Chương Xix Phẩm Năm Mươi Kệ

20/10/201012:00 SA(Xem: 9857)
Chương Xix Phẩm Năm Mươi Kệ

Đại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TIỂU BỘ TẬP III
Khuddhaka Nikàya
Hoà Thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2543 - 1999

TRƯỞNG LÃO TĂNG KỆ

Chương XIX

Phẩm Năm Mươi Kệ


(CCLXII) Tàlaputta (Thera. 97)

Trong thời gian đức Phật hiện tại, ngài sanh trong một gia đình kịch sĩ, trở thành thiện xảo trong nghề diễn kịch thích hợp với người trong gia tộctrở thành lừng danh khắp Ấn Độ, như nhà lãnh đạo một ban hát với năm trăm nữ nhân, với sự huy hoàng của nghề kịch, ngài dự các lễ ở làng, ở thị trấn, ở cung điện vua, và rất được sủng áidanh tiếng. Khi ngài trình diễnRàjagaha với nhiều thành công, ngài đến yết kiến đức Phật và hỏi có phải một kịch sĩ khi trên sâu khấu giả danh sự thật, làm cho khán giả ưa thích, vui cười, người ấy sau khi chêt được sanh vào chư Thiên hay cười. Đức Phật ban đầu không trả lời. Đến khi hỏi lần thứ tư, đức Phật trả lời những ai khiến cho con người thiên về tình dục, tiêu cực tâm tư hoang mang khiến người ta mất nhiệt tình, người như vậy sau khi chết sẽ sinh vào địa ngục. Nhưng nếu có tà kiến thời bị sanh vào địa ngụcsúc sanh. Tàlaputta khóc không phải vì đức Phật nói chỗ tái sanh, chỉ vì bị các kịch sĩ xưa lừa dối nói rằng kịch sĩ sẽ được sanh trong một đời sống hạnh phúc.

Rồi Tàlaputta nghe lời đức Phật thuyết pháp, khởi lòng tin, xuất gia và sau một thời tu tập, chứng quả A-la-hán. Rồi nêu rõ với nhiều chi tiết, như thế nào ngài chế ngự và làm cho trong sạch tâm tư, đi đến chỗ giác ngộ thâm sâu, ngài nói lên những câu kệ như sau:

I

1092. Khi nào ta sẽ đến,
Một mình, không có hai,
Ở trong những hang động,
Của các loại núi rừng,
Ta quán mọi sanh hữu,
Tất cả là vô thường,
Nay ta là như vậy,
Khi nào ta sẽ vậy?

1093. Khi nào ta sẽ là,
ẩn sĩ mang y vá,
Mang y vải màu vàng,
Không của ta, không ái,
Đoạn trừ, diệt tham tâm,
Đoạn luôn cả sân, si,
Ta đi đến khu rừng,
Sẽ trú trong an lạc.

1094. Khi nào ta thấy được
Thận này là vô thường,
Bị chết già áp bức,
Ổ giết chóc, bệnh tật
Ta sẽ trú trong rừng,
Một mình, quán vô úy
Khi nào sẽ là vậy?

1095. Khi nào ta sẽ lấy
Gươm sắc bén trí tuệ,
Chặt dây leo khát ái,
Với nhiều dây chằng chịt,
Sanh khởi lên sợ hãi,
Mang đến sự khổ đau.
Khi nào sẽ là vậy?

1096. Khi nào ta sẽ là,
sức mạnh rút gươm,
Gươm do tuệ tạo thành,
Là lửa sáng ẩn sĩ;
Với sức mạnh đập tan
Ác ma với Ma quân
Trên chỗ ngồi sư tử,
Khi nào sẽ là vậy?

1097. Khi nào ta sẽ được
Hội tụ với bậc thiện,
Được thấy giữa các vị,
Đảm nhận các trọng pháp,
Tinh cần với các vị,
Thấy sự vật như thật,
Chiến thắng được các căn
Khi nào sẽ là vậy?

1098. Khi nào nhác đói khát
Gió, nóng, trùng bò sát,
Sẽ không não hại ta,
Ở Gi-ri-bhaje,
Đang lo đến tự ngã,
Khi nào sẽ là vậy?

1099. Khi nào ta có thể
Chánh niệm, gã định tĩnh
Hiểu được với trí tuệ,
Bốn sự thật khéo giảng,
Bởi bậc Đại ẩn sĩ,
Khi nào sẽ là vậy?

1100. Khi nào ta sẽ chuyên
Chú tâm vào an chỉ,
Thấy được với trí tuệ,
Sắc, thanh, hương, vị, xúc,
Các pháp vô thường này,
Như lửa cháy hừng đỏ,
Khi nào ta sẽ vậy?

1101. Khi nào ta bị nói,
Với lời nói thô ác,
Không vì lý do ấy,
Tâm trí bị thất vọng.
Khi được lời tán thán,
Không vì lý do ấy,
Tâm tư được thỏa mãn.
Khi nào ta sẽ vậy?

1102. Khi nào nhiều như củi,
Cỏ, cây leo, thân cây,
Ta cân nhắc bình đẳng,
Những pháp vô lượng này,
Nội phápngoại pháp,
Khi nào ta sẽ vậy?

1103. Khi nào mây đem mưa,
Với nước mới trong rừng,
Làm ướt y áo ta,
Ta đi trên đường ướt,
Con đường ẩn sĩ đi.
Khi nào sẽ là vậy?

1104. Khi nào nghe trong rừng,
Tiếng kêu của loài chim,
Chim công, có mào đầu.
Trong hang động núi rừng,
Ta an trú suy tư,
Để đạt quả bất tử,
Khi nào ta sẽ vậy?

1105. Khi nào với thần thông,
Ta có thể vượt qua,
Không chìm, không sợ hãi,
Sông Hằng, Yamunà,
Sông Sarasvati,
Với cửa sông hãi hùng,
Với nước ào vực sâu,
Khi nào sẽ là vậy?

1106. Khi nào, như con voi,
Trên chiến trường tấn công,
Ta sẽ phá tan tành,
Lòng dục đối dục cảnh,
Chuyên chú trong thiền định,
Từ bỏ mọi tịnh tướng,
Khi nào sẽ là vậy?

1107. Khi nào như người nghèo
Mắc nợ chưa trả được,
Bị kẻ giàu thúc bách,
Tìm ra được của chôn,
Ta sẽ được thoải mái,
Họ được lời giảng dạy,
Của vị Đại ẩn sĩ,
Khi nào sẽ được vậy?

II

1108. Nhiều năm ta được ngươi,
Yêu cầu làm như sau:
Như vậy là vừa rồi,
Ngươi sống đời gia đình,
Nay ta đã xuất gia,
Do vậy, hỡi này tâm,
Do vì lý do gì,
Ngươi không có chuyên tâm?

1109. Này tâm, phải chăng ngươi,
Yêu cầu ta như sau:
Tại Giribbaje
Loài chim có lông sáng,
Đón chào với tiếng kêu,
Sấm của Đại In-da.
Hãy làm vị ấy vui,
Đang tu thiền trong rừng.

1110. Trong gia đình, bạn bè,
Người yêu và bà con,
Các du hí ở đời,
Các đối tượng của dục,
Tất cả đều từ bỏ,
Ta chấp nhận thế này.
Hỡi này tâm, ngươi không
Bằng lòng với ta chăng?

1111. Việc này chỉ vì ta,
Đây không vì người khác,
Khi đến thời vũ trang,
Sao lại còn than khóc?
Thế giới này toàn động,
Chờ đợi là như vậy.
Nên ta đã ra đi,
Tìm cầu đạo bất tử.

1112. Vị nói điều khó nói,
Tối thượng loài hai chân,
Bậc Y vương vĩ đại,
Đánh xe điều ngự người,
Với tâm không tham dục,
Ngài khéo chế ngự được,
Người khó lòng chế ngự,
Chế ngự được tâm người,
Vọng động như con vượn.

1113. Các dục có nhiều vẻ.
Dịu ngọt, rất khả ý,
Ở đây, hàng phàm phu,
Vô trí, bị trói buộc.
Họ muốn chịu đau khổ,
Khi họ tìm tái sanh,
Dắt dẫn bởi tâm họ,
Họ chết trong địa ngục.

1114. Trong khu rừng vang lên,
Tiếng chim công, chim cò,
Chỗ trú xứ ưu tiên,
Của loài beo, loài cọp,
Ngươi sống tại chỗ ấy,
Chớ chờ đợi về thân,
Chớ có quá đam mê,
Này tâm, hãy khích lệ,
Hãy khuyên ta như trước,

1115. Hãy tu thiền, căn, lực
Hãy tu định giác chi,
Hãy giác chứng ba minh,
Trong lời dạy đức Phật,
Này tâm, hãy khích lệ,
Hãy khuyên ta như trước.

1116. Hãy tu tập con đường
Để đạt được bất tử,
Đường đưa đến thể nhập,
Chỗ đoạn diệt mọi khổ.
Con đường có tám ngành,


Rửa sạch mọi uế nhiễm.
Này tâm, hãy khích lệ,
Hãy khuyên ta như trước.

1117. Hãy như lý quán sát,
Các uẩn là đau khổ,
Hãy từ bỏ xa ngươi,
Những nguyên nhân đau khổ.
Ngay trong thời hiện tại,
Hãy chấm dứt đau khổ,
Này tâm, hãy khích lệ,
Hãy khuyên ta như trước.

1118. Hãy như lý tuệ quán,
vô thường, là khổ,
Là không, là vô ngã,
Là tà ác, sát hại,
Hãy chế ngự tâm ngươi,
Chớ để nó chạy loạn.
Này tâm, hãy khích lệ,
Hãy khuyên ta như trước.

1119. Trọc đầu và xấu sắc,
Đi đến bị nguyền rủa,
Khi khất thực gia đình,
Tay cầm hình đầu lâu,
Nay ngươi có chú tâm,
Vào lời dạy Bổn Sư,
Vào lời Đại ẩn sĩ,
Này tâm, hãy khích lệ
Hãy khuyên ta như trước.

1120. Hãy đi trên con đường,
Tự ngã khéo chế ngự,
Giữa các nhà, tâm ý
Không ái luyến các dục,
Như trăng vào tháng tròn,
Không có bợn mây mù.
Này tâm, hãy khích lệ,
Hãy khuyên ta như trước.

1121. Hãy sống trong rừng núi,
Ăn đồ ăn khất thực,
Sống tại chỗ nghĩa địa,
Mặc y lượm đống rác.
Chỉ có ngồi không nằm
Luôn vui hạnh Đầu-đà,
Này tâm, hãy khích lệ,
Hãy khuyên ta như trước.

1122. Như người đã trồng cây,
Liền tìm cho được trái,
Nay ngươi ước muốn trái,
Há chặt rễ cây sao?
Này tâm, thật giống như,
Ví dụ ngươi đã làm,
Khi ngươi khích lệ ta,
Trong vô thường dao động.

1123. Ngươi, vô sắc, cô độc,
Kẻ lữ hành từ xa,
Nay ta sẽ không làm,
Theo lời nói của ngươi.
Các dục là khổ đau,
Cay đắng, sợ hãi lớn,
Tâm hướng vọng Niết-bàn,
Ta sẽ bước, đi tới.

1124. Ta đi tới xuất gia,
Không phải vì bất hạnh,
Không đùa vô liêm sỉ,
Không vì duyên tâm hứng,
Không bị đày đi xa,
Không vì nhân mạng sống,
Khi ta đã bằng lòng,
Này tâm, đối với ngươi.

1125. Ít dục được tán dương,
Bởi những bậc chân nhân,
Kể cả đoạn giả dối,
an tịnh đau khổ.
Như vậy, hỡi này tâm,
Khi ngươi khích lệ ta,
Còn nay ngươi đi ngược,
Điều ngươi trước quen làm.

1126. Khát áivô minh,
Đáng thương và đáng ghét,
Sắc đẹp và lạc thọ,
Dục trưởng dưỡng hấp dẫn,
Tất cả đã quăng bỏ,
Ta không có cố gắng,
Đi đến một lần nữa,
Những đồ đã quăng bỏ.

1127. Này tâm, khắp mọi nơi,
Ta làm theo lời ngươi,
Trải qua nhiều đời sống,
Ngươi không tức giận ta,
Và thân nội sanh này,
Là lòng ngươi biết ơn!
Trên đường luân hồi dài,
Khổ do chính ngươi tạo.

1128. Này tâm, chính ngươi làm
Tác thành con người ta,
Chính ngươi làm, ta thành,
Thành một Bà-la-môn,
Thành vua chúa hoàng tộc,
Một ngày là người buôn,
Ngày kia thành nô tỳ,
Hoặc thành loại chư Thiên.
Tất cả đều do ngươi,
Chính do ngươi tác thành.

1129. Chính do nhân nhà ngươi,
Chúng ta thành Tu-la,
Chính do ngươi tác thành,
Ta rơi đáy địa ngục;
Một thời thành súc sanh,
Một thời thành ngạ quỷ,
Tất cả đều do ngươi,
Chính do ngươi tác thành.

1130. Ngươi sẽ không lừa ta,
Nhiều lần, nhiều thời nữa,
Như những người phù thủy,
Bày các trò ảo thuật,
Ngươi chơi lừa phỉnh ta,
Như chơi với người điên,
Này tâm, hãy nói ta,
Chỗ nào ta lỗi lầm.

1131. Trước tâm này lang thang,
Chạy chỗ này chỗ khác,
Chạy chỗ nó ưa thích,
Chạy chỗ nó vui sướng,
Nay ta chế ngự tâm,
Với như lý tư duy,
Như câu móc chế ngự,
Nhiếp phục con voi rừng.

1132. Với ta, bậc Đạo Sư,
Xác định đời vô thường,
Đời không có trường cửu,
Đời không có kiên thực.
Này tâm, hãy đẩy ta,
Nhảy vào lời Phật dạy,
Khiến ta vượt bộc lưu,
Rất khó được vượt qua.

1133. Ta nay đã xuất gia,
Trong pháp Đại ẩn sĩ
Những người giống như ta,
Không chấp nhận tổn thất.

1134. Rừng, biển, sông, đất liền,
Bốn phương, phụ trên dưới,
Tất cả là vô thường,
Ba hữu là hoạn nạn,
Này tâm, hãy đi đâu?
Ngươi sẽ hưởng an lạc.

1135. Kìa, kìa, hỡi này tâm,
Đích ta thật vững chắc,
Người sẽ làm được gì,
Khiến ta phải quay lại,
Này tâm, ta đâu còn,
Tùy thuộc thế lực ngươi,
Không ai chịu xúc chạm,
Cái bị có hai miệng,
Gớm ghiếc thay cái vật,
Đầy chín dòng chảy nước.

1136. Ôi, ngươi sẽ ưa sống,
Trên đảnh sườn núi cao,
Chỗ ở đàn heo nai,
Hay cảnh đẹp thiên nhiên,
Hay trong núi rừng sâu,
Thấm mát mưa nước mới,
Tại đấy ngươi sẽ thích,
Ngươi lấy hang làm nhà.

1137. Loài chim lông cổ đẹp,
Với mào đẹp, cánh đẹp,
Với lông nhiều màu sắc,
Đón chào tiếng sấm vang,
Với tiếng kêu dịu ngọt,
Chúng sẽ làm ngươi thích,
Ngươi tu tập thiền định,
Trong núi rừng thâm sâu.

1138. Khi trời đổ mưa xuống,
Trên đám cỏ bón phân,
Và trong rừng nở hoa.
Với đầu hoa như mây,
Giữa rừng, ta sẽ nằm,
Chẳng khác gì khúc cây,
Đối ta, rất mềm dịu,
Thật giống như giường bông.

1139. Như vậy, ta sẽ làm,
Giống như người chủ nhà,
Những gì ta nhận được,
Ta xem là vừa đủ,
Như thợ da không nhác,
Khéo làm cho nhuần nhuyễn,
Cái bị bằng da mèo.

1140. Như vậy ta sẽ làm,
Giống như người chủ nhà,
Những gì ta nhận được,
Ta xem là vừa đủ,
Tinh tấn ta dẫn ngươi,
Rơi vào thế lực ta.
Như voi say bị nài,
Khéo dùng móc chế ngự.

1141. Với ngươi khéo nhiếp phục,
Khéo an trú vững vàng,
Như người huấn luyện ngựa,
Với con ngựa thuần thục,
Ta có thể dấn bước
Trên con đường an lành,
Con đường được những vị
Hộ trì tâm thường dùng.

1142. Ta sẽ trói chặt ngươi,
Vào đối tượng cần thiết,
Như con voi bị dây
Trói chặt vào cây cột.
Ta khéo hộ trì ngươi,
Khéo luyện với chánh niệm.
Nhờ vậy, ngươi sẽ thành,
Không dựa mọi sanh hữu.

1143. Với tuệ, chặt tà đạo,
Với lực, chận, hướng chánh
Thấy tập khởi, diệt sanh,
Ngươi sẽ là thừa tự
Bậc phát ngôn tối thượng.

1144. Này tâm, ngươi dẫn ta,
Đến ngôi làng thô lỗ,
Khiến trú vào thế lực
Của bốn tưởng điên đảo,
Hãy đến, theo vị ấy
Vị chặt đứt kiết sử,
Bậc có tâm đại bi,
Bậc Mâu-ni vĩ đại.

1145. Như loài thú tự do,
Trong ngôi rừng đẹp đẽ.
Ngươi vào núi xinh đẹp
Có mây làm vòng hoa,
Tại đấy, không có người,
Trong rừng ngươi sẽ thích,
Nay tâm, chắc chắn vậy
Ngươi sẽ đến bờ kia.

1146. Những ai còn rơi vào,
Thế lực ý muốn ngươi,
Nam nhânnữ nhân,
Hưởng an lạc ngươi cho
Không trí, bị rơi vào
Trong thế lực Ác-ma,
Ai ưa thích sanh hữu,
Sẽ là thuộc hạ ngươi,
Hỡi này tâm của ta
.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.