Những Niềm Tin Cao Quý Nhất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

14/03/20153:45 SA(Xem: 5580)
Những Niềm Tin Cao Quý Nhất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Những Niềm Tin Cao Quý Nhất, Kinh Tăng Chi Bộ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
The Best Kinds Of Faith, Anguttara Nikaya
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi 

Những Niềm Tin Cao Quý Nhất, Kinh Tăng Chi Bộ 

Nầy các Tỳ Kheo, có bốn niềm tin cao quý nhất. Bốn niềm tin đó là gì?

Nầy các Tỳ Kheo, trong tất cả mọi loài chúng sinh - dù là loài không có chân, loài hai chân, loài bốn chân, hoặc loài nhiều chân, có hình tướng hoặc không có hình tướng, có tri giác, hoặc không có tri giác, hoặc "không-phải"-có-tri-giác-"cũng-không-phải"-không-có-tri-giác" [103] - Đức Như Lai, Bậc A La Hán, Bậc Hoàn Toàn Giác Ngộ, được xem là bậc cao quý nhất. Những người đặt lòng tin vào Đức Phật là người có lòng tin cao quý nhất; và đối với những người có lòng tin vào sự cao quý nhất, thì họ sẽ hưởng được kết quả tốt đẹp nhất. [104]

Nầy các Tỳ Kheo, trong tất cả các sự vật có điều kiện, Con Đường Cao Quý Có Tám Phần (Bát Chánh Đạo) được xem là cao quý nhất. [105] Những người đặt lòng tin vào Con Đường Cao Quý Có Tám Phần (Bát Chánh Đạo) là người có lòng tin cao quý nhất; và đối với những người có lòng tin vào sự cao quý nhất, thì họ sẽ hưởng được kết quả tốt đẹp nhất.

Nầy các Tỳ Kheo, trong tất cả các sự vật có điều kiện hoặc không có điều kiện, sự không dính mắc được xem là cao quý nhất, đó là: sự đập nát mọi sự say mê, sự loại bỏ mọi sự khao khát, sự bứng bỏ gốc rễ của sự dính mắc, sự cắt đứt vòng sinh tử, sự hủy diệt ái dục, sự từ bỏ thú đau thương, và Niết Bàn. [106] Những người có lòng tin vào Giáo Pháp của sự không dính mắc là người có lòng tin cao quý nhất; và đối với những người có lòng tin vào sự cao quý nhất, thì họ sẽ hưởng được kết quả tốt đẹp nhất.

Nầy các Tỳ Kheo, trong các cộng đồng tôn giáo hoặc không tôn giáo, Tăng Đoàn Đệ Tử Của Đức Như Lai được xem là cao quý nhất, Tăng Đoàn nầy gồm có bốn cặp đệ tử cao quý, nghĩa là tám đệ tử cao quý; những đệ tử trong Tăng Đoàn Của Đức Thế Tôn nầy xứng đáng được nhận quà tặng, xứng đáng được khoản đãi, xứng đáng được cúng dường, xứng đáng được tôn kính đảnh lễ, và là ruộng phước công đức không ai sánh được trên thế gian. [107] Những người có lòng tin vào Tăng Đoàn là người có lòng tin cao quý nhất; và đối với những người có lòng tin vào sự cao quý nhất, thì họ sẽ hưởng được kết quả tốt đẹp nhất.

Nầy các Tỳ Kheo, đấy là bốn niềm tin cao quý nhất.

103. Những sinh vật "có hình tướng" (rūpino) là những chúng sinhthân thể trông thấy được; những sinh vật "không có hình tướng" (arūpino) là những chúng sinh trong bốn cõi không có hình tướng (cõi vô sắc), sinh vật không có thân thể. Những sinh vật "không có tri giác" (asaññino) là chúng sinh trong cõi mà thiếu kinh nghiệm ý thức; những sinh vật "không-phải"-có-tri-giác-"cũng-không-phải"-không-có-tri-giác" (nevasaññī-nāsaññino) là những chúng sinh trong cõi không có hình tướng (cõi vô sắc) thứ tư.  Chữ saññā, được dịch là "nhận thức", ở đây muốn diễn tả toàn bộ ý thức và các yếu tố liên hệ về tinh thần.

104. Aggo vipāko, tức là kết quả tốt nhất của thiện nghiệp.

105. Con Đường Cao Quý Có Tám Phần (Bát Chánh Đạo) gồm có tám yếu tố tinh thần phát sinh từ nguyên nhânđiều kiện, và do đó, chính là hiện tượngđiều kiện (saṅkhata). Mặc dù con đường nầy tốt nhất trong tất cả những trạng tháiđiều kiện, nhưng bởi vì còn có điều kiện nên trạng thái nầy vẫn còn tỳ vết. Trạng thái trên khác biệt, và thấp hơn so với Niết Bàn, vì Niết Bàntrạng thái không có điều kiện (asaṅkhata), do đó Niết Bàntrạng thái tốt nhất của tất cả mọi sự vật trên đời.

106. Tất cả những từ ngữ nầy đồng nghĩa với Niết Bàn, là trạng thái duy nhất không có điều kiện.

107. Nói về tám người cao quý:

Đức Phật thường nói về bốn giai đoạn chính của sự tỉnh thức, mà đỉnh cao nhất là sự giải thoát tâm, giúp cho tâm vững vàng, không ai lay chuyển được. Mỗi giai đoạn nầy lần lượt chia thành hai giai đoạn phụ: giai đoạn thứ nhất là giai đoạn của con đường (magga), khi người đệ tử thực hành sẽ hiểu rõ một quả đặc biệt; giai đoạn thứ hai là giai đoạn của quả (phala), khi người đệ tử thật sự đạt được sự tỉnh thức tương ứng với quả. Từ bốn cặp đệ tử, chúng ta có tám đệ tử, đây là những đệ tử cao quý trong Tăng Đoàn Của Đức Thế Tôn, và là "ruộng phước công đức không ai sánh được trên thế gian."

Bốn giai đoạn được phân biệt bởi tài năng của người đệ tử, người mà loại bỏ các chùm giây xiềng xích (saṃyojana), các sự ô nhiễm trong tâm, mà đã làm cho họ bị ràng buộc vào vòng sinh tử luân hồi. Giai đoạn đầu tiên của sự tỉnh thức được gọi là quả Nhập Lưu (sotāpatti). Khi đạt được quả nầy, các đệ tử hiểu biết Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế) hết sức rõ ràng giống như họ mới được biết lần đầu, và từ đó họ luôn luôn vào được "dòng suối Giáo Pháp" dẫn đến Niết Bàn. Bằng chứng của dòng Nhập Lưu là sự hủy diệt ba giây xiềng xích thô kém nhất: cái nhìn về thân (cái nhìn không đúng, chấp thân là thật); sự nghi ngờ về Đức PhậtLời Phật Dạy; và sự hiểu biết không đúng đắn về Giới Luật và sự phát nguyện. Khi đạt được quả Nhập Lưu, người đệ tử nầy không còn bị tái sinh vào cõi khổ đau, và ông chắc chắn sẽ đạt được chân lý tột cùng, trong thời gian từ một đến bẩy kiếp ở trong cõi người hay cõi trời.  

Giai đoạn tiếp theo của sự tỉnh thức là các vị Tư Đà Hoàn (sakadāgāmī), những người chỉ còn tái sinh một lần trong cõi người hoặc cõi trời với hình cầu giác quan (sense-sphere heavens, người trong cõi trời nầy hãy còn ham muốn nhục dục). Con đường của quả Nhất Lai không diệt trừ thêm giây xiềng xích nào, nhưng nó làm suy giảm lòng tham, sân, si, và mỗi khi lòng tham sân si phát sinh thì không thường xuyên và nhẹ nhàng. Con đường thứ ba, đó là các vị A Na Hàm (anāgāmī), những người nầy cắt đứt thêm hai giây xiềng xích, sự ham muốn nhục dục và sân hận, đó là những sợi giây chính yếu nối qua cõi trời với hình cầu giác quan. Vì lý do nầy, những vị A Na Hàm (giống như tên gọi, nghĩa là người-không-còn-trở-lại) không bao giờ trở lại cõi trời dục giới, mà họ tái sinh tự nhiên trong cõi trời cao sang, được gọi là Nơi Cư Trú Tinh Khiết (suddhāvāsa), và ở đó họ đạt quả Niết Bàn. Giai đoạn thứ tư và là giai đoạn cuối cùng của con đường là quả A La Hán (arahatta), người đạt được quả nầy, đã loại bỏ thêm năm giây xiềng xích tinh tế mà chúng vẫn còn tồn tại ở các vị A Na Hàm: sự ao ước đến được cõi có hình tướng, hoặc cõi không có hình tướng (cõi vô sắc), lòng ngã mạn, sự bồn chồn, và sự thiếu hiểu biết.

The Best Kinds Of Faith, Anguttara Nikaya


Monks, there are four best kinds of faith. What four?

Monks, among all living beings - be they footless or two-footed, with four feet or many feet, with form or formless, percipient, non-percipient or neither-percipient-nor-non-percipient [103] - the Tathāgata, the Arahant, the Fully Enlightened One, is reckoned the best of them all. Those who have faith in the Buddha have faith in the best; and for those who have faith in the best, the best result will be theirs. [104]

Monks, among all things conditioned, the Noble Eightfold Path is reckoned to be the best of them all. [105] Those who have faith in the Noble Eightfold Path have faith in the best; and for those who have faith in the best, the best result will be theirs.

 

Monks, among things conditioned and unconditioned, dispassion is reckoned to be the best of them all: the crushing of all infatuation, the removal of thirst, the uprooting of attachment, the cutting off of the round (of rebirth), the destruction of craving, dispassion, Nibbāna. [106] Those who have faith in the Dhamma of dispassion have faith in the best; and for those who have faith in the best, the best result will be theirs.

Monks, among all (religious) orders or communities, the Sangha of the Tathāgata’s disciples is reckoned to be the best, that it to say, the four pairs of noble persons, the eight noble individuals; this Sangha of the Blessed One’s disciples is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an unsurpassed field of merit for the world. [107] Those who have faith in the Sangha have faith in the best; and for those who have faith in the best, the best result will be theirs.

These, O monks, are the four best kinds of faith.

103. Those beings “with form” (rūpino) are those that have material bodies; those “without form” (arūpino) are the beings of the four formless realms, who lack material bodies. The “non-percipient” beings (asaññino) are a class of beings in the form realm bereft of conscious experience; those “neither-percipient-nor-non-percipient” (nevasaññī-nāsaññino) are the denizens of the fourth formless realm. The word saññā, translated as “perception,” here stands for the entirety of consciousness and its concomitant mental factors.

104. Aggo vipāko, i.e. the fruit of wholesome kamma at its best.

105. The Eightfold Path consists of eight mental factors which arise from causes and conditions and are thus conditioned phenomena (saṅkhata). Though the path is the best of all conditioned states, being conditioned it is in that respect defective. It is contrasted just below with Nibbāna, which is unconditioned (asaṅkhata) and thus the best of everything that exists.

106. All these terms are synonyms for Nibbāna, the sole unconditioned state.

107. On the eight noble individuals:

The Buddha often speaks of four principal stages of awakening culminating in unshakeable liberation of mind. Each of these stages is in turn divided into two phases: a phase of the path (magga), when the disciple is practising for the realization of a particular fruit; and a phase of the fruit (phala), the actual attainment of the corresponding stage. From these four pairs we obtain the eight types of persons who make up the Sangha of the Blessed One's noble disciples, “the unsurpassed field of merit for the world.”

The four stages are distinguished by their ability to eliminate particular clusters of fetters (saṃyojana), mental defilements that keep living beings bound to the round of existence (see Ch. I, n.12). The first stage of awakening is called stream-entry (sotāpatti). With this attainment the disciple clearly sees the Four Noble Truths for the very first time, and thereby enters irreversibly upon the “stream of the Dhamma” that leads to Nibbāna (see Text 103). Stream-entry is marked by the eradication of the coarsest three fetters: personality view; doubt in the Buddha and his Teaching; and wrong grasp of rules and vows. With the attainment of stream-entry the disciple is freed from the prospect of rebirth in the plane of misery and is certain to reach final liberation in a maximum of seven more lives passed either in the human world or in the heavens.

The next major stage of awakening is that of the once-returner (sakadāgāmī), who will be reborn only one more time in the human realm or in the sense-sphere heavens and there reach the goal. The path of once-returning does not eradicate any additional fetters, but it attenuates greed, hatred, and delusion so that they arise only sporadically and mildly. The third path, that of the non-returner (anāgāmī), cuts off two additional fetters, sensual lust and ill will, the principal ties that keep beings bound to the sense-sphere realm. For this reason the non-returner, as the name implies, never returns to the sensuous realm but is spontaneously reborn in one of the exalted form-realm heavens called the Pure Abodes (suddhāvāsa), and there attains final Nibbāna. The fourth and final stage of the path is that of arahantship (arahatta), which is attained by the elimination of the five subtle fetters that remain unabandoned even in the non-returner: desire for existence in the form realm and formless realm, conceit, restlessness and ignorance. See also AN 3:85, AN 8:19, AN 8:59.

 

Source:

http://www.bps.lk/olib/wh/wh155-u.html#S48

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/07/2016(Xem: 110173)
21/01/2015(Xem: 6278)
07/09/2011(Xem: 99829)
07/09/2011(Xem: 53688)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.