi đến một Tỷ-kheo, sau khi đến, nói với Tỷ-kheo ấy:

- Hãy đi, này Hiền giả, hãy đi đến các Tỷ-kheo ở trên bờ sông Vaggumudà; sau khi đến, nói với các Tỷ-kheo ấy như sau: "Bậc Đạo sư cho gọi các Tôn giả!".

- Thưa vâng, Hiền giả.

Vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Ananda, như một người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại hay co lại cánh tay đang duỗi ra, cũng vậy vị ấy biến mất ở ngôi nhà có nóc nhọn tại Đại Lâm, và hiện ra trước mắt các Tỷ-kheo ở trên bờ sông Vaggumudà. Rồi Tỷ-kheo ấy nói với các Tỷ-kheo ở trên bờ sông Vaggumudà:

- Bậc Đạo Sư gọi các Tôn giả! Bậc Đạo sư muốn gặp các Tôn giả.

- Thưa vâng, Hiền giả.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp vị Tỷ-kheo ấy, sau khi dọn dẹp sàng tọa, cầm y bát, ví như một nhà lực sĩ... co lại bàn tay đang duỗi ra, cũng vậy các Tỳ-kheo ấy biến mất ở trên bờ sông Vaggumudà,hiện raĐại Lâm, tại nhà có nóc nhọn, trước mặt Thế Tôn. Lúc bấy giờ Thế Tôn đang ngồi trong thiền định bất động. Các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: "Nay Thế Tôn đang an trú trong loại an trú nào?". Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: "Thế Tôn nay đang an trú trong loại an trú bất động".

Và tất cả các Tỷ-kheo ấy ngồi xuống trong định bất động.

Tôn giả Ananda khi đêm đã gần mãn, canh một đã gần qua, từ chỗ ngôi đứng dậy, đắp y vào một bên vai, chấp tay hướng đến Thế Tôn, và bạch Thế Tôn:

- Đêm đã gần tàn, canh một đã gần qua. Các Tỷ-kheo mới đến ngồi đã lâu. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy chào đón các Tỷ-kheo mới đến.

Được nghe nói vậy, Thế Tôn giữ im lặng. Lần thứ hai, Tôn giả Ananda, sau khi đêm đã gần mãn, canh giữa đã gần qua, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y vào một bên vai, chấp tay hướng đến Thế Tôn và Bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, đêm đã gần mãn. Canh giữa đã gần qua. Các Tỷ-kheo mới đến ngồi đã lâu. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy chào đón các Tỷ-kheo mới đến.

Lần thứ hai, Thế Tôn giữ im lặng. Lần thứ ba, Tôn giả Ananda, khi đêm đã gần mãn, canh cuối đã gần qua, rạng đông đã ló dạng, đêm đã có bộ mặt hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y vào một bên, chắp tay hướng về Thế Tôn, và bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, đêm đã gần mãn, canh cuối đã gần qua, rạng đông đã ló dạng, đêm đã có bộ mặt hoan hỷ, các Tỷ-kheo mới đến ngồi đã lâu... Thế Tôn hãy chào đón các Tỷ-kheo mới đến!

Rồi Thế Tôn xuất khỏi định ấy bảo Tôn giả Ananda:

- Nếu Thầy có hiểu biết, này Ananda, Thầy sẽ không nói như vậy. Này Ananda, Ta và năm trăm Tỷ-kheo này tất cả đang nhập định bất động.

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

3. Ai đã thắng gai dục,
Nắng, gia hại, trói buộc,
Vị ấy đứng bất động,
Như núi vững an trú,
Vị Tỷ-kheo như vầy,
Lạc khổ không dao động.
(IV) (Ud 27)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ Tôn giả Sàriputta ngồi không xa Thế Tôn bao nhiêu, ngồi kiết già lưng thẳng, đặt niệm trước mặt. Thế Tôn thấy Tôn giả Sàriputta ngồi không xa bao nhiêu, ngồi kiết già lưng thẳng, đặt niệm trước mặt, rồi sau khi biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng:

4. Như ngọn núi bằng đá,
Không động, khéo an trú,
Cũng vậy vị Tỳ-kheo,
Đoạn diệt được ngu si,
Như ngọn núi bằng đá,
Không có bị dao động.
(V) (Ud 27)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Maha Moggallàna ngồi không xa Thế Tôn bao nhiêu, ngồi kiết già lưng thẳng, nội tâm khéo an trú thân hành niệm. Thế Tôn thấy Tôn giả Maha Moggallàna ngồi không xa bao nhiêu, ngồi kiết-già lưng thẳng nội tâm khéo an trú thân hành niệm.

Rồi Thế Tôn, sau khi biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

5. Thân hành niệm an lập,
Sáu xúc xứ chế ngự,
Tỷ-kheo thường thiền định,
Tự chứng tri Niết Bàn.
(VI) (Ud 28)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Veluvana, chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Lúc bấy giờ, Tôn giả Pilindavaccha, thường hay gọi Tỳ-kheo với danh từ bần tiện. Rồi một số đông Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

- Tôn giả Pilindavaccha thường hay gọi các Tỷ-kheo với danh từ bần tiện.

Rồi Thế Tôn bảo một Tỷ-kheo:

- Hãy đi, này Tỷ-kheo, và nhân danh Ta, bảo Tỷ-kheo Pilindavaccha: "Này Hiền giả, bậc Đạo Sư gọi Hiền giả! ".

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn

Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn đi đến Tôn giả Pilindavaccha, sau khi đến nói với Pilindavaccha:

- Bậc Đạo Sư gọi Hiền giả!

- Thưa vâng, Hiền giả.

Tôn giả Pilindavaccha vâng đáp Tỷ-kheo ấy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Pilindavaccha đang ngồi một bên:

- Có thật chăng, này Vaccha. Thầy thường gọi các Tỷ-kheo với danh từ bần tiện?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

Rồi Thế Tôn sau khi tác ý đến đời sống trước của Pilindavaccha, liền bảo các Tỷ-kheo:

- Này, các Tỷ-kheo, chớ có bực phiền với Tỷ-kheo Pilindavaccha. Này các Tỷ-kheo, không phải vì trong lòng có sân hậnVaccha thường gọi các Tỷ-kheo với danh từ bần tiện. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo Vaccha trong năm trăm năm nối tiếp nhau đã sanh trong gia đình Bà-la-môn. Danh từ bần tiện đã lâu ngay được chứa chấp trong vị ấy. Do vậy, Vaccha thường gọi Tỷ-kheo với danh từ bần tiện.

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy nói lên lời cảm hứng này:

6. Trong ai không man trá,
Không mạn, tham đoạn tận,
Không ngã sở, không dục,
Phẫn nộ được trừ diệt,
Tự ngã thành mát lạnh
Vị ấy là Phạm chí,
Sa môn Tỷ-kheo.
(VII) (Ud 29)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Veluvana, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Lúc bấy giờ Tôn giả Mahakassapa, trú ở hang Pipphali, ngồi một thế ngồi kiết-già trong bảy ngày, sau khi nhập vào một loại thiền định. Rồi Tôn giả Mahakassapa, sau bảy ngày, xuất khỏi định ấy, Tôn giả Mahakassapa, sau khi xuất khỏi định ấy, suy nghĩ như sau: "Ta hãy đi vào Ràjagaha để khất thực! ". Lúc bấy giờ năm trăm chư Thiên đang cố gắng lo cho Tôn giả Mahakassapa được đồ ăn khất thực. Rồi Tôn giả Mahakassapa sau khi khước từ năm trăm Thiên nhân ấy, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, vào Ràjagaha để khất thực

Lúc bấy giờ, Thiên chủ Sakka muốn cúng dường đồ ăn khất thực cho Tôn giả Mahakassapa, hóa thân làm người thợ dệt đang dệt chỉ Sujàta, thiếu nữ Asura đang làm cho đầy cái thoi. Rồi Tôn giả Mahakassapa, sau khi đi từng nhà khất thựcRàjagaha, đi đến trú xứ của Thiên chủ Sakka. Thiên chủ Sakka thấy Tôn giả Mahakassapa từ xa đi đến, sau khi thấy, liền ra khỏi nhà, tiếp đón, lấy bát từ nơi tay cầm đem vào nhà, bới cơm từ nơi nồi, đựng đầy bát và đưa lại cho Tôn giả Mahakassapa. Đồ ăn khất thực ấy gồm có nhiều loại canh, nhiều loại món ăn, nhiều loại gia vị, món ăn trộn lẫn với nhau

Rồi Tôn giả Mahakassapa suy nghĩ: "Ai là chúng sanh này, lại có thần lực uy lực như vậy? ". Rồi Tôn giả Mahakassapa suy nghĩ: "Chính là Thiên chủ Sakka", sau khi biết vậy, nói với Thiên chủ Sakka:

- "Này Kosiya, chính Ông đã làm sự việc này. Chớ làm như vậy nữa!".

- Thưa Tôn giả Kassapa, mục đích của chúng tôi là được phước. Điều chúng tôi cần làm là được phước.

Rồi Thiên chủ Sakka, sau khi đảnh lễ Tôn giả Mahakassaspa, thân phía hữu hướng về Ngài, bay lên trên hư không, và ở giữa hư không nói lên ba lần cảm hứng: "Ôi, bố thí tối thượngbố thí khéo an trú vào Kassapa! Ôi, bố thí tối thượngbố thí khéo an trú vào Kasapa! ".

Thế Tôn với Thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân nghe giữa hư không Thiên chủ Sakka nói lên ba lần lời cảm hứng: "Ôi, bố thí tối thượngbố thí khéo an trú vào Kassapa! Ôi, bố thí tối thượngbố thí khéo an trú vào Kassapa!.

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

7. Vị Tỷ-kheo khất thực,
Tự sống không nhờ người,
Chư Thiên thương vị ấy,
Thường an tịnh chánh niệm.
(VIII) (Ud 30)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, nhiều Tỷ-kheo sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, ngồi hội họp tại rạp tròn có cây karericâu chuyện sau đây được khởi lên: "Tỷ-kheo đi khất thực, thưa các Hiền giả, thỉnh thoảng mắt được thấy sắc khả ái, thỉnh thoảng tai được nghe tiếng khả ái, thỉnh thoảng mũi được ngửi hương khả ái, thỉnh thoảng lưỡi được nếm khả ái, thỉnh thoảng thân được cảm giác xúc khả ái.

Thưa các Hiền giả, Tỷ-kheo khất thực được cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, tôn kính khi đi khất thực. Vậy này chư Hiền, chúng ta hãy là ngưòi đi khất thực, thỉnh thoảng, mắt chúng ta được thấy sắc khả ái, thỉnh thoảng tai chúng ta được nghe tiếng khả ái, thỉnh thoảng mũi chúng ta được ngửi hương khả ái, thỉnh thoảng lưỡi chúng ta được nếm vị khả ái, thỉnh thoảng thân chúng ta được cảm giác xúc khả ái. Chúng ta cũng được cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, tôn kính khi chúng ta sẽ đi khất thực". 

Câu chuyện này giữa các Tỷ-kheo ấy chưa được nói xong, thì Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiền định đứng dậy, đi đến rạp tròn có cây kareri, sau khi đến ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo, này các Thày ngồi ở đây nói câu chuyện gì? Và câu chuyện gì giữa các Thầy chưa được nói xong?

- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con sau bữa ăn, sau khi đi khất thực trở về, chúng con ngồi hội họp tại rạp tròn có cây kareri, và câu chuyện sau đây được khởi lên giữa chúng con: "Tỷ-kheo đi khất thực, thưa các Hiền giả, thỉnh thoảng mắt được thấy sắc khả ái... chúng ta cũng được cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường, tôn kính, khi chúng ta sẽ đi khất thực ". Bạch Thế Tôn đây là câu chuyện giữa chúng con chưa được nói xong thì Thế Tôn đến.

- Này các Tỳ-kheo, chuyện này thật không xứng đáng cho các Thầy, là những thiện nam tử, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, khi các Thầy nói lên câu chuyện như vậy. Khi các Thầy ngồi hội họp với nhau, này các Tỷ-kheo, có hai công việc cần phải làm: Nói pháp hay giữ im lặng của bậc Thánh!.

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

8. Vị Tỷ-kheo khất thực,
Tự sống không nhờ người,
Chư Thiên thương vị ấy,
Nhưng nếu Tỷ-kheo ấy,
Y tựa vào danh vọng,
Chư Thiên không có thương.
(IX) (Ud 31)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế TônSàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ nhiều Tỷ-kheo... (như kinh trên)... câu chuyện này khởi lên: "Này chư Hiền, ai biết nghề gì? Ai học tập nghề gì? Nghề gì là tối thượng? " 

Ở đây, một số người nói như sau: "Huấn luyện voi là nghề tối thượng". Một số người nói như sau: "Huấn luyện ngựa là nghề tối thượng". Một số người nói như sau: "Làm xe là nghề tối thượng." Một số người nói như sau: "Nghề bắn cung là nghề tối thượng". Một số người nói như sau: "Nghề đao kiếm là nghề tối thượng". Một số người nói như sau: "Nghề ấn hiệu là nghề tối thượng". Một số người nói như sau: "Nghề tính toán là nghề tối thượng". Một số người nói như sau: "Nghề ước lượng là nghề tối thượng". Một số người nói như sau: "Nghề viết bài là nghề tối thượng". Một số người nói như sau: "Nghề làm thơ là nghề tối thượng". Một số người nói như sau: "Nghề phỏng đoán các nguyên nhân tự nhiên là nghề tối thượng". Một số người nói như sau: "Nghề điều khiển bộ máy quốc gia là nghề tối thượng". Đây là câu chuyện xảy ra giữa chúng con chưa được nói xong. 

Rồi Thế Tôn vào buổi chiều... (Xem III,8...) chưa được nói xong... "Ở đây, bạch Thế Tôn... khởi lên: "Này hiền giả ai biết nghề gì... nghề điều khiển bộ máy quốc gia là nghề tối thượng ". Bạch Thế Tôn đây là câu chuyện xảy ra giữa chúng con chưa được nói xong, thì Thế Tôn đã đến".

- Này các Tỷ-kheo, chuyện này thật không xứng đáng cho các Thầy... khi các Thầy ngồi hội họp với nhau, có hai công việc cần phải làm: Nói pháp hay giữ im lặng của bậc Thánh.

Rồi Thế Tôn sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

9. Ai sống không nghề nghiệp,
Nhẹ nhàng, muốn lợi ích,
Các căn được chế ngự,
Toàn diện được giải thoát,
Không nhà, không ngã sở,
Không dục, giết ác ma,
Vị Tỷ-kheo như vậy,
Sống cô độc một mình.
(X) (Ud 32)

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn trú ở Uruvelà, trên bờ sông Neranjara, dưới gốc cây Bồ-đề, khi mới thành Chánh giác. Lúc bấy giờ Thế Tôn trong bảy ngày ngồi một thế ngồi kiết già, hưởng thọ giải thoát lạc. Rồi Thế Tôn, sau bảy ngày ấy, từ định ấy xuất khởi, nhìn đời với Phật nhãn, thấy các chúng sanh bị thiêu đốt với nhiều loại thiêu đốt, bị nhiệt não bởi nhiều loại nhiệt não, bởi tham, bởi sân, bởi si.

Rồi Thế Tôn, sau khi biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

10. Đời này bị thiêu đốt,
Chi phần bởi cảm xúc,
Tự mình nói rõ lên,
Chứng bệnh của chính mình,
Bởi vì nó nghĩ đến,
Do đó bị đổi khác,
Bị đổi khác vi hữu,
Bị lệ thuộc vì hữu,
Đời này hữu chi phối,
Lại hoan hỷ với hữu,
Khi nào có hoan hỷ,
Ở đấy có sợ hãi,
Với ai có sợ hãi,
Đấy tức là đau khổ,
Chính do đoạn diệt hữu,
Phạm hạnh này được sống.
Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào đã tuyên bố rằng sự giải thoát khỏi hữu là do hữu. Ta nói rằng tất cả những vị ấy không giải thoát khỏi hữu.

Những Sa môn hay những Bà-la-môn nào đã tuyên bố rằng sự xuất ly khỏi hữu là do phi hữu, tất cả những vị ấy, Ta tuyên bố rằng chúng không nương tựa nơi hữu.

Do duyên sanh y, khổ này được sanh khởi. Chính do đoạn diệt tất cả sanh y, khổ khônghiện hữu.

11. Hãy xem đời rộng này,
Bị vô minh chi phối,
Các sanh loại được sanh,
Ưa thích được sanh khởi,
Không thoát được sanh hữu.
Với ai đốt sanh hữu,
Tất cả mọi thời, xứ,
Tất cả sanh hữu này,
Vô thường khổ biến hoại,
Như vậy, thấy như thật,
Với chơn chánh trí tuệ,
Hữu ái được đoạn tận,
Phi hữu ái hoan hỷ
Đoạn diệt ái hoàn toàn,
Ly tham, diệt, hoàn toàn,
Như vậy là Niết Bàn,
Tỷ-kheo ấy mát lạnh,
Không chấp thủ tái sanh,
Nhiếp phục được ma vương,
Trận chiến đã chiến thắng,
Vị Tỷ-kheo như vậy,
Vượt qua mọi sanh hữu.
Tạo bài viết
12/07/2016(Xem: 121380)
21/01/2015(Xem: 6831)
07/09/2011(Xem: 101031)
07/09/2011(Xem: 54653)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: