Hạnh An CưQuay Về Tìm Lại Bản Tâm

29/05/20144:43 CH(Xem: 9716)
Hạnh An Cư – Quay Về Tìm Lại Bản Tâm

HẠNH AN CƯ

QUAY VỀ TÌM LẠI BẢN TÂM

Thiện Ý


blankAn cư có nghĩa đơn giản là ở yên một chổ, và theo một thời khóa ấn định để tâm tu tập, và hành trì. Nhưng ở yên một chổ là để thân được yên mà tâm cũng phải yên. Do vậy, khi an cư trong luật Phật cấm bước ra khỏi khuôn viên của trường hạ, chỉ khi nào có việc khẩn cấp mới được cho phép ra ngoài mà thôi! ‘Theo Tứ Phần Luật 37, an cư trong mùa mưa ngoài việc tránh giẫm đạp lên cây cỏ non, côn trùng, nó còn là một truyền thống, một tập tục đã có từ thời xa xưa, vì nó giúp cho tu sĩ tiến bộ về mặt tâm linh, chứng được thánh quả. Kinh Chính Pháp Niệm Xứ cho biết vào thời kỳ An cư trong mùa mưa, các tỳ kheo ngoại trừ các việc đi lại và tiểu tiện, các ngài thường xuyên ngồi kiết già tại một chỗ để tu tập Thiền định.’ (Thích Kiến Nguyệt – “Ý Nghĩa An Cư, Kiết Hạ” Tu viện Sùng Phúc).


Như vậy, theo tinh thần của hạnh an cư không chỉ là một cách đơn thuần: trụ tại một nơi nào đó, rồi sớm chiều kinh kệ, mà là một quá trình quay về tìm lại bản tâm thanh tịnh, trong sáng của mình. Ôn tụng lại những tiến bộ và luôn cả những trở ngại mà ảnh hưởng đến con đường tìm kiếm giải thoát, giác ngộ. Cho dù là người tu, cũng bị thế gian bận rộn tác động đến tâm linh, đặc biệt là ở những nơi thành thị. Do vậy, an cư là một nhu cầu cần thiết, không chỉ cho các bậc tu hành, mà càng thiết yếu hơn cho cả các vị cưtại gia muốn thanh tịnh thân, tâm. Thông thường thời gian an cư ấn định cho một vị tu sĩ, ít nhất là một tháng đến ba tháng. Tuy nhiên, do nhiều nhân duyênhoàn cảnh khác nhau nên đã có nhiều cách an cư ngắn hạn như chư tăng, ni hải ngoại nằm trong hoàn cảnh ‘nhất tăng, nhất tự’ nên mỗi mùa an cư phải tập họp chư tăng, ni từ khắp nơi lại, nên cũng chỉ có thể an cư cùng nhau trong 10 ngày hoặc cao lắm là một tháng!


Nhưng đối với một người cư sĩ tại gia, họ không có khả năng an cư lâu như vậy. Một tuần hoặc mười ngày là đã quá dài đối với họ rồi! Những bận rộn, âu lo hằng ngày của người cư sĩ tại gia khiến tâm thức họ đã bị nhiễm ô nhiều. Trong Kinh Tăng Chi 1.6, Phật dạy rằng: Tâm vốn dĩ thanh tịnh, trong sạch nhưng bị nhiễm ô, bị khuấy đục bởi những độc tốchúng ta tích lũy trong đời sống. Tâm không phải là nguồn phát sinh ánh sáng, như mặt trời; hoặc như mặt trăng phát sáng nhờ phản chiếu ánh sáng từ mặt trời, nhưng tâm có khả năng phản chiếu mặt trời, mặt trăng, và tất cả những vật thể nào đang xuất hiện trên bề mặt của tâm. Sự thanh tịnh, trong sạch của tâm dễ dàng bị ảnh hưởng bởi bản chất tự nhiên của vật thể nào khuấy động trong tâm.


Mùa an cưthời gian chúng ta giúp tâm lắng đọng, an trú vào một nơi tĩnh lặng nào đó để quay về tìm lại bản tâm thanh tịnh, vốn luôn bị khuấy động bởi trần cảnh. Những kinh nghiệm với trần và cảnh vốn không đến trực tiếp từ ý thức (consciousness), mà do sự tiếp xúc của bốn uẩn: sắc (body), thọ (sensation/feeling), tưởng (perception), và hành (mental formation), cùng với năm căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân (five senses). Công năng của ý thức là gom lại những kinh nghiệm của bốn uẩn trên và sự tiếp xúc của năm căn để tạo thành một kinh nghiệmý nghĩa, có thể hiểu được. Ví dụ, khi mắt tiếp xúc với một bông hoa chính tự mắt không có khả năng nhận dạng đó là một bông hoa, mà hình sắc này phải được gửi đến cho tưởng và hành để nhận dạngphân biệt. Riêng đẹp xấu, thích hoặc không thích, phải cần đến cảm thọ. Sau đó, nhờ ý thức gom lại tất cả những tin tức này để tạo thành một ý thứcý nghĩa. Mỗi kinh nghiệm trong mỗi lần tiếp xúc được tô màu bởi tâm thức thiện hay ác, và phản ứng của cảm thọ khiến ta có một thái độ, hay cảm xúc đặc biệt khuấy động trong tầng ý thức của mình. Chính những ý thức này có thể hoặc làm trong sạch, hay ô nhiễm tâm thức.


Như Phật dạy trong kinh Tăng Chi, phẩm Bà La Môn (Sangarava): ‘Ví như, này Bà-la-môn, một bát nước trộn lẫn với thuốc nhuộm gôm lặc, hay màu đỏ tía, hay màu xanh hay màu vàng và ở đây, một người có mắt muốn ngắm nghía bóng mặt của mình, không có thể như thật biết được, thấy được. Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi trú với tâm bị dục tham xâm chiếm, bị dục tham chi phối, không như thật rõ biết sự xuất ly khỏi dục tham đã khởi lên; trong khi ấy, người ấy không như thật biết và thấy lợi ích của mình…’( HT Minh Châu dịch). Bài kinh nói tiếp về tác động tiêu cực của năm triền cái, hay năm chướng ngại che lấp sự trong sáng tự nhiên và tính phản chiếu trung thực của bản tâm.


Hình ảnh một bát nước bị nhiễm ô bởi những sắc màu của uẩn và căn là hình ảnh tâm bị nhiễm ô bởi những gì nó phản ảnh. Lẽ ra, tâm thức chỉ phản ảnh những gì hiện hữu bên ngoài. Nhưng vì quên mất nguồn cội nên tâm thức tưởng lầm mình là vật được phản chiếu. Khi an cư, chúng ta ở yên một nơi thúc liễm thân tâm để thấy rõ những khuấy động của nhiễm ô, phiền não. Phật dạy chúng ta không nên tìm cách đè nén, hay đàn áp những nhiễm ô kia, mà phải bình tâm quán sát chúng vì chúng chỉ là những sản phẩm của 5 uẩn khi tiếp xúc với căn và trần. Như câu chuyện một hôm đức Phật và các Thầy tỳ khưu đi khất thực. Sau khi Phật dùng cơm xong và ngồi nghỉ tại một gốc cây bên bờ sông. Thầy A Nan bèn ra bến sông múc nước cho Phật uống, nhưng tại bến sông vừa có một đàn bò đi qua nên nước tại đây đều bị đục và dơ, không thể uống được. Thầy trở về thưa với Phật về chuyện nước bị dơ. Phật bảo Thầy hãy ngồi chờ. Sau một khoảng thời gian, chất dơ lắng xuống, Thầy ra sông múc nước đem về cho Phật uống. Nhân đó Phật dạy: Tâm ta cũng vậy. Khi tâm bị vẩn đục, nhiễm ô, đừng khuấy động, đừng nôn nóng. Hãy bình tỉnh quán sát chúng. Sau một thời gian tâm sẽ tự động trong sạch trở lại. Như nước trong sông kia bị vẩn đục, nếu để yên những cặn dơ sẽ dần lắng xuống.


Tuy nhiên, để có được tâm tĩnh lặng chúng ta phải hiểu rằng tu tập thiền quán, hay niệm Phật là một trong những pháp môn giúp tâm tĩnh lặng như bài thơ "Nhạn Ảnh" (Nhạn và Bóng) của Thiền Sư Hương Hải (1627-1715), thuộc Thiền Phái Trúc Lâm, trong một pháp thoại với vua Lê Dụ Tông.


Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm.


Nhạn vút qua không
Bóng chìm nước lạnh
Để dấu: nhạn không có ý
Giữ bóng: nước cũng vô tâm

Bản dịch của Võ Đình (1933-2009)


Tâm giữ phần tâm, nhạn đi phần nhạn. Không ai bận bịu chi ai! Khi thiền quán hay niệm Phật chúng ta chỉ chuyên chú giữ tâm được an nhiên, bất động từ những lăng xăng của ngoại cảnh bên ngoài vì ‘nhạn không có ý để dấu và nước cũng không có tâm lưu bóng nhạn.’ Nhưng ngoài việc tĩnh lặng tâm, thì việc thanh tịnh bản tâm cũng là điều cần thiết. Tính chất trong sáng của tâm cũng luôn cần được xem xét. Chuyên cần thiền quán hay niêm Phật là hành động thanh lọc những độc tố trong tâm. Gạn lọc những cặn dơ trong mọi tình huống và phát triển những thói quen, tập khí tốt lành để bảo đảm những cặn dơ kia không làm cho tâm bị nhiễm ô càng ít càng tốt.


Thật là vô cùng khó khăn để ngăn không cho những độc tố, nhiễm ô thâm nhập tâm mình, đặc biệt là những nhiễm ô vi tế nằm sâu thẳm trong tận cùng ý thức. Chỉ có chư Phật, bồ tát, hay a la hán mới có khả năng diệt trừ những độc hại này. Tuy thế, có rất nhiều pháp môn, con đường giúp chúng ta khai nguồn, mở lối trong mỗi giây, mỗi phút để làm lắng đọng bản tâm, hút bỏ những mảng độc tố, và để cho nguồn tâm được trong sáng trở lại, giải thoát khỏi những ràng buộc, những xan tham, những dính mắc. Tâm ta được trả lại sự trong sáng cố hữu khi chúng ta gạn lọc nguồn nước và để mọi thứ được phơi bày như chúng thực sự là.


Trong môi trường sống của thế giới hiện đại, an cư không còn là cách ở yên một chổ để tránh dẫm đạp lên các loại chúng sinh, đặc biệt là ở nơi thành thị, mà là giúp chúng ta giảm bớt tất cả những bận bịu, lăng xăng trong cuộc sống và quay về thanh lọc thân tâm, cũng như tìm nơi tĩnh lặng để tâm mình được nghỉ ngơi, lắng đọng cho cả tăng lẫn tục. Nếu giá trị của sự an cư được đề cao và thực hành nghiêm túc, thì còn lo gì đến việc ‘Pháp nhược, Ma cường’!


Cuối tháng Năm, 2014
Thiện Ý
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/06/2012(Xem: 79483)
02/10/2012(Xem: 49453)
09/10/2016(Xem: 10056)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.