Thư Viện Hoa Sen

Mảnh Gương Hai Mặt

08/11/201012:00 SA(Xem: 49159)
Mảnh Gương Hai Mặt


Mảnh Gương Hai Mặt
Phỏng theo tác phẩm Plaidoyer pour le Bonheur của Matthieu Ricard
NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH

 

51hgc8s6ztl__sl500_aa300_Nếu bằng cách nầy hay cách khác mà chúng ta cố tìm cho được Hạnh Phúc, thì có lẽ khát vọng chánh đáng nầy khó thành tựu được.

Đấy là thảm kịch chung của nhân loại. Ai cũng sợ khổ cả, nhưng mọi người vẫn vô tình lao đầu vào hướng đó mà không hay. Muốn có được Hạnh Phúc, nhưng mình lại quay mặt bỏ đi về hướng khác.

Đôi khi chính những phương cách để giảm khổ lại là những nguyên nhân làm gia tăng sự khổ ải. Tại sao vậy? Vì chúng sanh vụng vềquan niệm sai lầm về Hạnh Phúc? Nếu cội nguồn của Hạnh Phúc là ở bên ngoài (gia đình, vợ đẹp con khôn, bạn bè, tiền tài, bằng cấp, địa vị, danh vọng, quyền thế, v.v…) thì không có ai có thể với tới được, vì lòng ham muốn của chúng sanhvô giới hạn.

Chúng ta càng chạy theo Hạnh Phúc đó thì nó lại càng xa lánh chúng ta. Có người cảm thấy không bao giờ mình có được Hạnh Phúc cả mặc dù họ có đủ tất cả điều kiện để được Hạnh Phúc trọn vẹn.

Ngược lại có người khác, nghèo khó, hoạn nạn, bệnh hoạn triền miên, không gia đình, không bè bạn, không thấy tương lai nhưng họ vẫn an phận và nhờ vậy họ cảm thấy Hạnh Phúc trong cuộc sống.

Họ rất dửng dưng, bình thản, tâm thanh tịnh trước mọi nghịch cảnh.

Phải chăng Hạnh Phúc chỉ là một tâm trạng hay đó chỉ là một cảm nhận chủ quan của mỗi con người? Không ai có thể tạo cho ta Hạnh Phúc cũng như không có ai có thể bắt ta khổ đau được!

Hạnh Phúc phải được tìm từ bên trong của chúng ta mà thôi. Muốn có Hạnh Phúc thật sự chúng ta cần phải bắt đầu tự cải hóa chính bản thân chúng ta…

Matthieu Ricard: sanh năm 1946 tại Pháp quốc. Doctorat en génétique cellulaire, môn đệ của Gs Francois Jacob (prix Nobel). Nhờ có cơ duyên với Phật pháp, nên đã từ bỏ cuộc sống thế tục từ hơn 30 năm nay và xuất gia thọ giới các cao Tăng Tây Tạng ở vùng núi Hy Mã Lạp Sơn. Ông đã trở thành nhà sư và đã viết nhiều sách rất giá trị về Phật giáo. Trong số công trình của Ông, cần phải kể đến tác phẩm L’infini dans la paume de la main, du Big Bang à l’ÉveilThe Quantum and the Lotus bàn về nhân sinh quan và vũ trụ quan qua cái nhìn của Phật giáo và của Khoa học. Tác phẩm đã được biên soạn chung với Gs Trịnh xuân Thuận, Ph.D. Astrophysicien, đại học Virginia, Hoa Kỳ. Hiện nay, nhà sư Matthieu Ricard là thông dịch viên Pháp ngữ của Đức Dalai Lama và ngài trụ trì tại chùa Shéchèn, Népal./.

Montreal, Nov 08, 2010

Tạo bài viết
15/02/2015(Xem: 8509)
03/12/2014(Xem: 6767)
30/09/2014(Xem: 6356)
06/07/2014(Xem: 11204)
31/05/2014(Xem: 15998)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: