Thư Viện Hoa Sen

Các Tông Phái Trong Đại ThừaTiểu Thừa

21/11/201112:00 SA(Xem: 19732)
Các Tông Phái Trong Đại Thừa Và Tiểu Thừa


Phật Giáo 
Trần Trọng Kim


CÁC TÔNG PHÁI TRONG ĐẠI THỪATIỂU THỪA

Hiện nay xem kinh điển bằng chữ Nho thấy có ba tông thuộc Tiểu thừa và bảy tông thuộc Đại thừa, xin tóm tắt lại như sau:

CÁC TÔNG TIỂU THỪA


1. Câu-xá tông


Bồ-tát Thế Thân khi còn theo học bên Tiểu thừa, lấy ý nghĩa trong sách Mahavibhasa Castra mà làm sách Câu-xá luận, rồi theo sách ấy mà thành sau có Câu-xá tông.

Câu-xá tông chia vạn hữu ra làm Vô vi phápHữu vi pháp. Vô vi pháp chỉ về cảnh giới thường trụ, không sanh diệt, tức là lý thể. Hữu vi pháp chỉ về vạn hữu trong hiện tượng giới, sinh diệt vô thường.

Theo thuyết của Hữu bộ bên Tiểu thừa thì pháp thể là hằng hữu trong ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Theo thuyết của Câu-xá tông thì chỉ có hiện tạihữu thể, còn quá khứ, vị laivô thể.

Pháp thể gồm cả tâm và vật kết thành do sức của duyên và nghiệp, tức là nói pháp thể là kết quả của mê hoặc. Sức của hoặc và nghiệp tuần hoàn vô thủy vô chung, làm cho tâm thân cứ biến chuyển luân hồi mãi.

Câu-xá tông chia nhân ra làm sáu nhân, chia duyên ra làm bốn duyên, và chia quả ra làm năm quả.

Sáu nhân là: 1. Năng tác nhân là nhân phổ biến rất rộng, bao quát cả các nhân khác. 2. Câu hữu nhân là nhân của vạn vật đều phải nương tựa nhau, nhân quả đồng thời cùng có. 3. Đồng loại nhân là nhân chung cả hiện tượng trước và hiện tượng sau. 4. Tương ứng nhân là nhân khi tâm vương tác dụng thì có nhiều tâm sở đồng ứng. 5. Biến hành nhân là nhân cùng một loại với đồng loại nhân, nhưng đồng loại nhân thì phổ biến ở nơi vạn hữu, mà biến hành nhân thì chỉ ở trong phiền não, nơi tâm sở. 6. Dị thục nhân là nhân làm cho người ta phải chịu kết quả tốt xấu, lành dữ.

Bốn duyên là: 1. Nhân duyên là duyên làm cho nhân thành ra quả. 2. Đẳng vô gián duyên là duyên nói riêng về sự phát động của tâm. Tâm trước diệt thì làm cái duyên phát động của hiện tượng sau, không có gián cách ở khoảng nào cả. 3. Sở duyên duyên là nói khi tâm khởi lên thì dựa vào cảnh khách quan mà khởi. Cái khách quan ấy gọi là sở duyên, nghĩa là cái bởi đó mà thành duyên. 4. Tăng thượng duyên cũng như năng tác nhân nói trên, cũng gọi là công duyên.

Năm quả là: 1. Thị dục quả, là quả do thị dục nhân mà có. Do nghiệp lực quá khứ hoặc thiện hoặc ác thành ra. 2. Đẳng lưu quả là quả do đồng loại nhân hay do biến hành nhân mà có. Ấy là chỉ nhìn cái kết quả của hiện tượng nào cũng đồng đẳng, đồng loại với nguyên nhân của hiện tượng trước. 3. Ly hệ quả là quả không do sáu nhân, bốn duyên nói trên mà có, mà do trí chân thật vô lậu, thoát ly sự hệ phược của vô minh phiền não và chứng được cảnh Niết-bàn. 4. Sĩ dụng quả là quả do câu hữu nhântương ứng nhân nương dựa nhau mà thành, cũng như các thứ nghiệp dựa vào sự tác dụng của sĩ phu mà có. 5. Tăng thượng quả là quả kết thành bởi năng tác nhântăng thượng duyên.

Vạn vật do sáu nhân, bốn duyên hòa hợp mà sinh ra, nhưng xét đến cùng ngoài năm uẩn thì không có vật gì cả. Vậy nói rằng có cái “ngã” chi phối ta để chuyển biến qua đời saumê hoặc, là không tưởng. Cho nên không nên chấp có hữu vi vô thường, mà chỉ nên trông ở cõi Niết-bàn thường trụ.

Nhân sinhkhổ não, là ô trược, là mê hoặc, cho nên cần phải giải thoát. Phương thức giải thoát gồm có giới, định, tuệ. Giới là giới luật, ngăn không cho làm những điều tà vạy, bất chánh. Định là thiền định, là định tâm, để giữ tâm trí gom về một mối. Tuệ là trí tuệ, phân biệt thật tướng của sự vật, hiểu rõnhân quả, Tứ diệu đế. Dùng ba môn học ấy mà đi tới giải thoát, tức là vào Niết-bàn.

2. Thành thật tông

Tông này đồng thời phát hiện với Câu-xá tông, do Ha-lê Bạt-ma lập ra, lấy thuyết của Không bộ bên Tiểu thừa làm gốc.

Thành thật tông chia thế giới quan ra làm hai môn: Thế gian môn và Đệ nhất nghĩa môn.

Thế gian môn có hai phương diện. Một phương diện là xét theo các pháp sinh diệt vô thường thì không có cái thật ngã. Nhưng xét theo phương diện khác thì cái thân ta hành động và cái tâm ta biết phân biệt, biết liên lạc những tư tưởng suy nghĩ trước sau, mà lại bảo là không có ngã thì thật là trái với chỗ hiểu biết thông thường.

Song lấy cái ngã tạm bợ kia mà phân tích cho đến chỗ vi tế, bỏ cả năm uẩn ra thì không thể nhận được một vật gì cả.

Đệ nhất nghĩa môn lấy lẽ rằng trước cho thế gian môn lấy chỗ biết thường thường làm chuẩn đích mà đặt ra bản ngã là tạm có, rồi do cái kết quả sự phân tích mà biết rằng pháp thực có kia cũng chẳng qua là do vọng tưởng của ta phân biệt là tạm có mà thôi.

Cái thật có đã không nhận, thì ngoài cái trí hư vọng phân biệt của ta ra, không có vật gì cả. Vọng, biết là mê, không phải là thật, cho nên hết thảy đều là không cả. Chân ngã không có, thật pháp cũng không có. Người và pháp cả hai đều không. Thành thật tông do đó chủ trương việc cấm dục để cầu tịch diệt.

3. Luật tông

Tông này chủ trương lấy Luật tạngtu đạo, cốt răn điều ác, khuyên điều thiện. Cho rằng nhờ có giới luật mới có thiền định, có thiền định thì trí tuệ mới phát khởi. Có trí tuệ mới tu được đến chỗ giải thoát.

Về phương diện đạo lý thì Luật tông dựa vào Câu-xá tôngThành thật tông để làm căn bản


CÁC TÔNG ĐẠI THỪA


1. Pháp tướng tông



Tông này phát khởi từ ba vị Vô Trước, Thế ThânHộ Pháp, lấy Thành duy thức luận làm gốc, cho rằng vạn pháp đều do thức biến ra.

Thức có tám loại là: nhãn thức, nhĩ thức, vị thức (hay tỉ thức), thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt-na thứca-lại-da thức. Trong tám thức ấy, a-lại-da thứccăn bản.

A-lại-da thức còn gọi là Tạng thức, bao tàng hết các chủng tử, rồi do những chủng tử ấy mà phát sinh ra vạn tượng. Vạn tượng tan thì các chủng tử lại mang nghiệp trở về a-lại-da thức. Chủng tử lại vì nhân duyênsinh hóa mãi. Vậy nhân duyênnhân duyên của các chủng tử. A-lại-da thức thì chứa hết thảy các chủng tử để sinh khởi nhất thiết chư pháp.

Như thế là vạn pháp do thức mà biến hiện ra, cho nên nói rằng: “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức.”

Ngài Huyền Trang đời Đường sang Ấn Độ theo học với ngài Giới Hiền, rồi đem Pháp tướng tông về truyền ở Trung Hoa.

2. Tam luận tông

Tông này lấy Trung luậnThập nhị môn luận của Bồ-tát Long Thụ và bộ Bách luận của Đề-bà làm căn bản, nên mới gọi là Tam luận.

Tam luận tông cho rằng hết thảy vạn hữu trong hiện tượng giới đều sanh diệt vô thường. Đã sanh diệt vô thường là không có tự tính, chỉ bởi nhân duyên làm mê hoặcbiến hóa ra vạn hữu.

Kẻ phàm tụcvọng kiến cho nên mới chấp lấy cái có tạm bợ ấy. Bậc chân trí thì không nhận cái tạm có mà thấy rằng hết thảy đều là không.

Các pháp tuy là hiện hữu nhưng không phải là thường có. Có mà không phải là thường có tức là chỉ tạm có. Tạm có nên tuy là có mà không phải là có. Có mà không phải là thật có thì cũng chẳng khác gì không. Vậy nên các pháp tuy là đều có, nhưng thật tướng là không.

Lý thể của chân như tuy là không tịch, bất sanh bất diệt, nhưng bởi nó sanh ra các pháp, cho nên nó là nguồn gốc của cái tạm có. Đã là nguồn gốc, thì lý thể của chân như là không. Như thế, chân như là không mà không phải thật là không, cho nên đối với có không khác gì. Vì thế chân như tuy là không tịchrõ ràng là có.

Có và không, không và có, thật chẳng khác nhau. Có là có do nơi không; không là không do nơi có. Có và không hai bên toàn nhiên hòa hợp với nhau. Thấy rõ chỗ ấy là Trung đạo, là không vướng mắc vào cả có lẫn không.

Vì sự nhận thức của ta sai lầm, mà thành ra có không và có. Vượt lên trên sự nhận thức thì mới đạt được cái thực tại bất khả tư nghị. Sự nhận thức của ta chỉ nhận thức được trong phạm vi hiện tượng mà thôi, không thể nhận thức được thực tại. Muốn đạt tới thực tại thì phải nhờ đến trực giác mới được.

Tam luận tông lấy kinh Bát-nhã làm gốc, cho nên còn gọi là Bát-nhã tông, khi đối với Pháp tướng tông thì gọi là Tánh tông hay là Không tông.

3. Thiên thai tông

Tông này khởi phát ở Trung Hoa, do thiền sư Tuệ Văn đời Tần, Tùy lập ra, dựa theo ý nghĩa sách Trí Độ luậnkinh Pháp Hoa làm gốc. Cho nên còn gọi là Pháp Hoa tông.

Thiên thai tông chủ trương thuyết “chư pháp duy nhất tâm”. Tâm ấy tức là chúng sanh, tâm ấy tức là Bồ-tát và Phật. Sanh tử cũng ở nơi tâm ấy, Niết-bàn cũng ở nơi tâm ấy.

Thiền sư Tuệ Văn chủ lấy Trung đạo mà luận cái tâm và lập ra thuyết “nhất tâm tam quán”. Tam quánKhông quán, Giả quánTrung quán.

Trong Không quánGiả quánTrung quán, không phải tuyệt nhiên là không. Trong Giả quánKhông quánTrung quán, không phải tuyệt nhiên là giả. Trung quándung nạp cả không và giả.

Chân như với tâm và vật quan hệ với nhau như nước với sóng. Ngoài nước không có sóng, ngoài chân như không có tâm, ngoài tâm không có vật.

Thiên thai tông lấy hiện tại mà tìm chỗ lý tưởng. Thiện ác chân vọng đối với tông này chỉ là một sự hoạt động của thực tại. Vì thế cho nên không cưỡng cầu giải thoát ra ngoài hiện tại giới sanh diệt vô thường. Trong hiện tượng giới gồm cả hai tính thiện và ác. Thiện hay ác cũng chỉ do một tâm tác dụng mà thôi. Hai cái, không có cái nào độc tồn. Cho nên Phật không làm lành mà cũng không làm dữ.

Sự giải thoát phải tìm ở nơi thấu suốt chân lý, thoát ly chấp trước. Chỗ cuối cùng đạt đến là phải triệt ngộ thực tướng của các pháp.

4. Hoa nghiêm tông

Tông này cũng như Thiên thai tông, phát khởi ở Trung Hoa, căn cứ ở kinh Hoa Nghiêm, do hòa thượng Đỗ ThuậnTrí Nghiễm đời Tùy Đường lập ra.

Tông này cho rằng các pháp có sáu tướng: tổng, biệt, đồng, dị, thành, hoại. Gọi chung là “tam đối lục tướng”. Vạn vật đều có sáu tướng ấy.

Khi sáu tướng ấy phát ra thì phân làm Hiện tượng giới và Thực tại giới, và khi sáu tướng ấy tương hợp nhau thì hiện tượng tức là thực tại, thực tại tức là hiện tượng.

Vạn hữu có “tam đối lục tướng” là do Thập huyền diệu lý duyên khởi. Thập huyền diệu lýLục tướng viên dung sinh ra cái lý “sự sự vô ngại”.

Sự sự vô ngại luận là chỗ đặc sắc nhất trong giáo lý của Hoa nghiêm tông.

Theo tông ấy thì phân biệt chân vọng, trừ khử điên đảo khiến cho tâm thanh tịnh, để cùng thực tại hợp nhất, thế là giải thoát.

5. Chân ngôn tông

Tông này căn cứ ở kinh Đại Nhật, lấy bí mật chân ngôn làm tông chỉ, cho nên gọi là Chân ngôn tông, hay là Mật tông.

Đại Nhật Như Lai truyền cho Kim-cang-tát-đỏa. Kim-cương-tát-đỏa truyền cho Long Thọ, Long Thọ truyền cho Long Trí, Long Trí truyền cho Kim Cương Trí, Kim Cương Trí cùng với Bất Không vào khoảng đời Đường đem tông này truyền sang Trung Hoa.

Chân ngôn tông chủ trương các thuyết Lục đại là địa, thủy, hỏa, phong, không, thức, cho sáu đại này là thực thể của vũ trụ.

Lục đại xét về phương diện vũ trụ thì gọi là thể đại, hiện ra hình hài gọi là tướng đại, hiện ra ngôn ngữ, động tác gọi là dụng đại. Vạn hữu trong vũ trụ không có gì ra ngoài thể đại, tướng đại, dụng đại.

Gọi là chân như là lấy lý tính do sáu đạitrừu tượng ra. Ngoài sáu đại ra, không thấy đâu là chân như.

Sự giải thoát của Chân ngôn tông là ở nơi “tự thân thành Phật”, cho nên bỏ hết chấp trược, theo cái hoạt động của Đại ngã. Phương thức giải thoát của tông này là ba mật, tức là thân, miệng và ý.

6. Thiền tông

Thiền tông không bàn luận về vũ trụ, chỉ chủ ở sự cầu được giải thoát mà thôi.

Cứu cánh của Thiền tông không trói buộc nơi văn tự, nên chỉ lấy tâm truyền tâm mà thôi. Thực tướng của vũ trụ thuộc về phạm vi trực giác. Nếu lấy văn tựgiải thích thì tất là sa vào hiện tượng giới, không thể đạt tới thật tướng được. Nếu không tọa thiền dùng trực giác thì không thể biết được thật tướng.

7. Tịnh độ tông

Tịnh độ tông lấy sự quy y Tịnh độ làm mục đích, và tụng những kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ và A-di-đà.

Tịnh độ tông khởi phát từ đời nào không rõ, chỉ thấy trong các kinh điển nói các vị Bồ-tát Mã Minh, Long ThụThế Thân đều khuyên người ta nên tu Tịnh độ.
Tạo bài viết
30/06/2012(Xem: 80793)
02/10/2012(Xem: 51154)
09/10/2016(Xem: 11695)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: