Nên Biếu Quà Tặng Cho Ai?, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

26/03/20153:38 SA(Xem: 8460)
Nên Biếu Quà Tặng Cho Ai?, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Nên Biếu Quà Tặng Cho Ai?, Kinh Tăng Chi Bộ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
(To Whom Should Gifts Be Given?, Anguttara Nikaya
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi - Source: www.bps.lk)

Nên Biếu Quà Tặng Cho Ai?,
Kinh Tăng Chi Bộ
 

Một lần kia, Vacchagotta, một du tăng (là nhà tu khổ hạnh lang thang, không có nơi ở ổn định), đến gần Đức Phật và nói với ngài: [46]

"Kính thưa Thầy Gotama (Cồ Đàm), tôi đã nghe nói rằng vị sư khổ hạnh Gotama nói: 'Mọi người chỉ nên biếu Thầy quà tặng, mà không nên biếu những người khác; mọi người chỉ nên biếu những người đệ tử của Thầy, mà không nên biếu những người đệ tử của những người khác. Chỉ khi nào biếu Thầy, thì mới có kết quả tốt đẹp, và khi biếu những người khác thì không có kết quả tốt đẹp; chỉ khi nào biếu đệ tử của Thầy, thì mới có kết quả tốt đẹp, và khi biếu những đệ tử của những người khác thì không có kết quả tốt đẹp.' Kính thưa Thầy Gotama, như thế những lời người ta nói đúnglời nói của Thầy, hoặc là người ta nói không đúng về Thầy? Những lời họ tuyên bốphù hợp với sự giảng dạy của Thầy, và lời nói nầy có làm cho Thầy thất vọng không? Riêng chúng tôi, chắc chắn là không muốn nói không đúng về Thầy Gotama."

"Vaccha, những người đã nói như thế là họ đã không lập lại lời nói của ta chính xác, vì họ đã hiểu sai lệch. Những lời họ tuyên bố không có phù hợp với sự giảng dạy của ta, và lời nói sai lầm nầy chắc chắn làm cho ta thất vọng.

"Vaccha, người mà ngăn cản người khác bố thí, ông ta đã gây ra sự bế tắc và là chướng ngại vật cho ba người: ông ta đã cản trở người cho tặng làm công việc đáng khen, ông ta đã cản trở người nhận vì không nhận được món quà tặng, và hơn nữa, ông đã làm hao mòn và làm thiệt hại cho chính tiếng tăm của mình. Vaccha, thật ra, những điều ta giảng dạy như sau: ngay cả khi một người đổ nước rửa nồi hoặc đổ nước rửa ly tách xuống ao hồ của làng, với sự mong muốn rằng các chúng sinh trong ao hồ, ăn uống được chút ít chất cặn thừa nầy - đấy cũng là nguồn gốc công đức, chứ đừng nói chi đến việc cho tặng quà đến mọi người.

"Tuy nhiên, ta nói rằng việc cho tặng, cúng dường đến những vị có đức hạnh mang lại rất nhiều kết quả tốt đẹp, trong khi việc cho tặng đến những người vô đạo đức mang lại rất ít kết quả. [47] Người có đức hạnh đã loại bỏ năm tính chấtsở hữu năm phẩm chất. Năm tính chất mà ông ta loại bỏ là gì? Đó là sự ham muốn nhục dục, sự sân hận, sự lười biếng cùng sự không hoạt động, sự bồn chồn cùng sự lo lắng, và sự nghi ngờ: đây là năm tính chất mà ông ta đã loại bỏ. Và năm phẩm chất mà ông ta sở hữu là gì? Đó là sự đạo đức, sự tập trung, trí tuệ, sự giải thoát, và sự hiểu biết cùng với cái nhìn giải thoát của người đã được đào tạo hoàn hảo. Đây là năm phẩm chất mà ông ta đã sở hữu.

"Ta tuyên bố, những gì được cho tặng, cúng dường đến một người đã từ bỏ năm tính chấtsở hữu năm phẩm chất nầy, mang lại rất nhiều kết quả tốt đẹp."

46. ​​Vị du tăng Vacchagotta, thường xuất hiện trong các kinh điển Phật Giáo, ông thường

để ý, và thích thú tham gia vào việc đặt các câu hỏi liên quan những triết lý trừu tượng đến Đức Phật (thí dụ như sự hiện hữu của con người, sự hiểu biết, vật chất, nguyên nhân, con người thật sự là gì, sự vật thật sự là gì, thời gian, và không gian), mà Đức Phật đã từ chối trả lời; nhưng rồi sau cùng, ông đã trở thành đệ tử của Đức Phật, và ông đã đạt được quả A La Hán.

47. Điều nầy muốn nói đến các công đức về nghiệp, mà một người hưởng được nhờ vào việc cúng dường các vị A La Hán và các vị sư khổ hạnh. Theo Đức Phật, kết quả tốt đẹp (nghĩa là cây-sinh-ra-nhiều-quả) của việc cúng dường, thí dụ như khả năng mang đến phước lợi giống như ý mong muốn của người cho tặng, tùy thuộc vào sự hổ tương của hai yếu tố: mục đích của người cho tặng, cùng sự đạo đức và lòng trong sạch của người nhận. Một món quà tặng được cúng dường với niềm tin, với sự khiêm tốn, và với sự tôn trọng bởi một người cho tặng khôn ngoan và đức hạnh thì có rất nhiều kết quả tốt đẹp, hơn hẳn sự cúng dường tình cờ bởi một người vô đạo đức; và một món quà được cúng dường cho một nhà tu khổ hạnh có lòng ngay thẳng và có đức hạnh thì có rất nhiều kết quả tốt đẹp hơn hẳn việc đem cho tặng một người có công phu tu hành ít ỏi. Người cho mang quà tặng đến cúng dường các vị A La Hán, các vị nầy có ruộng phước tối cao về công đức, người cho tặng sẽ hưởng được nhiều phước đức nhất, giống như lời giải thích của Đức Phật.

"Người được đào tạo hoàn hảo" (asekha), nghĩa là một vị A La Hán, có năm tính chất đã bị loại bỏ là năm vật ngăn trở. Năm phẩm chất đã sở hữu là năm Pháp Uẩn (dhamma-aggregates).

To Whom Should Gifts Be Given?, Anguttara Nikaya

Once Vacchagotta the wanderer approached the Blessed One and said to him: [46]

“I have heard it said, Master Gotama, that the ascetic Gotama says: ’Gifts should be given only to me and not to others; they should be given only to my disciples and not to the disciples of others. Only what is given to me brings great fruit, not what is given to others; only what is given to my disciples brings great fruit, not what is given to the disciples of others.’ Now, Master Gotama, do those who say so report Master Gotama’s actual words and not misrepresent him? Do they declare this in accordance with your teachings and will their assertion give no grounds for reproach? We certainly do not wish to misrepresent Master Gotama.”

“Those who have said so, Vaccha, have not reported my words correctly, but misrepresent me. Their declarations do not accord with my teachings and their false assertion will certainly give cause for reproach.

“Vaccha, anyone who prevents another person from giving alms causes obstruction and impediment to three people: he obstructs the donor from doing a meritorious deed, he obstructs the recipient from getting the gift, and prior to that, he undermines and harms his own character. What I actually teach, Vaccha, is this: even if one throws away the rinsings from a pot or cup into a village pool or pond, wishing that the living beings there may feed on them - even this would be a source of merit, not to speak of giving a gift to human beings.

“However, I do declare that offerings made to the virtuous bring rich fruit, and not so much those made to the immoral. [47] The virtuous one has abandoned five qualities and possesses another five qualities. What are the five qualities he has abandoned? Sensual desire, ill will, sloth and torpor, restlessness and worry, and doubt: these are the five qualities he has abandoned. And what are the five qualities he possesses? He possesses the virtue, concentration, wisdom, liberation, and knowledge and vision of liberation of one perfect in training. These are the five qualities he possesses.

“What is given to one who has abandoned those five qualities and who possesses these five qualities - this, I declare, brings rich fruit.”

46. The wanderer Vacchagotta often appears in the Suttas engaging the Buddha in anxious queries about points of speculative metaphysics, which the Buddha refuses to answer; see MN 72, SN Ch. 33, SN 44:7–11. According to MN 73 he eventually became a monk under the Buddha and attained arahantship.

47. This refers to the kammic merit acquired by making offerings to brahmins and ascetics. According to the Buddha the “fruitfulness” of an act of giving, i.e. its capacity to bring desired benefits to the donor, depends upon the interaction of two factors: the intention of the donor and the moral purity of the recipient. A gift given with faith, humility and respect by a wise and virtuous donor is more fruitful than one given casually by an immoral person; and a gift given to a virtuous and upright ascetic is more fruitful than one given to a spiritually undeveloped person. Gifts to the arahants, the supreme field of merit, are the most meritorious, as the Buddha will explain. For a more detailed treatment of this theme see MN 142.

The qualities abandoned are the five hindrances. The qualities possessed are the five “dhamma-aggregates” of “one perfect in training” (asekha), an arahant. 

Sorce:

http://www.bps.lk/olib/wh/wh155-u.html#S27

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
12/07/2016(Xem: 110139)
21/01/2015(Xem: 6277)
07/09/2011(Xem: 99828)
07/09/2011(Xem: 53687)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.