Lục Đại Tông Chỉ Dưới Cái Nhìn Viên Giáo Thiên Thai Tông

29/09/201312:00 SA(Xem: 18183)
Lục Đại Tông Chỉ Dưới Cái Nhìn Viên Giáo Thiên Thai Tông

LỤC ĐẠI TÔNG CHỈ
DƯỚI CÁI NHÌN VIÊN GIÁO THIÊN THAI TÔNG
Pháp thoại trình bày tại Vạn Phật Thánh Thành
vào ngày kỷ niệm Hòa Thượng Tuyên Hóa nhập Niết Bàn
mùng 10 tháng 8, 2013
(Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm)

Kính thưa chư tôn đức, chư tăng ni, và quý Phật tử,

Hôm nay là ngày đại lễ tại Vạn Phật Thánh Thành, tôi, Từ Hoa, rất cảm kích được có mặt hôm nay để được bái lạy ân đức của chư Phật, A Di Đà Phật, Tuyên Công Thượng Nhân, chư vị pháp sư, chư Phật hữu đã tạo duyên cho tôi có cơ hội được chia xẻ cùng chư tăng ni và quý Phật tử bài pháp thoại với tựa đề “Lục Đại Tông Chỉ dưới cái nhìn Viên giáo Thiên Thai Tông”.

Thiên Thai TôngThiên Thai Trí Giả được Hòa Thượng nhắc đến thường xuyên trong những thời pháp khi ứng thân Hòa Thượng còn tại thế. Trong Phật Tổ Đạo Ảnh, Hòa Thượng viết:

Nam Nhạc gia phong nghiêm thả tuấn
南 嶽 家 風 嚴 且 峻 
Thiên Thai tông phái mãn đại thiên
天 台 宗 派 滿 大 千
Học giả y giáo minh bổn tính
學 者 依 教 明 本 性 
Ngưỡng chi di cao toản di kiên
仰 之 彌 高 鑽 彌 堅

Có nghĩa là: Nếp nhà của Nam Nhạc nghiêm trang, đẹp đẽ. Giáo pháp của Thiên Thai tông trùm khắp cõi đại thiên. Người theo học y giáo pháp mà thấy được bản tánh. Người muốn nhìn thấy đạo pháp của Thiên Thai tông thì càng nhìn càng cao, càng dùi mài càng thêm vững chắc. Đây cũng là câu đầu trong bốn câu nói về đạo của Đức Khổng Phu Tử trong Luận ngữ.

[◇Luận Ngữ 論語: Ngưỡng chi di cao, toàn chi di kiên, chiêm chi tại tiên, hốt yên tại hậu 仰之彌高, 鑽之彌堅, 瞻之在前, 忽焉在後 (Tử Hãn 子罕) Đạo (của Khổng Tử) càng ngửng lên trông càng thấy cao, càng dùi mài càng thấy vững chắc, mới thấy ở trước mặt, bỗng hiện ở sau lưng].

Hai chữ Nam Nhạc trong câu thứ nhất chỉ cho Nam Nhạc Tuệ Tư Đại Thiền Sư - là bậc tôn sư của Thiên Thai Trí Giả với pháp đốn giáo siêu việt còn lưu lại đời mà tôi sẽ trình bày trong một phần sau.

[I]. Sơ lược về Tứ Giáo của Thiên Thai Trí Giả

Long Thụ Bồ tát là bậc tổ sư được Thiên Thai tông tin nhận và đưa vào hàng tổ sư thứ nhất của tông phái. Sau đó đến Huệ Văn tôn giả, Huệ Tư tôn giả, và Trí Giả…

Bốn thứ lớp phân chia sau đây lấy ý từ bài kệ thứ 18 trong Trung Luận của Long Thụ Bồ tát:

“Các pháp từ duyên sinh.
Ta nói đó là Không.
Cũng gọi là Giả danh.
Cũng là nghĩa Trung đạo.”

Theo đó, Thiên Thai Trí Giả xếp Tạng giáo vào câu kệ thứ nhất; Thông giáo vào câu kệ thứ hai, Biệt giáo vào câu kệ thứ ba, và Viên giáo vào câu kệ thứ tư.
1. Tạng giáo: dựa vào nhân duyên sinh diệttứ diệu đế, đó là phái Tiểu thừa, từ phái này sinh ra Bồ tát thừa. Chỗ này cần ghi chú: Đây là Tam tạng của riêng Tiểu thừa. Đại thừa thì gọi là Maha diễn tạng
(摩呵衍藏) tức là những kinh nói về đạo Bồ tát như: Kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm, kinh Niết Bàn v.v... Luận Đại Trí Độ quyển 100 (Đại 25, 756 trung), nói: Tuy cùng cầu một môn giải thoát, nhưng có tự lợi, lợi tha khác nhau, cho nên có Đại thừa, Tiểu thừa sai biệt. Tam Tạng là pháp Thanh Văn, Ma Ha Diễn là pháp Đại thừa.

2. Thông giáo: hiểu rõ nhân duyên, không, vô sinh tứ chân đế, đó là bước đầu của đại thừa.

3. Biệt giáo: hiểu rằng tất cả nhân duyênkhông thật.

4. Viên giáo: hiểu rõ những nhân duyên sâu xa, biết rất đầy đủ trung đạo của nhị đế không sai lệch, giáo phái này chỉ giáo hóa những người thật có căn cơ, nên gọi là Viên giáo.

Những giải thích chi tiết về phương pháp tu tập theo Tứ Giáo không nằm trong phạm vi buổi nói chuyện hôm nay vì tôi tin rằng chư tăng ni và quý Phật tử đã biết rất rõ qua hệ thống giáo lý được giảng dạy tại Vạn Phật Thành. Theo tôi, nên nhìn vào kinh mà thấy Tứ giáo; không nên dùng Tứ giáo như một cái khung để sắp xếp kinh theo lớp lang, đưa đến sự xem trọng kinh này, xem thường kinh kia, xa hơn nữa là dẫn đến sự xung đột giữa Tiểu thừaĐại thừa. Trong “Tứ Giáo Nghĩa” Trí Khải Đại Sư nói rằng: Những biện luận về kinh điển của người xưa là hướng về cơ duyên của người thời đó, nếu cố chấp theo quan niệm của từng cá nhân thì sẽ gây ra chia rẻ và xung đột. Như vậy, cùng một học thuyết nhưng có những lối nhìn và những cách thức tu tập khế cơ. Điều này cũng áp dụng cho “Lục Đại Tông Chỉ. Nếu nhìn vào kinh mà thấy Tứ giáo tức là hiểu được Tứ Tất Đàn (thế tục tất đàn, vị nhân tất đàn, đối trị tất đàn, và đệ nhất nghĩa tất đàn).

Tôi xin đi thẳng vào mục tiêu của chủ đề mà tôi muốn trình bày. Đó là:

[II]. Tu tập Lục Đại Tông Chỉ của Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng dạy dưới lăng kính Viên giáo của Thiên Thai Tông như thế nào?.

Tôi nhìn Lục Đại Tông Chỉ không khác với lục giới, tức là sáu điều không được vi phạm. Điều cần lưu ý là bên cạnh bất cứ sự tu tập nào cũng có sự phát tâm sám hối khi vi phạm. Nếu thời gian tu tập Lục Đại Tông Chỉthời gian sám hối những lần vi phạm Lục Đại Tông Chỉ bằng nhau thì chúng ta phải thành thựcnhận ra rằng chúng ta đang dậm chân tại chỗ, tức là chưa bước được bước nào đáng kể trên đường tu đạo.

Ở đây tôi sẽ trình bày những khái niệm cơ bản trong Viên giáo và cách thức một Phật tử tu tập theo Viên giáo thực hành Lục Đại Tông Chỉ.

[1] Trung Đạo:

Thiên Thai Trí Giả nói: “nhất sắc nhất hương vô phi trung đạo” (一色一香無非中道 / Một sắc một hương đều là Trung đạo). Nghĩa là lí thực tướng Trung đạo tiềm tàng trong hết thảy mọi vật, dù nhỏ nhặt như nhất sắc, nhất hương cũng có đủ bản thể của thực tướng Trung đạo. Theo tông Thiên Thai thì đây là cảnh giới chứng ngộ hiển bày sau khi quán chiếu tất cả các pháp dưới ánh sáng của 3 pháp quán: Không, Giả, Trung. [Xem chương Viên Đốn trong Ma ha Chỉ Quán Q.1, thượng].

Long Thụ Bồ Tát nói trong Trung Quán:

Bất sinh diệc bất diệt
不生亦不滅。
Bất thường diệc bất đoạn
不常亦不斷
Bất nhất diệc bất dị
不一亦不異。
Bất lai diệc bất xuất.
不來亦不出

Không phải sinh cũng không phải diệt,
Không phải một cũng không phải khác,
Không phải thường cũng không phải đoạn,
Không phải đi cũng không phải đến.

Điều cần nhấn mạnh ở đây là xin đừng lầm Trung đạo với Trung dung của Nho giáo. Trung dung là không thái quá, không bất cập. Trung đạo trong Thiên Thai tông chính là Tam đế (Không, Giả, Trung). Nếu cần phải gọi với một tên khác thì Không là Chân Không, Giả là Diệu Hữu, và Trung tức là Trung đạo.

gia_khong_trung_0Nhìn vào hình vẽ, chúng ta thấy là một vòng tròn, trông giống như một chiếc bánh được cắt làm 3 phần đều nhau. Nếu là một chiếc bánh táo... thì chúng ta có thể ăn một trong ba phần, để dành hai phần kia lại cho người khác phải không?. Nhưng với chiếc bánh "Trung Đạo" này thì chúng ta không thể nào chỉ ăn một phần mà phải bỏ vào miệng cả ba phần cùng một lúc. Đó chính là điểm cực kỳ khó khăn mà cũng cực kỳ vi diệu. Bỏ vào miệng cả ba phần cùng một lúc bởi vì Không tức Giả tức Trung; cũng có nghĩa rằng Chân Không tức Diệu Hữu tức Trung Đạo. Nếu chỉ lấy Chân Không thì không thấy được tất cả các sắc đều là diệu sắc. Nếu chỉ lấy Diệu Hữu thì không thấy được "Từ Hư Không Đến Lại Trở Về Với Hư Không". Nếu không hội tụ được cả hai Chân KhôngDiệu Hữu thì không vào được Trung đạo, tức là không hội tụ được sinh tử, không thấy được phiền não tức Bồ đề, không thấy hai mặt bàn tay là của một bàn tay chứ không phải của hai bàn tay. Không phải tay này là phiền não, và tay kia là Bồ đề. Không phải Bồ đề là một cái gì ở bên ngoài cái huyễn thânvọng tâm này. Đây là mức độ cao nhất mà một hành giả có thể tiếp nhận đứng đắn giá trị của Không và Giả. Trí Giả Đại Sư nói: “Pháp quán thứ nhất dùng Không, và pháp quán thứ hai dùng Giả. Đây là phương tiện tiếp nhận chân lý trong cả hai đối cực, nhưng khi hành giả vào được trung đạo thì cả hai chân lý cùng chiếu soi.”

Ba pháp quán trên được trình bày theo tiến trình. Trí Giả gọi ba pháp quán này là thứ đệ tam quán. Trong tiến trình tam quán nầy đường lối tu tập và chứng đắc của Nhị ThừaBồ tát Thông giáo thuận với pháp quán thứ nhất về Không.

Đường lối tu tập và chứng đắc của Bồ tát Biệt giáo thuận với pháp quán thứ hai về Giả. Đường lối tu tập và chứng đắc của Bồ tát Viên giáo thuận với pháp quán thứ ba về Trung Đạo. Trí Giả nói: “Luận về tam quán có cạn, có sâu. Luận về tam tuệ thì có cao, có thấp.”

Viên đốn chỉ quán là pháp quán siêu việt được nói đến trong Ma ha Chỉ Quán. Trong trường hợp nầy, ba mặt Không, Giả, và Trung được quán chiếu tương tục như một thực tại đồng nhất, phi nhị. Như vậy, “ba tức một” hoặc “một tức ba” là cái thấy vượt trên khái niệm. Đó là không vướng mắc vào Không hoặc vào Giả, chẳng thấp, chẳng cao, chẳng giống, chẳng khác.

Thành tựu pháp quán từ Giả vào Không, hành giả diệt được kiến hoặctư hoặc, đắc được nhất thiết trí, thấy được tánh Không trong tất cả pháp.

Thành tựu pháp quán từ Không vào Giả, hành giả diệt được trần sa hoặc, đắc được đạo chủng trí.

Sau cùng, vượt qua hai cực đoan Không và Giả, nhập Trung Đạo, hành giả thành tựu nhất thiết chủng trí.

Như vậy, Lục Đại Tông Chỉ phải được nhìn như cái vòng tròn viên dung này. Nói là ba nhưng thực sự là một. Cũng vậy, nói là sáu tông chỉ, nhưng thực sự là một t ông chỉ. Một tông chỉ gì? Đó là Phật tông hoặc Phật thừa.

Nếu hành giả tu tập sáu tông chỉ này theo thứ lớp, thi dụ, “hôm nay chuyên cần giữ được năm tông chỉ, còn một cái nói dối lỡ phạm, nguyện ngày mai cố gắng hơn”. Hoặc “Khổ quá! hôm qua giữ được bốn cái mà hôm nay chỉ giữ được ba cái” v.v… Tu tập như trên là tu tập theo thứ đệ, còn thấy có sinh diệt, thấy hữu vô, thấy có người tu tậppháp môn tu tập, tức là còn dụng công theo thứ lớp nên chưa thấy được tánh và tướng là một, tức chưa thấy được ngã và pháp là một.


Nếu hành giả tin nhận rằng “tức Không tức Giả tức Trung” thì tánh tức tướng, hữu tức vô, phiền não tức Bồ đề. Hôm nay tôi thưa với quý vị rằng tên tôi là Từ Hoa, nhưng nếu quý vị hỏi tôi rằng: “Tôi gọi tên cô là Từ Hoa có thực đúng không?. Tôi sẽ trả lời: “Chẳc chắn là không đúng!.Vì sao? Chẳng có một cái tên nào thực sự là tên tôi.” Cũng vì vậy mà “thế tục tất đàn” không phải là “đệ nhất nghĩa tất đàn”. (Tất đàn có chỗ dịch là “thành tựu”, có chỗ dịch là “bố thí khắp nơi”). Nếu vì tâm sân mà tu tông chỉ không tranh; nếu vì tâm tà vạy mà tu tông chỉ không nói dối; nếu vì tâm tham lam mà tu tông chỉ không tự lợi v.v… thì đó là tu theo pháp đối trị. Đối trị là pháp phương tiện, không phải là pháp tối thắng. Vì vậy, đối trị tất đàn không phải là đệ nhất nghĩa tất đàn.

[2] Chân phát tâm:

Thấy được sự viên dung giữa tánh và tướng rồi thì hành giả phát đại tâm tức là từ Vô Tác Tứ Đếphát tâm Bồ đề, thượng cầu, hạ hóa. Vô tác tức là không phải Sinh Diệt, cũng không phải Vô sinh diệt, cũng không phải Vô lượng, mà là Vô tác, tức vượt qua pháp phương tiện chứng đắc Bồ đề. Điểm quan trọng ở đây là nguyện không bỏ chúng sinh.

[3] Định: Thấy được Luân Hồi tức Niết Bàn mới gọi là định.

[4] Tuệ: Thấy được Phiền não tức Bồ đề mới gọi là tuệ.

Viên giáotư tưởng siêu việt trong Phật học Thiên Thai tông, không những chỉ thấy trong tam đại bộPháp Hoa Huyền Nghĩa, Maha Chỉ QuánPháp Hoa Văn Cú do Thiên Thai Trí Giả giảng thuật mà còn bàng bạc trong tất cả những tác phẩm của bậc tôn sư của Trí GiảNam Nhạc Tuệ Tư Đại Thiền Sư và chư tổ sư các đời về sau. Ở đây, tôi sẽ đưa ra những điểm tương ưng trong tác phẩm "Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa" của Nam Nhạc Tuệ Tư làm pháp tu tập Lục Đại Tông Chỉ của Hòa Thượng Tuyên Hóa.

[III] Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa: Mặc dù là một pháp môn viên đốn, có chỗ ghi là "bỏ ra ngoài pháp môn phương tiện, và chỉ thuyết về chứng ngộ viên mãn [701b4] nhưng Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa không hề phủ nhận những thời khóa tụng niệm, đúng thời, đúng khắc, kiên cố hành trì. Ở đây chúng ta thấy có Hữu tướng hạnh và Vô tướng hạnh.

[1]. Hữu tướng hạnh, là việc tụng đọc bản kinh Pháp Hoa để điều hòa cái tâm tán loạn như được thuyết trong phẩm "Phổ Hiền Bồ tát khuyến pháp". Hành giả này trong tất cả mọi uy nghi đều chuyên tâm niệm kinh Pháp Hoa không ngơi nghỉ như cứu lửa cháy trên đầu. Đây gọi là văn tự hữu tướng hạnh. Đề tài hôm nay liên quan đến Lục Đại Tông Chỉ thay vì liên quan đến kinh Pháp Hoa. Như vậy, Lục Đại Tông Chỉ là "văn tự hữu tướng hạnh" là sáu điều mà một hành giả phải tụng đọc, hành trì trong mỗi oai nghi như cứu lửa cháy trên đầu. Bất cứ sự tu tập nào cũng bắt đầu bằng lòng tin. Muốn tu tập Lục Đại Tông Chỉ thì trước hết phải tin vào Lục Đại Tông Chỉ. Đây là chiếc áo tôi mặc hằng ngày trong các thời khóa tụng niệm tại gia từ ngày tôi biết đến Vạn Phật Thánh Thành. Chiếc áo này tự tay tôi thêu, hàng thứ nhất là không tranh, hàng thứ hai là không tham, các hàng sau là không cầu, không ích kỷ, không tự lợi và không nói dối.

[2] Vô tướng hạnh: theo Nam Nhạc Tuệ Tư chính là an lạc hạnh. Khi ở giữa lòng vạn pháp tất cả các chiều kích vọng động của vọng tâm tuyệt nhiên không sinh khởi. Ở nơi pháp vô phân biệt mà quán tướng như thực của các pháp.Tuy gọi là "vô tướng" nhưng khi phân tích về phương pháp hành trì này chúng ta vẫn thấy có những bảng chỉ đường nhưng vì thì giờ có hạn nên tôi chỉ nhấn mạnh trên ba điểm trọng yếu liên quan đến cái thấy về chúng sinh diệu, lục căn thanh tịnh, và phụ mẫu sở sinh thanh tịnh thường nhãn. Nhìn về mặt phân tích thì là ba, nhưng về mặt tổng hợp thì là một.

a. Chúng sinh diệu: Mở đầu "Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa", Nam Nhạc Tuệ Tư nói: Nhìn chúng sinh như một vị Phật nên chắp tay cung kính như cung kính Phật. Cũng như vậy, nhìn mỗi chúng sinh như một đại Bồ tát, một thiện tri thức". Trong phẩm "Thường Bất Khinh Bồ Tát", kinh Pháp Hoa, nói rất rõ về việc Bồ tát chắp tay cung kính chúng sinh như một vị Phật vị lai. Nam Nhạc tôn giả lại nói: "Sở dĩ chúng sinh diệu là vì lục chủng tướng trong thân mỗi chúng sinh là diệu; và là tự tại vương bản tính thuần tịnh. Tướng của lục chủng là lục căn". Và: “phàm chủng và thánh chủng là một, không phải hai”.

Đưa ra điều này tôi có ý muốn thuyết phục những ai chưa tin rằng chính mình dù là chúng sinh, là phàm chủng mà cũng là thánh chủng. Nếu chính mình không dám tin Phật tánh ở ngay trong thân ngũ uẩn này, v à có ngày mình sẽ hiển lộ trọn vẹn Phật tánh này thì còn ai dám tin cho mình?. Ví như nếu có người con gái tin rằng cô ấy vốn là một công chúa lưu lạc thì cô sẽ cư xử với tác phong của một công chúa. Nếu cô tin rằng cô là con nhà hạ tiện lưu lạc thì cô không thể nào cư xử như một công chúa được. Trong kinh Pháp Hoa nói về người cùng tử. Người cùng tử khi chưa biết mình là con của vị trưởng giả thì chỉ ở ngoài mái hiên, chỉ dám nhận công làm việc đáng giá một bửa ăn; nhưng khi biết rằng mình chính là người con lưu lạc của trưởng giả thì liền tin rằng mình có tài quản trị được tất cả gia sản của người cha.

b. Lục căn thanh tịnh: Tức là 6 căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đều thanh tịnh không bị nhiễm ô. Nhìn về "quả", có người ghi lại rằng Tông Thiên Thai nhìn giai vị Thập tín của Biệt giáolục căn thanh tịnh vị. Phẩm Pháp sư trong kinh Pháp Hoa nói rằng tu các hạnh như: Thụ trì, đọc, tụng, giải thuyết, viết chép kinh điển thì có thể nương theo năng lực của kinh điển mà khiến cho 6 căn được thanh tịnh. Tuy vậy, trong "Pháp Hoa Văn Cú", phẩm Pháp Sư Công Đức, Thiên Thai Trí Giả cũng nói rằng nhục nhãn có đầy đủ năng lực của ngũ nhãn. Trong Pháp Hoa Huyền Nghĩa, khi nói về "diệu thần thông" theo cái thấy của Viên giáo, Trí Giả nói: "Chúng sinh tưởng rằng nhãn cănvô thường, nhưng chính nơi đó là thường. Từ đó, Trí Giả nói về "giảm tu" là tu nhãn căn qua pháp định. Tu trên nền tảng tự tánh thì gọi là "vô giảm tu". Hai từ ngữ này cũng được gọi dưới một tên khác là "duyên tu" tức nương theo duyên khởi để tu; và "chân tu" tức không nhờ vào duyên mà thuận theo tự tánh Như Lai tạng để tu. Nam Nhạc Tuệ Tư nói về nhãn căn thanh t ịnh như “con mắt của một vị vua”.

c. Phụ mẫu sở sinh thanh tịnh thường nhãn: Nam Nhạc Tuệ Tư nói: "Vì vậy nên kinh Pháp Hoa nói mắt thường do cha mẹ sinh vốn thanh tịnh. Nên biết tai, mũi, lưỡi, thân và ý cũng như vậy." [698a12]. Dò lại văn kinh Pháp Hoa chúng ta thấy lời kinh này nằm trong phẩm "Pháp sư công đức". Ngoài ra, nhóm chữ "phụ mẫu sở sinh thanh tịnh thường nhãn" này cũng thấy trong kinh "Quán Phổ Hiền Bồ Tát". Trong cả hai bản kinh này nói về khả năng của mắt thấy được các cõi thế gianxuất thế gian.

Nhân đây, tôi xin viết một bài kệ ngắn cúng dường chư tôn đức, chư tăng, chư ni và quý Phật tử đã hoan hỷ có mặt trong buổi pháp thoại hôm nay.

Tâm = Phật = Chúng sinh

In Vietnamese:

Trên bồ đoàn bạc màu áo tăng nhân
Giữa pháp vị tươi sắc hoa đạo hạnh
Trăng núi lạnh ẩn dòng mây trầm mặc
Nước khe sâu tuôn nguồn mạch tự nhiên
Niệm Phật danh, chấp ta, Phật, đôi bên
Chẳng nhìn được lúc môi chưa mấp máy.


Translated into Chinese-Vietnamese:

Bồ đoàn thượng tọa cựu y tăng
Pháp vị trung khai đạo hạnh hoa
Lãnh nguyệt san tàng tĩnh tịch vân
Thâm khê thủy xuất tự nhiên lưu
Niệm Phật do chấp ngã, Phật tướng
Bất khả kiến khẩu vị khải xỉ.

Translated into Chinese:

心 = 佛 = 衆生
蒲團上坐舊衣僧
法味中開道幸花
冷月山藏静寂雲
深溪水出自然 流
念佛猶執我,佛相
不可見口未啟齿
(慈花 一慧心)

Để kết luận về điểm trọng yếu trong bài pháp thoại hôm nay tôi xin được trưng dẫn một lời dạy của Tuyên Công Thượng Nhân, là: “Hãy quán thoại đầu chớ đừng quán thoại vĩ ”. Tất cả chúng ta đều biết thoại đầu trở thành một công án, nhưng ở đây, tôi muốn nói rằng “thoại đầu” chính là trạng thái tâm của hành giả trước khi mở miệng niệm Phật như trong bài thơ vừa đọc. “Thoại vĩ ” là trạng thái tâm của hành giả sau khi mở miệng niệm Phật mà còn thấy có ta, có Phật. Như vậy, câu thơ “chẳng nhìn được lúc môi chưa mấp máy” là một trạng thái tâm như thế nào? Đó chính là cái mà chúng ta gọi là “bản lai diện mục”.

Xin kính chào chư tôn đức và quý Phật tử.

Nam mô A Di Đà Phật.

________________________________________________________

(Những dòng chữ tô mầu là do người post trình bầy để độc giả dễ xem)

XEM THÊM:

NỀN TẢNG PHẬT HỌC THIÊN THAI TÔNG Paul L. Swanson biên soạn - Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch
PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA - PHẬT HỌC THIÊN THAI TÔNG, Trí Khải Đại Sư - Từ Hoa dịch

TÌM HIỂU THÊM VỀ TRUNG QUÁN:

TRUNG LUẬN – Long Thọ Bồ Tát – Thích nữ Chân Hiền Việt dịch

TRUNG LUẬN (Madhyamaka Sastra) Tác giả: Nagaruna - Dịch và chú giải: HT Thích Thiện Siêu

TRUNG LUẬN (MADHYAMAKAKÀRIKÀ ) Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) - Thích Viên Lý dịch

TRUNG LUẬN Tác giả: Bồ Tát Long Thọ (Bản dịch Việt ngữ của Thích Tâm Thiện)

TRUNG LUẬN VÀ HỒI TRANH LUẬN - BỒ TÁT LONG THỌ tạo luận - ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịch sang tiếng Việt

TRUNG QUÁN LUẬN - Bồ Tát Long Thọ - Chân Hiền Tâm Việt dịch






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/06/2012(Xem: 79484)
02/10/2012(Xem: 49456)
09/10/2016(Xem: 10061)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.