Tâm là gì?

05/03/20149:41 SA(Xem: 47881)
Tâm là gì?

TÂM LÀ GÌ?
Minh Đức

 

Tâm là gì ?
Đây là câu hỏi nảy lửa nếu mình muốn nắm bắt nó như một hạt tế bào hay một hòn bi. Bởi vì "Tâm" không phải là một vật có thể nắm bắt được . Nó được gọi là Tâm vì nó không phải là Vật chất để nắm bắt và nghiên cứu như một tế bào hay một viên sỏi. Nhưng không có Tâm thì vật chấtvô nghĩavô tri giác.

Vì vậy, những người duy vật gọi ý thức là cái có sau vật chất, ý thức là sản phẩm được tạo ra từ vật chất. Vì vậy người duy vật thì không tin có Tâm. Tất cả chỉ là vật-chất. Chết rồi là hết. Nhưng người duy vật thì thừa nhận yếu tố khách quan là vật chất tồn tại và thay đổi theo quy luật chuyển hóa. Người duy vật không tin có Linh HồnTâm Linh trường tồn, nhưng thừa nhận vật chất thì tường tồn theo quy luật vận động không ngừng nghĩ. Đối với người tin duy vật biện chứng thì chỉ có ý thức là sản phẩm của vật chất. Chử Tâm được dùng như là tinh thần của ý thức, một sản phẩm của vật chất không hơn không kém. Vì vậy không có tôn giáo nào là duy vật. Mà chỉ có tư tưởng duy vật được dùng như Tôn giáo. Sao lạ vậy ? Bởi vì niềm tin vào chủ nghĩa duy vật là một loại tôn giáo không có thần linh, gần như là tôn giáo phiếm thần hay vô thần.

Hiện nay có một quan điểm về Phật giáo là : "Một tôn giáo duy vật". Có người còn cho là "Phật giáo là duy vật" với bài tham luận công khai. Việc này sẽ tùy theo quan điểm mà người ta sẽ nhìn nhận hay phủ nhận. Nhưng nhìn nhận hay phủ nhận bằng quan điểm thì chỉ là quan điểm chứ không phải là "TÂM". Bởi vì Tâm thì không phải là quan điểm. Quan điểm chỉ là ý thức, và ý thức thì không phải là chơn tâm mà chỉ là vọng tưởng. Vọng tưởng thì chỉ tùy duyên mà biến hiện như cái bóng hư ảo chứ không phải là Tâm chơn thật. Những quan điểm sẽ chết như lớp sóng biển xô vào nhau mà tan biến, theo thời gian quan điểm sẽ chết đi. Còn Tâm chơn thật là thường còn sẽ không bao giờ chết như một quan điểm hay một lý thuyết mang tính ý thức hệ.

Tâm là gì ? Theo văn học Phật giáo thì có 3 từ ngữ đều được hiểu như là Tâm : Ý, Thức và Tâm. Tùy theo nội dung của giáo lý và nhu cầu xử dụng người ta dùng 3 từ này như một yếu tố nhận thức của tinh thần. Những cái ý tưởng suy lường ở trong đầu óc thì gọi là "Ý". Cái nhận thức phân biệt tiềm ẩn bên trong , làm nhà kho cho ý tưởng có chổ dựa để nổi lên thì gọi "Thức". Cái bao hàm tất cả hai phần ý và thức thì gọi là "Tâm". Vì vậy 3 từ ngữ dùng chung với nhau rất chặc chẽ, đôi khi không để ý thì không phân biệt được.

câu chuyện của Tổ sư Huệ Khả cầu pháp với ngài Bồ đề đạt Ma tổ sư Thiền Tông. Ngài Huệ Khả hỏi Tổ sư Bồ đề đạt ma rằng :

Xin hảy An Tâm cho con. Tổ trả lời rằng :

Hảy đưa Tâm đây ta an cho.
Huệ Khả thưa :
Con tìm Tâm không được !
Tổ trả lời : Ta đã an tâm cho ông rồi.
Như vậy là xong.....

Chúng ta thử đi tìm Tâm thì quả thật chúng ta cũng không thể nắm bắt được môt hạt vật chất nào để gọi là Tâm. Nhưng bảo rằng không có Tâm thì cái gì biết được hiện tại đang biểu hiện. Không có tâm thì khác nào như gổ đá. Nếu như gổ mục và đá ngây ngô thì làm gì có vấn đề gì để gọi là Tâm hay Vật đâu? Nhưng Tâm thì biết Vật, nhưng Vật thì không biết được Tâm, nếu Vật mà biết Tâm thì Vật không phải là Vật, mà Vật đã có Tâm. Như vậy Tâm và Vật là nhất như vì có mặt trong nhau. Nhưng nếu bảo rằng đưa một vật ra để gọi là Tâm thì không thể nào được. Bởi vì Tâm không phải là một vật. Không thể đưa tâm ra như một vật để an tâm, vì vậy Tâm vốn đã An đâu cần phải An-tâm , nếu không dính mắc với Vật mà sanh Tâm. Bởi vậy kinh Kim Cương Bát Nhã mới nói "Ưng vô sở trú nhi sanh kỳ Tâm". Không thể trú nơi sắc mà sanh tâm. Không thể trú nơi Thanh mà sanh tâm, không thể trú nơi Hương mà sanh tâm, không thể trú nơi Vị mà sanh tâm, không thể trú nơi Xúc mà sanh tâm, phải không trụ chấp mà sanh tâm. Do như vậy, nên cái mà ngừoi ta gọi là tâm thì chỉ là do nương gá nơi các ý tưởng mà sanh tâm. Đôi khi người ta vì vô tình mà dùng chử tâm, chứ thật cũng chẳng nắm bắt hay thật sự biết được Tâm là gì. Dù có cố gắng tìm thì cũng không thể nào tìm được y hệt như Ngài Huệ Khả mà thôi. Nhưng Ngài Huệ KhảTổ sư Thiền bởi vì Ngài thật sự giác ngộ Chơn Tâm là gì, nên mới làm Tổ. Còn mình là phàm phu vì mình cũng có chơn tâm mà cứ quen sống với vọng tâm.

Tại sao mình lại quen sống với vọng tâm ? Bởi vì mình chẳng biết chơn tâm của mình là gì cả ! Mình chỉ biết vọng tâm là cái bóng hư vọng thay đổi và biến mất liên tục. Mình có thói quen sống với vọng tâm, những cái mình tưởng và gọi tên nó là tâm của tôi, thì thật ra chỉ là bóng dáng của sáu cảnh. Sáu cảnh duyên với sáu căn mà có ảnh hiện lên sáu thức mình cái hình bóng của cảnh được thu nhập vào. Ai cũng có cái biết là sự sống của tinh thần, Cái biết đó dựa vào sáu thức để có ý tưởng và suy tư theo cái cảnh đưa vào từ sáu căn, mà ý thức chất chứa trong cái kho chứa gọi Thức. Chính sự phân biệt của Thức mà mình có cái tâm gọi là vọng Tâm. Bởi vì gọi là vọng vì nó luôn biến đổikhông thật là mình và của mình. Danh từ Phật học thì gọi cái biết đó là vọng tâm. Vọng tâm này cũng không phải rời khỏi chân tâm mà riêng có ; chẳng qua gọi là vọng tâm bởi vì nó không nắm bắt được, vì luôn thay đổi và chỉ là cái bóng ảnh hiện lên chơn tâm. Sáu căn duyên với sáu cảnh được phân biệtnhận thức của sáu thức . Cái bóng dáng của sáu thức được Tâm ghi nhận như bóng dáng của sáu cảnh và căn thân. Bởi tâm chính là chủ nhân. Chủ nhân này có hai vị khách cùng ngồi chung chiếu với chủ nhân như một gia đình không thể chia cắt. Cùng ngồi chung với nhau như là một , đó là Tâm , Phật và Chúng Sanh. Tâm chính là chất liệu có mặt hai vị đồng chủ tọa là Phật và Chúng sanh. Tâm chính là họa sư vẽ ra tất cả vấn đề của Phật và Chúng sanh. Tâm có Phật tánhChúng sanh tánh cùng hiện diện trong nhau. Chúng sanhbóng dáng của sáu căn và sáu cảnh. Trong cái Thức của chúng sanh tánh có Phật Tánh. Nhưng do chúng sanh tánh nặng nề và chiếm ngự hết vị trí của Thức, nên Phật tánh không hiển lộ, mà ẩn trong kho gọi là tàng thức ,[ Còn gọi là Như Lai tạng ]. Cái Tâm thật sự thì có Phật và Chúng sanh. Khi thấy chúng sanh thì không thấy Phật nhưng Phật vẫn có đó.

Vì vậy Tâm PhậtChúng SanhDiệu Pháp. Nếu thấy được Pháp thì thấy được Phật, thấy được Phật thì cũng thấy được Pháp, Pháp chínhthật tướng của chúng sanh. Phật tánh cũng chính là thật tướng của chúng sanh. Bởi vì Phật và Chúng sanh đều là do Tâm mà biểu hiện. Nhưng vì chúng sanh đang mê muội trong đêm đen nên chẳng biết Tâm là gì. Nếu thấy được Tâm thì cũng thấy được Phật, thấy được Phật thì độ thoát được khổ của của chúng sanh. Thấy được Khổ của chúng sanh thì thấy được Khổ Thánh Đế. Khổ đếsự thậtchúng sanh đang khổ chính là Khổ Thánh đế. Thấy được Khổ Thánh Đế thì thấy được bốn sự thật : Khổ, Tập [mười hai nhân duyênnguyên nhân của Khổ], Diệt [ là Niết Bàn vô sanh bất diệt ] Đạo [là con đường chánh đạo có 8 phương diện chơn chánh đúng đắn ] đưa đến Niết BànDiệt Đế.

Pháp là chơn lý thường trú chân thật. Phật là đấng giác ngộ Pháp và chứng đạo, Tăng là là sự hòa hợp vô ngại với Pháp tánh.
Dù có Phật ra đời hay không ra đời thì chơn lý của Pháp vẫn có đó. Nhưng nếu không có Phật ra đời thì không có thế gian tam bảo. Xuất thế gian thường trụ tam bảo thì dù chúng sanh đang gặp nạn không có thế gian tam bảo thì vẫn có xuất thế gian tam bảo thường trú. Vì chúng sanh chưa có duyên nên không thấy có xuất thế gian tam bảo. Bởi vì chư Phật ra đời đều phải có đại sự nhân duyên. Chúng sanh chưa phải thời thì không thể thấy Phật. Chúng sanh mê, dù Tam bảo và chư Phật có hiện ra trứơc mắt thì cũng không thể biết được. Giống như người dù có mắt, nhưng ở trong đêm đen thì cũng phải chịu cảnh đêm dài sanh tử chứ không thể nhìn thấy được.


***Có Phật ra đời thì mới có thế gian tam bảo. Pháp được thuyết minh qua giới định huệ mà có chư tăng hòa hợp theo giới luật. Tam bảo thế gian có mặt là nhờ có Phật ra đời. Nhưng dù Phật không thị hiện ra đời thì Pháp vẫn là Pháp. Pháp đó chính là Tâm chơn thật. Do vô minh mà tâm vọng có Chúng sanh.. Do thanh tịnh trong sáng mà có Phật thị hiện ra đời. Tâm-Phật-Chúng sanh chính là Diệu Pháp. Pháp vẫn ở nơi Pháp vị thường còn. Chúng sanhluân hồi sanh tử theo thế gian thì tâm pháp vẫn thường còn. Cái tâm pháp đó có mặt nơi chúng sanhchúng sanh đang mê muội tạo nghiệp sanh tử. Đang ở trong cơn mê nên hỏi tâm là gì ! Bởi chúng sanh còn mê chưa học pháp giác ngộ khó trả lời cho đúng được. Người ta bị lầm Tâm với nhiều ý nghĩa cũng mang tên là Tâm. Nếu học đến duy thức thì sẽ bắt gặp rất nhiều cái Tâm trong duy thức, những cái chử tâm này đều còn trong thức phân biệt, chứ chưa phải là chơn tâm như Kinh Lăng nghiêm dạy.

Để có thể nhận thức về Tâm là gì , thì phải có nhận thức về chính mình. Phải có Ý Thức soi sáng thì mới có cái ý thức trừ những nghi ngờ về tâm. Nếu mình không biết chính mình thì mình cũng không biết người khác. Dù người đó là cha mẹ hay là thần thánh. Những người hiện diện thân cận trước mắt mà mình không biết thì càng khó mà biết được thựong đế là ai hay Tâm là gì. Bởi không biết cái hiện tai đang là nhân quả hiển nhiên, nên mới chạy về quá khứ để truy tìm cái nhân đầu tiên đã sanh ra cái bây giờ. Nhưng cái biết của mình về cảnh là một cái biết có tích lủy từ quá khứ của kinh nghiệm. Thí dụ tôi gọi đây là cục kẹo. Nếu tôi chưa từng ăn kẹo hay chưa từng thấy kẹo thì tôi không thể gọi tên hay biết được cái đang có trước mắt tôi là kẹo. Cái ý thức gọi tên đây là kẹo là một ý thức có tích lủy kinh nghiệm, kinh nghiệm được đưa vào từ sáu căn là ý , mắt, mủi, thân, tai và lưởi.

Cái loại kinh nghiêm này được lưu trử trong Thức. Nếu Tâm là kho chứa của Thức thì Tâm cũng chính là Thức. Ý phát sinh là cũng từ Tâm mà sanh. Nhưng Ý phát sanh lên nhận thức từ cảnh thì cái cảnh đó không thể là khách quan mà phải có sự phối hợp của ý thức. Hình ảnh của bông hoa mà mắt ghi nhận đưa vào ý thức, ý thức đưa vào kho chứa của tâm thức để tích lủy và phân tích, khi đó cảnh là bông hoa không còn là khách quan nữa mà nó là tướng phần của Tâm thức cộng tác với kiến phầnkinh nghiệm tích lủy nó thành một cái vọng tưởng của tâm thức chứ không còn là nguyên bản của khách quan là một bông hoa bên ngoài thức phân biệt, Vì vây cái này chỉ là vọng tưởng chứ không phải khách quan. Nó không còn đúng với cái nó hiện diện bên ngoài tâm ý con người khi tiếp thu ngoại cảnh. Vì vậy chính tâm thức sanh ra ngoại cảnh cho tâm thức ngắm nhìn và tự phán đoán chứ không còn đúng như khách quan hoàn toàn nửa. Một thế giới được tiếp thu như vậy là do tâm sanh. Vì vậy đưa cái tâm này ra để nắm bắt như là nó đã nắm bắt khách trần thì không thể được . bởi vì nó chỉ là những vọng tưởng phân biệt theo suy lường của vọng tưởng, không có thật thể để nắm như mình nắm một hòn đá nhỏ. Bởi vì nó chỉ như màn hình trên TiVi hay bóng dừoi nước.

Những quan điểmhọc thuyết được đưa ra từ tư duy theo theo mô hình : Căn là ngũ giác quan và ý thức suy lường. Cảnh là đối tượng của căn thân, được đưa vào Thức thu nhậnthế giới khách quan. Thức chính là cái biết phân biệt những dữ liệu của căn và cành. Cái gọi là cảnh khách quan đã biến thành bóng ảnh của Thức chứ không còn là thực tại khách quan nửa. Cái biết về cảnh chính là bóng dáng của cảnh được tái hiên trong thức. Thức này không thể rời căn và cảnh mà riêng tồn tại. Vì vậy mười tám giới là một hòa hợp thể của căn thân và thế giới với sự nhận thưc của sáu thức làm chủ đạo. SÁu thức là sự phân biệt mang tính tích lủy và phân tích từ cái tiếp thu tổng hợp của sáu căn với sáu cảnh. Tứ bóng dáng của căn và cảnh mà người ta lập ra cho mình một học thuyết hay lý luậncố gắng chứng minh đó là lẽ phải , là sự thật khách quan, là quy luật phát triển v.v... Do đó có rất nhiều học thuyếtluận thuyết cho cái thấy của chủ quan của Thức là đúng, là sự thật....

Nhưng Căn-Cảnh-Thức là mười tám giới thì đều là biểu hiện của Tâm. Cảnh là Vật. Tâm không phải là Vật nên đưa Tâm ra như một Vật để nắm bắt thì không thể được. Nhưng phủ nhận Tâm thì thành đoạn diệt không còn tồn tại nào để hiểu biếtnhận thức được thực tại. Bỏ Tâm thì vật chất chỉ là xác chết. Bỏ Vật chất thì Tâm là bóng ma.

Do đó người ta gọi quan điểm này đúng hay sai, hoăc chỉ có quan điểm này là đúng còn tất cả đều sai.Thì tất cả cái đúng sai phải quấy đó đều chỉ là lý luận của thức sanh ra. Nó như trăng dứoi nước , như hoa trong gương. Vì nó là bóng dáng của thức phân biệt, chứ không phải là vật thể có thể nắm bắt. Nó cũng không thể là khuôn mẫu cho tất cả phạm trù tư duy phải đi vào một khuôn đúc để cho ra một sản phẩm có thật giống nhau như khuôn đúc. Bởi vậy các khuôn đúc của giáo điều đều là chiêm bao mộng huyễn. Nó là sản phẩm của cỏi mộng thì chỉ cho ra ngững giấc mộng. Có thể là ác mộng kinh hoàng mà cũng có thể là mộng êm đềm. Đó quả thật là Mộng nếu nó chỉ là quan điểm của học thuyết.

Khi mình biết tất cả mộng mị đều là sản phẩm từ Tâm sanh ra thì mình đã biết cái nguyên đầu tiên của nó là không có cái đầu tiên bởi vì nó chỉ do vọng tưởng của Tâm mà biến hiện. Vọng tưởng làm ra vạn pháp nên có câu "Vạn Pháp duy Thức" Cái Thức này chính là "Tâm" nên còn gọi là Tâm thức. Cái thức thì là sự phân biêt có hòa hợp của căn , cảnh và Thức. Nếu có quán niệm trở về cái hiểu biết chân thật của nó thì Thức còn đựoc gọi là trí, nếu nó không bỏ Tâm mà chạy theo Vật.

Chúng` ta có thể giả định một chừng mực là cái vòng tròn. Trong vòng tròn có hai phần nương vào nhau là Kiến PhầnTướng Phần. Cái hiểu biết nhìn thấy của chủ thể nhìn thấy là Kiến Phần. Cái bị tiếp thu là vật thể của sáu cảnh là Tướng Phần. Cả hai dính vào nhau như một vòng tròn có chừng mực hạn cuộc trong một phạm trù. Cả hai nương vào nhau mà thành một thực tai của nhận thức , của Tâm phân biệt gọi là Thức. Đây chính là thế giới được nhận thức từ một sinh thể. Nó chính là tâm phan duyên của sinh thể, nó gọi là phan duyên vì theo cái duyên của ngoại cảnh và các căn tích lủy mà phát sanh. Sự phát sanh nhận thức của sự kết hợp của Kiến PhầnTướng Phần luôn luôn sanh diệt tương tục chứ không cố-định. Nó theo chủ quan của sinh thể mà biến hiện như điện ảnh, như tia nắng, như giấc mộng. Do duyên theo căn cảnh nên nó hiện hữu như một thưc tại. Nhưng thưc tại này là do Tâm sanh. Tâm chính là cái Biết của cái gốc giác ngộ. Còn Thức là cái có mặt do biến hiện của vạn pháp duyên sanhphân biệt cho đúng. Mình phải gọi và thấy ông A là ông A. Bà B là bà B. chứ không thể lẫn lộn được. Từ cái thức của Tâm mà mình phân biệt được không lẫn lộn các pháp. Không thể gọi nhầm lẫn đuợc núi là sông. Đàn ông là đàn bà được. Nhưng dù hữu dụng và cần thiết thì thức cũng chỉ là giấc mộng nếu nó không biết Tâm là gì. Tâm chính là họa sư vẽ ra núi sông cây cỏ và vạn vật. Nếu không có Tâm thì cũng không có tất cả.

Đi tìm Tâm chính là Tìm thấy thực tại hiện tiền đang sống và đi về tương lai. Cái gì phải chết và phải thay đổi thì là Thức chứ không phải là Tâm chân thật.

Sống là an trụ với chơn tâmhàng phục vọng tâm. Ai là sinh thể thì đều đang sống.

Hỏi Tâm là gì thì chính là hỏi "Sống là gì".

Minh-Đức, ngày 20-9-2010.
(http://old.thuvienhoasen.org)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/06/2012(Xem: 79482)
02/10/2012(Xem: 49450)
09/10/2016(Xem: 10055)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.