Giới hạn của ngôn ngữ

28/01/20164:03 SA(Xem: 10240)
Giới hạn của ngôn ngữ

Nguyệt  Xứng
GIỚI HẠN CỦA NGÔN NGỮ
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc

Bản dịch Anh: Candrakirti. Lucid Exposition of the Middle Way. The Essential Chapters from the Prasannapada of Candrakirti. Translated from the Sanskrit by Mervyn Sprung in collaboration with T.R.V. Murti and U.S. Vyas. Routledge, 1979. ( pp.177-179)

 

hoa vo uuMột kẻ có thể phản đối: Nếu chư Phật đã dạy rằng ngã chẳng hiện hữu, rằng ngã chẳng phi hiện hữu, vậy thì chư Phật đã dạy gì? Lời đáp là :

XVIII.7  Khi chẳng có đối tượng của tâm thì chẳng có cái gì cho ngôn ngữ quy chỉ tới. Pháp tính của các sự vật chẳng sinh khởi chẳng hoại diệt, cũng như niết bàn chẳng sinh khởi chẳng hoại diệt.

Điều này có nghĩa là nếu có một cái gì thật (vastu; sự) cho ngôn ngữ nói đến thì có thể có thuyên giải (hiểu rõgiải thích rõ; desyeta). Tuy nhiên, khi cái gì mà ngôn ngữ quy chỉ tới không có nữa, khi đó không có đối tượng (visaya) để cho các phát biểu quy chỉ tới, thế nên cũng không được thuyên giải bởi chư Phật. Tại sao ngài Long Thọ nói chẳng có một cái gì để cho ngôn ngữ quy chỉ tới ? Bởi vì “Đối tượng của tâm thì không có nữa”. Đối tượng của tâm nghĩa là cái mà tâm (citta) có như là đối tượng của nó (gocara) . Đối tượng nghĩa là đối tượng bị chấp thủ trong tâm. Nếu có một đối tượng của tâm như thế, thì lúc đó, bằng cách tạm lập /giả lập một tướng trạng (nimitta) cho nó, hệ thống của ngôn ngữ (speech: system of language) có khả năng vận hành. Tuy nhiên, khi chẳng có đối tượng của tâm,  làm cách nào một tướng trạng được giả lập để hệ thống nào của ngôn ngữ sẽ vận hành?  Ngài Long Thọ giải thích rằng khi chẳng có đối tượng của tâm thì nó sẽ như thế nào khi ngài Long Thọ nói : “ Pháp tính cuả sự vật (dharmata; true nature of things) chẳng sinh khởi chẳng hoại diệt, cũng như niết bàn chẳng sinh khởi chẳng hoại diệt.

pháp tính của các sự vật, được hiểu là tự tính của chúng, chẳng sinh khởi chẳng hoại diệt, tương tợ như niết bàn, do thế tâm sinh diệt (discursive thought) không thể vận hành quan liên tới nó. Và nếu tâm / tâm niệm không vận hành, làm cách nào tướng trạng có thể bị giả lập vào các sự vật. Nếu sự giả lập tướng trạng này là cần có thì làm cách nào hệ thống của ngôn ngữ có thể vận hành? Chư Phật đã không thuyên giải một điều chi thế nên không thiết lập bất kì một cái gì bên ngoài các giới hạn của vấn đề cần giải đáp. Đó là tại sao ngài Long Thọ sẽ nói sau này (Trung Luận. Chương 25 Niết bàn kệ tụng 24): “Tất cả các thụ đắc [= các chấp thủ] cũng như sự trình diễn của các khái niệm [= trình bày biểu tượng] về phương diện căn bản ở trong bản chất của diệt tận và tịch tĩnh. Đức Phật chưa bao giờ giảng dạy bất kì yếu tố của kinh nghiệm với quan tâm tới bất kì ai tại bất kì nơi nào”.

Ông có thể nói, hãy xem như thế đi, nhưng phát biểu trước đây thì thế nào “ Các cấu trúc của tưởng trở thành một sự chấm dứt trong tính không / chân không diệu hữu (sunyata) ?  Làm cách nào có thể có một chấm dứt cho các cấu trúc của tưởng trong tính không (sunyata; absence of being) ? Câu trả lời là, ‘bởi vì cái mà ngôn ngữ quy chỉ tới thì đi đến một chấm dứt’; điều này nên được thông hiểu ở đây cũng như trước đây.

Vâng nhưng vậy phát biểu trước kia thì thế nào “ Nó là sự chấm dứt hoàn toàn ngã, và ngã sở  về phương diện cá nhânhiện tượng qua sự chấm dứt không xem bất kì cái gì dù là phương diện cá nhân hoặc hiện tượng, là thật trong tính biệt thù của nó đó là chân lí của các sự vật đối với chúng ta ? Có thể nào nói một cách nhiều chính xác hơn chân lí của các sự vật (tattvam; truth) là gì ?

Đối với giòng tụng “ Khi chẳng có đối tượng của tâm thì chẳng có gì cho ngôn ngữ quy chỉ tới”,  nên được thêm vào, “ và đó là chân lí của sự vật” (tattvatah).

Và nếu, thêm nữa, ông hỏi: Lí do tại sao, trong chân lí của sự vật, cái ngôn ngữ quy chỉ tới thì chẳng còn khi đối tượng của tâm chẳng còn ? Ngài Long Thọ nói “ bởi vì pháp tính các sự vật chẳng sinh khởi chẳng hoại diệt, như niết bàn chẳng sinh khởi chẳng hoại diệt. Sự giải thích trước đây phù hợp một cách chính xác ở đây.

Như  có nói trong  Như Lai Bí Mật Kinh (Tathagataguhyasutra) :

“ Này Tịch Huệ (Santamati), trong đêm khi Như Lai thành chính đẳng chính giác với vô thượng quang minh toàn hảo chiếu diệu, trong đêm khi ngài thành tựu tự do toàn hảo, trong suốt thời gian này Như Lai đã chẳng nói hoặc tuyên bố dù chỉ một âm. Đức Phật đã giảng dạy thông điệp trong nhiều cách khác nhau tới tất cả các hữu tình được hướng dẫn, tới chư thiên, các loài qủy, loài người, kinnaras (khẩn nala), các thánh giả, các Minh Trì (Vidhyadharas), và các loài rồng. Bằng diệu âm của tiếng hống trong sát na cất lên ngài xoá sạch bóng tối từ các tâm trí của loài người, ngài đánh thức đoá sen của giác ngộ trong nhiều sắc tướng của nó, ngài làm khô cạn hết đại hải của già và chết và ngài làm chưng hửng muôn vàn tia sáng [tàn tạ hiu hắt] của bảy mặt trời  đang chiếu vào thời kì chấm dứt của một thời kiếp vũ trụ.

Và từ Chính định vương kinh / Nguyệt đăng tam muội kinh (Samadhirajasutra):

“Khi Đức Phật, thánh giả, quốc vương của chân lí, vị khai hiển của tất cả các chân lí xuất hiện, điệp khúc thì được vang lên từ cây cỏ, cây con và cây lớn và cây nhỏ, từ sỏi đá và các núi non: tất cả các tập hợp của đời sống đều là tính không / tính chân không diệu hữu”

“Bất kì xa xôi cách nào chỉ thuần các đơn vị chữ viết, lời nói vươn tới cõi thế tục, tất cả đều là tính không/ tính chân không diệu hữu, chẳng có cái chi là thật [thật = chẳng biến dịch]; và  vang xa là tiếng gọi của đức Phật, vị hướng dẫn và vị thầy của tất cả loài người”.

-------------

The limitation of  language

*

Someone may object: If the illustrious Buddhas taught neither that the self exists nor that the self does not exist, what then did they teach? The reply is:

XVIII.7  When the object of thought is no more there is nothing for  language to refer to. The true nature of things neither arises nor perishes, as nirvana does not.

This means that if there were something real (vastu) for language to refer to there could be didactic argument (desyeta). When, however, what language refers to is no more, when there is no object (visaya) for utterances to refer to, then there is no didactic argument by the Buddhas whatever. Why does Nagarjuna say there is nothing for language to refer to? Because “The object of thought  is no more”. Object of thought means  what thought (citta) has as its objects (gocara). Object means the object grasped in thought. If there were such an object of thought, then, by imputing a specific character (nimitta) to it, speech would be able to function. When, however, no object of thought exists, how can specific character be imputed by which speech would function? How it is that there is no object of thought Nagarjuna explains when he says: “The true nature of things (dharmata) neither arises nor perishes, as nirvana does not.”

As the true nature of things, understood as their inherent, self-existent nature, their ur-nature, does not arise nor perish, like nirvana, so discursive thought cannot function with respect to it. And if thought does not function how can specific character be imputed to things? And if this is wanting how can speech function? That the illustrious Buddha have didactically argued nothing whatever is therefore established beyond question. That is why Nagarjuna will say later, “ Beatitude is the coming to an end of taking things in their particularity, the coming to an end of the manifold of named things. No doctrine about anything at all has been taught by Buddha at any time” .

Let it be so, you may say, but what of the earlier statement “ The manifold of named things comes to an end in the absence of being” How can there be an end to named things in the absence of being (sunyata) ? The reply is, “ because what language refers to has come to an end”; this should be understood here  as it was earlier.

Well but what about the earlier statement “ It is the utter cessation of  I-ing and mine-ing in both personal and non-personal regard through ceasing to take anything whatsoever , whether personal or non-personal, as real in its particularity that is for us the way things are really” ? It is possible to say more precisely what the way things really (tattvam) is?

To the line “ When the object of thought is no more there is nothing for language to refer to’’ should be added ‘and that is the way things really are’ (tattvatah).

And if, further, you ask: What is the reason why, in that real way of things, what language refers to is no more when the object of thought is no more? Nagarjuna says ‘because the true nature of things neither arises nor perishes, as nirvana does not’. The exposition gives earlier fits here precisely.

As is said in the Tathagataguhya Sutra: ‘O Santamati, in the night when the Tathagata (Buddha) became perfectly enlightened with the unsurpassable perfection of illumination, during the night when he attained perfect freedom, during this time the Tathagata neither uttered nor enunciated even one syllable. The illustrious one taught the message in different ways to all being who are to be guided, to gods, demons, men, Kinnaras, the saints, Vidhyadhara and serpents. By the utterance of one moment cry he banishes the darkness from men’s minds, he awakens the lotus of enlightenment in its many forms, he dries up the ocean of old age and death and he confounds the multitudinous rays of the seven suns which shine at the end of a cosmic age.’

And from the Samadhirajasutra: ‘When Buddha, the sage, the king of truth, the revealer of all truths appears, the refrain is sounded from grass and bush and tree and plants, from the rocks and the mountains: all element of existence are without being’.

“Howsoever far mere words reach in the world realm, all are without being, none is real; and so far resounds the call of the realized one, the guide and teacher of all men.’

 

----------

wanting: pred.adj. : lacking; not having; needing

Chú thích 1

Trong bản Anh, kệ  tụng XXV.24 được dịch khác nhau ở trang 178 ( mà  bản Việt đang dịch) và  ở  trang 262

Chương XXV. Niết Bàn (p. 262)

24. Ultimate beatitude is the coming to rest of all ways of taking things * , the repose of named things; no Truth has been taught by a Buddha for anyone, anywhere.

Note from English translation

Note  *sarvopalambhopasama. It is not merely that ways of thinking  about things change in nirvana, but that the everyday  way of perceiving, or taking, things ceases to function  (p.262)

Trang 178

24. “Beatitude is the coming to an end of taking things in particularity, the coming to an end of manifold of named things. No doctrine about anything at all has been taught by Buddha at any time. 

sarvopalambhopasama: the cessation of all objectification: sự chấm dứt của tất cả sự đối tượng hoá

prapancopasama: cessation of conceptual diversity: sự chấm dứt của tất cả các sự phân biệt hữu niệm.

Trong bản Việt, kệ tụng này được dịch theo bản dịch Trung Luận Sanskrit- English của Kenneth K. Inada

All acquisitions (i.e., grasping) as well as play of concepts (i.e., symbolic representation) are basically in the nature of cessation and quiescence. Any factor of experience with regards to anyone at any place was never taught by the Buddha.

Tất cả các thụ đắc /các chấp thủ cũng như sự trình diễn của các khái niệm (trình bày biểu tượng) về phương diện căn bản ở trong bản chất của diệt tận và tịch tĩnh. Đức Phật chưa bao giờ giảng dạy bất kì yếu tố của kinh nghiệm với quan tâm tới bất kì ai tại bất kì nơi nào.

-------

Chú thích 2. Cấu trúc của tưởng.

Lược trích từ : Đức Đạt Lai Lạt Ma. Trung Đạo. Chính tín căn cứ trong Suy lí. Bài 3.

Cấu trúc của tưởng cũng có thể quy chiếu đơn giản về hiện hữu.

(Elaboration can also refer simply to existence)

Sau cùng nói đến, chúng ta tìm thấy thuật ngữ cấu trúc của tưởng trong ngữ cảnh gọi là cấu trúc của tưởng về tám cực đoan: sinh và diệt, đoạn và thường, đi và đến, và một và khác. Thế nên thuật ngữ cấu trúc của tưởng có thể nói về nhiều sự-sự vật-vật.

Trong ngữ cảnh ở đây, cấu trúc của tưởng hữu niệm quy chiếu về tâm chấp thủ vào hiện hữutự tính của các hiện tượng. Khi ngài Long Thọ viết ở đây rằng cấu trúc của tưởng hữu niệm này “chấm dứt xuyên qua tính không”, ngài ý nói rằng trí tuệ thực chứng tính không—và không phải chính tính khôngchống lại một cách trực tiếp cách thế thông hiểu về chấp thủ.

(In the context here, conceptual elaboration refers to the mind that grasps at the inherent existence of phenomena. When Nagarjuna writes here that this conceptual elaboration “ceases through emptiness” , he means that the wisdom that realizes emptiness – and not emptiness itself – counters directly the mode of apprehension of grasping).

Ignorance grasps at the inherent existence of all phenomena, whereas the wisdom realizing emptinessnegates the inherent existence of phenomena)

[*Chú thích của dịch giả bản Anh ngữ, Thupten Jinpa –Trong cách chia thành hai về đối tượng của phủ định -- đối tượng của phủ định của con đường tu tập và đối tượng của phủ định của tiến trình suy lí -- cấu trúc của tưởng trong hình thức của chấp thủ vào hiện hữu xác thực thì đa số là đối tượng của phủ định của con đường tu tập. Sự cấu trúc của tưởng như thế là một trạng thái tinh thần, đó là lí do được nói nơi đây rằng, chính là sự thực chứng tính không, và không phải chính tính không, dẫn tới sự diệt tận]

Vô minh chấp thủ vào hiện hữutự tính của tất cả các hiện tượng, trong khi đó trí tuệ thực chứng tính không phủ định hiện hữutự tính của các hiện tượng.

(Ignorance grasps at the inherent existence of all phenomena, whereas the wisdom realizing emptinessnegates the inherent existence of phenomena)

Cả hai đặt tiêu điểm trên cùng một đối tượng, nhưng chúng tương quan với đối tượng theo cách thức đối nghịch nhau rõ rệt. Như vậy, chính là do thực chứng tính không mà sự chấp thủ bị xoá bỏ.

------------

Phụ Bản

Trung Luận  XXIV. Quán Bốn chân lí cao quý

XXIV.18. We declare that whatever is relational origination is sunyata. It is provision name (i.e., thought construction) for the mutuality (of being) and indeed, it is the middle path .

XXIV.18. Chúng tôi tuyên bố bất kì cái gì do duyên khởi đều là tính không (sunyata). Nó là một tên tạm đặt (nghĩa là kiến lập do tâm niệm) cho tính hỗ tương của các hiện thể và thật vậy, nó là trung đạo

 (Bản Sanskrit- English: Kenneth K. Inada)  

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/06/2012(Xem: 79482)
02/10/2012(Xem: 49453)
09/10/2016(Xem: 10055)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.