Thư Viện Hoa Sen

Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ - Cẩm Nang Của Người Tu Thiền

17/04/201212:00 SA(Xem: 83695)
Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ - Cẩm Nang Của Người Tu Thiền
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
TỪ CHÁNH NIỆM ĐẾN GIÁC NGỘ
CẨM NANG CỦA NGƯỜI TU THIỀN
NGUYÊN TÁC MINDFULNESS, BLISS and BEYOND
NGUYÊN NHẬT TRẦN NHƯ MAI dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2009

tuchanhniemdengiacngo_cover_02

LỜI GIỚI THIỆU CỦA NGƯỜI DỊCH

Xin mời độc giả đọc thật kỹ cuốn Cẩm Nang Tu Thiền này. Đây là một cuốn sách quý, đúc kết kinh ngiệm trên 25 năm giảng dạy Phật pháp và hướng dẫn hành thiền của Thiền sư Ajaham tại Úc và các nước Đông Nam Á.

Dù bạn là người mới bắt đầu thiền tập hay là một hành giả đã hành thiền nhiều năm mà vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn, thì đây chính là cuốn sách “gối đầu giường” của bạn.

Dù bạn chỉ muốn hành thiền để giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống chứ không có nguyện vọng tiến xa hơn, hay bạn là một hành giả ngiêm túc muốn đi theo con đường Thiền Định của Đức Phật để đạt được giác ngộ giải thoát, bạn sẽ thấy cuốn sách này mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bạn. Với kinh nghiệm hướng dẫn hành thiền trên 25 năm. Thiền sư Ajahn Brahm sẽ giải tỏa nhiều thắc mắc, những chướng ngạithiền sinh thường mắc phải, để giúp bạn đạt được mục tiêu, nếu bạn kiên nhẫn thực hành theo đúng lời hướng dẫn của ngài.

Trong sách này, Thiền sư Ajahn Brahm trình bày phương pháp thực hành con đường Thiền địnhĐức Phật đã hành trì để đắc quả Giác Ngộ Giải Thoát. Ngài hướng dẫn từng bước thiền tập từ thấp đến cao, thật rõ ràng, mạch lạc và khoa học, dựa trên nền tảng Kinh Quán Niệm Hơi Thở (Ānāpānasati) và Kinh Niệm Xứ (Santipatthāna) là hai bài kinh vô cùng căn bản và quan trọng, vẫn được xem là trái tim của Thiền Định Phật giáo. Độc giả sẽ tìm thấy nhiều khám phá mới lạ về cuộc hành trình tâm linh tiến vào các tầng Thiền (Jhanas) qua kinh nghiệm tu chứng của Thiền sư mà từ trước đến nay ít có sách Thiền nào đề cập với đầy đủ chi tiết như thế.

Tôi đã có phước duyên được tu học Phật phápthực hành Thiền Định dưới sự hướng dẫn của Thiền sư Ajahn Brahm qua nhiều khóa tu thiền ẩn cư tại Melbourne và Perth (Tây Úc). Với phong cách vui vẽ, cởi mở và óc hài hước đặc biệt của người Tây Phương, cùng với biện tài vô ngại, những buổi thuyết giảng Phật pháp của ngài luôn luôn thu hút đông đảo thin1g giả đến dự chật ních giảng đường, có khi lên đến hằng ngàn người, đa số trí thức và thanh niên sinh viên đủ các sắc tộc Á, Âu, Úc, Mỹ… Đây là điều hiếm thấy ở Tây phương.

Ai đã từng đến dự các buồi giảng pháp của Thiền sư Ajahn Brahm đều không quên những tràng cười thoải mái của thính chúng mỗi khi nghe ngài kể những câu chuyện dí dõm, hài hước để minh họa bài giảng. Bởi thế, hiện nay ngài là một Thiền sư Tây phương danh tiếng được rất nhiều người ái mộ. Ngài đã được mời thuyết giảng Phật pháp và hướng dẫn hành thiền tại các trường đại học, các hội nghị thế giới, cũng như các đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo khắp nước Úc cũng như các nước Đông Nam Á và Tây Âu.

Thiền sư Ajahn Brahm là một biểu tượng của “an lạc và hạnh phúc trong buông xả tận cùng”. Hiện nay, ngài vẫn tiếp tục du hành khắp nơi để chia sẻ niềm an lạc ấy cho tất cả những ai muốn đi theo con đường Thiền Định của Đức Phật.

Bản thân tôi đã tu tập theo sự hướng dẫn của ngài và cảm nhận được nhiều lợi lạctiến bộ, nên đã phát nguyện phiên dịch cuốn sách này, trước là để cúng dường tạ ơn Tam Bảo, sau là để giới thiệu với độc giả Việt Nam một cuốn sách quý, với mong ước đem lại một luồng gió mới cho rừng Thiền hiện nay ở hải ngoại cũng như ở Việt Nam, để hành giả Việt Nam có dịp tiếp cận với phương pháp hướng dẫn Thiền tập của một Tiền sư danh tiếng của Tây Phương.

Trong lúc phiên dịch, tôi đã nghĩ đến các bạn trẻ, nên đã cố gắng sử dụng càng ít thuật ngữ Phật học Hán Việt càng tốt, và cố gắng diễn đạt bằng thứ tiếng Việt trong sáng, dễ hiểu. Tuy nhiên, có nhiều thuật ngữ Phật học Hán Việt vốn đã được phổ biến rộng rãi và trở nên quen thuộc trong giới Phật tử Việt Nam, thì tôi vẫn tiếp tục sử dụng.

Mặc dù đã cố gắng hết sức chuyển đạt thật trung thành tư tưởng của tác giả bằng một văn phong dễ hiểu, chắc chắn tôi cũng không tránh khỏi vụng về sai sót, kính mong các bậc Thầy cùng quý vị thiện trí thức vui lòng chỉ giáo, để lần sau in lại, bản dịch sẽ được hoàn hảo hơn. Tôi xin chân thành cảm tạ.

Tôi xin thành kính tri ân tất cả những đạo hữuthiện trí thức trong và ngoài nước hết lòng giúp đỡ về mọi mặt để cuốn sách này có thể đến tay người đọc.

Cuối cùng, nếu các hành giả Việt Nam đọc cuốn sách này, thực hành đúng theo lời hướng dẫn của thiền sư Ajahn Brahm và đạt được an vui, hạnh phúc, tiến đến giác ngộ giải thoát, thì xin hồi hướng công đức này đến tất cả pháp giới chúng sinh. Nguyện cầu tất cả chúng sinh đều được chia sẻ tuệ giác và niềm hỷ lạc của Thiền định Phật giáo.

Melbourne, mùa Đông, 2009

Nguyên Nhật Trần Như Mai

MỤC LỤC
Đôi nét tiểu cử Thiền sư Ajahn Brahm
Lời giới thiểu của Jack Kornfield
Lời giới thiệu của người dịch
Lời cảm tạ của tác giả
Chữ viết tắt
Giới thiệu tổng quát về Thiền định
Phần I : An Lạc của Thiền Định
1- Căn bản pháp hành thiền
Một nền tảng vững chắc sủ dụng bốn giai đoạn đầu tiên của thiền tập
2- Căn bản pháp Hành Thiền II
Ba giai đoạn cao cấp của thiền tập, trong đó hơi thở trở nên tuyệt đẹp.
3- Những chướng ngại tronh Hành Thiền I
Hai chướng ngại đầu tiên trong năm chướng ngại cản trở chúng ta tiến đến các trạng thái thiền định sâu hơn – tham dục sân hận
4- Những chướng ngại trong Hành Thiền II
Ba chướng ngại còn lại – hôn trầm thụy miên, trao hối và nghi
5- Phẩm chất của Chánh Niệm
Chánh niệm, người gác cổng, và làm thế nào để chúng ta có thể thành công trong hành thiền
6- Sử dụng sự đa dạng để tạo hứng thú cho hành Thiền
Những phương pháp hành thiền làm tâm vui thích, hết buồn chán và tạo hoan hỷ
7- Hơi thở tuyệt đẹp
Đạt đến những trạng thái thiền định thâm sâu – nhậpcác tầng thiền – và tuệ giác về giác ngộ
8- Bốn trọng tâm của Chánh Niệm / Tứ Niệm Xứ
Sử dụng Tứ Niệm xứ để đạt đến hạt báo châu trong lòng hoa sen
Phần 2 : Hỷ Lạc và Tiến Đến bờ Giác Ngộ
9- Nhập Sơ Thiền : Hỷ Lạc
Hơi thở tuyệt đẹp khởi đầu cuộc hành trình
10- Nhị Thiền : Hỷ lạc tiếp nối Hỷ lạc
Định Tướng, cánh cửa tiến vào Định
11- Tam Thiền : Hỷ Lạc, Hỷ lạc, và Hỷ Lạc tiếp nối nhau
Làm thế nào để nhập Định, và cảm nghiệm nhập Định như thế nào
12- Bản chất của Tuệ Giác
Những gì cản trở chúng ta thấy sự vật đúng như thật. Tâm khám phá sự thật như thế nào sau khi được Định tăng cường uy lực
13- Tuệ Giác Giải Thoát
Tuệ giác làm thay đổi tất cả và đưa chúng ta đến kinh nghiệm làm giác ngộ
14- Giác Ngộ : Nhập Vào Dòng Thánh
Giác ngộ là gì, và cảm nghiệm đầu tiên về Niết Bànchứng quả nhậplưu
15- Tiến Đến Giác Ngộ Hoàn Toàn
Bốn giai đoạn giác ngộ, làm thế nào để biết một người đã giác ngộ
Kết luận : Buông xả đến tận cùng
Tầm quan trọng của buông xả, những dính mắc và trở ngại chúng ta có thể gặp, và làm thế nào để vun bồi an vui hạnh phúc trong cuộc sống bận rộn của chúng ta.
Chú thích
Tài liệu tham khảo

XEM NỘI DUNG:
Phiên bản PDF tiếng Việt: TỪ CHÁNH NIỆM ĐẾN GIÁC NGỘ PDF
Phiên bản PDF tiếng Anh: MINDFULNESS, BLISS and BEYOND

Chân thành cảm ơn dịch giả đã có nhã ý gửi tặng TVHS ấn bản hard copy và cũng xin cảm ơn cư sĩ Minh Trí đã gửi cho phiên bản PDF & Đạo hữu Hong Van <[email protected]> đã hiệu chỉnh cho độc giả dễ đọc. (BBT/TVHS)

AUDIO BOOK:

Thiền Sư Ajahn Brahm
Nguyên Nhật Trần Như Mai Giác Duyên, Thy Mai, Huy Hồ

(Trung Tâm Diệu Pháp Âm)

Tạo bài viết
03/07/2014(Xem: 24042)
18/04/2014(Xem: 11633)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: