Ngày Thứ Ba

07/10/201012:00 SA(Xem: 41051)
Ngày Thứ Ba

BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ
Luận Giải
Nguyên tác: Commentary on The Thirty Seven Practices of a Bodhisattva – 1995
Luận giảng: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh ngữ: Nyima Tsering
Hiệu đính: Vyvyan Cayley và Mike Gilmore
Chuyển kệ: Linh Thùy
Chuyển ngữTuệ Uyển - 22/10/2000

NGÀY THỨ BA

MỞ ĐẦU

Hãy nhìn lại những kiếp sống của chúng ta, chúng ta có thể thấy rằng bất cứ những gì chúng ta đã làm với ý nghĩa trọn vẹn đều hữu ích (hiện tại và về sau). Nhưng nếu chúng ta đã tiêu pha đời sống chúng ta trong một cung cách mà bây giờ chúng ta hối hận, bất cứ thời gian nào đã trôi qua thì nó đã vượt xa tầm chúng ta có thể ảnh hưởng đến. Chúng ta không thể yêu cầu thời gian hãy chậm lại, bởi vì thời gian đã hoàn thành, nó đã hoàn tấtThời gian sẽ không đợi chờ.

Khi chúng ta đã làm một lỗi lầm trong việc làm của chúng ta chúng ta có thể nói rằng chúng ta muốn có một cơ hội để cố gắng một lần khác; trái lại nếu chúng ta quan niệm rằng chúng ta đã tiêu phí đời sống của mình trong một cung cách rỗng tuếchvô nghĩa, không có lý nào nói rằng, “Hãy vui lòng cho tôi bắt đầu lại?” bởi vì không có cách nào để làm cho điều ấy xãy ra. Chúng ta đã tiêu pha những năm tháng nào đấy của thời thơ ấu trong một cung cách vô nghĩa bởi vì chúng ta không thể suy nghĩ một cách chín chắn, nhưng sự hiểu biết của chúng ta tăng trưởng khi chúng ta lớn lên. Chúng ta đã biết những sự việc và chúng ta có thể suy nghĩ và lắng nghe những giáo huấn. Dường như chúng ta đã dùng sai thời gian của chúng ta một cách cố ý nếu sau đó chúng ta tiếp tục tiêu pha thời gian của mình một cách vô nghĩa.

Nếu đúng đây là trường hợp, điều duy nhất chúng ta có thể làm là sám hối những hành vi sai lầm trong quá khứ của chúng ta, tập trung trên những tích tập nghiệp bất thiện, và cố gắng để tịnh hóa chúng bằng kinh hành nhiễu Phật, cúng dường, trì tụng chân ngôn, xây dựng những quan niệm của thân khẩu ý, phát nguyện, và thiền tập trên tính khôngtâm giác ngộ (bodhicitta). Thiền quán trên tính khôngtâm giác ngộ (bodhicitta) là siêu tuyệt trong những điều này.Chúng ta cũng có thể làm lợi ích bằng việc lễ lạy phủ phục một trăm nghìn lần liên hệ đến tịnh hóa những hành vi bất thiện, cúng dường một trăm nghìn mạn đà la, và trì niệm chân ngôn một trăm âm liên hệ đến thiền tập Kim Cương Tát Đỏa một trăm nghìn lần. Đây là những thực hànhchúng ta có thể xử dụng khi sám hối, chủ tâm tập trung trên những hành vi bất thiện trước đây của chúng ta.

Chúng ta không nên chỉ nói rằng chúng ta đã từng phạm phải những hành vi bất thiện như vậy và như vậy, mà nên làm một sự lượng định tất cả những việc làm sai lầm của chúng ta, hồi tưởng những chi tiết của chúng và sau đó quán chiếu chúng với tư tưởng, “Thật là tệ rằng con đã làm những việc như vậy đó và chúng phản lại những giáo huấn của Đức Phật cùng mong ước của đạo sư của con. Chúng sẽ hướng con đến sự tiêu tan trong đời sống này cũng như sự phá sản cơ bản. Chúng đi ngược lại với Giáo Pháp Thánh thiện và cũng không thể chấp nhận được về phương diện xã hội.”

Rồi thì chúng ta nên nghĩ rằng, “Con đã được tình trạng thuận tiệnlợi lạc của kiếp con người và con đã gặp được Giáo Pháp cùng một người bạn tâm linh (=/= Nhân thân nan đắc, Phật Pháp nan văn, thiện hữu nan phùng). Nhưng mặc dù được thế, con đã không làm được những điều đáng nên làm, trái lại, con đã làm những việc không nên làm, mà chúng sẽ là nguyên nhân của khổ đau cho con và những người khác. Con hành động như một người có thể thấy chưa rơi xuống mõm đá, hay như ai đấy thận trọng trong việc ăn thuốc độc. Từ ngày hôm nay trở đi, con sẽ chẳng bao giờ phạm phải những hành động bất thiện ấy nữa, ngay cả bằng cái giá của đời sống của con.” Đức Phật từ bithiện xảo nói rằng những hành vi bất thiện của chúng ta có thể được tịnh hóa , nếu chúng ta sám hối những lỗi lầm trong quá khứ với một ý thức hối quá mạnh mẽ. Do thế, chúng ta nên sám hối và làm một lời hứa trong sự liên hệ đến bốn năng lực.

Thứ nhất là phát tâmtiếp nhận quy y, năng lực căn bản. Thứ hai là năng lực hối quá, trong sự ân hậnchúng ta cảm nhận về những hành vi tiêu cựcchúng ta đã tích tập trong quá khứ mạnh như là chúng ta nuốt phải thuốc độc. Chúng ta nên trì niệm chân ngôn như phần năng lực thứ ba – phấn đấu trong thực tập đối trị - nhầm để sám hối những hành vi bất thiện của chúng taCuối cùng, có năng lực chí nguyện, hay hứa hẹn, rằng trong tương lai chúng ta sẽ không bao giờ phạm phải những hành động xấu ác như vậy nữa thậm chí bằng cái giá của mạng sống của chúng ta.

Trước khi bắt đầu sự thực tập này, trước tiên chúng ta nên chân thành quy ythực tập phát tâm. Rồi thì chúng ta đếm từng hành vi bất thiện chúng ta đã tích tập trong quá khứ trên những hạt chuỗi của chúng ta và nghĩ về chúng trong hình thức của những hành vi bất thiện tích lũy căn cứ trên thân, miệng và ý của chúng taChúng ta cũng nên nghĩ về những hành vi bất thiện sinh khởi từ hành động sai lầm tự nhiên và những hành vi sai trái do sự giải đải với những nguyên tắc (giới luật).

Những ai đã từng phát thệ nguyện nên ân hận, suy nghĩ, “con đã phát nguyện của một sa di, hay một tỳ kheo cụ túc giới, và phát tâm giác ngộ (bodhicitta) cùng thệ nguyện mật thừa tantra, và tuy thế cung cách con đã sông đời sống của con như một người thường của vị trí thấp kém, những người chưa từng phát nguyện gì cả và không thực hành Giáo Pháp. Vì thế, con thật là một người thảm hại có khuyết điểm.” Thật quan trọng để sám hối những hành vi sai trái của chúng ta với những tư tưởng như thế này và làm một sự hứa nguyện mạnh mẽ.

Nếu ai đấy hỏi rằng có thể tịnh hóa những hành vi bất thiện bằng sự phát lồ sám hối như thế hay không, câu trả lời là, như Milarepa nói, rằng những hành vi bất thiện sẽ được tịnh hóa nếu sự hối quá ân hậnchân thành. Sự ân hận hối quá chân thật cho những hành vi sai trái trong quá khứ sẽ có thể làm cho chúng ta phát sinh sức mạnh của tâm thức không tái phạm những việc sai trái như vậy trong tương lai. Tuy thế, nếu chúng ta thiếu sự hối quá chân thật và chỉ giả vờ phát sinh một sự hứa hẹn không lập lại những hành vi bất thiện như thế ngay cả với cái giá của mạng sống chúng ta, điều này chỉ như lớp son phấn bên ngoài và năng lực của tâm thức không thể phát triển. Do thế, điều quan trọng ấy là phát triển một sự chân thành , và nhầm để làm thế, chúng ta nên quán chiếu về những bất lợi của những hành vi bất thiện như thế. Chúng ta cần nghĩ về luật nhân quả, hay nghiệp báo, để đánh giá những tổn hại, bởi vì chúng tathể không khám phá thấy kết quả của những việc làm xấu ác nếu chúng ta không tin chắc luật nhân quả.

Chúng ta nên làm theo tiến trình này, và rổi thì tiến hành một ý chí vững chắc, suy nghĩ, “con nên làm cho mỗi ngày đầy đủ ý nghĩa từ hôm nay trở đi, và không lãng phí thời gian của con trong một cách rỗng tuếch. Cung cách chính đáng duy nhất là xử dụng cuộc sống của con để làm những việc tốt, thể hiện hạnh kiểm tốt và tử tế lịch sự cùng không vi phạm Giáo Pháp cũng như những mong ước của những bậc giác ngộ. Còn bao nhiêu kiếp sống nữa mà con phải sống, con nhất quyết sống trong một cung cách đầy đủ ý nghĩa.” Chúng ta nên lắng nghe Giáo Pháp với khuynh hướng này cũng như với thái độ hoàn tất mục tiêu của cá nhân và những người khác một cách hoàn toàn.

Bây giờ chúng tôi sẽ tóm tắt thánh giáo của Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ (Ba Mươi Bảy Điều Thực Hành Của Một Vị Bồ Tát) mà chúng ta đã từng thảo luận

1-Trước tiên đấy là sự phối hợp của ba sự thực hành lắng nghe, suy tư, và thiền tập (văn, tư, tu) trên những kho tàng thậm thâm và rộng lớn của Đại Thừa, nguyên tắc đạo đức, luận thuyết, và kiến thức (giới, định, tuệ) của những vị Bồ Tát.

 2- Sau đấy chúng ta cần thực tập ý nghĩa của Giáo Phápchúng ta đã nghe, và vì thế chúng ta nên ở trong một nơi xa cách với quyến luyếngiận dữ. Do vậy, từ bỏ hương thổ là sự thực hành thứ hai của một vị Bồ Tát

3- Nhưng chỉ lìa xa quê cũ thì chẳng có gì lạ thường; chúng ta nên tìm một nơi tĩnh mịch, người như thế này là sự thực hành thứ ba của một vị Bồ Tát

4- Điều thực hành thứ tư của một vị Bồ Táttừ bỏ đời sống thế tục, vì chúng ta sẽ không có lợi lạc nếu trong tâm thức chúng ta vẫn duy trì dưới sự ảnh hưởng của tám pháp thế gian (bát phong) ngay cả khi ở trong một nơi tịch tĩnh.

5- Chúng ta cần những thiện hữu và một đạo sư tâm linh có đủ năng lực nhầm để làm tăng đến tột độ khả năng cho thực hành, vì thế điều thực hành thứ năm của một vị Bồ Táttừ bỏ những người bạn xấu ác.

6- Sự thực hành thứ sáu của một vị Bồ Táttùy thuộc vào vị thầy của chúng ta trong một phương thức đúng đắn, cả hai với thái độ thích hợp cũng như với những tài sản vật chất của chúng ta.

7- Từ đây trở đi, ngõ vào đầu tiên là tiếp nhận quy y nhầm để thể hiện trong sự thực tập thật sự. Để làm điều này, chúng ta phải nhận ra ba điểu này – Phật Bảo, Pháp BảoTăng Bảo – như những đấng thủ hộ cho tất cả những Phật tửChúng ta phải tin tưởng và đặt niềm tin trong Tam Bảo như một sự khác biệt hoàn toàn riêng rẽ với chính chúng ta (đối tượng bên ngoài chúng ta) và chúng ta nên phản chiếu rằng bất cứ điều gì xãy ra đến chúng ta, cho dù chúng tốt hay xấu, chỉ Tam Bảo là có thể cứu độ chúng taChúng ta nên quy y trong cách này và với ý tưởng đạt đến trình độ Tam Bảo trong chính mình (tự tính Tam Bảo).

Chỉ đơn giản tiếp nhận quy y là không đủ; chúng ta nên thực hành theo sự hướng dẩn liên hệ trong quy y, điều này bao gồm việc tránh những hành vi không thích đáng như việc quy mạng lễ lạy cúng dường những chúng sinh phi nhân xử dụng những phương pháp không được chỉ dạy trong giáo lý Đạo Phật, xem thường hay làm giảm giá trị thân, tâm, ngôn từ của Phật, hay cầu khẩn những hình tượng thánh như những vật sở hữubám víu vào họ vì sự bảo đảm tiền tài.

Ngày nay một số người buôn bán đổi chác hình tượng và kinh sách tâm linh. Những người này sẽ chín muồi trong những hình phạt nặng nề trong những hình thức của những hành vi bất thiện hay chướng ngại nếu những hình tượng và kinh sách mà họ buôn bán thuộc sở hữu của những người tin tưởngthực hành Giáo Pháp. Mua và bán những hình tượng và những pháp khí nghi lễ cổ vật với một giá cả thật cao có thể làm tăng thu nhập tài sản vật chất của họ, nhưng thật sự những hành động của họ là giống như ăn thuốc độc.

Khác với trường hợp nếu ai đấy, với khuynh hướng kiên quyết để bảo tồn sự tiếp tục của những giáo huấn qua những ấn bản quý hiếm, dành hay mượn tiền để in ấn và bán những kinh sách để đủ tiền cho chi phí và để in ấn thêm kinh sách. Đây là tiền được mượn và dùng trong mục tiêu của việc làm lành mạnh. Nhưng những ai bán kinh sách và bảo rằng để phục vụ Giáo Pháp, trái lại trong thực tế là đang phục vụ những cái bao tử của họ, là bị liên đới trong hành vi nguy hiểm – thế cho nên hãy chắc là không làm những hành vi như thế. Chúng tôi không lạc đề để đề cập những thí dụ như thế khi chúng xãy ra trong luận bản, bởi vì chúng có một mục tiêu. Nhưng có những cá nhân nào có thể thực hành theo lời khuyến nghị này hay không tùy thuộc vào những người ấy.

Thật quan trọng để đừng xem thường hay làm giảm giá trị của Tam BảoChúng ta có thể nương tựa trên những vị chư thiênthánh thần đầy năng lực như những người bạn của chúng ta, vì lợi ích tạm thời, trong tiến trình tiếp nhận quy y Phật Bảo. Nhưng đấy là sai lạc để xem những vị thần linh ấy như những vị đạo sư hay bổn tôn của chúng ta, do thế chúng ta nên tránh thái độ này.

Giống như thế, tiếp nhận quy y Pháp Bảo có nghĩa là chúng ta không làm điều tổn hại lên chúng sinhChúng ta cũng phải bảo quản và không đối xử thiếu tôn trọng với kinh sách. Thí dụ, không thích đáng để bỏ mặc sách vở mà trong ấy chứa đựng những lời trong Tam Tạng kinh điển (kinh, luật, luận) hay Tam Vô Lậu Học (giới, định, tuệ) một cách thiếu cẩn trọng trên sàn nhà, nơi mà chúng ta hay những người khác có thể giẩm lên. Có lời nói rằng: “Nếu bạn đến quá gần một con chó, bạn rất có thể bị nó cắn.” Trong cùng cách như thế, luôn có kinh sách ở chung quanh chúng ta có thể đưa đến cảm nghĩ quá quen nhờn trong cách mà chúng ta hờ hửng để biểu lộ sự tôn trọng với kinh sách. Thêm nữa chúng ta sẽ thấy rằng tâm tưởng chúng ta trở nên mờ tối hơn và si ám hơn nếu chúng ta lãng quên biểu lộ một sự tôn trọng thích đáng đến kinh sách. Như những đạo sư Kadampa đã nói: “’Tôi đã có sự si mê thế này là quá đủ. Nếu tôi trở nên si mê hơn thế này, điều gì sẽ xãy ra (cho tôi)?” Do thế chúng ta nên cẩn thận.

Chúng ta nên cẩn thận đúng mức cung cách chúng ta đối với kinh điển sách báo có chứa đựng những gì đấy với giáo lý Phật Pháp. Như một quy luật phổ thông, tốt hơn là nên tránh bước qua hay giẩm lên bất cứ vật gì có chữ viếtTuy thế, ngày nay ngay cả những thứ như giày vớ cũng có những văn tự trên chúng, và cũng có những mẫu tự trên đường xá, Nếu chúng ta cố gắng tránh giẫm lên chữ nghĩa chúng ta có thể phải quay xe lại, vì thế cần phải phân biệt một chút khi nghe theo lời cố vấn này. Hãy cẩn thận không bước qua bất cứ những thông tin chữ nghĩa nào liên hệ đến những giáo huấn của Đức Phật. Phật biệt trong cách này là một sự thực hành tốt để tuân theo.

Tiếp nhận sự quy y Tăng Bảo hay cộng đồng tâm linh có nghĩa là chúng ta không nên hình thành những quan hệ bằng hữu thân mật với những người không phải Phật tửdị giáo. Thật là kém thông tuệ để có một sự liên hệ mạnh bạo từ trái tim chúng ta với những người như vậy vì mục tiêu không tốt, mà đơn giản chỉ vì lợi ích của thực phẩm và áo quần.

Trong quá khứ, đại hành giả Dom Tonpa và những vị Bổ Tát đã nhặt lên bất cứ mãnh áo quần màu đỏ và vàng nào mà các ngài đi ngang qua và cụng đầu vào đấy, với ý nghĩ rằng bất cứ ai đã mặc những áo quần như thế phải có kiến thức. Các ngài sẽ thiền quán trên sự phát sinh niềm tin đối với những người mặc áo quần ấy và đặt những thứ ấy trong một nơi mà không ai có thể bước qua. Do vậy, chúng ta nên tập theo những thí dụ này và luôn luôn xử sự tôn kính với tu sĩ. Bình phẩm tu sĩ chuốc lấy những bất thiện nghiệp nặng nề. Không sao nếu chỉ ra một trường hợp cá nhân nếu một tu sĩ đã làm sai, nhưng buộc tội tất cả tu sĩ một cách chung chung là thái độ xấu sẽ kết quả trong một bất thiện nghiệp nặng nề cho chúng taCư sĩ nên tôn trọng những tu sĩ thọ giới như những đối tượng thu thập phước đức và nên phát triển niểm tin.

Về phía những tu sĩ, tất cả những chúng sinh lang thang (trong cõi luân hồi) kể cả những thần linh xem chúng ta như một đối tượng nương tựa và do thế chúng ta có một nhiệm vụ cố gắng hoàn thành để trở thành thành phần những đối tượng hoàn hảo của quy y. Thay đổi tên tuổihình thức áo quần không có gì đặc biệt; chúng ta cần đem đến một sự thay đổi trong tâm thứcChúng ta không nên giống như một người chỉ đơn thuần mặc y áo như vỏ bọc bên ngoài, mà tốt hơn, mặc y áo chúng ta phía ngoài chúng ta nên trở thành một tu sĩ đàng hoàng từ bên trong. Trái lại, đấy là hành động đạo đức giả để thụ hưởng tài vật và đồ ăn thức uống mà người khác cúng dường cho chúng taChúng ta nên hành động trong một cung cách tốt đẹp để làm lợi ích cho chính chúng ta và những người khác, và những hành vi của chúng ta sẽ trở nên như bảo vật.

Do thế , cư sĩ nên cúng dường với sự tôn trọng và có một thái độ trong sạch đối với Tăng già, trong khi Tăng già nên biểu lộ những hành vi bổ ích tráng kiện trong sự phù hợp với danh xưng và mục tiêu của mình. Điều này sẽ trở thành một sự trang nghiêm đến những giáo huấn. Nếu những thành viên của Phật Giáo làm rạng danh Đức Phật, điều này làm lợi ích giáo lý Phật Pháp trong phổ thông và cũng sẽ phản ánh tốt đẹp đối với chúng ta. Đây là sự thực hành thứ bảy của một vị Bồ Tát.

8- Đã tiếp nhận quy y, chúng ta phải tuân theo những lời hướng dẫn trong sự quy y, hãy từ bỏ chướng ngạichấp nhận nguyên tắc nhân quả. Điều này có nghĩa là đón nhận mười thiện nghiệp bằng sự từ bỏ mười bất thiện nghiệpQuy luật của mười thiện nghiệpquy luật của đạo đức thánh thiện, và nó là những hành vichúng ta nên thực hành. Đây là sự thực hành thứ tám của một vị Bồ Tát.

Cho đến bây giờ chúng ta đang đang xem xét đến con đường tăng dần thông thường liên hệ đến con người của mục tiêu hay phạm vi nhỏ. Bây giờ chúng ta tiếp đến phần của luận bản nói về những khoái lạc của cõi luân hồi giống như những giọt sương trên đầu ngọn cỏ, và v.v…Điều này liên hệ đến con người của mục tiêu hay phạm vi vừa.

Trên con đường tăng dần chúng ta suy tư về sự bất lợi của vòng sinh tử như sự thật về khổ đau, những tầng bậc của luân hồi và cội nguồn của khổ đau, và chúng ta học hỏi làm thế nào để dấn thân vào hay quay lưng với sinh tử. Rồi thì chúng ta rèn luyện tâm thức để đạt đến sự giải thoát qua sự thực tập Ba Sự Rèn Luyện (giới, định, tuệ). Chúng ta cũng có thể phát triển một căn bản tốt đẹp để thể nhập giải thoát qua tám phẩm chất nghiệp quả chín mùi đầy đủ.

Vì không có sự vĩnh cữu hay hạnh phúc tồn tại lâu dài trong sinh tử luân hồi:

Hãy xem những phẩm chất tuyệt hảo của vòng luân hồi như không đáng tin cậy, sự khoái lạc không làm thỏa mãn là cội nguồn của tất cả khổ đau. Do vậy, nguyện cho con được gia hộ trong sự phát sinh một sự quan tâm mạnh mẽ đến việc tìm cầu những an lạc của giải thoát.

Hình thức tệ hại nhất của khổ đau là hưởng thụ khoái lạc của sinh tử luân hồi và vẫn duy trì sự chưa thỏa mãnTuy thế, những khoái lạc tuyệt hảo này là không đáng tin cậy bởi vì chúng là không vững chắcDanh tiếngđịa vị đều không thể trông mong được. Nếu có bất cứ một sự chắc chắn nào trong quan hệ với những thân quyến và bằng hữu mến thương, hay ngay cả với những kẻ thù của chúng ta, đấy sẽ là minh chứng của điều gì đáng tin cậy trong cõi luân hồi. Nhưng không có sự chắc chắn như thế trong những mối quan hệ này, cũng không có trong thân thể chúng ta là điều cũng biểu lộ sự không tin cậy được của nó.

Chúng ta đã từng lang thang từ đời này sang kiếp khác từ vô thủy cho đến bây giờ, mang những hình thức khác nhau của tử sinh. Nếu đã từng có thậm chí một người bạn luôn luôn đồng hành với chúng ta trãi qua sự lang thang ấy, chúng ta có thể tin cậy người ấy. Nhưng không có một người bạn như thế. Tóm lại, chúng ta nên quán chiếu về sáu sự trở ngại của vòng luân hồi (lục đạo), gói gọn trong ba cõi [tam giới] (12), và rồi thì thiền quán như sự hướng dẫn trong “Con Đường Tiệm Tiến”. Chúng tôi suy nghĩ cùng sự hướng dẫn giống thế đã được nêu lên trong luận bản được biết như “Căn Bản Của Tất Cả Những Phẩm Chất Tích Cực” và sự chỉ bảo này bao hàm một sự chia sẻ tuyệt vời.

Những từ ngữ này thật dễ dàng cho chúng tôi trì tụng và cũng dễ dàng để mà phản chiếu trên ấy. Nguyên nhân của tất cả những khổ đau của chúng ta là sự lập lại của sinh và tử . Phải thai nghén trong tư duy của chúng ta lần này và lần nữa …liên lũy chúng ta trong những bất thiện nghiệp nặng nề. Nguyên nhân của những hành uẩn nhiễm ô của sự tái sinh bất hạnhnghiệp báophiền nãoCho đến khi chúng ta có thể chấm dứt sự thụ thai hết lần này đến lần khác, chúng ta tiếp tục mang lấy những hành uẩn ô nhiễm tạo nên bởi nghiệp báophiền não vọng tưởng.

Kết quả của sự sinh ra trong thân thể nhiễm ô hiện tạicung cấp những điều kiện để phát sinh những nghiệp báophiền não mới và những chức năng như cơ sở của khổ đau. Thân thể này ràng buộc để rồi chúng ta quẩn quanh với những điều kiện mà nó sẽ làm gia tăng những phiền não của chúng ta, ngay cả khi chúng ta không cố ý làm phát sinh chúng, và nó ngăn trở chúng ta đến sự áp dụng những sự đối trị như một phương phápcon đường hướng chúng ta đến giác ngộ. Những tình thế bất lợi cấu kết với những hành uẩn từ khi chúng ta sinh ra, và đây là khổ đau lớn nhất trong tất cả.

Do vậy chúng ta thấy rằng năm trong tám khổ là cực kỳ năng động, tên chúng là: khổ đau của tiến trình sinh, khổ đau phải bị sinh trong những hoàn cảnh bất lợi, khổ đau vì sự sinh biến đổi thành phiền não, khổ đau vì bị sinh như nguồn gốc của khổ đau, khổ đau vì phải chia lìa người khác ngoài ý muốn mà nó là bản tính tự nhiên của thân thểThân thể ô nhiễm này là không rời xa chúng ta, và nó ngăn trở hạnh phúc an lạcChúng ta nên phản chiếu trên những điều này và cố gắng tối đa để được tự do giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Vì điều này chúng ta cần thực hành theo Ba Rèn Luyện (giới, định, tuệ) mà không làm lẫn lộn trật tự, do thế, tu tuệ và tu thiền định dựa trên nền tảng của tu trong đạo đứcChúng tathể đạt đến niết bàn dần dần trên căn bản này bằng sự áp dụng những sự đối trị giải độc những tư tưởng phiền não và những hạt giống của chúng. Điều này liên hệ đến con đường tiệm tiến thông thường cho một người của năng lực vừa (trung bình). Sau đó, con đường của cổ xe lớn thích ứng cho những con người với năng lực rộng lớn được biểu lộ như sau:

Việc xử dụng những an lạc hạnh phúc của chính chúng ta là gì khi tất cả những bà mẹ là những người đã từng

Tử tế ân cần với chúng ta từ vô thủy kiếp đang chịu khổ não?

Những dòng này, bên cạnh bản chất cực kỳ năng động, là căn nguyên của giáo huấn Đại Thừa, và sự thiết lập như thế là trọng điềm chính cho sự thảo luận trong toàn bộ luận bản này.

Như chúng tôi đã nói hôm qua, những tạo vật chúng sinhvô lượng vô sốnhư không gian không thể đo lường chia sẻ với chúng ta sự khao khát hạnh phúc cũng như lẫn tránh khổ đau. Chúng ta nên hổ thẹn với chính mình nếu chúng ta chỉ nhìn đến lợi ích của chính mình và không ngó đến sự khổ não của họ, trái tim của chúng ta không xao động với sự day dứt của họ và tâm tư chúng ta không quan tâm vì họ.

Cho đến bây giờ chúng đang nghĩ đến sự quan trọng của chính mình, luôn luôn nói rằng, ‘tôi điều này…’, ‘tôi điều kia…’, ‘tôi điều đó…’và ‘tôi cái khác…’, và điều này cũng tốt thôi nếu có những lợi ích tốt đẹp từ nó. Nhưng chúng ta có thể thấy rằng thái độ tự yêu mến (ngã ái) giống như chứng bệnh kinh niên. Một tình trạng y khoa cấp bách đến một cách bất ngờ có thể rất kịch liệt nhưng có thể được cứu chữa một cách nhanh chóng. Một chứng bệnh kinh niên, trên một phương diện khác, là ít rõ rệt và nghiêm trọng hơn; nhưng con người bị phiền não kinh niên thấy rằng tự họ không thể ăn hay uống một cách bình thường, để di chuyển một cách dễ dàng hay để làm việc. Một căn bệnh như thế làm suy nhược và rất khó khăn để cứu chửa, và có một ảnh hưởng bất lợi trên đời sống của họ. 

Một thái độ tự yêu mến giống như chứng bệnh kinh niên này. Chúng ta chỉ giống như phân nữa con người qua việc bị khổ não với thái độ này, mặc dù chúng ta có một tâm thức và khả năng để phân biệt giữa đúng và sai. Vì thế chúng ta phải đặt nổ lực vào trong sự loại trừ căn bệnh kinh niên này.

Thái độ này được diễn tả trong ‘Luyện Tâm’ như một loại siêu ác quỷ trong tất cả những loại ác thần khác. Con người nghĩ rằng ác thầnác quỷthế giới ngoại tại làm cho chúng ta tiêu điều, trong thế giới con người nơi chúng ta sinh ra, do bởi nghiệp báo và sự nguyện cầu của chúng ta, chúng có thể xuất hiện để là nguồn gốc cho sự bất hạnh của chúng ta. Nhưng điều này cũng không thật sự. Chúng không là cội nguồn của sự điêu tàn vĩnh viên của chúng ta; chúng có thể làm tổn hại chúng ta trong một trường hợp nào đấy nhưng sẽ không tồn tại như một tác nhân tai hại mãi mãi, qua tính tự nhiên của thay đổi (vô thường).

Nguyên nhân thực sự của sự suy đồithái độ tự yêu mến (ngã ái) bởi vì, giống như căn bệnh kinh niên, nó luôn luôn hiện diện. Một người chống đối xã hội trong cộng đồng, người nói những lời cầu nguyện không lành mạnh, được cung ứng với mười điều trở ngại đáng lẽ phải từ bỏ, là được xem như một đối tượng của từ bi bởi những hành giả. Mặc dù người ấy hành động như một kẻ thù và tạo nên rắc rối, họ biết rằng chỉ là nguồn gốc tạm thời của chướng ngạiphiền não đến chính họ. Trái lại kẻ thù xấu xa tồn tại với chúng ta một cách liên tục bao gồm hai thái độ sai lầm của tự yêu mến (ái) và chấp trước (thủ) ở cái tôi như sự hiện hữu thật sự. Hai thứ này hổ trợ nhau như những người bạn rất tốt, giống như chúng chỉ có một trái tim, và sự ảnh hưởng của chúng là tai hại vô cùng. Chúng phải bị đánh gục bởi tuệ trí là điều thực chứng tính khôngtâm giác ngộ (bodhicitta) là điều yêu mến người khác hơn bản thân chính mình. Nếu không thì những thái độ xấu này tổn hại chúng ta vô cùng, không chỉ một cách bừa bãi mà một cách liên tục. Mỗi thứ hoạt động như một vị vua với tùy tùng của nó là dính mắc, tự kiêu, thù hận, ghen tị, ganh đua, tinh thần mờ tối, quẩn trí, và lười biếng. Tất cả những thứ này hoạt động như những kẻ gian thần tặc tử và nguyên nhân tổn hại vô cùng cho chúng ta, do thế không dễ dàng cho những hành giả thực hành Giáo Pháp đánh bại chúng.

Thực tế, hành giả giống như những chiến sĩ trong một quân đội. Chúng ta chiến đấu chống lại ai? Chúng ta thách thức và đánh bại kẻ thù phiền não nội tại với điều mà sự tiệm tiến của chúng ta cho phép, cầm vũ khí lên chống lại thái độ tự yêu mến (ái) và chấp trước (thủ) như một sự tồn tại chân thật. Đôi khi chúng ta cảm thấy bất lực hay căng thẳng, bởi vì chúng ta đang thử thách kẻ thù to lớn của ba cõi thế gian (tam giới). Trong ‘Hướng Dẫn Con Đường của Cuộc Sống Bồ Tát’ nói rằng: “Có nhiều hiểm nguy liên hệ trong chiến đấu của một cuộc chiến tranh.” Đây là tính tự nhiên của chiến tranh. Do thế, khi chúng ta đang chiến đấu cho một cuộc chiến chống lại kẻ thù phiền não, đôi khi chúng ta thất bại hay cảm thấy uể oải hay chán nản. Nhưng khi chúng ta tiếp tục thách thức kẻ thù ấy và không cho phép chính mình trở nên hoàn toàn chán nản, chúng ta liên hệ trong một hành động thật sự kỳ diệu.

Chúng ta sẽ kinh nghiệm một sự thu đạt to lớn trong việc nhổ gốc rể kẻ thù phiền não của chúng ta nếu chúng ta thử thách những thái độ tiêu cực của chúng taChúng tathể không bao giờ đánh bại tất cả những kẻ thù ngoại tại của chúng ta, như được nói trong “Bốn Trăm Bài Kệ”: “Chẳng bao giờ có một người nào chết với một tâm hồn thanh thản, vì biết rằng mình đã giết tất cả những kẻ mình không thích. Ai đấy sẽ đi qua kiếp sống tới sau khi đã trừ khử tất cả những kẻ thù của mình?” Không bao giờ hết con số những kẻ thùnăng lực ở bên ngoài, ngoại trừ chúng ta diệt tận những kẻ thù bên trong chúng taChúng ta có thể đặt khoảng cách giữa những kẻ thù bên ngoài và chính chúng ta, tuy thế khi chúng tăng cường sức mạnh chúng sẽ có thể làm tổn hại chúng ta một lần nữa. Nhưng nếu chúng ta tống khứ những kẻ thù nội tại một lần vĩnh viễn, chúng sẽ không lập lại.

Những đạo sư Kadampa đã từng nói rằng nhiệm vụ của những hành giả là thách thức những quan điểm-thái độ tiêu cực thù địch; để làm như thế, chúng ta thách thức kẻ thù phiền não. Một vị đạo sư như thế, Ban Gungyal, nói: “Không có cách nào khác để bảo vệ cánh cửa của tâm thức hơn là ‘cây đinh ba’ của đối trị. Khi kẻ thù mạnh, tôi phải cảnh giác; khi nó lặn xuống, tôi ngơi nghĩ.”

Nếu chúng ta giữ chặc hai thái độ tiêu cực là tự yêu mến (ái) và chấp trước (thủ) như sự tồn tại cố hữu và chúng ta nguyện cầu trong một cách không chính đáng, một người si mê nào đấy có thể đi theo để hổ trợ làm tăng trưởng phiền não của chúng ta; bởi vì cho đến khi nào tâm thức bất thiện còn tồn tại, phiền não của chúng ta có thể được làm cho mạnh mẽ sâu dày thêm qua việc tiếp xúc với một người si mê (mặc dù không ai có khả năng làm cho một sự gia tăng thường trực trong sự ưu phiền khổ não của chúng ta). Một người như vậy là kẻ đối lập với người giúp đở chúng ta trong việc nhận ra điều phải được trừ khử và điều phải được chấp nhận qua sự thông hiểu một cách rõ ràng tất cả những hiện tượng và luồng lạch lý trí đúng đắn, và là người giúp chúng ta phát tâm giác ngộ (bodhicitta) và tâm vô ngã.

Đấng Đại Mâu Ni, người đã từng thực hành qua suốt nhiều kỷ nguyên (tăng kỳ kiếp)

Thấy chỉ tâm giác ngộ (bodhicitta) này là lợi ích.

Thật cần thiết để khám phá trong cách này qua nhiều kỷ nguyên, nhưng nếu chúng ta thực hành, chúng ta sẽ thấy rằng chỉ có duy nhất một điều lợi ích cho chúng sinhtâm giác ngộ (bodhicitta), hay thái độ yêu mến người khác như quan trọng hơn chính mình.

Đi theo những dòng tư tưởng này, chúng ta có thể hiệp nhất một trái tim ân cần tử tế hay tâm giác ngộ (bodhicitta) với khái niệm thực chứng tính không, thậm chí nếu chúng ta ở trong tình trạng rất nghèo túng, và nếu chúng ta làm thế chúng ta sẽ hoàn toàn chiến thắng trong đường dài về sau và sẽ có một nền tảng vững chắc, đáng tin cậy. Vì trong khi không có sự hổ trợ giá trị cho những thái độ tự yêu mến (ngã ái) và chấp trước (thủ) tồn tại cố hữu, có một sự hổ trợ vững chắc cho lòng yêu mến người khác như quan trọng hơn tự ngã và tâm thức thực chứng tính không. Hơn thế nữa, những tâm thức như thế có một năng lựcnăng lượng mạnh mẽ cũng như được sự hổ trợ của vô lượng chư Phật trong mười phương. Do thế, những ai có hai loại tâm thức này (tâm giác ngộ, tâm thực chứng tính không) trong tiến trình liên tục của mình sẽ nhận được sự gia hộbảo vệ.

Tâm thức có thể được làm cho tỉnh thức một cách vi tế qua sự thực hành liên tực, mặc dù sức mạnh của tự yêu mến và chấp thủ ở chỗ tồn tại thâm căn cố đế của cái ‘tôi’, và và tâm thức vi tế bậc nhất này đã quen với những tư tưởng tích cực có thể được chuyển hóa thành tâm thức tập trung. Những phiền não không thể cùng tồn tại với tâm thiền quán, cho dù chúng mạnh mẽ thế nào đi nữa, và đây là điều mà chúng ta có thể tự hào một cách chính đáng. Do thế chúng ta không cần phải trở nên chán nãn, bởi vì chúng ta có thể đánh bại thái độ tự yêu mến (ngã ái) bằng việc thấy những bất lợi của nó.

Tâm thức yêu mến tất cả bà mẹ chúng sinh và tìm cầu sự bảo hộ họ trong an lạc
Là cánh cổng đến vô lượng đức lành;
Thậm chí nếu tất cả chúng sinh biến ra như kẻ thù của tôi,
Nguyện cho tôi yêu mến họ một cách thân thương hơn chính cuộc sống của tôi.

Tâm thức yêu mến kể khác hơn chính mình là cội nguồn để đạt đến mỗi một lợi ích có thể tưởng tượng được. Nó có thể so sánh với thuốc thánh để chửa trị bệnh truyền nhiễm, hay vật thể quý giá như nước cam lồ. Đấy là đạo sư tâm linh nội tại của chúng ta, là nhân tối thượng của Phật quả và dụng cụ siêu việt để tháo mở khổ đau cho tất cả chúng sinh.

Biết điều này, chúng ta nên đặt mọi nổ lực vào trong sự phát sinh tâm giác ngộ (bodhicitta) này. Trong trường hợp nơi nào mà tâm giác ngộ (bodhicitta) như thế bị sụt giảm, nó nên được tái lập. Chỗ nào nó không bị sút giảm, nó nên được làm cho tăng trưởng hơn lên. Người nào có thể tăng cường nổ lực như thế qua ba cửa trong mọi phương diện ngày và đêm có những phẩm chất của một hành giả thực hành Giáo Pháp chân chính và biểu hiện bản chất thù thắng, hoàn cảnh thuận lợi tự tại được sinh ra làm người. Những hành vi của người ấy phụng sự như một sự cúng dường tuyệt vời là điều làm vui lòng các đấng giác ngộ cũng như tịnh hóa những bất thiện nghiệp và tích tập công đức.

Chúng ta xử dụng thế nào với sự an lạc của chính mình khi tất cả những bà mẹ

Những người đã từng
Tử tế ân cần với chúng ta từ thời vô thủy đang khổ đau?
Do thế, sự thực hành của những vị Bồ Tát là phát sinh
Tâm giác ngộ (bodhicitta) nhầm để giải thoát tất cả chúng sinh.
Điều này là sự thực hành thứ mười của một vị Bồ Tát

Điều thực hành thứ mười một của một vị Bồ Tát bao gồm sự quán chiếu những phẩm chất và những sự trở ngại của sự tự yêu mến (ngã ái) như sự chống lại thái độ yêu mến người khác hơn chính mình, và rèn luyện trong sự thực hành hoán đổi tự ngã với người khác.


* * * * * *


Cho đến bây giờ, chúng ta đang ôn lại những gì đã được thuyết giảng trước đây. Bây giờ chúng ta tiếp tục:


ĐIỀU THỨ MƯỜI HAI

Nếu ai đấy, dưới năng lực mạnh mẽ của tham dục, cướp bóc hay
Tấn công người khác để trộm cắp tất cả những vật dụng của một người
Đấy là sự thực hành của một vị Bồ Tát để dâng hiến thân thể,
Tài sản và và đức hạnh của ba thời gian (quá, hiện, vị lai) đến họ.


Dịch kệ:

12. Hồi hướng thân, tài, đức
Nếu bị thôi thúc bởi tham dục
Khao khát tài vật chẳng sở thuộc,
Kẻ không may nào trộm của ta,
Hoặc thấy cướp giật, cứ tảng lờ;
Do tâm từ bi không nhiễm trước,
Nguyện trọn hồi hướng cho người đó:
Xin trao của, đức, lẫn hình hài -
Chư Bồ tát trọn hành cách này

Đoạn kệ này thảo luận làm thế nào trong sự rèn luyện việc thực hành sự hoán đổi tự ngã với người khác trong phổ quát và định rõ một số thực hành để dấn thân trong thực tế khi những người bình thường đối diện với một tình cảnh mà có thể làm cho thù hận dâng lên.

Chúng ta có thể cảm thấy giận dữ đối với ai đấy trộm, cướp chúng ta hay kích động người khác cướp bóc chúng ta, biểu lộ một sự tham muốn mạnh mẽ đối với tài sản của chúng taChúng ta có thể bị làm cho đau rầu buồn bã bởi vì mất mát tài sản, bên cạnh điều mà người ấy không có quyền để tước đoạt những thứ của chúng ta; do thế chúng ta có thể quyết định đưa người ấy tới tòa án cố gắng lấy lại những thứ chúng ta đã mất. Nhưng điều nói ở đây rằng một người thực hành cung cách sống của Bồ Tát không nên làm một việc như thế. Đúng hơn, nó khuyến nghị rằng chúng ta không nên chỉ cho đi tài vật của mình một cách tự nguyện đến người đã cướp bóc chúng ta, mà chúng ta cũng một lòng một dạ dâng hiến đến người ấy thân thể, và tất cả những hành vi tốt đẹp của chúng ta.

Gyalsas Thogmed Zangpo đã bị tước đoạt tất cả những tài vật trong khi đi đến Sakya. Ông yêu cầu những người ăn cướp đang chạy thoát dừng lại một chút. Thấy ông trong rất bình lặng và thoãi mái, không giống hầu hết những người mới bị cướp, chúng dừng lại trên đường và ông đến gần bên chúng nói rằng: “Xin hãy chờ một chút. Ngay bây giờ, khi các vị đã lấy đi tài vật của tôi, tôi không có dịp để hiến tặng đến quý vị. Bây giờ tôi muốn làm sự hiến tặng.” Nói điều này xong, ông tặng hành trang của mình cho những người ăn cướp và rồi thì nói với họ rằng: “Nếu quý vị đi theo lối này, quý vị sẽ đi ngang qua người thân chủ của tôi sống ở thung lủng và ông ta sẽ nhận ra những thứ này của tôi. Thế nên quý vị tốt hơn là đừng đi ngã này. Thay vì thế, hãy đi theo lối hẹp ấy, con đường uốn quanh,” và ông chỉ họ con đường an toàn. Ông đươc biết đã thật sự hoàn thành điều này và vì thế đã đặt những lời trong luận bản của ông thành sự thực tập.

ĐIỀU THỨ MƯỜI BA


Thậm chí nếu ai đấy muốn chặt đầu một người,
Mà người ấy không có bất cứ lỗi lầm nào, đấy là
Sự thực hành của một vị Bồ Tát để lãnh lấy tất cả
Những hành vi bất thiện của người đó với năng lực của từ bi.


Dịch kệ:

13. Nhận ác nghiệp tha nhân
Mặc dù ta chẳng tội tình chi
Và không hại ai suốt trọn đời,
Nếu có kẻ dọa đoạt mạng sống
Chỉ bởi điên rồ tâm loạn động,
Dung thứ cầu người qua khổ tai,
Thoát khỏi đọa bất hạnh sau này.
Vô ngã nhận quả hành khốn khó -
Chư Bồ tát trọn hành cách đó.

Ngôn từ trong đoạn kệ này là rất khó để đặt vào trong sự thực hành. Ngay cả nếu chúng ta thật sự giải thoát khỏi lỗi lầm, những người khác, hành động với những tư tưởng bất thiện như si mê, ganh tị, và đố kỵ, có thể tiếp cận chúng ta với khuynh hướng làm cho chúng ta bị tổn hại nghiêm trọng, thậm chí đi xa đến mức như chặt đầu chúng ta. Ở đây nói rằng chúng ta nên cảm nhận từ bi hơn là giận dữ đối với họ. Chúng ta nên thực hành lãnh lấy tất cả những bất thiện nghiệp của họ tích tập qua sự thù hận và giận dữ của họ, với tinh thần từ bi yêu thương. Điều này biểu lộ những phần thực hành cho và nhận, điều liên hệ đến nhận.

ĐIỀU THỨ MƯỜI BỐN

Thậm chí nếu ai đấy la hét những thứ lăng mạ khác nhau
Với chính ta suốt khắp ba nghìn thế giới
Đấy là sự thực hành của một vị Bồ Tát vẫn nói
Về những phẩm chất tốt đẹp của người ấy với một tâm thức yêu thương.


Dịch kệ:

14. Ngợi khen thay phỉ báng
Nếu ai đồn xấu hoặc phỉ báng,
Về ta, lời ác khó chịu đựng,
Cả khi những điều bị rêu rao
Lắm người tưởng thật cứ tin theo;
Bởi ta vẫn mong kẻ bêu rếu
Vượt khó khăn và tâm thư thái,
Nên ngợi khen xử tốt với người -
Chư Bồ tát trọn hành cách này

Điều này liên hệ đến một trường hợp mà trong ấy, thể hiện cảm giác đối lập đối với chúng ta, người nào đấy không chỉ rêu rao những tin đồn ác ý về chúng ta, sau lưng chúng ta đến một ít người, mà cũng tuyên truyền những ngôn ngữ không dễ chịu khắp cả ba nghìn thế giới. Thông thường chúng ta cảm thấy giận dữ rằng người ấy làm giảm giá trị chúng ta, lôi những lỗi lầmvà xem thường chúng ta. Nhưng những hành giả Đại Thừa không nên nghĩ tưởng trong cách này. Tốt hơn, mặc dù người ấy tuyên bố những sai lầm của chúng ta đến toàn thế giới, chúng tan nên nghĩ đến người ấy với một lòng yêu thương, hãy nói với kiến thức mà người ấy sở hữuca ngợi người ấy.

ĐIỀU THỨ MƯỜI LĂM

Thậm chí nếu ai đấy định phơi bày những lỗi lầm thầm kín nhất
và nói những lời ác ý của một người
ngay giữa trung tâm một đám đông nhiều người, đấy là sự thực hành của
những vị Bồ Tá, lễ lạy một cách khiêm tốn đến người ấy,
với tư tưởng rằng người ấy là một vị đạotâm linh.


Dịch kệ:


15. Xem kẻ thù như đạo
Nếu ngay giữa đám đông tụ lại
Có người cứ nhằm ta ngược đãi,
Lớn tiếng phơi bày các lỗi lầm,
Cười chê các nhược điểm vẫn còn.
Chớ nên giận hay cố chống đỡ,
Lặng nghe và ghi nhận lời họ,
Kính lễ người như một vị thầy -
Chư Bồ tát trọn hành cách này.

Có thể có một ngưởi trong đám đông ở đây mà người ấy nuôi dưỡng những khuynh hướng bệnh hoạn đối với chúng ta và làm mất giá trị chúng ta nơi công cộng, phơi bày những yếu điểm và nói những thứ tiêu cực về chúng ta. Điều này làm chúng ta đỏ mặt vì thẹn thùng và cảm thấy buồn phiềntội lỗi, và chúng ta có thể trở nên giận dữ. Nhưng thật sự người náy rất quan trọng đối với chúng taChúng ta không cảnh giác về sự yếu kém của chúng ta, do thế, người này giống như một vị đạotâm linh chỉ chúng ra cho chúng ta. Mặc dù người ấy đang hành động với ý chí bệnh hoạn, chúng ta nên nghĩ về người ấy như một kẻ rất tử tế, và không cảm thấy giận dữ đối với người ấy.

Như được nói rằng chúng ta nên thấy những lời hướng dẫn của đạo sư như làm rõ nét những khía cạnh tiêu cực của chúng taChúng ta nên nhìn tất cả những hành vi tiêu cực được tích tập qua ba cánh cửa trong tấm gương của Giáo Pháp và nên bắt đầu loại trừ những hành vi tiêu cực của ba nghiệp (thân, khẩu,ý) trong thái độ đúng đắn. Giống như chúng ta cố gắng chú ý những lời hướng dẫn của đạo sư lưu tâm đến những yếu điểm của chúng ta, do vậy, chúng ta nên xem người bình thường nói về những yếu kém của chúng ta như đồng đẳng với một đạo sư tâm linh và nên chăm chú vào sự tử tế của người ấy.

Được khen là xấu, bị chê là tốt.

Sự yếu kém của chúng ta được nêu ra một cách trực tiếp khi chúng ta bị chê bai. Thế cho nên, như được nói ở đây, tốt hơnthích thú được ca tụng, chúng ta nên vui mừng vì bị xem thường. Tại sao điều này là như thế? Bởi vì những bất lợi của việc tiếp nhận ca ngợi là sự kiêu hảnh chúng ta gia tăng. Nhưng nếu ai đấy chê bai chúng ta, chúng ta cố gắng hết mình để vượt qua những lỗi lầm của chúng ta, chúng ta cảm thấy hổ thẹn về chúng và nuôi dưỡng một thái độ cố gắng tránh chúng trong tương lai.


Tương tự, nói rằng:

Vui vẻ là xấu, khổ đau là tốt; khi chúng ta đau khổ
Chúng ta nhớ lại Thánh Pháp. Khi chúng ta vui tươi,
Chúng ta làm rỗng những công đức tích tập trước đây


Những lời nói này thật sự nối kết chúng ta với cốt lõi của sự thực hành.

ĐIỀU THỨ MƯỜI SÁU


Thậm chí nếu ai đấy được một nguwoif chăm sóc với yêu thương
Như con của người ấy lại xem người ấy như một kẻ thù,
Đấy là sự thực hành của những vị B T để biểu lộ một lòng tử tế vô cùng,
Như bà mẹ đối với con của bà ta bị tấn công bởi bệnh tật


Dịch kệ:


16. Từ áiđiều kiện
Nếu người ta thương và chăm lo
Như mẹ hiền cưng quý con thơ,
Đáp lòng tận tụy bằng oán ghét
Xử ta như kẻ thù sâu nhất,
Hãy xem việc đó bệnh nguy nan
Hành con mình và dấy động tâm,
Càng yêu quý hơn và tử tế -
Chư Bồ tát trọn hành cách đó.

Ý nghĩa trong đoạn kệ này cũng được tìm thấy trong “Tám Đề Mục Luyện Tâm” của Geshe Langri Thangpa: Khi những ai đấy mà tôi đã từng làm lợi ích đến và trong những ai đấy tôi đã từng có những niềm hy vọng lớn lao lại mang đến cho tôi những tai họa khủng khiếp, tôi sẽ nhìn người ấy như bậc đạo sư thánh thiện của tôi.” Chúng ta có thể nuôi dưỡng hay hổ trợ ai đấy như con ruột của chính mình, với một lòng quan tâm yêu mến như thế chúng ta đáng lẽ phải được đền đáp, tuy thế lại thấy rằng kẻ ấy lại chọn cách ngược đãi chúng ta hay đối xử với chúng ta như kẻ thù thay vì đền đáp sự ân cần của chúng taTương tự thế, trong “Bốn Trăm Bài Kệ” nói rằng:

Ai đấy cư xử một cách tệ bạc bởi vì kẻ ấy bị sở hữu bởi quỷ dữ
Sẽ không gợi lên giận dữ trong sự chăm sóc của y sư với người ấy
Cũng giống như, Đấng Mâu Ni nhìn những phiền não như kẽ thù thay vì là
Người hành động với phiền não


Và trong “Lời Ca Ngợi Ngạc Nhiên” của Changkya Rolpai Dorje nói rằng:

Đứa con bị quỷ dữ làm khổ não có thể gắt gong với bà mẹ yêu thương của nó
Nhưng bà tiếp tục biểu lộ lòng mến yêu và quan tâm về nó.
Tương tự thế, khi những chúng sinh lang thang (trong cõi luân hồi) của thời mạt pháp ngược đãi con,
Con, một người từ bi lưu tâm đến họ với lòng yêu thương ân cần.

Thí dụ, khi Thượng thư Gewang biểu lộ một sự thất lễvô liêm sĩ nghiêm trọng đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Bảy Kelsang Gyatso, Ngài không biểu lộ ra một dấu vết nào dù nhẹ nhất về giận hờn đối với vị thượng thư của Ngài mà minh chứng một tâm từ bi và thương mến. Đây là tại sao Changkya Rolpai Dorje đã viết những lời cầu nguyện này, để ca ngợi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Bảy.

Bà mẹ của đứa con bị quỷ dữ sai khiếnđe dọa bà với một con dao không trở nên giận dữ. Thay vì thế bà làm tối đa khả năng của bà để để xua đuổi sự ảnh hưởng của con quỷ dữ khỏi con của bà. Tương tự thế, nếu ai đấy tôi đã từng giúp đở và nuôi dưỡng với lòng ân cần tử tế quay lại thóa mạ tôi, thay vì phát sinh lòng giận dữ đối với người ấy và tôi cố gắng một cách chân thành để tiêu trừ phiền não của người ấy. Những điều này là cực kỳ khó khăn để đặt vào trong sự thực hành, đấy là tại sao chúng được thảo luận trong những dòng kệ riêng biệt của luận bản, nhầm để nhấn mạnh chúng.


ĐIỀU THỨ MƯỜI BẢY


Thậm chí nếu một người cùng vị trí hay thấp hơn chính mình
Toan thóa mạ mình quá sức ngạo mạn
Đấy là sự thực hành của những vị Bồ Tát hoàn toàn tôn trọng để xem
Người ấy như một vị đạo sư, trên đỉnh đầu của họ


Dịch kệ:


17. Khiêm tốn nhận phê phán
Bạn ngang hàng hay kẻ kém thua
Về trí, tâm linh, hoặc sang giàu,
Mắng ta xem không ra gì hết
Do lòng ngã mạnghen ghét,
Xem họ như thầy dạy ta luôn
Khiêm tốn và trừ tánh kiêu căng,
Tôn trọng và đặt họ cao cả -
Chư Bồ tát trọn hành cách đó

Điều này có nghĩa là chúng ta nên đối xử với người làm tổn hại hay lăng mạ chúng ta hết sức tự hào như đạo sư của chúng ta và lạy họ với sự tôn trọng. Ngay cả nếu kiến thứclối sống của họ là cùng tầm cở hay thấp hơn chúng ta, hay nếu dưới những tình huống người ấy không thể hy vọng để tranh đua với chúng ta trong bất cứ cách nào, đây là một sự thực hành rất hữu ích.

Khi một người như vậy khuấy động sự giận dữ của chúng ta và rằng sự giận dữ ấy tồn tại với chúng ta đến một hay hai ngày, nó là một ý tưởng tốt để tưởng tượng rằng người ấy ở ngay trước mặt chúng ta và lập đi lập lại những lời ấy, từ trong ‘Tám Đề Mục Luyện Tâm’ Geshe Langri Thangpa nói rằng:

Khi tôi đồng hành với những người khác,
Nguyện cho tôi, từ trong chiều sâu của trái tim tôi,
Nghĩ về chính mình như là người thấp kém nhất,
Và tất cả những người kia là siêu tuyệt.

Trong lập lại những ngôn từ này và tưởng tượng người ấy ở trước mặt chúng ta, chúng ta nên đặt đầu chúng ta lên bàn chân họ với tư tưởng, “Tôi là kẻ thấp hơn người. So sánh với tôi, người là siêu nhân trong những kiến thức như thế - như thế và vì lý do này và lý do kia người là cao hơn tôi.”

Nghĩ trong cách này sẽ lợi ích tâm tư chúng ta bằng việc làm nó yên tĩnh hơn. Sau một lần nào đấy chúng ta sẽ thấy rằng sự giận dữ hung hăng trong tâm thức chúng ta đối với người ấy giảm thiểu cường độ và trở nên vô hiệu lực. Nếu chúng ta thấy mất đi lòng tự trọng trong tiến trình này, chúng ta giữ điều này với chính mình, và khi gặp người ấy, hãy đơn giản hành động một cách tự nhiênChúng ta nên đối xử người ấy như đạo sư của chúng ta trong sự thực tập quán tưởng của chúng ta, tôn trọng người ấy và lễ lạy người ấy, với một mục tiêu đạt đến sự yên tĩnh trong tâm thức của chúng ta.

Như được nói rằng chướng ngại lớn nhất trong sự thực tập Giáo Pháp sinh khởi cả khi chúng ta cực kỳ yếu đuối hay vô cùng mạnh mẽ. Điểm này được nhấn mạnh trong “Hướng Dẫn Cung Cách Của Đời Sống Bổ Tát”. Có một nguy cơ về sự suy thoái trong sự thực hành Giáo Pháp của chúng ta khi chúng ta trở nên rất yếu đuối hay, trái lại, rất thành công, do thế chúng ta không thể gìn giữ nó một cách chính xácChúng ta phải cẩn thận trong những lúc như thế này.

Thí dụ, hiện tại những người Tây Tạng chúng tôi phải lìa bỏ quê hương của mình. Chúng tôi phải rãi rác khắp thế giớiđối diện một sự thiếu hụt về thực phẩmthức uống. Người ta làm bẻ mặt chúng tôi bằng việc gọi chúng tôi là những người tị nạn. Trên hết của điều ấy, một số người chúng tôi mắc phải bệnh lao và được đưa đến bệnh viện. Chúng tôi có thể cũng trãi qua một số phiền não từ những bổn tôn (haythần linh xá trạch) bản sở rồi trở nên chán nãn, nghĩ rằng, “Tôi đã mất quê hương của tôi, tu viện của tôi. Tôi bị bệnh và người ta chế nhạo tôi. Nếu tôi trì niệm bây giờ, nó không có tác dụng gì. Bất cứ điều gì tôi làm bây giờ sẽ không hổ trợ cho tôi. Tôi yếu đuối và tôi thiếu những căn bản cần thiết của đời sống. Nếu phải chi tôi có một vài người bạn chăm sóc cho tôi, tôi sẽ chẳng thiết gì đến tất cả những thứ khác; nhưng tôi không có một người bạn nào cả.

“Trên tất cả đấy, tôi đang bị những người khác bắt nạt. Nếu tôi mạnh khỏe, tôi sẽ không ngại, nhưng tôi không khỏe mạnh, tôi đang bị hành hạ bởi những chứng bệnh. Mặc dù điều này là thế, nhưng nếu tâm tư tôi vững vàng hơn và không bị quỷ ma làm chủ, thì cũng sẽ tốt thôi. Nhưng quỷ ma đã sở hữu tâm thức tôi và tôi hoàn toàn ở trong một tình trạng tuyệt vọng với tất cả những thứ làm tôi ưu phiền khổ sở.”

Rất dễ dàng quên đi sự thực hành của một vị Bồ tát khi chúng ta ở trong một tình trạng như vậy, vì thế chúng ta nên thật là cẩn thận trong những lúc như thế. Chúng ta thực hiện điều này như thế nào?

ĐIỀU THỨ MƯỜI TÁM

Ngay cả một người sống trong một hoàn cảnh nghèo nàn, luôn luôn bị người ta xúc phạm
Và bị khổ sở bởi một chứng bệnh trầm kha hay bởi những quỷ ma,
Đấy vẫn là sự thực hành của những vị Bồ tát tiếp nhận một cách ngoan cường
Những hành vi tiêu cực và những khổ đau của tất cả chúng sinh.



18. Nhận khổ tha nhân
Dù chỉ là người khốn khó thay
Luôn bị bạc đãi lắm đắng cay,
Nếu cứ bệnh hoạn dày vò mãi
Lại bị hại, đớn đau, ngăn ngại,
Hãy nhận đau khổ của tha nhân
Phải chịu đựng do lỗi đã làm,
Đừng mất dũng tâm khi nhận khổ -
Chư Bồ tát trọn hành cách đó

Bất cứ những khổ đau nào mà chúng ta phải chịu đựng, chúng ta nên nguyện ước cho những khổ đau của tất cả chúng sinh chín muồi trên nó, tư duy: “Nguyện cho khổ đau này của con tiêu biểu và tịnh hóa tất cả những khổ đau của chúng sinh.” Chúng ta nên phát sinh sức mạnh nội tại vĩ đại mà không đánh mất can đảm, do thế chúng ta mới có thể lãnh lấy khổ đau thật sự của kẻ khác và những hành vi tiêu cực là cội gốc nguyên nhân. Sự thực tập này của những vị Bồ tát là cực kỳ quan trọng.

Cũng có một cơ hội quên lãng giáo pháp nếu chúng ta trở nên thành công và có nhiều tài sản. Vì thế, có nói rằng:


ĐIỀU THỨ MƯỜI CHÍN

Nếu một người nổi tiếng, được nhiều người tôn trọng với sự giảu sang của Tỳ Sa Môn thiên vương (chúa tể hộ vệ về của cải),
Đấy là sự thực hành của Bồ tát, hãy thấy sự không bản chất của vinh quanggiàu sang
Của trần gian, để duy trì tính chất không tự phụ.

Dịch kệ:


19. Tránh kiêu mạn
Được khen, nổi tiếng, ngưỡng mộ nhiều
Người kính trọng gặp luôn cúi đầu,
Dù có sản nghiệp thật vĩ đại
Ngang với kho tàng của Thần Tài,
Thế nhưng thấy rõ quả luân hồi,
may mắn, chẳng phải tinh khôi,
Diệt mạn từ vinh hoa khởi dấy -
Chư Bồ tát trọn hành cách đấy.

Chúng ta có thể phát triển tiếng tăm vì sự hiểu biết những kinh sách luận điển cũng như vì kiến thức quãng bác của chúng ta, vì thể người ta ca ngợi chúng taChúng ta có thể trở nên rất phổ biến [được mọi người ưa thích] và ngay cả được đề cao trên trang bìa của những tờ báo. Điều phổ thông này chúng ta đã đạt được không phải được đem đến do bởi sự nổi danh của chúng ta, chẳng hạn như giết người hay làm tổn hại kẻ khác, nhưng từ sự đạt được một danh thơm. Và vì thế người ta cúi đầu trong sự tôn trọng đến chúng ta và từ sự ảnh hưởng của chúng ta.

Thêm nữa, chúng ta không muốn điều gì cả. Chúng ta có quá nhiều tài sản thế gianchúng ta có thể so sánh ngay cả với những người giàu có nhất. Chúng ta có những người phụ giúp trung thành và những người bạn tốt, và nhiều người đi theo để phục vụ chúng ta. Tại thời điểm này, sự thực hành của những vị Bồ tát có thể bị suy giảm, và chúng ta có thể bắt đầu suy nghĩ theo những dòng này: “Tôi có nhiều tài sảntiếng tăm tốt. Tôi là một người học vấn cao, và người ta ca ngợi tôi với sự tôn trọng của họ và tin tưởng trong tôi.”

Chúng ta có thể biết một vài điều mà Kinh Phật đã nói, nhưng có một sự nguy hiểm mà chúng ta sẽ phát triển một thái độ không lành mạnh sẽ dẫn chúng ta đến suy nghĩ, “Tôi biết nhiều kinh luận và tôi có một tiếng tăm uyên bác như thế và như thế. Tôi biết kinh luận quá rõ ràng mà nếu Long Thọ đến đây bây giờ. Tôi có thể đánh bại ông cụ. Ngay cả Văn Thù sắp đến, thì cũng tốt thôi.” Chúng ta bắt đầu nghĩ như thế ngay cả nếu chúng ta đối diện với sáu thứ trang nghiêm và hai vị thầy siêu việt [13], chúng ta sẽ chỉ đạo chính mình khả quan, và chúng ta không nhận ra rằng loại suy nghĩ này báo trước sự đi vào thế giới địa ngục. Nhiều loại suy nghĩ phi Phật Pháp cũng có thể sinh khởi qua những con người đặt niềm tintôn trọng chúng ta.

Tương tự thế, nếu chúng ta rất can cường và tinh thần mạnh mẽ, chúng ta có thể bắt đầu để nghĩ trong cách này: “Tôi đã làm việc cật lực vì lợi ích của Giáo Pháp và chính trị, vì thế nếu tôi có tích tập một số hành vi tiêu cực cũng chẳng hề gì.” Có một sự nguy hiểm trong những tư tưởng như vậy, bởi vì chắc chắnchúng ta sẽ không thể thực hành Giáo Pháp một cách thích đáng trong khi được thổi phồng lên và phô trương trong hình thức, dựa trên những lý do không đúng đắnChúng ta nên phải rất cẩn thận một cách thực sự trong những thời gian như vậy.

Như được viết trong “Ước hẹn với Niềm tin” [Engagement of Faith], tiểu sử của Đại sư Tông Khách Ba: “Khi người ta trải những tấm thảm đặc biệt vì tôi và cúng dường nhiều thứ vì lòng tôn kính, sự tôn trọng của họ là chân thành; mặc dù thế, ngay trong khoảnh khắc ấy tôi đồng thời nhận ra rằng tất cả những thứ này là vô thường và không đáng tin cậy, cũng dối trá như vọng tưởng. Với suy nghĩ ấy, tôi cảm thấy buồn mênh mang, thấy tất cả mọi vật xuất hiện như không thật và nhất thời. Sự chịu đựng buồn khổ này mang đến một sự chuyển hóa trong chiều sâu trái tim của tôi, là điều bẩm sinh ngay từ lúc mới ban đầu.

“Một người nên theo sự khuyên bảo trong Hướng dẫn Đời sống Bồ Tát đạo (the Bodhicharyavatara), nói rằng: “Tại sao có ai đấy thích ca ngợi bạn, khi có một số người khác xem thường bạn? Tương tự thế, không có điểm nào trong sự không thích ai đấy xem thường bạn, bời vì có những người khác ca ngợi bạn. Đây thực sự là những ngôn ngữ từ áichúng ta nên lưu ý chúng. Không điều nghiên nội dung, chúng tôi cảm thấy rằng ca ngợibản chất của khổ đau. Sự chuyển hóa mang đến trong chiều sâu tâm thức của chúng tôi dừng lại với tôi một thời gian dài và thực tế là bẩm sinh từ lâu xa trước đây.

Thông điệp này chứa đựng một tuệ trí thậm thâm. Với điểm gì đang bám víu đến tiếng tăm trống rỗng của một thanh danh to lớn? Có gì tuyệt vời về ca ngợi? Nó chỉ đơn thuần là những chữ nghĩa khô khan. Ai đây có thể ca ngợi chúng ta hôm nay, nhưng nếu sau đó chúng ta làm việc gì đấy không có tư cách những lời ca ngợi ấy trở nên vô dụng. Điều này được bàn luận trong “Tràng hoa Quý báu” và giống như trong “Những sự Hướng dẫn đến một vị Vua” của Long Thọ, trong ấy nói rầng danh thơm của một người, dù to lớn thế nào, thì cũng chẳng có gì diệu kỳ trong chính nó.

Chúng ta cũng không ao ước hay bị vướng mắc với những tài vật của chúng ta, ngay cả nếu chúng ta có nhiều đi nữa. Tích tập và bảo vệ tài sảndanh tiếng được nói là nguyên nhân của nhiều đau khổChúng ta nên kêu gọi để quan tâm những điều tốt đẹp của cõi luân hồi sinh tử từng thứ một và lưu ý những sự bất lợi của chúng, trong cách này thuần hóa tâm thức chúng ta để tránh bị thổi phồng với tự hào. Như Brom’s Tonpa nói: “Bạn nên duy trì sự khiêm cung trong khi được ca ngợi và đón nhận một sự tiếp cận thoãi mái đến những gì hài lòng bạn.”

Đây là một lời nói vô cùng ý nghĩa, và chúng tôi thực hành điều này tối đa như có thể. Người ta dâng phẩm vật cúng dường, bày tỏ sự tôn kínhca ngợi chúng tôi, nói rằng, “Đây là Đấng Thánh thiện Đạt Lai Lạt Ma [His Holiness the Dalai Lama]”, nhưng chúng tôi duy trì sự khiêm hạ của mình. Nhiệm vụ của chúng tôi như một tu sĩ đơn độc chứng tỏ sự toàn tâm toàn ý của chúng tôi trong Giáo Phápthực hiện như thế cũng để làm chúng tôi an lạc.

Những người khác cũng nên làm giống như thế. Thí dụ, bạn không nên tranh lấy một vị trí tốt trong một chỗ ngồi được sắp đặt cũng không hy vọng cho điều ấy, mà tốt hơn là hãy quên đi cách suy nghĩ như thế. Bạn nên dấn thân trong những hành vi Phật Pháp đấy là sự thực hành giáo Pháp thật sự. “Một người có thể tiến hành [những hành vi] không phải Giáo Pháp trong khi vẫn ăn vận lễ phục bên ngoài của Phật Pháp.” Quý vị nên tỉnh thức liên tục và thực hành sự tự lượng định thường xuyên liên tục như mình có thể. Kiểm điểm chính mình đến tận cùng như mình có thể; nếu bạn thật sự không thể làm điều này thế thì không phải lỗi của bạn.

Hãy khiêm tốn và tiếp nhận một vị trí thấp đưa đến kết quả trong sự an lạc hạnh phúc, và là điều vô cùng quan trọng. Nếu chúng ta cố gắng để duy trì trong một vị trí cao, chúng ta sẽ kinh nghiệm khổ tâm sau này nếu mọi việc không xãy ra như chúng ta đã kỳ vọng; trái lại chúng ta sẽ không phải trải qua bất cứ cảm giác mất mát từ việc lựa chọn tiếp nhận một vị trí thấp. Khiêm hạ là quan trọng một cách đặc biệt trong cộng đồng Tây Tạng, nơi chúng tôi có những thí dụ tốt để thực hành theo.

Tuy thế, mọi người trong những cộng đồng thường không xem như một sự khâm phục để tìm một vị trí thấp sẽ thật sự khổ sở vì mất mát bởi tiếp nhận một thế đứng khiêm hạ. Những tập quán xã hội như thế không thể được tin cậy, khi những người giữ một vị trí thấp được xem như không thích hợp để gánh vác những trách nhiệm trong xã hội. Những người này chi giành được những lời xúc phạm và lăng mạ từ việc giữ lấy thái độ khiêm tốn của họ. Điều này khác với xã hội Tây Tạng, nơi những điều như thế này chưa xãy ra. Vì thế, đối với những người Tây Tạng tốt hơn là khiêm tốn, và điều này đặc biệt đầy ý nghĩa đối với những ai có những danh hiệutên tuổi như học giả, tiến sĩ geshe, lạt ma, và v.v… Một thái độ khiêm cung là một trang nghiêm thánh thiện cho những giáo huấn, trái lại tự phụ và kiêu ngạo có thể đến từ có một nhãn hiệu không phản chiếu tốt đẹp đối với Giáo Pháp.

Bất cứ điều gì người ta lựa chọn để làm, tùy thuộc vào họ. Không phải là vấn đề của tôi. Nhưng bởi vì chúng tatự do ngôn luận, chúng tôi đã chọn lựa để nói những điều này. Những người kiêu ngạo không làm nên một ấn tượng tốt và sự tự hào như thế là không có thực chấtChúng tôi có một vài người bạn hay xem thường và lăng mạ người khác căn cứ trên chút ít thông tin mà họ biết, mặc dù họ không nhận ra sự phán đoán sai lầm của họ. Do thế, đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để từ bỏ tự hào, như được nói ở đây. Bây giờ chúng ta chuyển sang đoạn kệ tiếp.


ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI

Nếu kẻ thù ngoại tại bị tiêu diệt trong khi không kiềm chế
Kẻ thù là lòng thù hận của chính một người, kẻ thù ngoại tại sẽ gia tăng.
Vì thế, đấy là sự thực tập của những vị Bồ tát để chinh phục

Tâm thức của chính họ với đội quân của từ ái và bi mẫn
 

Dịch kệ:


20. Diệt nội thù
Sân ẩn trong tâm bị lãng quên
Lại chuyển ngược ra ngoại thù nhân,
Cố tiêu diệt họ, giết hàng vạn,
Vạn kẻ thù khác lại hành hạ.
Thấy rõ bạo hành chẳng giải trừ
Hãy dụng lực nhân ái khoan từ;
Nội hướng điều phục tâm động loạn -
Chư Bồ tát trọn hành cách đó.

Tất cả những kẻ thù ngoại tại chúng ta đánh bại sẽ được thay thế một cách không chấm dứt bởi những người khác nếu chúng ta không thuần hóa lòng thù hận trong chúng ta. Trong Hướng dẫn Đời sống Bồ tát đạo nói rằng:


Nơi nào tôi có thể tìm đủ da
Với nó để phủ trên bề mặt của trái đất?
Nhưng (mang) da duy chỉ trên đôi giày của tôi
Là đủ để phủ trên mặt đất với nó.


Nghĩa là:



Những chúng sinh ngang ngược (không giới hạn) như hư không:

Không thể vượt thắng tất cả họ.

Nhưng nếu tôi chỉ vượt thắng những tư tưởng sân hận mà thôi,

Điều này sẽ đồng như chiến thắng tất cả kẻ thù.

Làm thế nào chúng ta chinh phục tất cả những kẻ thù của chúng ta trong cõi trần gian này của ba nghìn thế giới? Điều đó là không thể. Tuy thế, thuần hóa kẻ thù nội tại của sân hận là đồng với việc thuần hóa tất cả những kẻ thù ngoại tại. Thí dụ, trong Trung Hoa hiện đại, tức là thời Trung cộng, có hàng khối rắc rối từ năm 1959 về sau, bởi vì những người lĩnh đạo đấu tranh với nhau để dành quyền kiểm soát; vì thế có điều gì đấy không đúng. Nếu chúng ta lưu tâm đến tình cảnh này từ quan điểm của Phật Pháp, chúng ta có thể thấy rằng trong khi sân hận nội tại vẫn chưa được thuần hóa chúng ta thiếu chịu đựng hay kém kiên nhẫnMọi việc có thể trôi chảy trong vài ngày hay vài tháng; rồi thì rối rắm xãy ra mà chúng ta phải đối phó, và rồi thì một vấn đề khác nổi lên thế vào vị trí ấy. Điều này là hiển nhiên một cách sẳn sàng. Vì thế ở Trung cộng, từ 1959 đến 1969 và một lần nữa từ 1973 đến 1974, [rồi từ 1976 đến 1979], là không có hòa bình.

Có nhiều rắc rối trong môi trường chính trị một cách thông thường, cội nguồn của nó là sự sân hận nội tại không được thuần hóa. Như một kết quả người ta không thể vượt thắng kẻ thù ngoại tại ở chung quanh họ, hãy để riêng những kẽ thù của một nước khác. Những khó khăn sinh khởi bởi vì người ta tranh đua để khống chế lẫn nhau. Câu trả lời cho điều này là phải kiểm soát trên những kẻ thù nội tại của sân hận. Nhưng làm thế nào chúng ta đạt được điều này?


Không vận dụng một mũi tên, vũ khí và tấm chắn (cái mộc)
Một người chinh phục một tỉ Ma vương hoàn toàn do chính mình,
Ai biết kỷ năng của trận chiến này hơn là quý vị?

Chúng ta phải thuần hóa kẻ thù nội tại bằng sự tiếp nhận áo giáp của từ áinăng lực bao la của bi mẫn. Vì thế, trong cộng đồng Tây Tạng, chúng ta nên bộc trực, ngay thẳng, và lịch sự với nhau, nói chuyện mặt đối mặt và làm một sự phân biệt rõ ràng giữa đúng và sai. Bằng việc hành động trong một cung cách như thế chúng ta có thể dần dần khắc phục sự bùng nổ cơn giận của những người khác và làm dịu chúng dần. Nếu chúng ta trả đủa bằng sân hận khi những người khác biểu lộ giận dữ đối với chúng ta, điều ấy chỉ làm vấn đề tệ hại hơn, giống như quậy nước bùn sẽ làm nó đục ngầu lên, vấn đề sẽ tối tăm, âm u hơn chẳng lợi ích cho ai. Nhưng sự cư xử một cách lịch sự sẽ gở ngòi nổ của sân hận sau một khoảng thời gian nào đấy. Một cơn thịnh nộ chẳng phục vụ cho một mục tiêu nào ngoại trừ làm gia tăng sân hận, tự hào, ghen tỵ, và tính tranh đua của con người.

Làm những sự phân chia mạnh mẽ giữa chính chúng ta và phe phái chúng ta như để chống lại những người khác và phe phái của họ làm tăng thêm khả năng đồng thời bùng nổ sân hận. Trên bình diện của sân hận, chúng ta nên cho một sự giải thích hợp lý nếu người kia tiếp nhận. Nhưng nếu người kia không muốn nghe, thế thì chúng ta để nó cho thời gian

Sân hận là một cảm xúc hay thay đổi. Nó phát sinh không báo trước và biến dần sau một lúc. Mặc dù người ấy là một người mà người ấy luôn luôn là như thế nào ấy, lúc người ấy sân hận sẽ không hề bị lay chuyển khi thân nhân cố gắng để an ủi. Người ấy sẽ vẫn đấm vào đầu kẻ thù của mình. Sau này, khi cơn giận dữ của người ấy đã phai nhạt, họ thậm chí có thể là bạn của nhau.

Chúng ta có thể thấy từ thí dụ này rằng kẻ thù nội tại là cực kỷ nguy hại. Những giải thích khác nhau được đưa ra trong thảo luận này về thuần háo kẻ thù phiền não của chúng ta trên vấn đề làm thế nào để đem sự hóa giải đến giận dữ và thù hận. Điều được nhấn mạnh là nguy hại vô cùng nếu để tâm thức nhiễm ô với thù hận. Trong đoạn kệ tới, chúng ta được chỉ cho thấy làm thế nào để đem thuốc giải đến vướng mắc.


ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI MỐT


Cảm giác khoái lạc, như nước mặn, làm tăng thêm khát dục
Không cần biết bao nhiêu họ được thọ hưởng.
thế sự thực tập của những vị Bồ tát là hãy từ bỏ chúng ngay lập tức
Tất cả những đối tượng phát sinh tham dục đối với họ.


Dịch kệ:
 

21. Lìa buông lung căn trần
Buông thả các căn theo các trần
Và uống nước muối cũng như nhau.
Càng dùng nhiều vào cho thỏa thích,
Càng tăng tham muốn và khao khát.
Nên khi chớm bị cuốn hút vào
Bất cứ vật gì các căn ưa,
Cắt nhanh không chút chi do dự -
Chư Bồ tát trọn hành cách đó.

Điều này liên hệ đến những đối tượng của tham dục chẳng hạn như hình sắc, âm thinh, mùi hương, vị nếm, xúc chạm. Tuy nhiên, càng thụ hưởng khoái lạc của những đối tượng tham dục này, giống như là chúng ta đang uống nước muối, nó chỉ làm chúng ta khao khát thêm nước. Giống như thế, say sưa trong sự thích thú tham dục chỉ làm chúng ta tăng thêm đam mê. Nó giống như chứng ngứa trên da, chúng ta muốn gãi cho đã ngứa và hết ngứa. Điều này cũng có tác dụng trong một lúc, nhưng rồi thì chúng ta phải tiếp tục cho đến khi toạt da chảy máu. Như được nói trong “Tràng hoa Quý báu”:

Gãi làn da ngứa ngái làm khoái chí
Nhưng tốt hơn đừng có ngứa mà chi
Tương tự thế nhân ham khoái lạc
Nhưng an lạc hơn tự tại chẳng tham cầu

Chẳng bao giờ có sự thỏa mãn trường cửu trong sự hài lòng với tham dụcTuy thế, càng thụ hưởng chúng nhiều hơn, càng gia tăng thêm sự vướng mắc của chúng ta. Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để phản chiếu trên những sự bất lợi về những phẩm chất của tham dục và đối tượng của chúng là những điều sẽ làm tăng tiến tham dục trong chúng ta và vì thế nhắc lại là hãy từ bỏ những đối tượng này.

Trước điều này luận bản đã đối diện với những sự thực tập liên hệ đến tâm giác ngộ (bodhicitta) quy ước thông thường. Ở đây dường như nó đang thảo luận cánh cửa đi vào sự thực tập tâm giác ngộ căn bản, mà nó bao gồm hai khía cạnh: sự thực hành cân bằng không gian trong thiền quán và sự thực hành trụ thiền tỉnh giác về bản chất tự nhiên huyển hóa của những hiện tượng.


ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI HAI


Bất cứ điều gì xuất hiện là (sự biểu hiện của) tâm thức chính người ấy;
Tính bản nhiên của tâm thức nguyên sơ tự do với biến chuyển huyển hóa (hành)
Biết điều này, đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát
Không vọng tưởng những biểu hiện của chủ thể và đối tượng.


Dịch kệ:


22. Phá niềm tin hữu cố nhiên
Vật trông như hiện hữu chân thật
Chỉ do tâm ảo cấu tạo tác;
Tâm của ta từ thuở uyên nguyên
Nào có tinh túy thật cố nhiên.
Thức giác Chân đế vượt suy niệm
Từ vật được biết với người biết,
Giải phá niềm tin cố nhiên hữu -
Chư Bồ tát trọn hành cách đó.

Bất cứ điều gì xuất hiện đến chúng ta chỉ là tâm thức – cả những hiện tượng của cõi luân hồi lẫn những thế giới ngoài vòng sinh tử. Điều này cũng là một cách nói rằng những hiện tượng ngoại tại là một phần của tâm thức, là điều được liên hệ với trường phái Duy tâm hay duy thức (Mind only – Chittamtrin) hay quan điểm của Du già Trung quán Tự quản tông (Yogacharya Svatantrika Madhyamika).

Nếu chúng tôi giải thích theo quan điểm được cho là của Nguyệt Xứng (Chandrakirti), nó có nghĩa là những hiện tượng của thế gian lẫn xuất thế gian xuất hiện trong những phương diện đa dạng thanh tịnhnhiễm ô của chúng tất cả là trống rỗng sự tồn tại cố hữu (không có tự tính). Quan điểm này hàm ý rằng chúng được tạo nên một cách chủ quan bởi tâm thức quy ước (thế đế) và tồn tại một cách đơn thuần bởi vọng tưởng được mệnh danh. Nếu những hiện tượng tồn tại một cách thật sự và cụ thể từ chính nó như chúng xuất hiện đến chúng ta, thế thì sự tồn tại thật sự của chúng trở nên rõ ràng hơn chứ không như chúng ta khám phá rằng bản tính tự nhiên của nó không thể tìm thấy.

Có phải chúng ta thất bại trong việc tìm ra bản chất tự nhiên của chúng bởi vì những hiện tượng thật sự tồn tại hay bởi vì chúng không tồn tại? Không phải bởi vì sự không tồn tại của nó mà chúng ta không thể tìm ra. Nó có một chức năng và vì thế nó phải tồn tạiẢnh hưởng không lành mạnh hay không lành mạnh mà nó có trên môi trường của chúng ta và trên con người cũng chứng tỏ sự tồn tại của nó. Chúng ta có thể thấy nó bởi vì nó tồn tại trong tầm nhìn của chúng ta. Thế nên chúng ta có thể suy ra rằng không phải do bởi sự không tồn tại của nó mà chúng ta không thể định rõ tính tự nhiên của nó. Chúng ta có thể hoàn toàn chắc chắn rằng nó thật tồn tại.

Nhưng nếu chúng ta tiếp tục khám phá, tìm kiếm sự tồn tại khách quan của nó, chúng ta không tìm được. Chúng ta có thể tìm thấy nó nếu nó có một sự tồn tại độc lập; vì thế chúng ta có thể suy ra rằng nó không thể tồn tại một cách khách quan, nhưng đúng hơn là nó hình thành sự tồn tại một cách tự nhiên qua tâm thức quy ước (thế đế).

Sự tinh khiết hay nhiễm ô của những hiện tượng xuất hiện đến tâm thức hiện tại của chúng ta, có phải chúng xuất hiện từ chính chúng hay làm thế nào chúng xuất hiện tới chúng ta? Với cách suy nghĩ của chúng ta, sự xuất hiện của đối tượng dường như phát sinh từ phía của chúng, và trong cách này, tâm thức chúng ta tiếp nhận một khái niệm sai lầm. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ bảy nói:


Đến một tâm thức bị chế ngự bởi mê ngủ
Một đối tượng mộng ảo xuất hiệnTuy thế, không có một đối tượng thật sự ở đấy
Chỉ đơn thuần là một hình thể được biểu hiện bởi tâm thức

Đưa ra thí dụ về giấc mộng và sự xuất hiện huyển thuật, bất cứ điều gì xuất hiện vào lúc ấy cũng không có sự tồn tại cố hữu. Thí dụ, chúng ta có thể mơ thấy một đàn voi, nhưng không thật sự có một đàn voi ở đấy. Hay chúng ta có thể mộng về Tây Tạng, nhưng giấc mơ ấy, đất nước Tây Tạng, không thật sự hiện hữu; nó chỉ đơn thuần là sự biểu hiện. Như được nói là:

Không có điều gì thật sự tồn tại trong căn bản của
Sự đổ thừa. Chỉ có danh xưng được đặt để
Bởi ý thức lừa dối trên những sự tồn tại như
Tự ngã và nhứng thứ khác, vòng luân hồi, niết bàn, và v.v…

Dường như rằng vòng luân hồi, niết bàn, và v.v… tồn tại trong căn bản lừa dối, chúng không có sự tồn tại khách quan mà chúng ta có thể chỉ tay và nói, “Cái này là cái này,” hay, “Cái này là cái kia.”


Rồi thì nó được nói rằng:
Sự mệt mõi trì độn của si mê trong
Ý thức của một phàm phu quy cho
Một sự tồn tại vững chắc và thật sự đển những đối tượng.
Hãy nhìn hành vi của tâm thức ghê tởm này của chúng ta

Một tâm thức bị phiền não bởi si mê, giống như sự hôn mê xâm chiếm ý thức của một phàm phu, bám lấy [việc tin tưởng] những hiện tượng như tồn tại một cách khách quan từ chính phía của chúng. Chúng ta được mời gọi để thể nghiệm điều này trong ánh sáng của kinh nghiệm chính chúng ta, để khám phá tâm thức bệnh hoạn ấy của chúng ta, mà nó quen thuộc với si mê từ thời vô thủy, nó bám lấy tất cả những đối tượng như sự tồn tại độc lậpChúng ta không thể thấy chúng như sự tồn tại qua năng lực của danh xưng và sự định nghĩa của thế gian.

Những đối tượng mà chúng ta chỉ đến, nói rằng, “Cái này là cái này,” hay “Cái này là cái kia,” xuất hiện để tồn tại từ phía của chúng trong một kiễu mẫu rắn chắc, cụ thể, và độc lập. Chúng xuất hiện thế, mà không có một sự tồn tại như vậy. Như được nói:


Sự tồn tại của “cái tôi”, đã xuất hiện
Đến tâm thức lừa dối từ ngay thời vô thủy,
Là đối tượng vi tế cần được phủ nhận. [Sự phủ nhận này] là đầy sức sống
Hoàn toàn bác bẻ lại khái niệm sai lầm trong tâm thức một người.

Những khía cạnh tinh khiếtnhiễm ô của [hình thể] xuất hiện chỉ toàn là tâm thức, hay tồn tại qua tâm thức, và cũng hiện hữu qua danh xưng và tâm thức, mà không phải tồn tại từ phía của chính những đối tượng.

Giống như thế, tự tâm thức cũng được bao hàm trong tất cả những hiện tượng khác. Nếu chúng ta điều nghiên tâm thức, phân chia nó thành những khoảnh khắc trước và sau và tìm kiếm nó theo danh xưng của nó, chúng ta không thể tìm ra nó. Lấy cái thấy của mắt [nhãn thức] làm thí dụ, đấy là điều xuất hiện cụ thể đến tâm thức chúng ta, chúng ta có thể phân chia nó thành những phần của nó và thấy rằng nó không hoàn toàn tách biệt khỏi những phần này. Mỗi phần cũng

không thể nói là giống như toàn bộ thực thể, bởi vì toàn bộ thực thể và những phần tử là khác nhau. Trong một cách tương tự, nếu chúng ta phân chia chân tay của thân thể thành những phần tách biệt của chúng, chúng ta không thể thấy người sở hữu của những chân tay này. Mặc dù nó tồn tại, nó không như chỉ trong sự liên hệ trên chính những chân tay mà thôi. 

Khám phá một cách kỷ càng trong cách này, chúng ta tiến đến một cấp độ mà không có một vật gì mà chúng ta chỉ ra một cách cách chắc chắn, và chúng ta kết luận rằng tự chính tâm thức là tinh khiết từ ngay thời vô thủytự do với những cực đoan.

không tồn tại cũng không phải không tồn tại,
Nó cũng không phải không cả hai
Cũng không tách biệt khỏi chúng.

Mọi vật trong thiên nhiên chỉ đơn thuần không tự tính (tồn tại cố hữu) và tự do khỏi những cực đoan như được diễn tả ở đây:

Tất cả mọi hiện tượng của thế gianxuất thế gian
Chỉ đơn thuần được quy định bởi tâm thức nội tại,
Khám phá tâm thức ấy cũng thế, nó tự do khỏi sự sinh khởi
Ngừng dứt. Vì thế, tự nhiên của thực tạikỳ diệu.

Tất cả những hiện tượng thế gianxuất thế gian chỉ đơn thuần là danh xưng bởi tâm thứctự tâm thức, khi nó được khám phá, nó tự do (giải thoát) khỏi sự sinh khởi [sinh] và ngừng dứt [diệt]. Giống như thế, tính tự nhiên của con người được phú cho một tâm thức không sinh khởi cố hữu (tâm bất sinh). “Tôi, tính trống rỗng không thật sự tồn tại của một hành giả, thấy rằng trong thực tế không điều gì tồn tại một cách thực chất. Tất cả những sự xuất hiện về cái thấy hay cái nghe được khám phá như những hình ảnh của vọng tưởng, và từ liên hợp thú vị của hỉnh thể và tính không, tôi bị thuyết phục một cách không thể chối cải về tính tương duyên sinh khởi (duyên sinh).” Thật tuyệt, đúng là một hành giả du già không tự tính, khi thấy rõ tướng mạo của tất cả cái thấy, cái nghe và nhận thức, thấy rằng chúng không tồn tại.

Nếu tất cả những hình thể này sở hữu một sự tồn tại cố hữu (tự tính), có thể không có sự mâu thuẩn trong chúng [chứ?] Hãy đề chúng ta lấy một thí dụ về cây cối: trong mủa hè, có sự tăng trưởng về bộ lá, và v.v… Rồi thì mùa mưa tiếp theomùa đông, thời tiết lạnh và khô. Vào mùa hè cây cối rất xinh đẹp, nhưng trong mùa đông nó thật là xấu xí. Nếu những phẩm chất của cây cối thật sự tồn tại trong chính nó, làm thế nào có sự thay đổi này xãy ra? Làm thế nào một cây hấp dẫn bị biến thành một cây xấu xí?

Tương tự thế, làm thế nào một người hiện tạixinh đẹp trẻ trung lại trở nên già yếu bệnh hoạn? Cũng thế, nếu tâm thức lừa dối của chúng ta thật sự tồn tại, làm thế nào nó có thể được chuyển hóa thành tâm giác ngộ, một tâm sở hữu kiến thức toàn hảo và vứt bỏ mọi thứ tiêu cực? Một người bị nhiễm ô với những lỗi lầm và chính tự những lỗi lầm, những phẩm chất hấp dẫn và những thứ đối lập của nó, về đẹp đẻ và xấu xa – tất cả những khía cạnh đa dạng này có thể tồn tại mà không mâu thuẩn do bởi sự không tự tính (không tồn tại cố hữu).

Nếu có sự tồn tại cố hữu (tự tính), làm thế nào những nguyên nhân (nhân) và những điều kiện (duyên) có thể ảnh hưởng nó? Làm thế nào những kết quả có thể tích lũy? Làm thế nào những hiệu quả dựa vào những nguyên nhân? Rõ ràng rằng có nhân và duyên [những nguyên nhân và những điều kiện], cùng tốt và xấu. Những điều này chỉ có thể xãy ra do bởi không có sự tồn tại cố hữu và vì thế nó chứng tỏ một cách dứt khoát rằng những hiện tượng thiếu chân thực hay không tự tính (không có sự tồn tại cố hữu). Do thế, trích dẫn phía trước: “Tôi, sự trống rỗng của một hành giả không thực sự tồn tại, thấy rằng trong thực tế không có gì tồn tại một cách thực chất. Tất cả sự xuất hiện của cái thấy, cái nghe được khám phá như những hình ảnh của vọng tưởng, và từ liên hợp thú vị này của hình thể và tính không tôi bị thuyết phục một cách không thể chối cải về tính tương duyên khởi thủy (duyên sinh).”

Sự sinh khởi những tướng mạo không sai lầm chứng tỏ rằng sắc là không [, vì chỉ tính không mới có tính hoàn hảo ấy]. Đấy là bởi vì những hiện tượng thiếu vắng sự tồn tại cố hữu (tự tính) rằng một sự chuyển hóa xãy ra tùy thuộc trên những điều kiện (duyên) của chúng, vì thế những khía cạnh đa dạng của những hiện tượng có thể biểu hiện tới chúng ta. Do vậy, rõ ràng rằng hình thể không phủ nhận tính không, tính không cũng không phủ nhận hỉnh thể (sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc).

Chỉ bằng việc thấy duyên sinh không thể bản cải,
Đồng thời và không có bất cứ một nổ lực nào
Những cung cách trước đây về nắm bắt đối tượng hoàn toàn tan biến và
Sự khám phá về những khái niệm hoàn toàn hoàn tất.


Mặc dù tôi không hiểu điều này một cách chính xác, tuy thế tôi nghĩ rằng đây là trường hợp của nó.

Chúng ta cần có một sự quen thuộc tường tận với quan điểm này trong tâm thức chúng ta nhầm để nắm bắt hình sắctính không mà không mâu thuẩn và trong một quan hệ bổ sung với nhauChúng ta cần phát triển sự tin chắc trong cả khía cạnh tính không, không có tự tính (không có sự tồn tại cố hữu), và trong khía cạnh hình thể (sắc) của hiện tượngChúng ta phải thể nghiệm khía cạnh tính không lần này đến lần khác để tiến sâu vào sự tin chắc của chúng ta. Khi chúng ta thông hiểu một số kỷ năng trong nhận thức duyên sinh chúng ta nên phân tích làm thế nào tâm thức chúng ta nắm bắt đối tượng phủ định (không tồn tại). Rồi thì khi đối tượng phủ định trở nên rõ ràng hơn, chúng ta phân tích sự không tồn tại cố hữu (vô tự tính) của hiện tượng, dùng lý trí của tư tưởng nhận thức thông thường ứng dụng vào những hiện tượng này.

Chúng ta nên xử dụng những kỷ năng bổ sung này để suy tư và khám phá những khía cạnh của tính khônghình sắc, không chỉ trong một ngày hay hai ngày mà liên tục. Nếu chúng ta làm như thế, thì có một cơ hội mà chúng ta sẽ đi đến thấy hai điều này, tính khônghình sắc, như một sự bổ sung cho nhau. Nhận thức thông hiểu quy nạp trong cách như thế là lợi ích cao độ.


Nếu một đối tượng tồn tại bởi chính nó mà không nương vào tâm thức, nó sẽ phải xuất hiệntồn tại trong một cách đặc biệt. Nhưng chúng ta thấy rằng nó không tồn tại trong một kiểu mẫu đặc biệt nào khi chúng ta khảo sát nó. Sự thực rằng nó không thật sự tồn tại giống như điều này sinh khởi [độc lập] một cách thuyết phục từ trong chiều sâu của tâm thức chúng ta và tại lúc ấy sự tồn tại cụ thể của đối tượng có thể tan biến, giống như chúng ta đã thông hiểu một cách chân thực tính tự nhiên của thực tại.

Thêm nữa, chúng ta có thể an trụ tâm thức chúng ta trên sự sự thông hiểu ấy với sự tĩnh lặng. Không có một sự vững vàng tuyệt hảo của tâm thức chúng ta sẽ cảm thấy nó khó khăn để an trụ tâm thức chúng ta lâu dài mà không đánh mất tiếp xúc với sự thông hiểuchúng ta đã đạt được. An trụ tâm thức chúng ta một cách nhất thời có thể cho phép một thoáng tính không sinh khởi, nhưng nó không thể cho những khía cạnh đa dạng của những hiện tượng xuất hiện trong khoảnh khắc ấy. Thế nên, bằng sự hiểu biết tính không:

Chúng ta không nắm giữ những biểu hiện của cả
Người biết và cái được biết trong tâm thức chúng ta.

Ý nghĩa của tính không được giải thích ở đây. Nó nói rằng không thấy (trong cách lừa dối) là cái thấy siêu việt. An trụ tâm thức chúng ta với sự thanh thoát trên thực tại như thế là một cách thực hành quân bình không quán thiền tập.

Bây giờ chúng ta có thể lưu tâm đến sự thực tập trụ thiền tỉnh giác về sự xuất hiện mầu nhiệm của những hiện tượngTác giả thảo luận chủ đề này trong sự liên hệ đến hai đối tượng của vướng mắcsân hận.


ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI BA


Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để từ bỏ
Sự quyến luyến vướng mắc khi gặp những đối tượng thích ý;
Vì mặc dù chúng xuất hiện xinh đẹp, như một cầu vồng trong mùa hè,
Chúng không nên được xem như thật sự tồn tại.


Dịch kệ:


23. Nhìn vật đẹp như ráng trời
Khi nào gặp một vật đẹp xinh,
Hoặc hấp dẫn vừa ý ưa nhìn,
Đừng bị lầm tưởng nó khác lạ
Hơn chi chiếc ráng trời mùa hạ:
Dù cả hai dường như đáng yêu,
Chẳng có thực chất sau mặt ngoài.
Tránh bị lôi cuốn bởi quyến dụ -
Chư Bồ tát trọn hành cách đó.

Mục tiêuhiệu quả của việc thực chứng tính khôngliên hệ đến những đối tượng trong một kiểu mẫu cân bằng, vì thế chúng ta phải tỉnh giác về thực tại của những hiện tượng nhầm để đạt đến điều ấy. Một khi chúng ta thông hiểu phương thức về sự tồn tại của các hiện tượnghình sắc lừa dối của chúng và sự thiếu vắng sự tồn tại cố hữu (không tự tính) – tách rời khỏi sự tin tưởng trong thực chất sinh khởi tồn tại của chúng. Chúng ta sẽ không bao giờ bị đánh lừa khi chúng ta biết tính tự nhiên lừa đảo của sự xuất hiện [hình sắc] của chúng và liên hệ đến nó một cách thích hợp.

Một khi chúng ta trở nên bị thuyết phục về tính không chúng ta miễn cưỡng cho phép những khía cạnh đa dạng của tinh khiếtô nhiễm của những hiện tượng sinh khởi trong tâm thức chúng ta. Những hình sắc đưa đến sự vướng mắc [tin vào] thực chất của sự tồn tại, và điều này bị thổi phồng bởi nhận thức sai lầm, và nhận thức sai lầm này làm tăng thêm sự vướng mắcsân hậnThực tại những khía cạnh đa dạng của những hiện tượng được hình thành ở đây nhầm để bác lại những nhận thức sai lầm như thế.

Có một sự xác định về tính tự nhiên của thực tại trong thời gian thiền tập quân bình, chúng ta thấy rằng chúng ta không từ bỏ sự tỉnh giác phân biệt về tốt và xấu trong thời gian trụ thiền, khi quán chiếu những khía cạnh đa dạng của những đối tượng. Nếu chúng ta dựa quá nhiều chỉ trên điều tốt vì thế chúng ta thấy không tương xứng với điều tốt, vướng mắc sinh khởi bị điều kiện bởi những nhận thức sai lầm – những vướng mắc như thế bị từ bỏ.

Si mêbám víu tại sự tồn tại cố hữu (tự tính) cần hành động với nhau nếu sự vướng mắc sinh khởiđối lập chính xác của tâm thức (bám víu với sự tồn tại cố hữu) là tâm thức (có sự tin chắc với vô tự tínhkhông tồn tại cố hữu). Nếu năng lượng, ảnh hưởng, và kiên định của một sự tin chắc như thế là hiên diện, thế thì ngay cả khi chúng ta xuyên qua điều gì ấy hấp dẫn lôi cuốn trong thời gian trụ thiền chúng ta thấy rằng đối tượng (là xinh đẹp như cầu vồng trong mùa hè), như là không thật sự tồn tại. Điều này xãy ra bởi đức tính của năng lực của sức mạnh kiên định của chúng ta trong sự vô tự tính (không tồn tại cố hữu) mà chúng ta đạt được trong thời gian thiền quán quân bìnhChúng ta không thể tạo nên một khuynh hướng tham dục đối tượng do bởi thấy bản chất chân thật của nó, tính tự nhiên không thực chất (vô tự tính); dần dần, trong cách này, chúng ta vượt thắng khuynh hướng bám víu vào thực chất hiện hữu của những hiện tượng. Nếu sự bám víu không sinh khởi, sự vướng mắc cũng không thể tiến triển.

Thù hận và vướng mắc là đồng hành cố định với si mê. Như được nói trong luận bản gốc ‘Bốn Trăm Bài kệ’:

Giống như những năng lực cảm giác của thân thể tỏa khắp toàn bộ thân thể,
Cũng thế si mê hiện hữu trong tất cả những phiền não.
Vì thế, mối vọng tưởng sẽ bị dập tắt
Bằng sự xua tan vô minh si ám.

Điều này có thể được giải thích bằng sự liên hệ đến sự thừa nhận nổi tiếng của Nguyệt Xứng về những phương pháp để nhận ra những điều tiêu cực. Nói một cách phổ thông, có hai cách để tiến hành vứt bỏ vướng mắc – thấy điều xấu xa của một đối tượng khi xinh đẹp, và thấy những đối tượng hấp dẫn như không có sự tồn tại chân thật. Có một sự khác nhau trong năng lực giữa hai điều. Thiền quán trên sự xấu xí như một sự đối trị đến vướng mắc có ít năng lực trong việc nhổ gốc vướng mắc hơn là sự phát sinh một sự kiên định trên vô tự tính (không có sự tồn tại cố hữu). Tiến hành cả hai phương pháp là cực kỳ tác dụng, và sự thông hiểu thực tại trong cách này là một bước kỳ kỳ diệu trên con đường đạt đến niết bàn.


ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI BỐN

Những khổ đau khác nhau giống như cái chết của đứa con trai trong một giấc mơ.
Có sự chán ngắt [mệt nhọc] qua việc nắm giữ những hình sắc huyển ảo như thật sự.
Do thế, khi gặp những điều kiện không thuận lợi, đấy là sự thực hành của
Những bị Bồ tát để quán sát chúng như vọng tưởng.


Dịch kệ:


24. Nhìn điều không muốn như huyễn
Bệnh khổ phải chịu trong đời ta
Giống cái chết con mình trong mơ;
Chấp như thật điều vốn huyễn giả
Làm phí sức thân tâm vô bổ.
Bởi lý đó, gặp việc khó ưa
Cảnh thường tạo ra lắm khổ sầu.
Tiếp cận như chỉ là mộng ảo -
Chư Bồ tát trọn hành cách đó.

Điều này giải thích làm thế nào để quán sát cả đối tượng gợi thù hận và đau khổ như một giấc mơ. Những khía cạnh khác nhau của khổ đau có thể được thấy như lừa dối và vọng tưởng, như cái chết của đứa con trai trong giấc mộng. Điều ấy nói rằng chúng ta sẽ lợi lạc một cách lớn lao bằng sự có thể chiến thắng sự bám víu vào sự tồn tại thực sự.

Ở đây chúng ta đã từng thảo luận những phương pháp thực hành thuần túy về tâm giác ngộ (bodhicitta). Từ giờ trở đi, tác giả giải thích sự thực hành của sáu điều toàn thiện [ba la mật].


ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI LĂM: BỐ THÍ TOÀN THIỆN


Nếu cần thiết để từ bỏ thân thể khi tìm cầu giác ngộ,
Có điều gì cần thiết [nữa phải] đề cập đến [đối với] việc từ bỏ những đối tượng ngoại tại?
Vì thế, đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát
Lòng rộng lượng bố thí mà không hy vọng cho phần thưởng hay sự chín muồi công đức.


Dịch kệ:


25. Viên thí
Những bậc tận lực đến Viên Giác
Thí cả thân hướng vào mục đích;
Trước gương khôn sánh, nói làm chi
Đến thí phẩm tầm thường vật tài.
Chớ vọng cầu được đền lòng tốt
Không nghĩ cả đắc thêm công đức,
Dấn thân hành thí pháp quảng đại -
Chư Bồ tát trọn hành cách này.

 Điều đề cập cần thiết được làm về hy sinh những sản phẩm vật chất, khi những ai hướng đạt đến Phật quả tối thượng vì lợi ích của chúng sinh phải được chuẩn bị để hy sinh ngay chính đời sống của họ? Tuy thế, nếu chúng ta thực hành rộng lượng bố thí với một xu hướng bí mật để đạt được giàu sangtiếng tăm, điều này được liên hệ đến tâm thức tìm cầu lợi ích tự kỷ và nó không là sự bố thí quảng đại được thực hành bởi những vị Bồ tát vì sự rộng lượng của họ bị nhiễm ô bởi sự quan tâm cho chính mình. Chúng ta nên rộng rãi với khuynh hướng duy nhất vì lợi ích cho người khác, và những kết quả tích lũy bởi hành động rộng rãi bố thí ấy nên được dâng hiến từ chiều sâu trái tim của chúng ta đến lợi lạc của những người khác. Một người thực tập loại rộng lượng bố thí này không dự tính được hoàn trả cũng không để đạt đến những kết quả tốt đẹp chín muồi; như vậy là sự thực tập bố thí rộng lượng bởi một vị Bồ tát.


ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI SÁU: TRÌ GIỚI TOÀN THIỆN


Nếu qua sự thiếu sót nguyên tắc đạo đức (giới luật), một người không thể đạt đến mục tiêu của chính mình,
Thật buồn cười để muốn làm lợi ích cho người khác. Do thế,
Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát, những người không có tham dục
Vì sự khoái lạc trần gian, để duy trì những nguyên tắc đạo đức.


Dịch kệ:


26. Viên giới
Nếu thiếu nghiêm giới điều phục hạnh
Ta không thể thành tựu cứu cánh,
Làm sao toại ước vọng tha nhân?
Nỗ lực vô giới, phi lý thuần!
Trước phải bỏ đam mê khoái lạc
Trói vào vòng luân sanh thật chặt.
Phải gìn giữ nguyện thọ giới trì -
Chư Bồ tát trọn hành cách này.

Dường như rằng điều này được căn cứ trên một thông điệp của Đại thừa Trang nghiêm Kinh (Sutra Alankara) và nội dung thiết yếu của nó. Chúng ta cần hướng dần dần cho một tái sinh cao hơn nhầm để làm lợi ích cho những chúng sinh khác, vì không có điều ấy chúng ta sẽ bị trở ngại trong việc làm này. Vì nguyên nhân duy nhất để đạt đến thân thể của một sự tái sinh cao hơn chẳng hạn như một con người là hạnh kiểm đạo đức tốt, chúng ta phải thực hành nguyên tắc đạo đức (giới luật). Thật đáng buồn cười để nghĩ về hành động vì người khác ngoại trừ chúng ta có một thân thể của một sự tái sinh cao hơn – làm thế nào chúng ta có thể làm lợi ích cho người khác nếu chúng ta không thể kiểm soát hay làm chủ chính chúng ta một cách thích hợp?

Tâm thức tự lợi hành động thể hiện tham dục vì sự khoái lạc của cõi luân hồi sinh tử, sự duy trì đạo đức nhầm để tránh tái sinh trong những thế giới thấp hơn và để đạt đến một sự tái sinh cao hơn. Một vị Bồ tát, trái lại, duy trì đạo đức không với những xu hướng này mà đúng hơn là để đạt đến sự tái sinh cao hơn nhầm để lợi lạc những người khác. Do thế, đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để chống lại những phiền não nội tại với một quyết tâm to lớn hơn ngay cả những thinh văn và ẩn sĩ thực chứng hành động.


ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI BẢY: NHẪN NHỤC TOÀN THIỆN


Đến những vị Bồ tát, những người khát vọng sự giàu sang của đạo đức, tất cả những người làm tổn hại
Giống như kho tàng quý báu. Do thế, trau dồi
Nhẫn nhục để tự do với thù hằnoán hận
Đối với tất cả là sự thực tập của những vị Bồ tát.


Dịch kệ:


27. Viên nhẫn
Bồ tát chú tâm hành công đức
Cầu tích lũy thật nhiều việc tốt,
Đối đãi kẻ phá hoại nhiễu nhương
Thử nguyện của họ, như mỏ vàng
Bởi lẽ đó, nên thôi oán ghét
Và hận sân cùng người tác ác;
Thiền định sâu về nhẫn kiên trì -
Chư Bồ tát trọn hành cách này.

Nhẫn nhục là sự thực hành chính của một vị Bồ tát. Đến Bồ tát, người ao ướcsự tích lũy những hạt giống tốt đẹp thánh thiện, tất cả ba loại người – thấp kém, trung lưu, và cao cấp – những người bắt phải chịu tổn hại, giống như nguồn cội của kho tàng quý báuTác động qua lại với họ làm cho sự thực hành nhẫn nhục phát triển. Do thế, bởi vì điều này Bồ tát thực hành nhẫn nhục tự do khỏi phẩn uất đối với tất cả, cả cao và thấp.

Trong Đại thừa Trang nghiêm Kinh chúng ta tìm thấy lời tuyên bố này: “Nhẫn nhục [đứng đầu] trong số tất cả..”

Những từ ngữ này là cực kỳ mạnh mẽ. Khi chúng ta bị xem thường bởi ai đấy trong một vị trí của quyền thế, chúng ta có thể nói với người khác rằng chúng ta đang thực tập nhẫn nhục trong khuôn mặt nhục nhã như vậy. Nhưng thật sự chúng ta không có sự lựa chọn nào [khác hơn] để mà thực tập nhẫn nhục trong thí dụ này, vì chúng ta ở trong một vị trí thấp kém. Sự thực tập nhẫn nhục, tuy thế, là đối với những người thấp kém hơn chúng ta, bởi vì chúng ta có thể trả đũa nhưng chúng ta chọn lựa không làm như thế.


ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI TÁM: TINH TẤN TOÀN THIỆN


Nếu như ngay cả một vị Thinh văn và Độc giác Phật, hành động vì lợi ích của chính họ,
Được thấy làm những nổ lực giống như đầu của họ bị lửa cháy,
Đấy là sự thực tập của những vị Bồ tát để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh bằng
Cách dànhcho hoan hỉ tinh tấn, cội nguồn của tất cả những phẩm chất tốt đẹp.


Dịch kệ:


28. Viên cần
Nếu Bích chi PhậtThanh văn
Muốn tu Niết bàn riêng cá nhân,
Nỗ lực khôn cùng hầu thành tựu
Dù bị thiêu vẫn không lìa đạo.
Thử xem bao năng lực phải dùng
Bởi những người tu độ tha nhân;
Giác ngộ cần thật nhiều tinh tấn -
Chư Bồ tát trọn hành cách đó

Ngay cả những vị Thinh văn và ẩn tu thực chứng (Độc giác Phật), những người thực hànhtự lợi, sử dụng nổ lực tinh tấn kinh khiếp giống như đầu của họ bốc cháy. Do thế, những vị Bồ tát người nhắm đến việc hướng dẫn tất cả chúng sinh lang thang trong cõi luân hồi đạt được địa vị siêu việt của Phật quả, phải thực hành nổ lực hoan hỉ (tinh tấn ba la mật) – vì đấy là nguồn gốc của tất cả những kiến thức – một cách nhiệt tình sôi nổi hơn những bậc Thinh văn và Độc giác.


ĐIỀU THỨ HAI MƯƠI CHÍN: THIỀN TẬP TOÀN THIỆN
Qua nhận ra rằng tịch tĩnh bất động (thiền định) trong sự phối hợp với
Tuệ giác nội quán đặc biệt (thiền quán) hoàn toàn tiêu trừ phiền não,
Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để rèn luyện trong sự
Tập trung với điều vượt trội hơn tứ không định (không vô biên, thức vô biên, vô sở hữu, phi tưởng phi phi tưởng).


Dịch kệ:


29. Viên định
Siêu kiến hội nhập vào tinh túy,
Hiển bày cách thật vật hiện hữu,
Chỉ khởi ngoài cảm xúc nhiễu phiền
Với tâm thanh tịnh làm chân nền.
Vượt khỏi tứ vô sắc giới định
Phải tu đắc nhất tâm bất loạn 
Và nhập vào đại định viên toàn -
Chư Bồ tát trọn hành cách này.

Chúng ta được dạy để thực hành tập trung thiển tập vì mục tiêu nhỗ gốc rễ sinh tử luân hồi, bằng việc dựa trên tuệ trí thấu hiểu tính không hổ trợ bởi tâm thức tịch tĩnh bất động (định). Sự tập trung này khác với con đường đặc trưng bởi tịch tĩnh bất động (chỉ) và tuệ giác nội quán đặc biệt (quán) là một phần của bốn tình trạng tập trung của thế giới hình sắc. Trong phạm vi này nó liên hệ đến loại tập trung thiền tập thiết lập trên sự kết hợp tuệ giác nội quántịch tĩnh bất động của tâm thức là điều thực chứng tính không, là điều nhỗ gốc rễ sinh tử luân hồi và vượt xa hơn bốn tình trạng của tập trung (tứ không định). Vì thế, nó nói rằng chúng ta phải rèn luyện nhất niệm tâm trong một sự tập trung như thế nhầm đề đạt được mục tiêu.

ĐIỀU THỨ BA MƯƠI: TUỆ TRÍ TOÀN THIỆN


Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để rèn luyện trong
Tuệ trí hổ trợ bởi phương pháp không có
Khái niệm trong ba cõi; không có tuệ trí một người sẽ không thể
Đạt đến Phật quả hoàn toàn bởi ý nghĩa của năm toàn thiện (5 ba la mật đầu).


Dịch kệ:


30. Viên tuệ
Viên bố thí, nhẫn nhục, trì giới,
Thiền định cùng tinh tấn chưa đủ;
Nếu thiếu Viên Tuệ, năm thứ trên
Không thể đưa vào Phật quả viên.
Với pháp bồ đề tâm trưởng dưỡng
Trí tuệ thấy tác nhân, hành động,
Và đối thể thảy chẳng thật hữu -
Chư Bồ tát trọn hành cách đó

Thiếu tuệ trí giống như thiếu đôi mắt để tập trung. Chúng ta sẽ không tiếp nhận nhiều lợi ích ngay cả từ sự thực tập chân thành của mọi thứ từ rộng lượng bố thí đến tập trung thiền định nếu tâm thức chúng ta bị tối tăm và không có tuệ trí, chúng ta cũng sẽ không tạo nên nguyên nhân cho giác ngộ. Do thế, chúng ta nên phát triển tuệ tríChúng tôi không liên hệ đến tuệ trí đơn thuần ở đây, nhưng tuệ trí được hổ trợ bởi phương phápphương pháp được tiếp tục bởi tuệ trí. Hai điều này không nên bị tách rời. Căn cứ trên hai điều này chúng ta phải thực tập hai sự tích tập của phước đứctuệ trí. Hổ trợ bởi phương pháp, chúng ta nên nhận ra tính không tồn tại cố hữu (vô tự tính) của người thực hành, tự chính hành động và người nhận hành động (tam luân không tịch). Thực hành tuệ trí là điều thông hiểu tính không tồn tại cố hữu này được nói là sự thực hành của một vị Bồ tát.


ĐIỀU THỨ BA MƯƠI MỐT

Với (chỉ đơn thuần) hình dáng bên ngoài của một hành giả, nếu một người không
Thẩm sát lỗi lầm của chính mình, người ấy có thể hành động trong sự đối nghịch với Giáo Pháp.
Do thế, sự thực hành của những vị Bồ tát là luôn luôn
Thẩm sát lỗi lầm của chính mình và từ bỏ chúng.


31. Đoạn lỗi
Không nỗ lực phân tích rõ ràng
Ảo cấu vương và lầm lẫn mang,
Cho dù bên ngoài tu tập Pháp,
Vẫn cứ hành nhiều việc vô Pháp.
Bởi lẽ đó, nên cố xét qua
Lầm và ảo, lỗi của chúng ta,
Rồi sau đó diệt chúng trọn cả -
Chư Bồ tát trọn hành cách đó.

Sự rèn luyện này trong chính niệm được giải thích ở đây cũng như trong những chương tuệ trí và trong Hướng dẫn Lối sống của Bồ tát (Bodhicharyavatara). Chúng ta phải thẩm sát những lỗi lầm của chúng ta, vì chúng ta có nguy cơ hành động phi Phật Pháp nếu không cẩn thận, trong khi bề ngoài là một hành giả thực hành Phật PhápThí dụ, những tu sĩ chúng ta mang nhãn hiệu là những hành giả Phật Pháp và trình bày một hình ảnh như thế đến thế giới. Nhưng thay vì thế, chúng ta có thể liên hệ trong những hành vi tự nhiên không Phật Pháp. Do vậy, chúng ta nên cố gắng tối đa để từ bỏ những sai lầm qua thấy chúng một cách rõ ràng.

ĐIỀU THỨ BA MƯƠI HAI

Nếu qua năng lực của phiền não, một người sắp bàn luận
Những lỗi lầm của những vị Bồ tát khác, người ấy sẽ thoái hóa
Do vậy, không nói lỗi lầm của những người khác
Những người ở trong Đại thừa là sự thực hành của những vị Bồ tát.


Dịch kệ:


32. Không nêu lỗi người
Khi nói chuyện người, ảo cấu lực
Khiến ta trụ trong lỗi kẻ khác,
Nếu chính Bồ tát bị bẻ bôi
Tất danh phẩm ta bị hư hao.
Nên chừa lỗi nói xấu người khác
Đã vào Đại thừa đạo giải thoát.
Chỉ nên đề cập lỗi của ta -
Chư Bồ tát trọn hành cách này.

Những lỗi lầm bao quát sinh ra từ việc bàn luận lỗi lầm của những người khác. Như nói trong Kinh Biệt Giải Thoát hay Ba la đề mộc xoa:

Chúng ta phải thẩm sát đúng và sai trong chính chúng ta,
Và cấp độ sự tỉnh thức của chính chúng ta,
Hơn là thẩm sát những sai lầm,
Những hành động tốt và hành động xấu của người khác.

Chúng ta phải điều nghiên tỉnh trạng tỉnh thức của chính chúng ta. Đôi khi nó xãy ra vì từ bichúng ta nói về những điều đạo đức và không đạo đức của người khác và cho dù họ tỉnh thức hay không tỉnh thức; nhưng chỉ chỏ những trở ngại của người khác và che dấu những lỗi lầm của chính mình là phi Phật Pháp. Điều này là quan trọng một cách đặc biệt cho những ai thực hành Đại thừa Pháp với niềm tin và sống trong một nơi mà những giáo huấn này rộ nở; nếu chúng ta vạch ra những sa sút của người khác chúng ta có thể đang nói một cách vô ý thức về những vị Bồ tát, vì có thể khó khăn để nhận ra họ. Bàn luận lỗi lầm của những vị Bồ tát đưa đến sự sa sút của những ai liên hệ trong nói năng tiêu cực như vậy. Những ai tiến hành trong sự thực hành Đại thừa Pháp và không bàn luận lỗi lầm của người khác là đang đi theo sự thực hành của những vị Bồ tát.


Đại sư Je Gedun Drup cũng nói về sự cần thiết cho một cái nhìn tinh khiết:
Trong phổ quát, quán chiếu sự ân cần của tất cả chúng sinh,
Và trong chi tiết hãy rèn luyện tâm thức chúng ta trong những tư tưởng tinh khiết,
Về tất cả những ai thực hành Giáo Pháp.
Có một kẻ thù bên trong con; hãy chinh phục vọng tưởng của con.

Đấy là trách nhiệm của hành giả Đại thừa một cách thông thường để nhận ra sự ân cần tử tế của tất cả chúng sinh và để quán chiếu sự ân cần ấy, giống như là không đúng khi chứa chấp những tư tưởng vướng mắc hay thù hận.

Chúng ta phải kiềm chế khỏi việc tích lũy những hành vi tiêu cực trong sự liên hệ đến Giáo Pháp, và tránh những hành động làm chúng ta từ bỏ Giáo PhápChúng ta không nên phân biệt bằng cách nói rằng: “Người ấy thuộc phái Nyingma”, “Người ấy thuộc phái Kagyud”, “Người ấy là một du sĩ” hay “Người ấy là như vậy – như vậy”. Trong quá khứ, có câu rằng: “Những học giả được tán thành trong sự quan tâm cao độ bởi những nhà học giả khác”.

Khi những học giả thực hiện những sự phê bình cùng những sự thừa nhận đa dạng, họ dùng luận điểm hợp lý và văn bản, vì lợi ích của việc duy trì, bảo hộ. khuyến khích, ủng hộ, và làm cho tinh tế hơn Giáo Pháp của chính họ, những điều này không phô bày ra sự thù hận hay vướng mắc. Đúng hơn, chúng được tuyên thuyết nhầm để làm quét đi những sự nhập nhằng và vì mục tiêu cho toàn bộ sự điều nghiên, giống như vàng được thử nghiệm bằng cắt, mài, và nung chảy. Nhưng nếu những môn đệ của những học giả ấy, chỉ sở hữu những kiến thức giới hạn, liên hệ chính họ trong phê phán những người khác với sự thù hận hay vướng mắc; nếu họ viết những bài tiểu luận để bình phẩm lẫn nhau; và nếu họ lấy làm thỏa thích trong sự đâm sau lưng nhau, họ đang tạo nên những sự chia rẽ trong cộng đồng của họ và những người khác sai đường lạc lối. Những hành động xấu xa này đem đến bằng Giáo Pháp là nguy hiểm.

Do thế, chúng ta nên phải đối lập với điều này và rèn luyện tâm thức chúng ta trong một cái nhìn trong sạch đối với mọi người thực hành Giáo PhápChúng ta có thể cảm thấy chúng ta có một khả năng và sự thông tuệ nào đấy, nhưng chúng ta không nên kheo khoang trước những người khác; chúng ta nên sử dụng chúng để đáng lẻ là chinh phục những kẻ thù nội tại, những vọng tưởng của chúng ta. Đây là một lời khuyến tấn thực sự tốt đẹp được tuyên bố ở đây trong một hình thức lợi íchhoan hỉ.

Một lần khi đại sư Je Gedun Drup lúc đã già, ngài thốt ra một số lời sầu muộn. Nhưng người bằng hữu với ngài: “Ngài không cần phải cảm thấy quá khó chịu,. Sau khi chấm dứt đời sống này, ngài chắc chắn sẽ sinh lên cõi trời Đâu Suất. Điều này đã được tiên đoán lâu lắm rồi.” Đại sư trả lời: “Tôi chẳng có khuynh hướng mà cũng chẳng thiết tha được sinh lên Đâu Suất. Nguyện ước duy nhất của tôi là được tái sinh trong thế giới ô trược này vì thế tôi có thể làm lợi ích những tạo vật không toàn hảo nhiều tối đa mà tôi có thể [hổ trợ họ].” Đây là những ngôn từ của một vị Bồ tát, và nó thật sự hổ trợ [khuyến khích] chúng ta khi nghe chúng. (Chúng tôi chú ý rằng lời nó của ngài đã được cô đọng lại ở đây một cách tuyệt diệu).


ĐIỀU THỨ BA MƯƠI BA


Những sự cúng dường và tặng phẩm vật chất khiến tranh cải ở mọi người, và làm thoái hóa
Những hành động của lắng nghe, quán chiếuthiền tập.
Vì thế đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để từ bỏ
Vướng mắc đến nhà cửa của bè bạn và người bảo trợ.


Dịch kệ:


33. Cắt ái nhiễm quyến thuộc
Tranh cãi người nhà hoặc bạn bè,
Hầu được nể trọng hay vật gì,
Khiến ta không thể lắng nghe Pháp,
Giảm sút thiền định hoặc tu tập.
Nguy cơ thường trụ trong nhà thân,
Cũng như gia đình hay bạn quen,
Buông bỏ ràng buộc vào quyến thuộc -
Chư Bồ tát trọn hành chẳng khác.

Điều này xãy ra trong lịch sử của Tây Tạng, khi những người hoạt động chân thành cho Giáo Pháp bị ngăn cản và làm cho bế tắc với xung đột chính trị. Lấy thí dụ về Lạt Ma Toàn Thiện Jamyang Shadpa, một vị Lạt Ma tối thượng của tỉnh Amdo, được xem như một hóa thân Tổ sư Tông Khách Ba, và cũng siêu việt như Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasattva). Trong thời gian ngài làm trụ trì tu viện Gomang, quan nhiếp chính Sangye Gyatso, người dưới sự che chở của Đức Đệ ngũ Đạt Lai Lạt Ma, bị chém đầu bởi Thượng thư Lhasang. Chuyện được kể rằng, nếu Lạt Ma Jamyang Shadpa đến vùng Tod-lung sớm hơn một chút, ngài có thể ngăn cản việc xử trảm này. Nhưng một số người thừa nhận rằng Lhasang là người đở đầu của Lạt Ma Jamyang Shadpa, vì thế ngài cố tình đi chậm lại trên đường đến Tod-lung và vì thế quá trể để can thiệp trong sự kiện định mệnh này.

Một việc tương tự xãy ra trong thời gian của Gyalwang Cho Je Thinlay Gyatso của Sera Med, ngài là vị đạotâm linh của Sharchen Ngawang Tsultrim, và ngài ban giáo huấn cho những ai yêu cầu. Khi Gyalwang Cho Je bị buộc tội bởi Desi, Sharchen Ngawang Tsultrim không nhấc một ngón tay để hổ trợ vị thầy tâm linh của ông. Desi thật sự là người đở đầu của Sharchen Ngawang Tsultrim. Nếu sau cùng Sharchen Ngawang Tsultrim can thiệp trong trường hợp này, Gyalwang Cho Je sẽ không lâm vào tình trạng khốn đốn như vậy, nhưng ông không làm gì cả.

Những vị lạt ma lớn của những thời gian ấy chắc chắn có những chương trình chính trị của riêng họ. Họ có thể thấy có một lý do tốt lúc ấy để bày tỏ thái độ như vậy, và sai lầm có thể được thấy ở những bảo trợ. Những xung đột xãy ra trong họ thường có thể quy cho sự kiện rằng những lạt ma đã có những quan tâm đến những bảo trợ bên trên những người khác. Thậm chí bây giờ, nhiều người lan truyền những tin đồn sai lầm về hai vị lạt ma tinh khiết, Rating Rinpoche và Tadag Rinpoche, cả hai người là lạt ma của tôi, vì những mục tiêu bất hảo. Những sự phao tin đồn như thế làm nguyên nhân khiến những người truyền bá tin đó tái sinh vào cảnh giới thấp.

Người ta bị lôi kéo vào những xung đột trong khi cố gắng để làm vui lòng những người bảo trợ của họ và tìm cầu để hoàn thành một khuynh hướng hay đạt đến những ưu đãi và cấp bậc nào đấy. Những hành hoạt về Giáo Pháp như lắng nghe, quán chiếu, và thiền tập thoái hóa trong tiến trình, cho phép sinh khởi băn khoăn, và bất mãn trong chính những hành giảcộng đồng ở chung quanh họ. Điều này là kết quả trực tiếp của những bất lợi cho những hành giả trong việc thể hiện sự liên hệ với một vài gia đình và một hay hơn những người bảo trợ và sự phát triển một mối quan hệ gần gũi với những người này. Đó là tại sao chúng tôi được khuyến tấn trong Hướng Dẫn Lối Sống của Bồ Tát (Bodhicharyavatara) để “Duy trì giống như những người bình thường.”

“Những người bạn từng quá quen biết trong những lúc nào đấy phải cảnh giác khi bạn gặp gở họ. Sau đó, duy trì sự trung lập đối với họ.”

Điều này dường như khiếm nhã, nhưng có một cơ hội tốt rằng chúng ta cuối cùng sẽ gặp rắc rối nếu chúng ta theo đuổi những người bảo trợ chúng ta như một con chó săn đuổi ‘cục bột nhồi Glud’ [14].

Cũng có những xung đột bè phái trong môi trường chính trị hiện nay, căn cứ trên sự thích hay không thích của cá nhân con người. Khi trách nhiệm quy cho những trường phái Giáo Pháp khác nhau và họ bị phàn nàn vì điều này và điều kia, không có gì khác nhau từ những sự kiện trong quá khứ và thật sự đáng quở trách. Những xung đột như vậy bị xé nát bởi những ai với xu hướng chính trị và tự nó không phải là những xung đột của Giáo Pháp; nhưng tình trạng bị tệ hại khi người ta cho rằng những hành giả Giáo Pháp bị liên hệ trong những hành động của những nhóm chính trị.


ĐIỀU THỨ BA MƯƠI BỐN

Sử dụng những ngôn từ thô lổ làm phiền não tâm thức người khác và [điều đó] làm nguyên nhân cho đặc trưng của
Những vị Bồ tát thoái hóa. Vì thế
Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để từ bỏ phi báng
Trực tiếp những người khác với những điều không thoãi mái để nghe.


Dịch kệ:


34. Không trả thô ác ngữ
Thô ác ngữ thốt ra khi giận
Khiến người đau và tâm động loạn;
Và ta, gắng theo Bồ tát hành
Nhận ra tu tập giảm rõ rành.
Thấy lỗi khởi từ lời thô nặng,
Người nghe quả khó ưa kỳ chướng,
Hãy bỏ lối ngược đãi cùng người -
Chư Bồ tát trọn hành cách này.
Chúng ta phải rất cẩn thận không thích thú, ấp ủ, say mê trong những lời nói cay nghiệt, thô lỗ, khó chịu bởi vì làm như thế là bất hảo.


ĐIỀU THỨ BA MƯƠI LĂM


Những tập quán phiền não là khó để đảo ngược với thuốc giải.
Vì thế đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để tiêu trừ phiền não,
Chẳng hạn như vướng mắc và những thứ khác, ngay khi chúng xuất hiện,
Bằng sự mang gươm giải độc của chính niệmnội quán.


Dịch kệ:


35. Trừ tập quán xấu
Loại hành xấu chóng thành tập quán
Một khi quen cùng hạ tầng tâm;
Nỗ lực tinh chuyên rất cần đến
Tạo đối lực chống các trược nhiễm.
Võ trang bằng tỉnh thức, hồi niệm
Tấn công ngay trược nhiễm như tham;
Trừ cái chướng ngăn ngại tiến bộ -
Chư Bồ tát trọn hành cách đó

 Đoạn kệ này dùng như một ẩn dụ để giải thích làm thế nào những hành vi tiêu cực có thể gia tăng qua sự quen thuộc của chúng ta với chúng và làm thế nào sau đó chúng trở nên nguy hiểm và khó khăn để chiến thắng qua sự sử dụng thuốc giải độcChúng ta phải thổi tắt ngọn lửa khi nó nhỏ nhoi; hay, như lời nói xưa, chúng ta phải đắp đập chặn dòng nước khi chúng chỉ đơn thuần là một dòng suối nhỏ. Câu chuyện ngụ ngôn so sánh con người với chính niệm và thuốc giải với vũ khí rằng con người thường có thể tiêu trừ những việc tiêu cực, chẳng hạn như vướng mắc và v.v…, ngay khi chúng sinh khởi.

Tiến trình tấn công những hành vi tiêu cực này như vướng mắc trong những mức độ trứng nước của chúng cũng được bàn luận trong Lược giải về Tám Đề Mục Chuyển Hóa Tâm của Geshe Langri Thangpa:

“Trong mọi hành động, nguyện cho tôi tìm kiếm trong tâm thức của tôi, ngay khi những phiền não hay vọng tưởng sinh khởi, những thứ làm nguy hiểm chính tôi và những người khác, nguyện cho tôi đối diện với chúng ngay lập tức và phá tan chúng.”


Từ đây về sau luận bản phát biểu theo cách này:


ĐIỀU THỨ BA MƯƠI SÁU



Tóm lại, bất cứ nơi nào một người ở và bất cứ thái độ của một người ra sao,
Người ấy nên luôn luôn sở hữu chính niệmnội quán
Để trắc nghiệm những điều kiện tâm thức của người ấy. Trong cách ấy,
Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để hoàn thành lợi ích cho những người khác.


Dịch kệ:


36. Tỉnh thức luôn
Nói tóm, điều gì ta hành xử
Trong duyên hay cảnh nào gặp gỡ
Đều phải bằng lực tỉnh giác luôn
Hiểu trọn vẹn trạng thái của tâm.
Phải có tỉnh thức và hồi niệm,
Giúp tập trung, sẵn sàng phục vụ,
Ta hành cho phúc lạc chúng sanh -
Chư Bồ tát trọn hành cách này.

Tâm thức của chúng ta dễ ảnh hưởng đến chúng ta và vì thế chúng ta nên trạng thái của nó ở khắp mọi nơi và khắp mọi lúc. Chúng ta nên khảo sát để thấy hoặc là một tư tưởng không thích đáng khởi lên, đặc biệt một tư tưởng ẩn chứa bệnh hoạn, hay hoặc là chúng ta đang đạo đức giả - nói một đàng, nghĩ một nẽo – và cũng hoặc là những hành động của thân là thiện hay bất thiện.

Nếu chúng ta phát hiện một hành động nào đó tiêu cực, chúng ta nên nhắc nhở chúng ta rằng, “con có một niểm tin và sự thành tâm nào đấy mong manh trong giáo lý Đại thừa và đã từng sinh ra trên vùng Đất Tuyết Sơn nơi có sự hợp nhất của kinh điển Đại thừaGiáo Pháp Mật thừa tantra; con nương tựa trên nhiều vị đạo sư, đã từng lãnh thọ sự truyền pháp khẩu truyền và được trang nghiêm với những sự hướng dẫn và giải thích kinh luận từ những học giả luận sư Ấn Độ vĩ đại. Nếu bất chấp điều này con xử sự tệ hại, không nghi ngờ gì nữa con sẽ làm thất vọng tất cả những vị Bồ tát phi thường.”

Chúng ta nên gánh vác lấy trách nhiệm với chính mình trong cách này. Hãy cố gắng luôn luôn duy trì chính niệmtận tâm chu đáo trong nổ lực này.


Trong Hướng Dẫn Lối Sống Bồ Tát, nói rằng:


Này bạn người ao ước bảo vệ tâm thức mình,
Tôi cầu khẩn người với đôi tay búp sen:
Hãy luôn luôn sử dụng sức mạnh của mình để duy trì
Chính niệm và tỉnh giác!

Chúng ta nên dùng sức mạnh của mình trong chính niệm và, giữ gìn sự chính niệm này, hoàn thành tối đa như có thể trong cung cách hành động vì người khác. Tóm lạichúng ta nên hy sinh thân thể, sở hữu, và tất cả những hành động tốt lành của mình vì lợi ích của người khác, và hiến tặng tất cả những khả năng của ba cánh cửa thân, khẩu, ý vì lợi ích của tất cả các tạo vật chúng sinh, không tìm cầu hay phản chiếu trên bất cứ điều gì khác hơn những gì được giải thích ở đây. Sau đấy chúng ta nên phát nguyện dâng cúng hồi hướng.


ĐIỀU THỨ BA MƯƠI BẢY

Đấy là sự thực hành của những vị Bồ tát để dâng hiến đạo đức
Đạt được bằng sự cố gắng trong cách này đến Giác ngộ,
Nhầm để loại trừ khổ đau của vô lượng chúng sinh lang thang trong cõi luân hồi
Với tuệ trí của sự thanh tịnh nơi ba cõi (cõi vô sắc, cõi sắc, cõi dục).


Dịch kệ:


37. Hồi hướng trọn công đức
Mọi công đức tích từ nỗ lực
Đưa vào tu tập đạo thiện đức
Ta hành hầu giải thoát khổ đau
Của vô lượng bà mẹ nhiều đời,
Trọn hồi hướng cho họ thành Phật,
Với tuệ kiến, tha ngã không thật
Lẫn công đức, thảy chẳng phải chân -
Chư Bồ tát trọn hành cách này.

Chúng ta nên đem tất cả những hành vi tốt đẹp lành mạnhchúng ta đã hoàn thành qua những nổ lực tinh tấn chân thành của chúng ta theo Ba Mươi Phầm Trợ Đạo Giác Ngộ của Bồ tát, và đúng hơn là hồi hướng dâng hiến tất cả những thiện nghiệp đến sự trường thọtự tại của chính chúng ta khỏi bệnh tật, và chúng ta nên dâng hiến chúng đến vô lượng, vô biên chúng sinh lang thang trong cõi luân hồi những người đã rơi vào khổ đau. Trong cách này chúng ta hồi hướng những công đức tích cực của chúng ta để hổ trợ những người khác loại trừ khổ đau cũng như nguyên nhân của khổ đau, với kiến giải từ tuệ trí của chúng ta về vô tự tính của người dâng cúng, hành động dâng cúng, và người nhận sự dâng cúng (tam luân không tịch). Từ quan kiến này, như được nói, chúng ta nên tiến tớiphát nguyện hồi hướng.

Điều này được bao hàm trong luận bản. Bây giờ chúng ta đem toàn bộ đến một kết luận:

Tôi biên soạn Ba Mươi Bảy Phầm Trợ Đạo Giác Ngộ của Bồ Tát cho những ai
Nguyện ước thực hành theo con đường Bồ tát, qua
Việc tôntrọng triệt để những lời nói của những chúng sinh cao thượng siêu phàm quan tâm
Đến những phương tiện liên hệ trong kinh điển, mật điển tantra và những luận giải.

Luận bản này được nói là liên hệ với cội nguồn của kinh điểnmật điển tantra. Tác giả nói rằng ngài đã miêu tả sinh động ở đây ý nghĩa được giải thích trong kinh điển, mật điển tantra, và những luận giải, theo những hướng dẫn được ban bố bởi những tiền bối tôn kính của chúng ta trong những phương pháp của Ba Mươi Bảy Phẩm thực hành của Bồ tát. Những điều này được thực hành ngày qua ngày trong đời sốn bởi những ai có khuynh hướng rèn luyện trong con đường của Bồ tát.

Bởi vì tôi có sự thông tuệ thấp thỏm và học vấn ít ỏi,
Đây không là một sáng tác thơ văn làm hài lòng những học giả
Tuy thế, khi tôi đã dựa trên kinh điển và lời dạy của những bậc siêu phàm,
Tôi nghĩ luận văn này tự giảng giải một cách không thể tranh cải.

Ở đây nó giải thích rằng luận văn này có một nguồn gốc rõ ràng. Ngài nói rằng ngài thiếu kiến thức bẩm sinh và phẩm lượng nhỏ nhoi một cách tương đối về nghiên cứu làm cho ngài không đủ khả năng đề hùng biện, những từ ngữ hay thành ngữ tiêu biểu để làm vui lòng những bậc học giảTuy thế, ngài đã diến tả ở đây quan điểm của kinh điển, mật điển tantra bắt nguồn từ những lời dạy của những bậc tối thánh thiện, và vì thế ngài tin tưởng điều này sẽ là những điều thực hành không thể tranh cải được của những vị Bồ tát. Dường như rằng ngài nói điều này ở đây nhầm mục tiêu giản dị cũng như khiêm tốn.

Tuy thế, bởi vì khó khăn cho những người như tôi,
Thông tuệ thấp thỏm, thăm dò những chiều sâu những sự thực tập của những vị đại Bồ tát,
Tôi thỉnh cầu những bậc cao nhân tha thứ cho tôi
lỗi lầm đầy dẫy, như những mâu thuẩn và sự rời rạc.

Như ngài nói, nếu có bất cứ những thông điệp nào mâu thuẩn những chỗ dường như không liên hệ giữa những sự trình bày trước và sau, hay nếu có một số giải thích không cần thiết, ngài thỉnh cầu những bậc học giả bao dung cho những thiếu sót này. Ngài thỉnh cầu họ hãy có nhẫn nại và bỏ qua tính hãnh diện của ngài trong cách này. Tiếp theo ngài hồi hướng những việc làm thánh thiện của ngài.

Qua những đạo hạnh sinh khởi từ điều này, nguyện cho tất cả chúng sinh,
Bằng những phương tiện của tâm thức siêu việt và trần gian của sự Giác ngộ,
Trở thành như đấng Thủ Hộ Quán Tự Tại, người không ở trong
Những cực đoan của cõi luân hồi và sự cứu độ tịch tĩnh [tự độ].

Vì thế, Ngulchu Gyalsas Thogmed dâng hiến bất cứ công đức tốt lành nào mà ngài có được qua việc sáng tác luận văn này đến tất cả chúng sinh, và nguyện ước họ có thể phát sinh tâm giác ngộ tương xứng và vô điều kiện. Ngài nguyện ước rằng điều này có thể làm phát sinh trong họ một lần nữa nếu hiện tại không sẳn sàngtâm giác ngộ có thể được tăng tiến xa hơn nếu đã phát sinh rồi. Bằng đạo đức của sự phát sinh như thế, tâm giác ngộ kiên cố sẽ mang đến sự chấm dứt những cực đoan của cõi luân hồi sinh tử, trong khi tâm giác ngộ tương xứng loại trừ cực đoan cứu độ vì chính cá nhân mình mà thôi. Bằng sự không dừng lại trong cõi luân hồi cũng không cứu độ tự mình mà thôi, chúng ta đạt đến đại bát niết bàn hay sự giác ngộ tối thượng, như được hưởng bởi đạo sư tâm linh Quán Tự Tại. Đây là sự thỉnh cầu hay dâng hiến tinh thần của tác giả.

Kệ văn này được sáng tác trong hang động Ngulchu bởi người duy trì những luận lý (logic) và luận văn là tỳ kheo Vô Trước (Asanga), vì tự lợilợi tha. Lời thình cầu được ban cho sự bảo trợ việc in ấn tác phẩm này đọc như sau:

“Lòng tha thiết và hấp dẫn của tâm giác ngộ (bodhicitta) là căn bảncốt lõi của Đại thừa. Bằng năng lực của những hành động đạo đức và in ấn tài liệu này xuất phát từ nguyện ước chân thành để làm lợi ích cho những người khác, nguyện cho giáo huấn của Đức Phật toàn thiện toàn giác toàn tri được lan tỏa. Giáo huấn siêu việt này là sự phối hợp của phương pháptuệ trí mà nó chứa đựng sự giải thích theo đúng nguyên văn và sự thực chứng tâm linh được giảng giải chi tiết bởi đức Tổ sư toàn hảo Tông Khách Ba. Nguyện cho những ai sống trong bất cứ nơi nào của thế giới cùng sự thủ hộ, duy trì, và khuyến khích giáo huấn này được thấy tất cả những nguyện ước của họ tất nhiên tự phát sinh, và nguyện cho họ tiếp tục sống cho đến hết thọ mạng.

“Hơn thế nữa, nguyện cho những nguyện ước trần gian tạm bợ cùng nguyện ước cơ bản xuất trần của Dorje Tsewang cao thượng, gia đình của ông và toàn thể chúng sinh được hoàn thành trọn vẹn, nguyện cho họ du hành không chướng ngại đến lãnh địa của ba thân Phật.”

Bằng sự cúng dường tượng trưng về thân, khẩu, ý, nhà bảo trợ Dorje Tsewang đã thỉnh cầu những người khác hãy hồi hướng đến những người bảo trợ cho việc in ấn tác phẩm này. Do thế, bắt nguồn từ tình cảm của Dewa Rinpoche, Lhatsun Tulku, đã viết lời nguyện cầu hồi hướng này bày tỏ lòng biết ơn.



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/06/2012(Xem: 79602)
02/10/2012(Xem: 49609)
09/10/2016(Xem: 10197)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.