(HỒNG DANH, PHỔ MÔN, KIM CANG... )
HT TRÍ TỊNH DỊCH
KINH TAM BẢO- NXB TÔN GIÁO- HT THÍCH TRÍ TỊNH
Kinh Tam Bảo không phải là tên của một bộ Kinh mà là bộ biên tập các Kinh thường được trì tụng trong chốn thiền môn như Kinh A Di Đà, Hồng Danh Bửu Sám, Kinh Phổ Môn và Kinh Kim Cang. Các Kinh này đều do HT Trí Tịnh.
Nội dung Kinh A Di Đà nói về cảnh giới Tây Phương tịnh độ, nơi đó có đức Phật A Di Đà làm giáo chủ. Muốn vãng sanh về cõi nước tịnh độ ấy hành giải phải trì niệm danh hiệu của ngài và tha thiết cầu sanh về cõi nước ấy thì sẽ được như nguyện. Hồng Danh Bảo Sám là nghi sám hối trong ấy có 88 danh hiệu Phật, các bài văn sám, phát bồ đề tâm, văn phát nguyện của ngài Phổ Hiền đại sỹ… mỗi hồng danh một lạy mỗi lời nguyện một lễ một lễ tất cả thành 108 tượng trương cho 108 phiền não... Dù chỉ 108 lạy nhưng gọi là Hồng Danh Bảo Sám bởi vì công năng của pháp sám hối này có thể tiêu diệt vô lượng tội lỗi. Kinh Phổ Môn nói về hạnh nguyện cứu khổ của ngài Quán Thế Âm hễ ai gọi đến tên ngài thì ngài đều thị hiện một trong 32 ứng thân để cứu độ, ngài đối với chúng sanh trong cõi Ta-bà có nhân duyên sâu đậm. Kinh Kim Cang một bộ kinh quan trọng trong thiền tông, không những cho thiền tông mà tất cả các tông. Nếu người học Phật mà không thông suốt lý của kinh này thì có thể nói vẫn chư thấu suốt Tâm Phật.
Kinh Tam Bảo Nghĩa
Dịch giả: Hòa thượng Thích Trí Tịnh
Thành Hội Phật Giáo Tp Hồ Chí Minh
Ấn Hành. PL: 2536 – 1992
(Kinh Tam Bảo bổn gốc có cả âm lẫn nghĩa nhưng chúng tôi chỉ lấy phần nghĩa. Cuối Kinh HT có giải thích bài văn “Ba Đời Mười Phương” nhưng trong mục lục không có chúng tôi thêm VI/ Giải Thích Văn “Ba Đời Mười Phương Phật” vào phần mục lục. Trong bản lưu hành nội bộ, mỗi kinh đều có đủ phần nghi thức “V/ Niệm Phật Hồi Hướng Nghi Thức”.
Không tìm thấy Kinh Tam Bảo trong CTTDTK, có lẽ HT Trí Tịnh dịch các Kinh thông dụng rồi hiệp thành một bộ gọi là Kinh Tam Bảo. bttdtkvn)
Mục Lục:
I/ Kinh A Di Đà
II/ Hồng Danh Bửu Sám
III/ Kinh Phổ Môn
IV/ Kinh Kim Cang
V/ Niệm Phật Hồi Hướng Nghi Thức
VI/ Giải Thích Văn “Ba Đời Mười Phương Phật”