Đường về bản thể trên những hoàng hôn sạn đạo của các giảng sư

22/12/20174:06 SA(Xem: 9738)
Đường về bản thể trên những hoàng hôn sạn đạo của các giảng sư

ĐƯỜNG VỀ BẢN THỂ
TRÊN NHỮNG HOÀNG HÔN SẠN ĐẠO
CỦA CÁC GIẢNG SƯ.

Trần Ngẫu Hồ.

 

Trước hết xin được định nghĩa bản thể là gì? Xin thưa, Bản Thể là cái căn bản mà muôn vật thành hình trên nó, nói cho gọn Bản Thể là cái căn bản của muôn vật. Chính vì yếu tố này mà vạn vật đồng nhất thể, vậy Bản Thể là cái căn bản, thì từ cái căn bản này ta sẽ thấy sự liên hệ tuyến tính của Bản Thể với những giá trị khác, sự liên hệ sẽ rất là rõ ràng.

Bản Thể đó có thể chỉ ra được không? Câu trả lời là được, đức Phật đã dậy cho ông Anan trong một tiết của kinh Lăng Nghiêm rằng: Chia chẻ tới cái sau cùng của vật chất sẽ là hư không, tức cái không, hay gọi là cái chân không cũng được. Chân không hay Cái không này chính là Bản Thể. Thế nên Bản Thể cũng chính là Đạo, là Tâm rỗng lặng, hồn nhiên

Ba bài phân tách về cái không này rất rõ ràng, trên Sách Hiếm.net và Thư Viện Hoa Sen:

Bài 1: Phật Giáo Chưa Bao GiờẢo Tưởng, Ảo Giác…

https://thuvienhoasen.org/a28159/phat-giao-chua-bao-gio-co-ao-tuong-ao-giac-noi-chi-toi-thoi-thuong-

Bài 2: Hữu Tướng, Phi Tướng, Bản Thể, Thực Tại, Tánh Không, Giải Thoát…

https://thuvienhoasen.org/a28346/huu-tuong-phi-tuong-ban-the-thuc-tai-tinh-khong-giai-thoat-

Bài 3: Giải Trình Bản Thể, Thực Tại, Tánh Không…

https://thuvienhoasen.org/a28706/giai-trinh-ban-the-thuc-tai-tanh-khong-tuong-khong-

Ba bài nêu trên xoay quanh Bản Thể, chứng minh sự có mặt và sự bất khả hủy diệt của Bản Thể.

Đồng thời tác giả cũng đề nghị sự dùng đúng ngữ cảnh cho tánh không, và thể không, chân không để tránh gây sự khó hiểu cho độc giả.  

Theo thiển ý của tôi, gọi cái không này là sự “rỗng lặng” là hay nhất, vì trong cái rỗng lặng đấy không có các nguyên tử đang hỗn mang quay cuồng, không có các hạt tương tác trao đổi, nhưng vẫn có linh tri, giác tánh. Cái rỗng lặng này chính là cái thể liên kết các giá trị khác với nhau. Và nhất là hành giả có thể thể nhập vào nó, câu thông với nó.

Muốn diễn tả cái không này thì tâm của chúng ta cũng phải là không, tức chúng ta cũng phải kiến tánh không, kiến tánh sẽ thấy rõ cái rỗng lặng này, vì tánh chính là rỗng lặng, hồn nhiên, đồng một thể với thể của bản thể và thể của Vũ Trụ trước Big Bang sinh diệt xảy ra.

Vũ Trụ đó là một thể Tâm rỗng lặng, bao la, không ngằn mé, tướng của thể Tâm này chính là Đại Định, thế nên chúng ta đặt tên là Vũ Trụ Đại Định, và hành giả muốn thấy tướng của Vũ Trụ thực tướng thì phải nhập vào Đại Định.

Thiền Tông chủ trương muốn theo con đường giải thoát của chư Phật thì hành giả phải kiến tánhthường xuyên ở trong tánh, cũng đồng nghĩa với việc không rời thiền, đi đứng nằm ngồi, đều không rời thiền, sự không rời thiền là thường xuyên trong Đại Định Vô Sanh, là thường xuyên trong Vũ Trụ thực tướng, phi tướng, là trong niết bàn bản thể vĩnh cửu.

Như vậy Tướng không, Tánh không, Cái không, Chân không, Thể không, Hư không, thiền định, Bản Thể đều từ một thể Tâm rỗng lặng mà ra, tức đều từ Vũ Trụ Đại Định mà ra, đều mang tính chất lẫn của nhau, tùy thể trạng của sự kiện mà dùng thì mới có tác dụng mô phạm thuyết phục.

Tướng không, phi tướng là khâu quan trọng để thấy rõ bản thể. Thấy được rõ ràng tướng khôngbước đầu thấy được phi tướng thực tướng của đức Phật Thích Ca

Sự kiến tánh có thể xảy ra dễ dàng với một số người, như sự tường thuật trong lịch sử thiền tông có ghi chép lại. Có người đi qua cầu thấy bóng mình in dưới nướcđại ngộ, tức kiến tánh, có người nghe trả lời một câu thô tục từ anh hàng thịt cũng ngộ, có nguời nghe tiếng hát của người bán đậu hũ mà ngộ, có người nghe tiếng sỏi văng vào bọng cây mà ngộ. Lại có người bị vặn mũi với câu hỏi ngắn mà kiến tánh như Bá Truợng thiền sư, có người bị thoi như Lâm Tế nghĩa Huyềnđại ngộ (Đúng ra Lâm Tế chưa ngộ ngay lúc bị thoi, nhưng qua Đại Ngu nhắc cho một lời nên tỏ ngộ, nhưng khởi đầu nhờ những cú thoi của thầy Hoàng Bá).

Sự ngộ tức kiến tánh, như vậy đúng là dễ dàng đối với một số nguời, và sự ngộ này đồng với nhau, cũng đồng với sự kiến tánh của Đức Lục Tổ hay Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Nếu có sai khác, thì tánh cũng khác nhau hay sao? Tánh khác nhau sao gọi là Bản Thể được?

Sự kiến tánh do vậy là độ sâu nhất, cái thấy tối hậu của tư duy của một chúng sinh hữu tình cao cấp, tức con người, chúng sinh thấp kém hơn loài người không có sự kiến tánh này vì sự giới hạn của Thức tức cái giới hạn sinh sinh, diệt diệt trong thức của họ.

Nhưng sự kiến tánh này cũng có nhiều tình trạng khác nhau. Đức Phật Thích Ca Kiến Tánh lúc đang trong Đại Định, nên ngài đạt được trạng thái Đại Định Vô Sanh ngay sau sát na (kasa) kiến tánh đó. Và tuyên bố mình đã là Phật đã thành. Ngài xuyên suốt cả thời gian, lẫn không gian, lẫn cả tận cùng của vật chấtchân không.

Ngài Mã Tổ, Bá Trượng, Hoài Nhượng, Lâm Tế và nhiều thiền sư khác ngộ lúc đang tu.

Mặc dầu đã kiến tánh, nhưng cao nhân cũng phải trải qua một số thời gian nào đó mới rốt ráo được. Ngài Hoài Nhượng mất 7 năm chỉ để trả lời một câu hỏi, ngài Lục Tổ ẩn tu 16 năm, ngài Triệu Châu mất 30 năm mới thành Phật.

Như vậy ngộ, kiến tánh rồi không phải thành Phật được ngay, mà phải thường xuyên ở trong tánh mới là hoàn tất việc giải thoát, thường xuyên ở trong tánh là Đại Định vô sanh, tức lúc đi đứng nằm ngồi và đối cảnh đều phải kiến tánh vô sanh, nên gọi là Đại Định Vô Sanh, tâm thái của giải thoát, của chư Phật.

Người  thường xuyên trong tánh, là thường xuyên trong bản thể vô sanh rỗng lặng, là trạng thái trước Big Bang sinh diệt xảy ra, tức là người vào được cửa Vũ Trụ Đại Định, niết bàn vĩnh cửu.

Người sơ ngộ, hay còn gọi là tợ ngộ mà các tổ gọi là “lanh lợi” cũng thong dong trong giải thích ở một trình độ nào đó. Với những nguời đã kiến tánh, họ giải thích Phật Pháp một cách đơn giảnthông suốt và ít từ chương trích cú, nhưng những người kiến tánh khác đọc sẽ hiểu dễ dàng.

Hành trạng của người kiến tánh cũng nhiều khi khó hiểu, nhưng ở chỗ khó hiểu này mà hiểu được thì sẽ thấy lý đạo trong đó. Hiểu được những lời nói hành động của các thiền sư mới chỉ là tợ ngộ, sơ ngộ mà thôi.

câu chuyện thìền như sau:

Khi Điền Cương tỏ ngộ vào năm 22 tuổi. Ít lâu sau Điền Cương tới gặp thiền sư Mãn không. Mãn không hỏi Điền Cương:

“Đức Phật nhìn thấy Sao Mai mà tỏ ngộ, nhưng trên trời có rất nhiều ngôi sao, vậy ngôi sao của ông là gì?”

Điền Cương bỏ thõng 2 tay, rồi quỳ gối, và bắt đầu thăm dò quờ quạng trên nền nhà.

Mãn Không nói: “Ông đã thật sự liễu ngộ rồi”. Và sau đó ấn chứng cho Điền Cương.

Vì sao Điền Cương làm cử chỉ quờ quạng trên nền nhà lại được xem là đã chứng ngộ? Hiểu và giải được thì cũng là lanh lợi, sơ ngộ đó.

Như tôi đã thưa, kiến tánh dễ xảy ra với một số người, do căn cơ, hay do kiếp trước họ đã từng tu công án, nhưng ngược lại sẽ rất khó với một số người, mà tôi sẽ kể ra sau đây.

Thiền sư Yasutani (Bạch Vân 1885-1973) nói, tu thiền theo Phật là phải kiến tánh, không kiến tánh thì là loại thiền gì chứ chẳng phải thiền Phật Giáo. [Trong: Hoa Trôi Trên Sóng Nước. trg: 217]Tôi nghĩ điều này đúng, vì tánh cũng đồng một thể với Vũ Trụ thực tướng, phi tướng trước Big Bang, thế nên phải sống trong tánh mới là rốt ráo.

Người tỏ ngộ, hành xử chẳng theo lề thói, nhưng vẫn rạng lý đạo. Triệu Châu mạ Phật mà thành công án, Bá Trượng cuốn chiếu, giựt râu thầy Mã Tổ, Lâm Tế tát thầy Hoàng Bá. Nhưng tất cả đều hàm chứa lý tánh và sau rốt lại được chính thầy mình ấn chứng cho là đã kiến tánh.

Vì không theo lề thói nên họ cũng chẳng cần văn tự, kinh giáo. Họ cất tất cả các kinh, luận vào ống

tre [*], cứ nhắm cái rỗng lặng, hồn nhiên của tánh (Đức Phật khổ lực giảng không để hiển lộ cái rỗng lặng hồn nhiên như như này) mà vào ngự thôi.

Kệ thiền sư Vô Môn viết: 

Kinh điển lưu truyền tám vạn tư.

Học hành chẳng thiếu cũng chẳng dư

Đến nay xem lại chừng quên hết.

Chỉ nhớ trong đầu mỗi chữ như .

Phậ t Tử hèn mọn N.H xin được họa như sau:

Kinh, luận đem về cất ống tre*(1).   

Học thời chẳng học, chỉ hành như (2)         

Đến nay xem lại chừng quên hết.

Tống xuất trong đầu nốt “lão” như.

(1) Những tài liệu quan trọng, quý ngày xưa được cất trong ống Tre

(2) Thực hiện lời dậy của đức Phật thấy thế giới là rỗng lặng, các tướng là không tướng.

Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự thì có cần chữ đâu nào? Kinh, luận quan trọng sao Đức Sơn đem nguyên gánh luận giải Kim Cang, Bát Nhã của mình đem đốt? Lục TổLâm Tế đến thầy có được dậy gì đâu? Lục Tổ thì chẳng biết đọc, biết viết đến Ngũ Tổ thì chỉ hùng hục lao động, giã gạo, còn Lâm Tế vừa há miệng định hỏi thì đã ăn thoi rồi thì học hành chi nữa? Ấy thế, nhưng các vị lại thấy như, (học được cái tối hậu từ thầy). Nhưng cuối cùng rồi cũng chẳng có Phật nào để thành, chẳng còn biết là đã như, đã kiến, ấy là rốt ráo, cứ nhớ ta đã như thì vẫn lỗi.

Thế nên ngài Lục Tổ, hay Thầy Thích Duy Lực khi được hỏi là thầy đã kiến tánh chưa? Thì đều trả lời là: “Chưa kiến tánh”. Trả lời là đã kiến tánh thì đã sanh kiến tánh rồi, ấy là còn lỗi.

Nhưng tuy vậy mà mỗi mỗi, đều thông suốt, đều biện tài vô ngại. Thầy Thích Duy Lực trong trường hợp này, thầy là một thiền sư đã kiến tánh và ở trong tánh ở thế hệ chúng ta. Rất tiếc, đã lỡ dịp rồi! Thầy đã nhập diệt, nếu không Phật Tử hèn mọn Ngẫu Hồ xin cái hẹn đến thầy đảnh lễ và xin được hỏi han.

Phần trên đây là phần lý và lý tột cùng thì chẳng cần văn tự, nhưng lãnh vực sự thì vẫn cần văn tự, kinh điển và nhất là các học giả, luận gia. Xin cám ơn các ngài đã đóng góp ý tưởng làm sáng đạo.

 

Chuyện vị thầy số 2:

Dư luận Phật Tử Thế Giới xếp hạng thiền sư (TS)Thích Nhất Hạnh là người được chú ý, nhiều chỉ sau ngài Datlailatma. Nhưng sự kiện này không phải là điều quan tâm hôn nay, xin phân tách một sự kiện khác đang được bàn tán dưới đây:

Mấy tuần nay trang mạng Thư Viện Hoa Sen, Sách Hiếm  bỗng dưng như sinh động hẳn lên, trước hết, do sự xuất hiện bài viết của học giả Jayavara phê bình sự sửa sai trái tâm kinh của TS Thích Nhất Hạnh, mà theo ông: “ Trông thật huyênh hoang, dị hợm”, nhận định này của ông như gáo nước lạnh dội vào lưng của thiền sư Nhất Hạnh. Nhưng bài phân tách của ông rõ ràng và có tính thuyết phục cao.

Bài của học giả Lê Tự Hỷ thì tuy điềm đạm nhưng cũng không kém sự thẳng thừng, với điều phân tách đầu tiên của ông đã chỉ rõ sự sai lầm của TS Nhất Hạnh.

Hai vị học giả đã phản bác tới nơi, tới chốn với những lập luận khúc chiết, khiến người đọc chúng ta không cần phải phê bình gì thêm về sự tùy tiện lệch pha trong việc tự động sửa, dịch sai với ý kinh nguyên bản của Bát Nhã Tâm Kinh của TS Nhất Hạnh.

Nhưng điều đáng nói đó lại là một bộ kinh lớn của đức Phật. Thế nên dư luận xôn xao.

Riêng tôi, cho rằng những điều nêu trên đây chưa phải là sự tệ hại đỉnh điểm của TS Nhất Hạnh, mà sự tệ hại là ở cái điều TS phê bình Lục Tổ còn kẹt vào “cái không, tức hư vô” bởi một câu rốt ráo của Lục Tổ nêu lên trong bài kệ trình pháp lừng danh của Lục Tổ với Ngũ Tổ:

Bồ đề vốn không cây                 Nguyên tác :         Bồ đề thị vô thọ

Gương sáng cũng chẳng đài                                    Minh kính diệc phi đài

Xưa nay không một vật                                            Bổn lai vô nhất vật

Cái chi nhuốm bụi trần?                                          Hà xứ nhạ trần ai?

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã phê bình câu: “Bổn lai vô nhất vật, tức xưa nay không một vật” của Lục Tổ là vẫn còn kẹt vào cái không (hư vô).

Chính điều này đã quật đổ TS, TS đã bị stroke vài tuần sau đó, sau sự kiện stoke, TS rơi vào tình trạng yếu, bệnh, câm lặng cho tới bây giờ.

Sau khi đọc được lời phê bình Lục Tổ là còn “kẹt vào không” của Thiền Sư Nhất Hạnh, tôi đã lên trang bài viết: “Từ Kiến Tánh Vô Sanh Xuống Tới Bổn Lai Vô Nhất Vật Và Cú Với Trình Pháp Trượt Dài Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh”. Nhưng vì TS Nhất Hạnh bị stroke sau đó, nên bài viết này đã hủy bỏ.

Nay dư luận lại xôn xao vì sự dịch sai với lời kinh Bát Nhã của TS, tôi xin được góp ý với vấn đề.

Sự phê bình của TS với Lục Tổ lộ ra 2 điều sai chí tử:

Điều sai thứ nhất, một tay Lục Tổ làm cho thiền tông hưng thịnh tại Trung Quốc một thời, tạo nên được bao nhiêu tổ, bao nhiêu nguời kiến tánh thành Phật. TS Thích Nhất Hạnh thuộc dòng Lâm Tế (?- 867).

Tổ Lâm Tế là học trò của Tổ Hoàng Bá, Tổ Hoàng Bá là học trò Tổ Bá Truợng, Tổ Bá Trượng là học trò của Tổ Mã Tổ, ngài Mã Tổ là học trò của tổ Hoài Nhượng và tổ Hoài Nhượng lại là học trò của Lục Tổ Huệ Năng.

Như vậy trí tuệ, khoảng cách của TS Thích Nhất Hạnh với Lục Tổ là quá xa.

Điều thứ 2: Nhưng khoảng cách này chưa phải là điều chính, mà cái sai chính của TS là đã phê bình sai trái câu chính trong bài kệ của Lục Tổ, đã được Ngũ Tổ chấm đậu, với câu này chứng tỏ ngài Lục Tổ đã thông suốt, đã kiến tánh. Sự phê bình này của TS với Lục Tổ, khiến làm TS cách xa Lục Tổ là thế.

Nếu Lục Tổ còn kẹt vào không (hư vô) như T/S phê bình, thì hóa ra Ngũ Tổ cũng đã chọn người tổ thứ 6 sai hay sao? Thế nên Ngũ Tổ về trí tuệ cũng kém luôn TS Nhất Hạnh?  Và một dọc Tổ bên trên cũng là chưa rốt ráo, vì chọn Ngũ Tổ là người chưa rốt ráo làm Tổ, do khiếm khuyết này nên Ngũ  Tổ đã không nhận ra sự chưa rốt ráo, còn kẹt vào không của Lục Tổ? Các thiền sư kiến tánh được 2 tổ Ngũ Tổ, và Lục Tổ ấn chứng đều vô giá trị, vì sự chưa rốt ráo của nhị vị?

Y Bát đã được trao cho những người chưa hoàn toàn kiến tánh?

Thật là một hành động bức nhẹ dây, mà  gió cuốn, mây bay, rừng phong muộn phiền đổ lá, kinh động, lạnh đến cả trời Tây. Rồi gây sụp đổ toàn diện cho người khởi xướng.  Sự sụp đổ này chẳng phải chỉ về thân, mà còn về tâm nữa!

Trên 70 năm hạ theo Phật, mà cuối đời còn tuyên một câu mang tính bốc đồng, hoang dại, sai lạc cả trật tự, tư duy thiền khí , thì còn mong gì tới trí tuệoai nghi Phật? Cuối cùng chỉ tỏ ra được mình chỉ là thi sĩ hạng 2 mà thôi. Thật đáng tiếc cho Thiền Sư Thích Nhất Hạnh.

Giá mà TS Thích Nhất Hạnh chỉ xiểm dương pháp thở ra, thở vàohiện tiền, rửa bát thì biết mình đang rửa bát, quyét nhà, thì biết mình đang quyét nhà, thì đỡ cho TS biết mấy.

Xin hãy nghe một đoạn đối thoại giữa Lục Tổmôn đồ của ngài là thiền sư Hoài Nhượng:

Thiền sư Hoài Nhượng đến tham vấn nơi Lục Tổ, Tổ hỏi: “ Vật gì đến?”.

Hoài Nhượng không trả lời được, ở lại tham học cùng Lục Tổ.

Bẩy năm sau mới trả lời được câu hỏi của Lục Tổ: “Nói là một vật gì thì cũng chẳng nhằm”.

Lục Tổ: “Lại có tu chứng được chăng?”

Hoài Nhượng: “Tu chứng tức chẳng không, nhiễm ô tức chẳng được”

(tu chứng tức chẳng không: Tức thứ lớp chẳng qua, nhưng diệu dụng mỗi mỗi hiển bày, đều do nơi tự tâm, rốt ráo mà chẳng mất hút vào không (hư vô), điều mà Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã từng nhắc Nhị Tổ Huệ Khả là: Coi chừng rơi vào không. Huệ Khả trả lời: “Thường biết, há lại rơi vào không sao?” Sơ Tổ gật đầu chuẩn thuận, giống như Lục Tổ chuẩn thuận cho học trò của mình là Hoài Nhượng vậy.  

Nhiễm ô tức chẳng được: Lục Tổ gật đầu, thuận chuẩn: “Chính nơi cái nhiễm ô tức chẳng được này mà ông được giống ta: Giống bổn lai vô nhất vật, ông đã kiến tánh, đã vào cửa.

Ông đã vậy, ta cũng vậy, chư phật cũng vậy, hãy độ trì (giữ gìn) cái không nhiễm ô này

Đối thoại của Lục Tổ với đệ tử như vậy, sao TS Nhất Hạnh dám tuyên bố Lục Tổ bị kẹt vào không? Xin đọc bài: “Tâm Kinh Tuệ Giác Qua Bờ” của TS Nhất Hạnh: https://thuvienhoasen.org/a21491/tam-kinh-tue-giac-qua-bo 

Ở khoảng giữa của bài trong link trên, chúng ta thấy TS Nhất Hạnh giảng như sau:

“Cho đến bài kệ kiến giải tương truyền là của tổ Huệ Năng cũng bị kẹt vào ý niệm vô đó: "bản lai vô nhất vật!""

Lại nữa, Bổn lai vô nhất vật, và nhiễm ô tức chẳng được, chính là cái rỗng lặng hồn nhiên, chính là tánh, là đồng với thể của bản thể vĩnh cửu, là đồng một thể với Vũ Trụ thực tướng, vô tướng là thể trạng của Vũ Trụ trước Big Bang xảy ra. Cũng chính là Niết Bàn Diệu TâmĐức Phật đã trao cho ngài Ma Ha Ca Diếp, giống như ngài Ngũ Tổ đã trao Y Bát cho Lục Tổ vì cái Bổn Lai Vô Nhất Vật vậy.

Thời kiến tánh vô sanh là thời cao tột, là thời sau cùng, thời vô ngôn, thời chứng tỏ các ngài đã đậu Phật vậy.

Nhưng vì sao mà TS lại sửa sai một pháp cao tột như vậy?

Ta chỉ có thể đánh giáThiền Sư Nhất Hạnh chưa hiểu vấn đề, chưa rốt ráo, kiến tánh.

Nên điều hai vị học giả Jayavara và Lê Tự Hỷ khó hiểu vì sao TS Nhất Hạnh lại tùy tiện dịch, sửa Tâm kinh? Phê bình Lục Tổ còn kẹt vào không? Được trả lời rành mạch ở đây:

Là vì TS muốn chứng tỏ cho dư luận biết là TS đã đạt được “tuệ giác qua bờ” tức là đã rốt ráo, kiến tánh. Đồng thời TS tỏ cho dư luận biết là TS chỉ ra được điều sai của Lục Tổ. Với hy vọng sẽ được các đệ tử, các tì kheo đàn em khác sẽ tôn TS lên làm Siêu Tổ. (Super Zen Master):

Xong việc “trình pháp” với dư luận Địa Cầu, là “ta đăng quang” bước lên vị trí Siêu Tổ, thật là một công đôi việc, vừa tiện lợi vừa thoải’s mái, thoải’s mái.

Nhưng Lục Tổ đã không sai, và cũng chẳng kẹt vào không như TS Nhất Hạnh phê bình. Lục Tổ đã xuyên suốt, đã rốt ráo, đã xong việc và ngài đã thành Phật, nên kết quả là :

TS đã trượt dài, và lộ rõ Thiền Sư Thích Nhất Hạnh chưa kiến tánh vô sanh, thế thôi.

Còn đây chuyện vị thầy số 1

Bài viết mới nhất của ngài Đạt Lai Lạt Ma, mang tựa: “Big Bang Và Vũ Trụ Vô Thỉ Của Phật Giáo” tựa đề nghe khá hấp dẫn, nhưng khi đọc vô thì thật là rối mắt,  và dù có đọc kỹ, thì cũng khó khăn lắm mà vẫn chưa rõ điều gì ngài muốn nói? Với lối hành văn mông lung. Những điều viết về khoa học cũng chỉ có giá trị như giới thiệu thoáng qua tiêu đề, điều rõ nhất là ngài đánh giá những tìm tòi của Phật Giáo Tây Tạng về vũ tru học mang tính lạc hậu, cổ tích và không thể sánh ngang với khoa học được.

Nhiều nhất là sự trích cú những tài liệu xưa cũ, lời Tổ, lời các học giả, còn những nối kết giữa Phật Giáo và khoa học đều tượng trưng, mơ hồ, và không rõ ràng. Thêm với câu hỏi chứng tỏ rõ ràng ngài đang trong sinh diệt là: Ai không từng tự hỏi có một trí thông minh nào đằng sau vũ trụ hay không? Vũ Trụ mà ngài nói tới là Vũ Trụ Big Bang sinh diệt. Ngài đứng trong sinh diệt, xử dụng thức, sinh diệt để tìm cái tuyệt đốitrí thông minh nào đứng đàng sau, thì làm sao mà chẳng bế tắc?

Nhưng cho tới nay số người đọc bài của ngài đã trên 4 ngàn, họ thâu nhiếp, hiểu biết bao nhiêu từ bài viết của ngài? Tôi hy vọng là sẽ được nhiều bổ ích cho họ, nhưng với tôi thì tôi thấy khó hiểu lắm.

Điều kết luận thú nhận rõ ràng từ ngài Đạt Lai Lạt Ma, là chính ngài cũng bị mất hút với câu hỏi điều gì tồn tại trước Big Bang? Big Bang đến từ chốn nào? Thứ gì tạo ra nó?

Khiến cả người viết lẫn người đọc đều bế tắc dính chùm!

Như tôi đã viết, tất cả, từ Vũ Trụ Thực Tướng, phi tướng với bản thể, từ tướng không phi tướng với bản thể, cho tới tánh không với bản thể, đều có liên hệ và đều mang tính chất của nhau, mở được một khâu chính thì sẽ hiểu rõ những điều khác.

Trong trường hợp này, hành giả phải kiến tánh, hay tối thiểu phải cận kiến tánh, sơ ngộ, mới thấy chúng có liên hệ vớì nhau.

Thiền sư Lâm Tế, lúc chưa kiến tánh thì mờ mịt, lúc ngộ ra thì lẩm bẩm: “Phật Pháp của Đại Sư Hoàng Bá hóa  ra chẳng có gì nhiều”. Đúng vậy, Phật pháp nói chung và sự sự nói chung chẳng có gì nhiều cả, quy lại thì chỉ còn sinh diệtbất sinh diệt (tức vô sanh) mà thôi.

Thế giới, sum la vạn tượng thì cũng thế, rốt cuộc cũng chỉ có Big Bang và cái trước Big Bang mà thôi. Big Bang là khởi đầu cho những biến đổi, do chặp vào nhau bởi 2 cung lạc, đào thải ra từ Đại Lạc trong Vũ Trụ Đại Định, tạo thành yếu tố hỏa đầu tiên (sẽ giải thích ở dưới), rồi sinh sinh, diệt diệt biến đổi, và từ đó tạo ra thế giới sum la vạn tượng.

Trước Big Bang thì Vũ Trụ ở thể Tâm rỗng lặng bao la, không ngằn mé, thể Tâm này cũng có Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Tướng của thể Tâm này là Đại Định, nên tôi gọi là Vũ Trụ Đại Định, muốn thấy tướng của Vũ Trụ Đại Định thì hành giả phải trong Đại Định Vô Sanh.

Đại Định Vô Sanhtrạng thái không rời thiền, là trạng thái sau khi kiến tánh vô sanh. Là tâm thái của chư Phật, chư Tổ. Như vậy, kiến tánhđiều kiện để thể nhập vào Đại Định Vô Sanh.

Nhưng tại sao tôi lại quả quyết một cách chắc chắn rằng thể trạng của Vũ Trụ trước Big Bang là ở thể Tâm rỗng lặng, bao la, không ngằn mé, và gọi là Vũ Trụ Đại Định?

Vì như tôi đã viết, đời sống hiện tại của chúng tasinh diệt, biến đổi. Cũng từ cái sinh diệt tiên khởi từ Big bang mà ra. Và ngay trong hiện tại chúng ta có cái không sinh diệt tức cái tâm vô sanh của chúng ta, tâm vô sanh này cùng một thể với Vũ Trụ Đại Định trước Big Bang xảy ra, tâm vô sanh của chúng ta chính là tâm Đại Định Vô Sanh. Tâm này, có đắc có được, có phàm có thánh, có nhơ có sạch, có sinh có diệt, có đến có đi, gì đâu? Ai ai cũng có, cái Tâm rỗng lặng, sáng suốt hồn nhiên này.

Có soi rọi đi tìm tới cái tận cùng, khởi đầu như Big Bang, và sau đó tìm tới các dây, hạt, quarks thì chúng rồi cũng chỉ dẫn tới sinh diệt, biến đổi, rồi lại sinh diệt biến đổi thôi. Sự sinh diệt đấy cũng đâu có khác sự biến đổi sinh diệt bây giờ đâu? KHG Heisenberg cũng đã tuyên bố : “… Chúng chập lên nhau, kết hợp với nhau, qua đó quyết định nền tảng của tổng thể…” Thế nên, tìm được cái không biến đổi hiện tạiáp dụng toán quy tắc tam xuất thì biết cái không biến đổi trước Big Bang là gì thôi. Và thật sự thì trước Big Bang sinh diệt là ở thể trạng nào? Đã được chứng minh qua Tâm thành tựu của đức Phật.   

Tôi đã chứng minh rõ, Tâm rỗng lặng hồn nhiên, tức Đại Định Vô Sanh là tâm thường xuyên không rời thiền định, tánh không, và sống trong phi tướng, thì vĩnh cửu.

Phi tướng đó dù có bị nổ lớn cũng không tan rã, chôn với vô lượng thời gian không tiêu hủy, đốt bao lâu cũng không cháy. Vũ Trụbị hủy diệt co cụm, nó vẫn tồn sanh. Tâm rỗng lặng hồn nhiên, trong phi tướng này đồng một thể với thể trạng của Vũ Trụ trước Big Bang xảy ra.

Khoa học cho rằng Big Bang, là do sự nổ bùng đầu tiên, từ đó sinh ra Vũ Trụ như chúng ta đang sống trong đó.

Theo tư duy của Kiến Tánh Vô Sanh, tôi đã chứng minh rằng những cung Lạc của Đại Lạc trong Vũ Tru Đại Định thải ra, (Lạc và những Đối Lạc ẩn chứa thành cuộc sống hiện tại) là tác nhân chính của sự nổ bùng Big Bang và Đại Lạc cũng tham dự, có mặt trong sự tồn sanh của Vũ Trụ Đại Định, Vũ Trụ Đại Định tồn sanh (Tồn sanh: Sống, tồn tại giữa những sinh diệt xung quanh) trong khoái cảm, thanh tịnh, dịu dàng, đại từ bi, nên Đại Lạc đã luôn luôn thay đổi cung bậc và thải những cung lạc cũ ra, và sự thay đổi cũng do bản chất của Lạc. Tôi đã giải thích rõ trong các chương: 4, 5, và 6 trong tác phẩm TUYÊN NGÔN VỀ THỂ TRẠNG VŨ TRỤ TIỀN BIG BANG mà nếu độc giả thích thú về đề tài này, có thể tìm mua bằng cách email về thetrangvutru@yahoo.com .

Sự đào thải những cung Lạc cũ khiến cho Vũ Trụ Đại Định bao la không ngằn mé có vô lượng những cung lạc, bay lăng quăng trong Vũ Trụ Đại Định này, do bản chất lạc của chúng, và cũng do sự cô đơn của chúng (sự sinh, diệt đã bắt đầu từ sự cô đơn này) nên chúng tìm đến nhau và chặp vào nhau. 2 cung lạc chặp vào nhau, ở trạng thái phi trọng trường, phi không gian, nên đã tạo ra năng lượng.(Lửa tạo ra do sự chặp vào nhau) theo công thức: E = mc2.

Hỏa tạo ra do sự chập vào nhau của 2 cung Lạc, nên luận trình của tôi không loại trừ Big Bang.

Như vậy yếu tố hỏa là yếu tố xuất hiện đầu tiên, trong cái mênh mang, không ngằn mé của Vũ Trụ Đại Định, vô lượng những đám cháy do 2 cung lạc chặp vào nhau. Những đám cháy lớn thâu, nhập những đám cháy nhỏ, tro bụi do sự thu nhập này mỗi lúc càng lớn. lâu dần chúng quyện vào với nhau  để trở thành yếu tố thổ (tức địa, hay đất). Ở giai đoạn đầu tiên này HỎA sinh => THỔ.

Những mảng thổ (Địa) trôi nổi trong hỏa, kết hợp với nhau thành một khối, cuộn tròn một phần HỎA bên trong ruột của mình, hỏa hợp với một  phần thổ thành dung nham, rồi thổ lại kết hợp với nhau trở thành những mảng lục địa trượt lên nhau. Bằng cớ là Địa Cầu ngày nay kết hợp với nhau bằng nhiều địa tầng.

Do sự nung nấu ở trong lẫn ở ngoài. một phần tro bụi, tương tác lên nhau, các chất, hạt trong thổ biến thể kết hợp với nhau để trở thành yếu tố KIM, tức kim loại, và các quặng mỏ kim loại các loại, vậy là chúng ta có tiến trình thứ 3: HỎA sinh =>THỔ sinh => KIM.

Hỏa tiếp tục đốt thổ, và những mảng lục địa vẫn tiếp tục trườn qua nhau, để lộ kim (các mỏ kim loại). Kim bị hỏa đốt nóng chảy bốc hơi, lâu ngày hơi thành một thế lực, thoạt đầu đơn giản, sau lại tiếp tục kết hợp với nhau để thành bầu khí quyển, bầu khí quyển này gặp sức nóng của hỏa, thành THỦY, tức những cơn mưa, rơi xuống. Giai trình thứ tư thành hình:

HỎA sinh => THỔ sinh => KIM sinh => THỦY

Thủy, (tức nước) gặp hỏa thành hơi nước, bay lên kết hợp với nhau thành những thế lực lớn dần, rồi thành những cơn bão mang tính hành tinh(do thủy và hỏa khắc nhau, không chịu nhau).

Ở giai đoạn này chúng ta thấy Đất, Nước, Gió, Lửa đã hiện hữu.

Mưa bão càng lúc càng lớn, vì những số lượng nước rơi xuống gặp lửa đốt cháy ngay, bốc hơi ngày càng nhiều, biến thành những cơn lụt mênh mang dập tắt hỏa ở nhiều nơi, đại hồng thủy (Nước và lửa cùng xuất hiện, tương tranh nhau) lần đầu xảy ra, do sự ức chế của hỏa, nên thủy cũng lớn theo, một số lớn nước mưa rơi xuống thấm, biến vào đất thành những mạch nước ngầm lớn, phần còn lại chảy vào những chỗ trũng, do sự đẩy nhau của các lục địa. Trở thành sông, hồ, biển cả, đại dương.

Những chỗ đọng nước do sức nóng của hỏa, tức mặt trời soi rọi (4 tương tác xuất hiện trước đó => Mặt trời, hệ thống solar system, đã thành hình, cũng do những đám cháy lớn do va chạm lớn của 2 cung Lạc kết với nhauy tha khởi tánh trong Vũ Trụ can thiệp, khởi đầu) trở thành những tảo, rong rêu, các mầm sống chưa rõ rệt đã bắt đầu, tiến hóa phân nhánh thành những rừng cây lớn.

Giai đoạn thứ 5 thành hình: HỎA sinh => THỔ sinh => KIM sinh => THỦY sinh => MÔC.

Mộc thời kỳ này ở giai đoạn phát triển sung mãn, do sự ưu đãi tới lạm phát của Thủy, nên cây cỏ đã mọc kín dầy trên mặt đất. Thổ bị ép chế nên hợp cùng hỏa tạo nên dung nham và những cuộc động đất lớn kinh hoàng, những mảng địa tầng và dung nham trườn lên vùi lấp nhiều khu rừng nguyên sinh vĩ đại vào lòng đất.

(Giai đoạn này đã thành lập nên những mỏ dầu hỏa, mỏ than đá, mỏ khí đốt lớn, do sự nung nấu của dung nham trong lòng đất trên những khu rừng nguyên sinh lớn, đồng thời tạo nên mỏ khí mê tan, và các chất khí phức tạp khác. Khí mê tan, và các khí này len lỏi qua các khe nứt hở của các địa tầng thoát ra ngoài, tụ ở những bãi bùn, sình, thành hình ngâm dưới đáy sông hồ, kết hợp bởi hỏa(sức nóng trong lòng các địa tầng) thổ, (tức địa), và thủy(nước). Chúng cũng hợp với những tảo, rêu, chất nhờn trong bùn sình thành những vi sinh đơn giản đầu tiên, chúng biến đổi và tiến hoá chia nhánh, và lại đột biến DNA để tiến lên thành những, tảo, rêu, là trước nhất rồi, thảo mộc các loại, rồi siêu vi khuẩn và các sinh vật đơn bào, rồi đa bào và các chủng loại khác nhau ngày nay).

Như vậy quả nhiên, cái sống và cả con người ngày nay được tạo thành bởi đất, nước, gió, lửa. và Thức.

Chứ mầm sống chẳng phải là từ những tác nhân khác ngoài Địa Cầu, như khoa học đã nêu.

Thế nên đất, nước, gió, lửa cũng bắt buộc phải qua một thời kỳ rạo rực hình thành như trên.

Thảo mộc và các loài thú là những chúng sinh thấp nên thức của chúng cũng thấp nên tồn tại, sinh diệt theo bản năng. Con người là một loại chúng sinh cao nhất (sau cùng của tiến hóa), hình thành được thức người, phát huy mạnh thức thứ 6 (Xem Nguồn Gốc Của Thức chương 7 trang 115: TNVTTVTTBB ), tiến hóa, sinh diệt, rộn ràng, nên tạo nên sự tiến bộ. Sum la vạn tượng được nhận diện rõ ràng hơn, và cũng nhờ thức thứ 6 tức sự thông minh, con người có thể trở về tánh không, bổn lai diện mục của mình được.

Trên đây là giải trình Big Bang và tiền Big Bang của tôi, và sự thành lập sau yếu tố hỏa xảy ra, và dựa trên thuyết  ngũ hành tương sinh của Đông Phương giải thích đơn sơ cái sống khởi đầu, như vậy Vũ Trụ thực tướng, phi tướng tức lớp phi hữu vô sanhVũ Trụ Big Bang sinh diệt đã được giải trình, nhận định, và đã tạo nên sum la vạn tượng, tức lớp số 1, định giá như vậy chúng ta sẽ nhận định thế giới 5 lớp về sau.

Sự khởi đầu như vậy đã giải thích được rõ ràng, có nguồn gốc, có trình tự hợp lý, bắt đầu từ những cung Lạc vui tươi hay trầm mặc của Đại Lạc trong Vũ Trụ Thể Tâm rỗng lặng hồn nhiên  và con người có thể câu thông, thể nhập với nguồn gốc đó bằng tâm Đại Định Vô Sanh của mình, mà không qua sự thần bí, tạo dựng, mơ hồ, là Thượng Đế, Chúa, hay God gì cả, cũng không cần qua những phương trình toán học đồ sộ , phức tạp, khó hiểu. Nhưng từ chính những con người cụ thể chúng ta.

Tóm lại, sự thành lập Vũ Trụ Big Bang theo lập trình như sau:

Vũ Trụ Đại Định, thể Tâm gồm thường, Lạc, Ngã, Tịnh với Đại Lạc đào thải những cung bậc cũ ra => Hai Cung Lạc (các dây theo lối gọi mới) chập vào nhau, theo công thức E = mc2, tạo ra nổ bùng sinh => HỎA+HỎA sinh => THỔ sinh => KIM sinh => THỦY sinh => TẢO  +SIÊU VI ĐƠN GIẢN +MỘC => MỎ KHÍ => ĐA CHẤT PHỨC TẠP, VI KHUẨN => CÁC SINH VẬT ĐƠN BÀO => CÁC SINH VẬT ĐA BÀO => TIẾN HÓA ĐỘT BIẾN DNA => THÚ VẬT => NGƯỜI NGÀY NAY.

Câu hỏi lại trở lại, vậy ai làm ra cái Vũ Trụ Đại Định đó? Câu trả lời là không ai cả, tất cả chúng ta đều có thể,  thể nhập ngay và trực tiếp vào cái Đại Định đó, và thể nhập vào nó sẽ biết câu trả lời rõ ràng: Chẳng ai cả, không người, không ta, không thánh, không phàm. Trong cái rỗng lặng bao la không ngằn mé chỉ có giác trí và sự hiện hữu mà thôi.

Tập chú của tôi ở giai đoạn những nhân khởi đầu. Giải thích sơ thiển giai đoạn này. Sau giai đoạn khởi đầu, ở giai đoạn biến đổi, sinh diệt về sau thì khoa học đã khảo sát với những thành quảkết luận rất rõ rệt và xuất sắc.

Ngài Đạt Lai Lạt Ma không biết thể trạng của Vũ Trụ trước Big Bang là như thế nào như sự thú nhận của ngài, vì ngài chưa kiến tánh. Chúng ta không thể phủ nhận ngài đã có công đóng góp rất lớn trong sự truyền bá đạo Phật tới con người nói chung, và phương Tây nói riêng, nhưng thú thật, tôi cũng nghĩ rằng ngài không theo đúng chánh Pháp của Phật Pháp của Đức Phật, mà có khuyng hướng thiên nhiều về truyền thống Mật Tông, mà ngay từ đầu đã bị đánh giátà pháp, và được giữ kín trong rừng sâu núi hiểm, tuyệt đối cấm tất cả sự vãng lai của mọi giới, hay sự kiến tánh không phải là đích nhắm của ngài?

Có lần tôi đọc được sự tường thuật của một độc giả, chứng kiến sự hành thiền của ngài Đạt Lai Lạt Ma như sau:

https://thuvienhoasen.org/a21824/bai-hoc-tu-sinh-hoat-hang-ngay-cua-duc-dat-lai-lat-ma

Trong bài tường thuật này, có đoạn:

Khi ngài Dalai Lama hành thiền, ngài luôn rung lắc thân mình, nhịp nhàng như cái máy. Đôi mắt ngài khép hờ, nhưng cha có thể thấy thỉnh thoảng con ngươi ngài di chuyển nhẹ trong hố mắt. Có những lúc con ngươi đưa lên, cha có thể thấy tròng trắng trong mắt Ngài. Hai bàn tay ngài đặt trên đùi, các ngón tay ngài gõ theo một cách nhịp nhàng.”

Sau khi xuất thiền, ngài cho người khách biết, trong khi thiền, ngài hoạch định, mong muốn thế nào cũng như làm sao để phát triển tâm từ bi với chúng sinh?!?

“Một cách năng động, tâm ngài định hướng những mong muốn, hoạch định ngài sẽ làm trong ngày, ngập tràn với ý niệm làm thế nào để tâm từ bi phát triển sâu rộng hơn.”

Nên tôi nghĩ ngài hành thiền theo lối lên đồng, hỏi cốt thánh??? Vì tâm đại từ đại bi của các đấng giác ngộ  chẳng hề hoạch định, làm thế nào để phát triển … mà tự nhiên tỏa lan như nước chảy, mây trôi tới muôn loài, muôn chúng sinh.

Sự nghi ngờ của tôi về sự hiểu biết về tánh không của ngài lớn hơn, sau khi tôi đọc được sự biện hộ của ngài về thiền phối ngẫu hay được nâng cấp thành: diệu lạctánh không:

https://thuvienhoasen.org/p39a7249/dieu-lac-va-tinh-khong

Xin được trích vài đoạn tiêu biểu từ bài này như sau:

“Như là một hệ quả của việc thành tựu diệu lạcthực chứng tính Không có hai kiểu thức. Trong một số trường hợp, trải nghiệm về trạng thái diệu lạc của tâm thức đến trước tiên, tiếp theo bởi sự thực chứng tính Không. Tuy thế, đối với hầu hết những hành giả của Mật thừa Du-già Tối Thượng, sự thực chứng tính Không đến trước kinh nghiệm thực sự của diệu lạc.”

Có 2 kiểu thức: Diệu lạc       => Tính Không

                          Tính Không => Diệu lạc

Tại sao lại phải đi vào cái tiến trình Diệu lạc rồi mới tới thực chứng Tính Không? Hoặc thực chứng Tính Không rồi mới kinh nghiệm Diệu lạc? Thế là thế nào? Tại sao lại có cái chuyện Diệu lạc kết hợp với Tính Không trong Mật thừa thế này? Đức Phật đã từ bỏ mọi lạc thú, diệu lạc vì đó là chướng ngại chính để có thể thể nhập vào cái Tính Không, vào cái Bất Sinh vĩnh cửu.

“Trong một buổi thiền tập mật tông thật sự, một hành giả với những khả năng sắc bén cao độ sử dụng những phương tiện như kích khởi sức nóng nội tại, hay bổn tôn Du-già, hay khai mở những huyệt quan trọng của thân thể qua Du-già khí lực và v.v… Qua sức mạnh của khát vọng mà người ấy đã từng phát sinh, người ấy có thể hòa tan tâm thức giác ngộ hay những yếu tố trong thân thể của người ấy và trải nghiệm trạng thái của đại lạc. Tại thời điểm này, kinh nghiệm là giống nhau cho dù người ấy là nam hay nữ. Người ấy tập trung lại sự thực chứng tính Khôngphối hợp nó với kinh nghiệm của đại lạc.”

Những “kích khởi sức nóng nội tại” ”khai mở những huyệt quan trọng của thân thể” “sức mạnh của khát vọng”… nghe chừng liên quan tới tham ái, mà chỉ trong ngũ giới thôi, Đức Phật đã dạy phải tránh xa.

“Theo sự giải thích Mật thừa, khi chúng ta nói về kinh nghiệm diệu lạc ở đây, chúng ta chỉ đến diệu lạc xuất phát từ sự tỏa ra của yếu tố chất lỏng [thủy tố] tái phát khởi, và một loại khác của diệu lạc dẫn xuất từ sự vận hành của yếu tố ấy trong những kinh mạch, và loại diệu lạc thứ ba được dẫn xuất qua trạng thái diệu lạc bất biến. Trong sự thực hành mật thừa, hai loại diệu lạc sau cùng được sử dụng cho sự thực chứng tính Không.”

Tôi kính phục ngài ở đức tính thật thà, biết sao nói vậy của ngài. Ở đây, ngài Đạt Lai Lạt Ma nói rõ hơn về diệu lạc “diệu lạc xuất phát từ sự tỏa ra của yếu tố chất lỏng” chất lỏng gì đây? Rồi “diệu lạc dẫn xuất từ sự vận hành của yếu tố ấy (?) trong kinh mạch” lan tỏa khắp châu thân? Rồi thì “được dẫn xuất qua trạng thái diệu lạc bất biến” nếu bất biến sao lại phải “tái phát khởi” yếu tố chất lỏng??? Tại sao trong Mật thừa (Mật tông) lại vẽ ra những tranh ảnh, đúc những pho tượng, treo, đặt nhiều nơi trong tu viện, để tôn vinh, để tạo nguồn cảm hứng, hầu tăng trưởng được sức mạnh của khát vọng mà có thể thể nhập tánh không nhanh hơn, sâu sắc hơn? Nói như vậy là đã có sự ham muốn rồi, cái tâm vô sanhĐức Phật dạy nằm ở đâu trong những diễn tả này? Đối với người Việt Nam chúng ta, những hình ảnh khiêu gợi này họa chăng chỉ có một số người đặt ở trong phòng the của riêng hai vợ chồng mà chưa có con, vì đó là những chuyện cấm xem đối với trẻ em dưới tuổi vị thành niên. Khi nói về những người vợ (phối ngẫu) của các Rinpoche (chức vị của những vị Lạt Ma uyên thâm), thì chúng ta phải công nhận rằng, những vị phối ngẫu này rất hy sinh, một mực phục vụ, tôn thờ chồng, người Việt ta theo Mật tông đã tôn vinh và gọi các vị phối ngẫu này là Thánh Nữ (?)

Phật giáo phổ thông, Kim Cang thừa trong Mật tông thật sự có mang lợi ích thiết thực cho con người qua những giáo lý của Đức Phật như Bát Chánh Đạo, Tứ Diệu Đế, 37 phẩm trợ đạo, ngũ giới, thập thiện v.v…, nhưng khi đi đến cái tận cùng thì lại vấp phải những chướng ngại do việc dạy dỗ sai lạc giáo lý chân chính của Đức Phật.

Xin được nhắc sơ qua thiền phối ngẫu sau khi nghe thuyết pháp từ một sư cô Việt Nam tu tập theo Mật Tông rằng: phải sau 20 năm tu họcvượt qua những lớp căn bản của Phật Pháp, tu sinh lúc đó mới được có sự  chọn lựa tu theo Mật của Kim Cương thừa hay không?

Tu sinh nam sẽ được chọn lựa một người đàn bà, có thể là ni cô, mà ở vị trí đó, người Việt gọi là thánh nữ, tránh chữ lấy vợ, để giúp tu sinh nam dùng pháp thiền phối ngẫu, theo họ thì nhờ vậy mà có thể dễ dàng thể nhập vào tánh không nhanh và sâu hơn??? Tôi chân thànhlời khuyên tới quý vị nào tu theo Mật thừa với tâm nguyện thành Đạo, xin hãy chọn lựa tu theo Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xin đừng chọn tu theo con đường thiền phối ngẫu, sẽ muôn kiếp mịt mù!!! Bên trong đó, không biết những gì có thể xảy ra, thành công hay để lại một dấu ấn thất bại, ân hận muôn đời không phai, vì bản chất ái dục có hormones đóng vai trò trong sinh hoạt này, chúng ta không thể lường được những gì có thể xảy ra!!! Trước đây, tôi có đọc một sách do một nữ tác gỉa người Mỹ viết, với thể loại hồi ký sau khi đi tu theo Kim Cương (Cang) thừa với thiền phối ngẫu của Mật tông Tây Tạng, và đã trốn thoát được, mặc dù đã phải thệ nguyện không bao giờ được nói ra, viết ra những bí mật phòng kín trong lối thiền phối ngẫu này, nhưng sau khi trở về Mỹ, cô ấy đã quyết định viết lại, rất tiếc tôi chưa tìm lại được cuốn sách này. Nhưng nếu quý vị vào Amazon.com và tìm dưới keywords “tantra tibetan books”, quý vị sẽ thấy có nhiều sách nói về cách thiền này, một số được viết bởi các Rinpoche, Lama, Geshe v.v…

Như vậy, xin hỏi: Với thiền phối ngẫu, liệu họ có thể thể nhập vào tánh không sâu và nhanh hơn lối tu bình thường chăng?

Xin thưa ngay là: Không có sự bôi bác, bịa đặt về tánh không, về Phật Pháp nào tích cực hơn thế nữa.

Một đằng, với tánh không cao thượng của Đức Phật, là sự tự do, tự tại tuyệt đối với trí tuệ vô sanh, vĩnh cửu, với sự hỷ lạc thanh sạch, nhẹ nhàng, trầm mặc, bi mẫn, tới một cách tự tại, tự nhiên từ trong tâm vô sanh của chính đương thể.

Còn đằng kia là sự lệ thuộc vào đối tượng, vị kỷ, sinh diệt, ô trược, nhơ nhớp, nặng nề.

Thì làm sao thể nhập vào tánh không nhanh hơn và sâu xa hơn như ngài Đạt Lai Lạt Ma đã nói? Ngài đã che đậy cho Mật Tông Kim Cang hay ngài thiếu trí tuệ vô sanh chân chính của Phật Giáo? Đằng nào thì cũng là thảm họa, khi ngài còn ngồi ở vị trí số một để đối thoại với khoa học.

Các ngài, các vị tu sĩ Mật giáo, có công rất lớn trong việc truyền bá đạo Phật sang phương trời Âu Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới, tuy nhiên, xin hãy loại bỏ triệt để pháp thiền phối ngẫu, mặc dù số người theo có thể là một con số nhỏ, nhưng con sâu làm rầu nồi canh, xin hãy đập bỏ, chôn thật sâu xuống đáy biển những ảnh tượng nam nữ ôm ấp trong khi ngồi thiền và muôn đời cho vào quên lãng. Thay vào đó, một lòng truyền bá Phật giáo chân chính cứu khổ chúng sinh từ ngài Siddhartha Gautama (Đức Phật), con trai của vua Suddhodana và hoàng hậu Maya. Có như thế, toàn thể con người trên thế giới đầy bi ai này mới có thể nhận biết và tìm được lối thoát ra khỏi biển mê, đánh tan những tôn giáo huyễn thần và trở về với cái bản thể hồn nhiên tự tại an lạc chân chính thương yêu của thuở ban đầu nhân chi sơ tính bản thiện, chiến tranh chấm dứt toàn triệt, hoan lạc khắp nơi nơi.

Ông số một sai phạm (về sự ủng hộ cho thiền phối ngẫu), rồi lại ông số hai (không hiểu về “Bản lai vô nhất vật”), vì cả hai ông đều chưa kiến tánh. Hai ông thầy tu già Phật Giáo, một Tạng, một Việt, lưng gánh một mớ luận giải kinh Phật, mơ hồ hướng về Bản Thể, Niết Bàn mịt mùng đâu đó, trên hoàng hôn sạn đạo gập gềnh, khúc khuỷu của trần gian!

Kính thưa chư vị, tôi viết bài này không gì ngoài lợi ích tri thức của độc giả, vì chánh pháp cao thượng của Đức Phật Thích Ca, vì Vũ Trụ thực tướng, phi tướng, Big Bang sinh diệt khởi đầu, nếu cao nhân nào thấy có chỗ nào sai xin được chỉ bảo, tôi xin cúi đầu đảnh lễ và đính chính  với sự xám hối sâu xa

 

                                                                                                                     TRẦN NGẪU HỒ

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/06/2012(Xem: 79484)
02/10/2012(Xem: 49457)
09/10/2016(Xem: 10061)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.