Chương 11: Đệ tử xuất gia, tại gia và các bậc hiền thánh.

07/05/20216:09 SA(Xem: 2599)
Chương 11: Đệ tử xuất gia, tại gia và các bậc hiền thánh.
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
PHẬT ĐIỂN THÔNG DỤNG:
LỐI VÀO TUỆ GIÁC PHẬT
Chủ biên bản dịch tiếng Việt
THÍCH NHẬT TỪ
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2021

PHẦN III

TĂNG ĐOÀN
 

CHƯƠNG 11

ĐỆ TỬ XUẤT GIA, TẠI GIA VÀ CÁC BẬC HIỀN THÁNH

 

 

THƯỢNG TỌA BỘ

CỘNG ĐỒNG ĐỆ TỬ XUẤT GIATẠI GIA CỦA PHẬT

Th.189 Bốn nhóm đệ tử

Ở đoạn trích này, khi vào tuổi tám mươi, đức Phật được gợi lại điều mà Ngài từng nói đã lâu trước đây vì sao Ngài sẽ không nhập niết-bàn1

1 Người dịch: Viên tịch hay diệt độ, tức chỉ cho đức Phật và các vị xuất gia khi mất đi.  cho đến khi nào bốn nhóm đệ tử đã được rèn luyện thuần thục và có thể thấu ngộ giáo pháp dựa vào sự lĩnh hội và thực hành của chính họ. Ngài tiếp tục nói rằng bây giờ, trong hàng đệ tử [của Ngài] đã hội đủ bốn nhóm này rồi.

Như Lai chưa diệt độ cho đến khi nào các Tỳ-kheo… Tỳ-kheo-ni… cư sĩ nam… cư sĩ nữ trở thành những người hoàn thiện, rèn luyện thuần thục, kỹ năng thông thạo, học rộng hiểu sâu, thành thục giáo pháp, ứng dụng giáo pháp đúng theo giáo pháp, ứng dụng một cách phù hợp, làm cho chính họ quyện vào giáo pháp, tiếp tục phát huy những điều có được từ thầy của mình, truyền dạy, trình bày, thiết lập, giải thích, phân tích làm cho giáo pháp càng thêm rõ ràng, khi có tà giáo xuất hiện, họ có thể thuyết phục bằng chánh pháp, truyền dạy chánh pháp, mang lại lợi ích vô cùng vi diệu.

(Kinh Đại Bát-niết-bàn: Kinh Trường bộ II. 104-105, P.H. do dịch tiếng Anh).

Th.190 Sự hỗ trợ lẫn nhau của cộng đồng tại giaxuất gia trên con đường [tu tập tâm linh]

Đoạn trích cho thấy sự hỗ trợ lẫn nhau của các cư sĩ tại gia và các vị xuất gia là nền tảng cho quá trình đi đến niết-bàn (giải thoát). Các cư sĩ tại gia hỗ trợ Tăng đoàn, Ni đoàn nhu cầu vật chất thiết yếu, còn Tăng, Ni hướng dẫn giáo pháp một món quà quý giá2

2 Người dịch: Pháp thí, trong hai loại bố thí, bố thí pháp là cao cả. (Kinh Phật thuyết như vậy (Itivuttaka 98)). cho các cư sĩ. Tăng đoàn, Ni đoàn nương vào sự hỗ trợ nhu yếu phẩm một cách không vị lợi từ các cư sĩ tại gia, vì bản thân Tăng, Ni không được phép tham gia nghề nghiệp hay trồng trọt, chăn nuôi, v.v.

Này các Tỳ-kheo, các Bà-la-môn3

3 Người dịch: Bà-la-môn (brahmin hay brahman), một trong bốn tầng lớp trong xã hội Ấn Độ cổ đại, họ là những người có gia đình, có sự nghiệp, gia sản, là những người có danh tiếng trong xã hội.cư sĩ là những người hỗ trợ rất thiết thực, họ cung cấp đồ dùng thiết yếu cho các thầy như y phục, thực phẩm, nơi ở và thuốc men khi đau ốm. Các thầy cũng vậy, này các Tỳ-kheo, các thầy là người hỗ trợ rất thiết thực cho các Bà-la-môn và cư sĩ, hướng dẫn họ giáo pháp về tình yêu thương (từ bi) từ căn bản, đến cao hơn, rồi đến tột cùng của giáo pháp ấy; là người giảng giải cách sống cao quý về cả ý nghĩa cũng như khái niệm, [cách sống cao quý] đó là sự toàn diện, trọn vẹn, hoàn toàn trong sáng. Theo cách như vậy đời sống cao quý nương tựa lẫn nhau, vì mục đích vượt qua dòng lũ [đau thương kiếp người], chấm dứt khổ não.

Tại giaxuất gia

Sống nương tựa lẫn nhau,

Cả hai ngộ chánh pháp:

Thoát khỏi mọi buộc ràng.

(Kinh Khéo hỗ trợ: Kinh Phật thuyết như vậy 111, do P.H. dịch tiếng Anh).

TĂNG ĐOÀN

Th.191 Nguyên tắc sinh hoạt của Tăng đoàn

Sau khi [Thừa tướng] Vassakāra (Vũ Xá) rời đi không lâu, Thế Tôn nói với Đại đức Ānanda (A-nan) rằng: “Này Ānanda, bây giờ, hãy đi gọi tập hợp tất cả các Tỳ-kheo cư trú quanh thành Rājagaha (Vương Xá) cùng đến hội trường.” “Dạ vâng, thưa Thế Tôn.” Khi đã hoàn thành việc tập hợp các Tỳ-kheo, Đại đức Ānanda liền thưa Thế Tôn: “Thưa đức Thế Tôn, tất cả các Tỳ-kheo đều đã tập trung đầy đủ. Xin Thế Tôn hãy làm điều Ngài muốn.”

Ngay sau đó, đức Phật liền rời chỗ ngồi đi đến hội trường và ngồi vào chỗ đã chuẩn bị sẵn, nói với các Tỳ-kheo: “Này các Tỳ-kheo, ta sẽ trình bày bảy yếu tố đưa đến lợi lạc.4

4 Người dịch: Bảy pháp bất thối.  Hãy lắng nghe và chú ý những điều ta nói.” “Dạ vâng, thưa Thế Tôn.” “Này các Tỳ-kheo, đoàn thể xuất gia chắc chắn hưng thịnh, không bị suy yếu cho đến khi nào các vị thường xuyên hội họp đông đủ… cho đến khi nào các vị hội họp và giải tán một cách hòa bình, các vị có mặt là vì trách nhiệm gắn kết cộng đồng… cho đến khi nào các vị không ban hành những luật lệ mới [không phù hợp], không hủy bỏ những luật lệ đang sử dụng, mà tiếp tục sống đúng với bộ luật đã được ban hành… cho đến khi nào các vị bày tỏ sự lễ phép, tôn trọng, quý mếntôn kính các Tỳ-kheo trưởng lão, họ là những vị lớn tuổi, tu hành lâu năm, như người cha và người lãnh đạo Tăng đoàn, luôn nghĩ rằng vô cùng quý giá khi lắng nghe [chỉ dẫn] từ các vị ấy… cho đến khi nào các vị không bị sức mạnh tham ái5

5. Người dịch: Tham ái: tham có nghĩa là ham muốn, thích thú; ái có nghĩa là khát khao, gồm ba loại: (1) khát khao khoái lạc cảm giác (khao khát tính dục), (2) khát khao các kiểu tồn tại/tái sanh (khao khát hiện hữu), (3) khát khao không còn tồn tại (khát khao không hiện hữu). chi phối, vì tham ái này đưa đến tái sanh… cho đến khi nào các vị vui sống ở rừng sâu [hay những nơi yên tĩnh]… cho đến khi nào các vị giữ mình luôn luôn chánh niệm để cư xử hòa ái với những người bạn cùng tu trong đời sống thánh thiện làm cho những người chưa đến sẽ đến thực hành, những người đã đến luôn được an lạc.”

“Này các Tỳ-kheo, cho đến khi nào bảy yếu tố đưa đến lợi lạc này vẫn được duy trì trong Tăng đoàn và các thành viên Tăng đoàn được học hiểu chúng thì Tăng đoàn chắc chắn hưng thịnh, không bị suy yếu.”

(Kinh Đại Bát-niết-bàn: Kinh Trường bộ II. 76-77, do G.A.S. dịch tiếng Anh).

Th.192 Tăng đoàn hòa thuận đến từ sự tử tế, chia sẻ và cùng nhau làm việc tuân thủ quy tắc đạo đức và phát triển trí tuệ

Ở đoạn trích này, đức Phật khuyên dạy các Tỳ-kheo tại Kosambi (Kiều-thưởng-di), những người chia thành hai nhóm tranh cãi lẫn nhau, không chịu nhượng bộ.

Đức Phật dạy: “Này các Tỳ-kheo, khi các thầy bắt đầu chỉ trích, tranh cãi lẫn nhau, rơi vào bất hòa, sống đâm thọc lẫn nhau bằng lời nói sắc nhọn như dao, các thầy có thiết lập được sự hòa thuận với nhau trong đời sống thánh thiện dù ở ngoài mặt hay ở trong lòng bằng hành động, lời nói và tấm lòng với sự từ ái bao dung không?” “Dạ không, thưa Thế Tôn.” “Các thầy thật là dại dột, do biết gì và thấy được lợi ích gì mà các thầy sống [trong sự tranh cãi] như vậy? Điều này sẽ làm hại các thầy và các thầy sẽ chịu đau khổ lâu dài.”

Sau đó, đức Phật nói với các Tỳ-kheo: “Này các Tỳ-kheo, có sáu phẩm chất đưa đến hòa hợp, thân thiện, tôn kính, lịch thiệp, không gây tranh cãi, [đưa đến] đoàn kết, thống nhất lẫn nhau. Sáu phẩm chất đó là những gì? Ở đây, này các Tỳ-kheo, (1) từ ái bao dung trong hành động,… (2) trong lời nói,… (3) trong tâm hồn cần được các thầy thiết lập hướng đến với nhau trong đời sống thánh thiện dù ở ngoài mặt hay ở trong lòng. Lại nữa, này các Tỳ-kheo, (4) thực phẩm thu nhận đúng đắnsở hữu hợp lý, cho dù chỉ một ít đựng trong bình bát, Tỳ-kheo không phải là người không chia xẻ bình đẳng với những người cùng tu đạo hạnh trong đời sống thánh thiện. Lại nữa, (5) đối với giới luật đức hạnh, [giới luật này] không sứt mẻ, không rạn nứt, không tỳ vết, không vết nhơ, đưa đến giải thoát, được người trí ca ngợi, không vấy bẩn, đưa đến thiền định, vị Tỳ-kheo sống đời bình đẳng trong giới luật ấy với các Tỳ-kheo cùng thực hành lối sống thánh thiện dù ở ngoài mặt hay ở trong lòng. Lại nữa, (6) đối với quan điểm cao cả, hướng đến giải thoát, dẫn dắt con người hành động phù hợp để chấm dứt khổ đau, Tỳ-kheo trở nên bình đẳng trong quan điểm ấy với các Tỳ-kheo cùng thực hành lối sống thánh thiện dù ở ngoài mặt hay ở trong lòng.”

(Kinh Kosambiya: Kinh Trung bộ I. 321-323, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

GIỚI LUẬT DÀNH CHO NGƯỜI XUẤT GIA

Trong số các giới luật mà người xuất gia tuân giữ, có nhóm giới luật quan trọng bậc nhất, nếu vi phạm thì “thất bại” trong đời sống xuất gia (xem *V.84): tư cách xuất gia tự động chấm dứt và bị trục xuất khỏi Tăng đoàn vĩnh viễn. Nhóm này gồm bốn điều luật, đó là (1) quan hệ tình dục trong bất kỳ hình thức nào; (2) trộm bất cứ vật gì có giá trị đủ truy tố pháp lý thông thường; (3) cố ý giết người, bao gồm việc hỗ trợ hoặc xúi giục tự tử/tự sát; (4) nói dối về việc chứng đạt trạng thái tâm linh cao cấp (Luật Tạng I. 23, 46, 73, 91). Điều cuối cùng trong bốn điều này là sự vi phạm nghiêm trọng khi thực hiện nó để thu hút nhiều sự cúng dường cũng như có được sự ca ngợinổi tiếng không xứng đáng. Khát vọng tình dục được xem là loại khát khao khoái lạc (tham ái) mãnh liệt, nên độc thân là nét chính yếu của đời sống xuất gia; tư tưởnghành vi tình dục tàn phá năng lượngnăng lượng này là thứ hỗ trợ tích cực trong việc thực hành tâm linh, bên cạnh đó con cái và gia đình cũng là rào cản cho việc thực hành này (xem *L.8). Có hơn 200 điều luật khác nữa dành cho Tỳ-kheo, bao hàm nhiều vấn đề về thái độ đạo đức cũng như sự rèn luyện tâm linh để làm giảm sự ràng buộc của các khát khao khoái lạc và thúc đẩy chánh niệm tỉnh giác. Về các điều luật này và tình hình liên quan đến Tỳ-kheo-ni, xem *SI.2 và tiêu đề *Th.220 phía trước.

Th.193 Hướng dẫn đạo đức dành cho Tăng, Ni

Đoạn trích này khuyến khích một lối sống đơn giản, không ràng buộc dành cho Tăng, Ni.

Này các vị Tỳ-kheo, 
Hãy lắng nghe ta nói,
Lời đạo đức trọng yếu
Cách hành xử phù hợp,
Đối với người xuất xa. 
Những người có hiểu biết,
Thấy rõ được lợi ích
Hãy nên thực hiện chúng. 
Tỳ-kheo chớ ra ngoài, 
Vào lúc không thích hợp
Hãy vào làng khất thực
Vào thời gian thích hợp
Ai ra ngoài trái giờ, 
Bị tham ái trói buộc
Do vậy các đức Phật
Không ra ngoài trái giờ. 
Hình ảnhâm thanh
Mùi hương cùng vị nếm,
Với xúc chạm cơ thể, 
Làm say đắm lòng người. 
Vị Tỳ-kheo từ bỏ
Những mong ước điều này,
Ra ngoài đúng thời điểm,
Để dùng buổi ăn sáng.
Tỳ-kheo nhận thực phẩm
Vào thời điểm thích hợp,
Nên trở về một mình
Ngồi ở nơi yên tịnh
Suy tư hướng vào trong, 
Ý không chạy ra ngoài,
Làm cho cả thân này, 
Luôn luôn được định tĩnh.
Nếu tham gia thảo luận
Với những người đệ tử,
Hay bất cứ vị nào,
Ngay cả Tỳ-kheo khác. 
Hãy làm cho nổi bật
Thù diệu của giáo pháp,
Không nói lời chia rẽ, 
Không nói xấu một ai. 
Cũng có một số người, 
Có lý lẽ chống đối
Với trí tuệ kém cỏi, 
Không nên ca ngợi họ. 
Sự ràng buộc tâm ý, 
Đưa đẩy họ chỗ này
Rồi lại đến chỗ kia, 
Ở trong tranh luận này
Tâm họ đi quá xa [vấn đề]. 
Đệ tử thánh Tỳ-kheo, 
Đã từng nghe lời dạy
Do Thế Tôn thuyết giảng
Khi sử dụng thực phẩm
Nơi ở, chỗ ngồi, nằm, 
Cùng nước rửa bụi bẩn
Của trang phục bên ngoài, 
Đều quan sát cẩn thận
Do vậy với thực phẩm
Nơi ở, chỗ nằm, ngồi
Cùng nước rửa bụi bẩn, 
Của trang phục bên ngoài. 
Đối với những thứ này, 
Tỳ-kheo không dính mắc
Như giọt nước cành sen, 
Không bao giờ vướng lại.

(Kinh Dhammika: Kinh tập 376, 385-392, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.194 Tỳ-kheo nên sử dụng thực phẩm như thế nào

Về việc tránh bữa ăn tối, đoạn trích đầu nói rõ trong bộ luật xuất gia là không ăn sau giờ trưa (Luật Tạng IV. 85-86). Đoạn trích thứ hai là cách thức thu nhận thực phẩm đúng cách cũng như cách sử dụng nó.

Có lần đức Phật bộ hành tại nước Kāsi cùng với số đông các Tỳ-kheo. Tại đấy, Ngài nói với các Tỳ-kheo: “Ta tránh bữa ăn tối. Do không ăn tối, ta cảm thấy khỏe mạnh và sống an vui. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy từ bỏ bữa ăn tối. Do không ăn tối, các thầy cũng sẽ ít đau ốm, hết não phiền, cảm thấy khỏe mạnh và sống an vui.”

(Kinh Kīṭāgiri: Kinh Trung bộ I. 473, do G.AS. dịch tiếng Anh).

Như ong hút mật hoa

Không làm phai hương sắc

Như bậc thánh hóa duyên (khất thực)

Không phiền nhiễu người đời.

Tỳ-kheo dù nhận ít

Không chê điều được cho

Sống trong sạch, siêng năng

Được thiên thần ca ngợi.

(Kinh Pháp cú 49 và 366, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.195 Các đệ tử chưa giác ngộ cần thực hành miệt mài siêng năng

Này các Tỳ-kheo, ta không nói rằng tất cả Tỳ-kheo cần phải tiếp tục thực hành với sự chuyên cần; ta cũng không nói rằng tất cả Tỳ-kheo không cần thực hành với sự chuyên cần.

Này các Tỳ-kheo, ta không nói rằng các Tỳ-kheo A-la-hán (arahant) đã tận diệt tất cả mọi khuynh hướng không lành mạnh (lậu hoặc)… Tại sao như vậy? Bởi vì các Tỳ-kheo A-la-hán đã hoàn thành sự thực hành của họ với sự chuyên cần; họ sẽ không bao giờ có thể trở lại trạng thái lười biếng được.

Này các Tỳ-kheo, ta nói rằng các Tỳ-kheo là người đang thực tập6

6 Người dịch: Vị hữu học (P. sekkha hoặc sekha), nghĩa đen của từ sekkha là người đang học hỏi, chưa thông thạo, cần phải rèn luyện thêm nữa, tức người đang trên tiến trình để hoàn thiện. Ở đây chỉ cho vị tu tập trong giáo pháp của đức Phật đang trên tiến trình để thành tựu quả vị A-la-hán. Như vậy, vị hữu học là người có thể đã hoàn thiện quả vị đầu tiên (vào dòng thánh), hoặc quả vị thứ nhì (một lần trở lui), hoặc quả vị thứ ba (không trở lui). Khi đạt được quả vị A-la-hán thì được gọi là vị vô học (asekkha), nghĩa là một người đã thông thạo, không cần phải rèn luyện thêm nữa. (G.P. Malalasekera & W.G. Weeraratne, ed., Encyclopaedia of Buddhism, Vol.VIII, Sri Lanka: Department of Buddhist Affairs, Ministry of Reli­gious Affairs, 2007, mục từ “Sekha,” tr.29)., tâm chưa đạt đến mục đích, vẫn tha thiết muốn sự an ổn tối thượng thoát khỏi trói buộc thì họ nên thực hành với sự chuyên cần. Tại sao như vậy? Bởi vì khi các Tỳ-kheo đang thực tập này sử dụng nơi ở phù hợp, kết giao bạn tâm linh (thiện tri thức) và nuôi dưỡng năng lực tâm linh của mình thì họ có thể tự mình chứng ngộ nhờ thấu suốt trực tiếp, ngay trong hiện tại chứng nhậpan trú trong mục đích cao tột của đời sống tu hành thánh thiện, chính vì mục đích này mà những người con của các gia đình phát tâm xuất gia, từ bỏ gia đình làm kẻ không nhà. Thấy rõ quả ngọt của sự siêng năng dành cho các Tỳ-kheo này nên ta nói rằng họ nên thực hành với sự chuyên cần.

(Kinh Kīāgiri: Kinh Trung bộ I. 477-479, do G.AS. dịch tiếng Anh).

Th.196 Nhiệm vụ rèn luyện thiền định

Ở đoạn trích này, đức Phật ca ngợi vị Tỳ-kheo mới [thọ giới] miệt mài thiền địnhthành tựu giác ngộ mặc dù các Tỳ-kheo khác phê bình thầy ấy bỏ bê công việc hằng ngày của tu viện.

Một lần có vị xuất gia vừa thọ giới Tỳ-kheo, trở về sau thời gian khất thực, dùng cơm xong đi vào nơi ở, dành hết thời gian sống trong thanh nhàn và giữ im lặng. Vị ấy không giúp đỡ các Tỳ-kheo khác trong thời gian may y áo. Sau đó, một số Tỳ-kheo đi đến Thế Tôn, đảnh lễ, ngồi xuống bên cạnh và trình thưa vấn đề trên.

Khi đó Thế Tôn nói với một Tỳ-kheo: “Hãy đi, này Tỳ-kheo, nói với vị Tỳ-kheo mới kia rằng Như Lai cho gọi thầy.” “Dạ vâng, thưa Thế Tôn.” Vị Tỳ-kheo trả lời Thế Tôn xong liền đến vị Tỳ-kheo mới và nói rằng: “Này bạn, Thế Tôn cho gọi thầy.” “Xin vâng, bạn hữu.” Đáp lời xong, vị Tỳ-kheo mới đi đến Thế Tôn, đảnh lễ và ngồi xuống bên cạnh.

Thế Tôn liền nói với vị Tỳ-kheo mới rằng: “Này Tỳ-kheo, phải chăng [khi thầy] trở về sau thời gian khất thực, dùng cơm xong đi vào nơi ở, sống thanh nhàn và giữ im lặng, không phụ giúp các Tỳ-kheo khác trong thời gian may y áo?” “Dạ thưa Thế Tôn, con bận làm việc của con.”

Lúc đó, đức Thế Tôn dùng tâm của mình biết được tâm của vị Tỳ-kheo mới, liền nói với các Tỳ-kheo khác: “Này các Tỳ-kheo, không tìm thấy thiếu sót nào của vị Tỳ-kheo mới này. Vị Tỳ-kheo mới này, khi muốn thì không chút trở ngại hay khó khăn nào liền đạt đến bốn trạng thái thiền thiết lập tâm thức cao cấp7

7 Người dịch: Bốn trạng thái thiền tăng thượng tâm (P. catuna jhānāna ābhicetasikāna), tức bốn thiền: (i) Thiền định bậc 1 (Sơ thiền): Trạng thái vui mừng, hạnh phúc do lìa dục. Ở Sơ thiền, người thực tập thiền cần 5 thiền chi: 1. Tầm, 2. Tứ, 3. Hỷ, 4. Lạc, 5. Nhất tâm (định). (ii) Thiền định bậc 2 (Nhị thiền): Trạng thái vui mừng, hạnh phúc do định sanh khởi. Chỉ còn 3 thiền chi: hỷ, lạc và nhất tâm. (iii) Thiền định bậc 3 (Tam thiền): Trạng thái diệu lạc do lìa vui mừng, trạng thái hạnh phúc vi tế và sâu lắng hơn hạnh phúc ở thiền 2, bước đầu vào trạng thái xả. Ở cấp thiền này còn 2 thiền chi: lạc và nhất tâm. (iv) Thiền định bậc 4 (Tứ thiền): Xả niệm thanh tịnh. Hạnh phúc được thay thế bằng trạng thái cảm giác khác, đó là xả (buông thư: equanimity), một trạng thái cân bằng tự động mọi đối nghịch của tâm và cuộc đời, hay nói cách khác, trạng thái cân bằng mọi thịnh suy, hơn thua… của cuộc đời. Ở cấp thiền này còn 2 thiền chi: Xả (thay thế cho lạc) và nhất tâm. (Kinh Tăng chi II. 212).cung cấp sự trú ngụ an vui ngay trong cuộc sống hiện tại. Vị này có thể tự mình chứng ngộ nhờ thấu suốt trực tiếp (chánh trí), ngay trong hiện tại chứng nhậpan trú trong mục đích tối thượng của đời sống tu hành thánh thiện, chính vì mục đích này mà những người con của các gia đình phát tâm xuất gia, từ bỏ gia đình làm kẻ không nhà.”

(Kinh Tân Tỳ-kheo: Kinh Tương ưng II. 277-278, do G.AS. dịch tiếng Anh).

Th.197 Xứng đáng đi đến trong nhân gian

Tỳ-kheo nên đến đi [trong nhân gian mà] không ràng buộc mình với bất cứ thứ gì hay bất cứ người nào, giống như lá sen không giữ lấy bất kỳ giọt nước nào mà để chảy trôi xuống (xem *Th.193).

Chấm dứt việc tin vào, 
Tác dụng của điềm báo,
Sao bănggiấc mộng
Cũng như tướng tốt, xấu,
Tỳ-kheo đó xứng đáng, 
Đi đến trong nhân gian
Tận diệt các lưu luyến
Khoái lạc chốn trần gian,
Cũng như ở cõi trời
Vượt thoát mọi tồn tại,
Hiểu rõ ràng giáo pháp
Tỳ-kheo ấy xứng đáng,
Đi đến trong nhân gian
Chấm dứt lời nói xấu, 
Bỏ giận hờn, tàn nhẫn,
Tâm bằng lòng an ổn
Không còn các xung đột,
Tỳ-kheo ấy xứng đáng, 
Đi đến trong nhân gian
Từ bỏ ưa và ghét, 
Không chấp giữ điều gì,
Không lệ thuộc một ai, 
Thoát khỏi mọi ràng buộc,
Tỳ-kheo ấy xứng đáng, 
Đi đến trong nhân gian
Không tìm kiếm thật thể, 
Trong nền tảng tái sanh
Chặt lưu luyến, ham muốn,
Với các thứ chấp giữ. 
Độc lập, không lệ thuộc
Không dễ bị lôi kéo, 
Tỳ-kheo ấy xứng đáng, 
Đi đến trong nhân gian.
Bỏ chống đối [bằng] ngôn ngữ
Tư duy và hành động, 
Hiểu chính xác giáo pháp
Mong tịch tịnh niết-bàn, 
Tỳ-kheo ấy xứng đáng, 
Đi đến trong nhân gian
Tỳ-kheo không tự cao, 
Khi được người kính ngưỡng, 
Không khó chịu ưu tư
Khi người khác quấy rầy
Không tự hào hãnh diện
Khi người khác cúng dường
Vị đó thật xứng đáng, 
Đi đến trong nhân gian
Chấm dứt lòng tham lam 
Và mong cầu tồn tại,
Từ bỏ việc làm hại 
ràng buộc người khác,
Không vướng kẹt trong lòng, 
Bất cứ nghi ngờ nào,
Tỳ-kheo ấy xứng đáng, 
Đi đến trong nhân gian
Tự mình đã biết rõ, 
Điều gì là phù hợp,
Không làm hại một ai, 
Có mặt trong cuộc đời,
Thấu rõ ràng giáo pháp
chân lý bất biến,
Tỳ-kheo ấy xứng đáng, 
Đi đến trong nhân gian.

(Kinh Chánh xuất gia: Kinh tập 359-375, do G.AS. dịch tiếng Anh).

Th.198 Phục chế y áo cũ

Ở đoạn trích này, Đại đức Ānanda giải thích rằng, mặc dù Tăng đoàn có thể được cúng dường nhiều vật dụng nhưng chúng được tận dụng rất tốt không có lãng phí.

Khi đó các nàng hầu thiếp của Vua Udena (Ưu-điền) đi đến Đại đức Ānanda. Sau khi đến đảnh lễ và ngồi xuống ở khoảng cách chừng mực. Lúc đó, Đại đức Ānanda làm cho các nàng hầu thiếp hân hoan, phấn khởi, thức tỉnhhài lòng với bài giảng pháp khi họ đang ngồi ở khoảng cách chừng mực.

Khi các nàng hầu thiếp của Vua Udena hân hoan, phấn khởi, thức tỉnhhài lòng bởi bài giảng pháp của Đại đức Ānanda liền dâng cúng năm trăm áo mặc trong (thượng y) đến đại đức. Sau khi các nàng hầu thiếp của Vua Udena vui lòng với những lời nói của đại đức, rồi nói lời cảm ơn đại đức, liền rời chỗ ngồi đảnh lễ đại đức theo phía phải ra đi, đến chỗ Vua Udena.

Vua Udena nhìn thấy các nàng hầu thiếp đang đi đến gần. Sau khi nhìn thấy, vua nói với các nàng hầu thiếp: “Các ái khanh có thăm viếng Đại đức Ānanda không?” “Thưa có, tâu đại vương, chúng thần thiếp đã thăm viếng Đại đức Ānanda.” “Các ái khanh không dâng cúng bất cứ vật gì cho đại đức sao?” “Thưa đại vương, chúng thần thiếp đã dâng cúng năm trăm áo mặc trong đến Đại đức Ānanda.”

Vua Udena xem thường, chỉ trích, chê bai rằng: “Sao Đại đức Ānanda lại nhận quá nhiều y phục như vậy? Không lẽ Đại đức Ānanda sắp sửa buôn bán vải dệt hay mang chúng đến tiệm để bán?” Lúc đó, Vua Udena đi đến Đại đức Ānanda. Sau khi đến, vua chào hỏi thân thiện với đại đức. Sau khi chào hỏi thân thiệnlịch sự, vua ngồi xuống ở khoảng cách chừng mực. Khi đã ngồi ở khoảng cách chừng mực, Vua Udena nói với Đại đức Ānanda rằng: “Thưa Đại đức Ānanda, không phải các hầu thiếp của chúng tôi đã đến đây?” “Tâu đại vương, các nàng hầu thiếp của đại vương đã đến đây.” “Các hầu thiếp của chúng tôi không dâng cúng bất cứ gì đến Đại đức Ānanda sao?” “Tâu đại vượng, họ dâng cúng năm trăm áo mặc trong đến tôi.” “Thưa Đại đức Ānanda, đại đức sẽ làm gì với quá nhiều y áo như vậy?”

“Tâu đại vương, tôi sẽ chia sẻ chúng với các Tỳ-kheo đang mặc y áo cũ rách.” “Thưa Đại đức Ānanda, đại đức sẽ làm gì với y áo cũ rách này?” “Tâu đại vương, chúng tôi sẽ sửa chúng thành khăn choàng ngoài.” “Thưa Đại đức Ānanda, đại đức sẽ làm gì với khăn choàng ngoài cũ rách?” “Tâu đại vương, chúng tôi sẽ sửa chúng thành miếng trải nệm.” “Thưa Đại đức Ānanda, đại đức sẽ làm gì với miếng trải nệm cũ rách?” “Tâu đại vương, chúng tôi sẽ sửa chúng thành miếng lót sàn.” “Thưa Đại đức Ānanda, đại đức sẽ làm gì với miếng lót sàn cũ rách?” “Tâu đại vương, chúng tôi sẽ sửa chúng thành khăn lau chân.” “Thưa Đại đức Ānanda, đại đức sẽ làm gì với khăn lau chân cũ rách?” “Tâu đại vương, chúng tôi sẽ sửa chúng thành khăn lau bụi.” “Thưa Đại đức Ānanda, đại đức sẽ làm gì với khăn lau bụi cũ rách?” “Tâu đại vương, chúng tôi sẽ xé chúng thành mảnh nhỏ, sau đó, trộn với bùn đất, chúng tôi sẽ trét vữa sàn nhà.”

Khi đó Vua Udena suy nghĩ: “Các đại đức dòng họ Thích-ca này sử dụng mọi vật theo cách hợp lý, không phung phí đồ vật,” rồi liền dâng cúng năm trăm tấm vải khác nữa đến Đại đức Ānanda.

(Tiểu phẩm XI. 13-14: Luật tạng II. 290-292, do G.AS. dịch tiếng Anh).

CÁC LOẠI ĐỆ TỬ THÁNH

Những vị nào đã được chuyển hóa tâm linh sâu sắc nhờ vào sự thực hành đường thánh tám nhánh (Bát chánh đạo) thì được xem là “những vị thánh” (ariya). Thứ hạng cao nhất của bậc thánh không ai khác hơn chính là đức Phật toàn giác hoặc đức Phật độc giác. Các Ngài là (1) vị A-la-hán (arahant), là người đã chấm dứt mọi phiền não (ô nhiễm), vượt ra khỏi tái sanh (luân hồi). Ba thứ hạng thánh chính khác là (2) vị không trở lui (Bất hoàn), là người không trở lại thế giới trần tục của con người cũng như cõi trời bậc thấp, mà hầu hết sẽ tái sanh vào một trong năm “nơi ở trong sáng” (tịnh cư) (*ThI.6) bên trong cõi trời Phạm thiên (brahma: Thiên đường) và từ đó sẽ trở thành A-la-hán; (3) vị trở lui một lần (Nhất lai), là người chỉ một lần duy nhất tái sanhcõi người hay ở cõi trời thấp hơn; (4) vị “vào dòng thánh” (Dự lưu) là người chắc chắn sẽ đạt đến quả thánh A-la-hán nhiều nhất là bảy lần tái sanh nữa (Kinh Tăng chi I. 233) và không bao giờ tái sanh vào cảnh giới thấp hơn cõi người. Ngoài ra, còn có những người đang chăm chỉ thực hành đến mức nào đó mà ngay trong cuộc sống này sẽ khiến trở thành vị vào dòng thành, hay vị trở lui một lần, hay vị không trở lui, hay vị A-la-hán.

Th.199 Đoàn thể thánh

Đây là phần của đoạn kinh Quay về nương tựa ba ngôi tâm linh (Tam quy) thường được tụng bằng tiếng Pāli trong các nghi thức cầu nguyện cũng như được quán chiếu trong cách thức thiền niệm tưởng (pháp tùy niệm) (xem *Th.134). Đây là những phẩm hạnh của đoàn thể đệ tử thánh. Thuật từ được dịch thành “đệ tử” (disciple) là từ thuật từ Pāli “sāvaka,” nghĩa đen là “người nghe” (hearer), tức là người nghe thật sự, được nghe và được chuyển hóa bởi giáo pháp (P. Dhamma), vì vậy, được giác ngộ hoàn toàn hoặc từng phần. Đây là “bốn cặp, tám thứ hạng cá nhân” (bốn đôi, tám vị): tức những cá nhân ở vào bốn cấp độ chuyển hóa tâm linh mãi mãi – vào dòng thánh, trở lui một lần, không trở lui và A-la-hán – cũng gồm những người thực hành nghiêm khắt đã thiết lập chắc chắn vào con đường đưa đến một trong bốn cấp bậc này.8

8 Người dịch: Bốn cặp, tám thứ hạng cá nhân (bốn đôi, tám vị): (1) lối vào quả vị “vào dòng thánh”  (1’) quả vị vào dòng thánh, (2) lối vào quả vị “một lần trở lui” à (2’) quả vị “một lần trở lui,” (3) lối vào quả vị “không trở lui” à (3’) quả vị “không trở lui,” (4) lối vào quả vị A-la-hán à (4’) quả vị A-la-hán. (Kinh Phật tự thuyết 5,5). Đây có thể là những vị xuất gia hay các cư sĩ [thực hành] nghiêm túc, cũng có thể bao gồm một số thiên thần. Tất cả họ đều là “ruộng phước vô tận cho cuộc đời” vì cúng dường phẩm vật đến họ sẽ mang lại kết quả thiện nghiệp to lớn.

Ở đây, này các Tỳ-kheo, đệ tử là vị thánh được thấm nhuần niềm tin vững chắc vào đoàn thể xuất gia: “Đoàn thể xuất gia là những đệ tử của đức Phật, đang thực hành cách thức tốt đẹp, đang thực hành cách thức ngay thẳng, đang thực hành cách thức chân thật, đang thực hành cách thức thích hợp; đây có nghĩa là bốn cặp, tám thứ hạng cá nhân: đoàn thể xuất gia là những đệ tử của đức Phật thì xứng đáng được dâng tặng, xứng đáng tôn trọng, xứng đáng cúng dường, xứng đáng cuối chào tôn kính, là ruộng phước vô tận cho cuộc đời.”

(Kinh Vua: Kinh Tương ưng V. 343, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.200 Đệ tử thánh vượt qua mười trói buộc9

9. Người dịch: Mười sự trói buộc-sai khiến: mười kiết sử. Kiết: trói buộc, sử: sai khiến, mười kiết sử là mười món phiền não khống chế và sai khiến con người làm những việc không lợi ích cho sự giải thoát, giác ngộ.

Bốn thứ hạng đệ tử thánh chính từng bước vượt lên những điều được gọi là mười thứ trói buộc-sai khiến. Những thứ trói buộc-sai khiến tầm thấp (hạ phần kiết sử) trói buộc [và dẫn dắt] con người tái sanh trong cảnh giới đầy khát khao lạc thú (dục giới) [gồm] địa ngục hay loài quỷ đói (ngạ quỷ), động vật, loài người, hay một trong số những cõi trời tầng thấp; những thứ trói buộc-sai khiến tầm cao (thượng phần kiết sử) trói buộc [và dẫn dắt] con người tái sanh cõi trời hình sắc và vô hình sắc tinh tế hơn.10

10 Người dịch: Cõi trời hình sắc: sắc giới. Cõi trờihình sắc: vô sắc giới là hai trong ba cõi trong vũ trụ quan Phật giáo gồm dục giới (kāmadhātu: cảnh giới đầy khát khao khoái lạc, có nghĩa là những chúng sanh ở trong trạng thái chịu sự trói buộc bởi thú vui khoái lạc cảm giác), sắc giới (rūpadhātu: cảnh giới hình sắc tinh tế, có nghĩa là chúng sanh ở trong trạng thái hình sắc trở nên nhẹ nhàng, tinh tế, không còn bị thú vui tính dục chi phối), vô sắc giới (arūpadhātu: cảnh giới tinh tế không hình sắc, có nghĩa là chúng sanh ở trong trạng thái tinh tế không hình sắc, không chịu sự chi phối bởi thú vui tính dục). (Kinh Trường bộ III. 216). “Quan điểm về bản thể con người” (thân kiến) liên quan đến thân thể, cảm giác, tri giác, tâm tư, nhận thức là tôi (ngã), sở hữu của tôi, bên trong tôi, hay chứa đựng tôi. Thẳm sâu hơn điều này là tính “tự phụ” (mạn): tự ngã trung tâm dựa vào cảm quan mơ hồ về việc “tôi là” (Kinh Tương ưng III. 130-131).

Này các Tỳ-kheo, có năm thứ trói buộc-sai khiến tầm thấp này. Những gì là năm? Quan điểmbản thể con người, hoài nghi, ràng buộc với giới điều và lời thề nguyện, ham muốn khoái lạc trần gian và sân.11

11 Người dịch: Năm hạ phần kiết sử: thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục tham và sân.

Này các Tỳ-kheo, có năm thứ trói buộc-sai khiến tầm cao này. Những gì là năm? Ham muốn hình sắc, ham muốn không hình sắc, tự phụ, giao độngvô minh.12

12 Người dịch: Năm thượng phần kiết sử: sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cửvô minh.

(Kinh Hạ phần kiết sử và Thượng phần kiết sử: Kinh Tương ưng V. 61, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.201 Bốn loại đệ tử thánh

Đoạn kinh trích dưới đây phân biệt bốn thứ hạng đệ tử thánh chính liên quan đến sự chấm dứt những trói buộc-sai khiến (kiết sử) hay các khuynh hướng không lành mạnh (lậu hoặc)13. A-la-hán được xem là người đã chấm dứt tất cả mọi khuynh hướng không lành mạnh này (được giải thích ở *Th.128 cũng như các phần trói buộc-sai khiến ở trên).
Vị Tỳ-kheo khi loại trừ được ba trói buộc-sai khiến đầu tiên là vị “vào dòng thánh” (Dự lưu), sẽ không còn bị trói buộc [và dẫn dắt] vào cảnh giới thấp kém (ác thú),14 hướng đến chắc chắn là sự giác ngộ cho chính vị ấy. Lại nữa, vị Tỳ-kheo khi loại trừ ba trói buộc-sai khiến đầu tiên và làm giảm bớt tham, sân và si15 là vị “một lần trở lui” (Nhất lai); có nghĩa là sẽ đến thế giới này một lẫn nữa, rồi sẽ chấm dứt mọi khổ đau (tức là đạt đến A-la-hán). Lại nữa, vị Tỳ-kheo khi loại trừ năm trói buộc-sai khiến tầm thấp sẽ có sự tái sanh tự ý (hóa sanh); vị ấy sẽ đạt đến niết-bàn, không còn trở lại thế giới này nữa. Lại nữa, vị Tỳ-kheo khi diệt trừ các khuynh hướng không lành mạnh, ngay trong hiện tại đạt đến sự giải thoát của tâm không còn xíu “khuynh hướng không lành mạnh” nào và giải thoát bởi trí tuệ16 được trực nhận bằng trí cao cả của riêng vị ấy, đạt đến [nó], an trụ [trong nó].
______________
12 Người dịch: Năm thượng phần kiết sử: sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cửvô minh.
13 Người dịch: Lậu hoặc (āsava): nghĩa đen là rỉ chảy, rỉ chảy những chất độc hại, ô nhiễm, say sưa, v.v... từ trong tâm thức ra. Tiếng anh là intoxicating inclinations, có nghĩa là những khuynh hướng say sưa, độc hại, ô nhiễm hay không lành mạnh, gồm bốn loại độc hại chính: (1) khuynh hướng độc hại về việc khao khát khoái lạc cảm giác (kāma-āsava: dục lậu), (2) khuynh hướng độc hại về việc khao khát hiện hữu (bhava-āsava: hữu lậu), (3) khuynh hướng độc hại về việc khao khát học thuyết (diṭṭhi-āsava: kiến lậu), (4) khuynh hướng độc hại về việc ngu muội (avjjā-āsava: vô minh lậu).
14 Cảnh giới thấp kém (ác thú) là cảnh giới tái sanh thấp hơn cõi người, như động vật, ngạ quỷ hay địa ngục.
15 Tức làm giảm bớt trói buộc-sai khiến thứ bốn và thứ năm. 16 Người dịch: Vô lậu tâm giải thoáttuệ giải thoát.

(Kinh Mahāli: Kinh Trường bộ I. 156, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.202 Các phẩm chất của quả “vào dòng thánh”

Đoạn kinh này mô tả điều mà ở nơi khác (như Kinh Tương ưng V. 407-08) gọi là “bốn phẩm chất của quả vị vào dòng thánh.”

Này các Tỳ-kheo, vị vua vĩ đại (Chuyển luân thánh vương), mặc dù có quyền lực thống trị tối cao bao phủ cả bốn lục địa, nhưng với cơ thể tan rã, sau khi băng hà tái sanh vào nơi chốn tốt đẹp, vào thế giới cõi trời… mà vua ấy không sở hữu bốn điều, nên chưa thể giải thoát khỏi địa ngục, thế giới động vật, lãnh địa của ngạ quỷ… Tuy nhiên, này các Tỳ-kheo, đệ tử thánh nuôi dưỡng bản thân bằng miếng cơm xin ăn và mặc y áo xấu rách, nhưng vị Tỳ-kheo ấy sở hữu bốn điều, nên vị ấy giải thoát khỏi địa ngục, thế giới động vật, lãnh địa của ngạ quỷ…

Bốn điều ấy là gì? Ở đây, này các Tỳ-kheo, vị đệ tử thánh thấm nhuần (1) niềm tin vững chắc vào đức Phật… (2) niềm tin vững chắc vào giáo pháp… (3) niềm tin vững chắc vào Tăng đoàn. Vị ấy (4) thấm nhuần đức hạnh được các vị thánh ái kính – [đức hạnh này] không sứt mẻ,17

17. Điều này được trình bày rõ ràngKinh Tăng chi I. 231-32 rằng vị “vào dòng thánh” vẫn có thể có những sai sót nhỏ với giới luật đạo đức, nhưng ngay sau khi nhận ra được sai sót đó, liền báo cáo điều đó đến người khác và cố gắng tránh lặp lại trong tương lai. không vết rách, không vết nhơ, không vết đốm, đưa đến tự tại (giải thoát), được người trí ca ngợi, không chấp giữ, đưa đến thiền định…

Hơn nữa, này các Tỳ-kheo, giữa việc nắm giữ quyền lực tối cao bao phủ cả bốn lục địa và sở hữu bốn điều này thì nắm giữ quyền lực tối cao bao phủ cả bốn lục địa không giá trị bằng một phần mười sáu của việc sở hữu bốn điều này.

(Kinh Vua: Kinh Tương ưng V. 342-343, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.203 Tâm không buồn khổ khi thân thể chịu cơn đau

Đoạn kinh sau mô tả vị thánh “không trở lui,” người đã thoát khỏi khát khao khoái lạc cảm giác cũng như sân hận và vị thánh A-la-hán.

Vị đệ tử thánh được đào tạo thuần thục,18 khi [thân] tiếp nhận cảm giác đau đớn, nhưng [lòng] không sầu khổ, không đau buồn hay than vãn; vị ấy không than khóc, tự đấm ngực và trở nên quẫn trí. Vị ấy chỉ cảm nhận một cảm giác: [cơn đau] của cơ thể, không bị [đau khổ] về tâm hồn. Ví như người bị trúng một mũi tên nhưng không trúng mũi tên thứ hai tức thì ngay sau đó, vì vậy, người đó chỉ có cảm nhận cảm giác do một mũi tên gây ra. Cũng vậy… (Kinh Với mũi tên: Kinh Tương ưng IV. 209, do P.H. dịch tiếng Anh).
18 Người dịch: Đa văn thánh đệ tử

Th.204 Đoàn thể hoàn hảo

Ở đoạn kinh trích dẫn dưới đây, đức Phật khẳng định rằng Ngài có hơn 500 đệ tử trong từng phạm trù sau: các Tỳ-kheo A-la-hán, các Tỳ-kheo-ni A-la-hán, các đệ tử cư sĩ nam độc thân “không trở lui,” các đệ tử cư sĩ namgia đình “vào dòng thánh,” các đệ tử cư sĩ nữ độc thân “không trở lui” và các đệ tử cư sĩ nữgia đình “vào dòng thánh.”

“Này Vaccha, khi Tỳ-kheo đã từ bỏ khát khao (ái)19

19 Người dịch: Khao khát hay ái gồm ba thứ: khao khát khoái lạc trần gian (khao khát tính dục), khao khát tồn tại (khao khát hiện hữu) và khao khát phi tồn tại (khát khao không hiện hữu). , chặt đứt nó tận gốc rễ, làm cho nó như cây cọ bị chặt đứt, đã kết liễu nó. Vì vậy, nó không còn cơ hội mọc lên trong tương lai nữa, [cũng vậy,] Tỳ-kheo là A-la-hán với sự tận diệt mọi khuynh hướng không lành mạnh (lậu hoặc), hạnh thánh đã thành, việc nên làm đã làm, đã bỏ gánh nặng xuống, đã đạt đến mục đích cuối cùng, đã hủy diệt hoàn toàn mọi trói buộc-sai khiến [của lòng quyến luyến với] các cách tồn tại,20

20 Xem *Th.128 và 164.  giải thoát với sự thấu ngộ.”

“Kính thưa tôn giả Gotama21

21 Người dịch: Gotama (Cồ-đàm) là tên chỉ đức Phật. , ngoài bản thân tôn giả Gotama thì có bất kỳ Tỳ-kheo nào là đệ tử của tôn giả Gotama, trong cuộc sống hiện tại, chính vị đó đã nhận chân được điều này với trí cao cả, đi vàoan trú trong sự tự tại của tâm hồn, tự tại bởi trí tuệ với sự tận diệt mọi khuynh hướng không lành mạnh, không còn xíu khuynh hướng không lành mạnh nào?” “Này Vaccha, không chỉ có một trăm hay hai trăm, ba trăm, bốn trăm hay năm trăm mà nhiều nhiều hơn thế nữa là các Tỳ-kheo đệ tử của ta là những người như vậy.”

“Thưa tôn giả Gotama, ngoài bản thân tôn giả Gotama và những vị Tỳ-kheo này, có bất kỳ Tỳ-kheo-ni nào là người như vậy không?” “Này Vaccha, không những có một trăm hay hai trăm, ba trăm, bốn trăm hay năm trăm mà nhiều nhiều hơn thế nữa là các Tỳ-kheo-ni đệ tử của ta là những người như vậy.”

“Thưa tôn giả Gotama, ngoài bản thân tôn giả Gotama và các Tỳ-kheo cũng như các Tỳ-kheo-ni này, có bất kỳ vị cư sĩ nam là đệ tử tôn giả Gotama, mặc y phục màu trắng, sống đời độc thân đã kết thúc năm loại trói buộc-sai khiến tầm thấp, sẽ tự ý tái sanh [vào “nơi ở trong sáng” (tịnh cư) mà chỉ có những vị “không trở lui” trú ngụ] và tại đó đạt đến niết-bàn cuối cùng không bao giờ trở lại thế giới này nữa không?” “Này Vaccha, không chỉ có một trăm hay hai trăm, ba trăm, bốn trăm hay năm trăm mà nhiều nhiều hơn thế nữa là các cư sĩ nam đệ tử của ta là những người như vậy.”

“Thưa tôn giả Gotama, ngoài bản thân tôn giả Gotama, các Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni cũng như các cư sĩ nam mặc trang phục màu trắng, sống đời độc thân, có bất kỳ cư sĩ nam nào là đệ của tôn giả Gotama, mặc trang phục màu trắng hưởng thụ các khoái lạc cảm giác, nhưng thực hiện lời chỉ dạy, chấp nhận lời khuyên bảo, đã vượt qua được [trói buộc-sai khiến của] ngờ vực [vì vậy, trở thành vị vào dòng thánh], thoát khỏi sự sợ hãi, có được sự kiên cường, không dựa vào người khác trong sự giáo dục của người thầy không?” “Này Vaccha, không chỉ có một trăm hay hai trăm, ba trăm, bốn trăm hay năm trăm mà nhiều nhiều hơn thế nữa là các cư sĩ nam đệ tử của ta là những người như vậy.”

“Thưa tôn giả Gotama, ngoài bản thân tôn giả Gotama, các Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni cũng như các cư sĩ nam mặc trang phục màu trắng, sống đời độc thân và các cư sĩ nam hưởng thụ các khoái lạc cảm giác, có bất kỳ cư sĩ nữ nào là đệ của tôn giả Gotama, mặc trang phục màu trắng, sống đời độc thân đã kết thúc năm loại trói buộc-sai khiến tầm thấp, sẽ tự ý tái sanh [vào “nơi ở trong sáng” (tịnh cư) mà chỉ có những vị “không trở lui” trú ngụ] và tại đó đạt đến niết-bàn cuối cùng không bao giờ trở lại thế giới này nữa không?” “Này Vaccha, không chỉ có một trăm hay hai trăm, ba trăm, bốn trăm hay năm trăm mà nhiều nhiều hơn thế nữa là các cư sĩ nữ đệ tử của ta là những người như vậy.”

“Thưa tôn giả Gotama, ngoài bản thân tôn giả Gotama, các Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni cũng như các cư sĩ nam mặc trang phục màu trắng sống đời độc thân và hưởng thụ các khoái lạc cảm giác, cùng các cư sĩ nữ mặc trang phục màu trắng sống đời độc thân, còn có bất kỳ cư sĩ nữ nào mặc trang phục màu trắng hưởng thụ các khoái lạc cảm giác, nhưng thực hiện lời chỉ dạy, chấp nhận lời khuyên bảo, đã vượt qua được [trói buộc-sai khiến của] ngờ vực [vì vậy trở thành vị vào dòng thánh], thoát khỏi sự sợ hãi, có được sự kiên cường, không dựa vào người khác trong sự giáo dục của người thầy không?” “Này Vaccha, không chỉ có một trăm hay hai trăm, ba trăm, bốn trăm hay năm trăm mà nhiều nhiều hơn thế nữa là các cư sĩ nữ đệ tử của ta đã là những người như vậy.”…

“Thưa tôn giả Gotama, nếu chỉ có tôn giả Gotama hoàn thiện trong giáo pháp này, mà không có các Tỳ-kheo… Tỳ-kheo-ni… cư sĩ nam… cư sĩ nữ… thì đời sống thánh thiện này sẽ bị thiếu sót trong phương diện đó; nhưng vì tôn giả Gotama, các Tỳ-kheo và các Tỳ-kheo-ni, các cư sĩ nam mặc trang phục màu trắng sống đời độc thân cũng như hưởng thụ các khoái lạc cảm giác, các cư sĩ nữ mặc trang phục màu trắng sống đời độc thân cũng như hưởng thụ các khoái lạc cảm giác đều hoàn thiện trong giáo pháp này, nên đời sống thánh thiện này được hoàn thiện về phương diện đó.”

“Thưa tôn giả Gotama, giống như sông Hằng xuôi về biển cả, nghiêng về biển cả, chảy về biển cả và thấu tới biển cả, cũng vậy, đoàn thể đệ tử của tôn giả Gotama gồm đệ tử xuất giađệ tử tại gia xuôi về niết-bàn, nghiêng về niết-bàn, chảy về niết-bàn và đi đến niết-bàn.”

(Đại kinh Vacchagotta: Kinh Trung bộ I. 490-493, do G.AS. dịch tiếng Anh).

CÁC A-LA-HÁN (ARAHANT)

Tính chất của các A-la-hán và sự khác biệt của họ với đức Phật đã được thảo luận với một vài mức độ ở đoạn trích *Th.7-8 và phần giới thiệu trước đoạn trích này. Tuy nhiên, giống như đức Phật, họ đều “sâu thẳm, không thể đo lường, khó thăm dò như biển cả sâu thẳm mênh mông” (*Th.10).

Th.205 Năm đệ tử đầu tiên của đức Phật trở thành A-la-hán

Đoạn này trích từ bài giảng pháp đầu tiên của đức Phật: *L.27.
Hơn nữa, tôn giả Koṇḍañña (Kiều-trần-như) đã thấy giáo pháp (chân lý)22, lĩnh hội (đắc) giáo pháp, hiểu tường tận giáo pháp, thấm nhuần vào giáo pháp, vượt qua dao động, xua tan nghi ngờ, có được sự tin tưởng trọn vẹn vào lời dạy của người thầy23 bằng chính bản thân, không dựa vào [sự trợ giúp của] bất kỳ ai khác, liền nói với đức Phật: “Thưa Thế Tôn, con có thể xuất giathọ giới cao quý24 với sự có mặt của đức Thế Tôn không?” Đức Phật nói: “Hãy lại đây, này Tỳ-kheo, giáo pháp đã được thuyết giảng khéo léo; hãy sống đời sống thánh thiệnmục đích chấm dứt hoàn toàn khổ đau.” Chính bằng lời nói này [của đức Phật] là sự chấp nhận thọ giới cao quý của vị đại đức ấy.25 Sau đó, đức Phật đã khuyến khích và chỉ dạy các vị tôn giả khác với bài thuyết giảng giáo pháp. Trong lúc đức Phật khuyến khích và chỉ dạy các vị tôn giả với bài thuyết giảng giáo pháp, Vappa và Bhaddiya có được sự thấu hiểu giáo pháp không chút bụi trần, không chút vết nhơ rằng: “Điều gì chịu sự sanh ra, tất cả điều ấy chịu sự chấm dứt.”26
Sau đó, họ đã thấy (trải nghiệm) giáo pháp, lĩnh hội giáo pháp, hiểu tường tận giáo pháp, thấm nhuần vào giáo pháp, vượt qua dao động, xua tan nghi ngờ, có được sự tin tưởng trọn vẹn vào lời dạy của người thầy bằng chính bản thân, không dựa vào [sự trợ giúp của] bất kỳ ai khác, liền nói với đức Phật: “Thưa Thế Tôn, chúng con có thể xuất giathọ giới cao quý với sự có mặt của đức Thế Tôn không?” Đức Phật nói: “Hãy lại đây, này các Tỳ-kheo, giáo pháp đã được thuyết giảng khéo léo; hãy sống đời sống thánh thiệnmục đích chấm dứt hoàn toàn khổ đau.” Chính lời nói này [của đức Phật] là sự chấp nhận thọ giới cao quý của các đại đức ấy. Khi đó, đức Phật sống dựa vào những gì mà các Tỳ-kheo ấy mang lại, khuyến khích và chỉ dạy hai vị tôn giả còn lại với bài thuyết giảng giáo pháp; theo cách như vậy, sáu vị sống dựa vào những gì mà ba vị Tỳ-kheo [đầu tiên] mang về từ việc [hóa duyên] khất thực. Trong khi đức Phật khuyến khích và chỉ dạy, Mahānāma và Assaji liền có được sự thấu hiểu giáo pháp không chút bụi trần, không chút vết nhơ rằng: “Điều gì chịu sự sanh ra, tất cả điều ấy chịu sự chấm dứt.” Sau đó, họ đã thấy giáo pháp, lĩnh hội giáo pháp, hiểu tường tận giáo pháp, thấm nhuần vào giáo pháp, vượt qua dao động, xua tan nghi ngờ, có được sự tin tưởng trọn vẹn vào lời dạy của người thầy bằng chính bản thân, không dựa vào [sự trợ giúp của] bất kỳ ai khác, liền nói với đức Phật: “Thưa Thế Tôn, chúng con có thể xuất giathọ giới cao quý với sự có mặt của đức Thế Tôn không?” Đức Phật nói: “Hãy lại đây, này các Tỳ-kheo, giáo pháp được thuyết giảng khéo léo; hãy sống đời sống thánh thiệnmục đích chấm dứt hoàn toàn khổ đau.” Chính lời nói này [của đức Phật] là sự chấp nhận thọ giới cao quý của các đại đức ấy. Lúc đó, đức Phật thuyết giảng cho nhóm năm vị Tỳ-kheo: “Này các Tỳ-kheo, thân thể là phi ngã27… cảm giác… tri giác… tâm tư… nhận thức là phi ngã…”
Đức Phật thuyết giảng như vậy xong, nhóm năm Tỳ-kheo phấn khởi, hân hoan những điều đức Phật thuyết giảng. Trong lúc bài Pháp này được nói ra, tâm thức của nhóm năm Tỳ-kheo được thoát ra khỏi mọi khuynh hướng không lành mạnh (lậu hoặc) không còn chấp giữ. Vào lúc đó, sáu vị A-la-hán28 đã có mặt trên cuộc đời

(Đại phẩm I. 33-47: Luật tạng I. 12-13, do G.AS. dịch tiếng Anh).
____________
22 Người dịch: Từ “giáo pháp” hay “Pháp” (S. Dharma, P. Dhamma) trong Phật giáo không những chuyển tải những gì đức Phật dạy mà còn chỉ cho “chân lý” bởi vì những gì đức Phật dạy đều là chân lý. Vì vậy, trong phần dịch sang tiếng Việt, tôi sẽ dùng hai từ này thay thế lẫn nhau tùy từng ngữ cảnh.
23 Người dịch: Người thầy ở đây chính là đức Phật.
24 Người dịch: Thọ giới Tỳ-kheo.
25 Liên hệ đến hai thuật từ “xuất gia” (going forth), được dùng như người mới tu (Sa-di) và từ “thọ giới đầy đủ” (higher ordination) hay “thu nhận” (admission) là Tỳ-kheo hoàn chỉnh, bằng cách nói “Hãy lại đây, này Tỳ-kheo” (ehi-bhikkhu) là cách thức đầu tiên chấp nhận các cá nhân vào đoàn thể xuất gia bởi chính đức Phật. Về sau này, Ngài đã phát triển một quy trình thọ nhận trang trọng hơn.
26 Điều này có nghĩa là hai đại đức ít nhất trở thành các vị “vào dòng thánh.
27 Về lời dạy này, xem *Th.171
28 Người dịch: Tức đức Phật và nhóm năm Tỳ-kheo đầu tiên

Th.206 Ca ngợi A-la-hán và phẩm hạnh của họ

An vui thay vị A-la-hán, 
Một chút khát khao ái dục không,
Tự phụ “tôi là” luôn chặt đứt, 
Lưới ngu si từng mảnh tan tành. 
Đến rồi trạng thái không lay chuyển, 
Tâm thức hoàn toàn đã sáng trong. 
Trần thế không còn gì nhiễm bẩn:29
Sạch trơn lậu hoặc,30 tối cao thành.31

(Kinh A-la-hán: Kinh Tương ưng III. 83, do P.H. dịch tiếng Anh).
______________
29 Giống như hoa sen của *Th.5, không bị nhiễm bẩn bởi nước ngâm nó.
30 Người dịch: Các khuynh hướng không lành mạnh.
31 Người dịch: Trở thành tối cao hay tối thượng.

Th.207 A-la-hán là những người có sức khỏe tinh thần hoàn hảo

Đoạn kinh dưới đây cho biết A-la-hán nói chung chỉ là một kiểu người với sức khỏe tinh thần hoàn hảo, vì là người đã hoàn toàn vượt qua mọi “bệnh” tham, sân và si.

Này các Tỳ-kheo, có hai loại bệnh. Hai loại bệnh đó là gì? Bệnh về cơ thể và bệnh về tinh thần. Có những người được tìm thấy có thể hưởng được sức khỏe cơ thể khoảng một năm cho đến năm mươi năm, thậm chí một trăm năm hay nhiều hơn. Tuy nhiên, ngoài những vị mà các khuynh hướng không lành mạnh (lậu hoặc) đã được hủy diệt, thật khó tìm được những người trên thế giới có thể hưởng được sức khỏe tinh thần ngay cả trong chốc lát.

(Kinh Bệnh: Kinh Tăng chi II. 142-143, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.208 Tâm của A-la-hán như kim cương

Giống như kim cương không có gì có thể cắt đứt, cho dù là ngọc hay đá, cũng vậy, với sự hủy diệt mọi khuynh hướng không lành mạnh, người nhận chân chính mình với trí cao cả, ngay trong cuộc sống hiện tại, giải thoát tâm hồn không còn xíu khuynh hướng không lành mạnh nào, sự giải thoát bởi trí tuệđi vào trong nó, an trú trong nó. Người này được gọi là người có tâm như kim cương.

(Kinh Kim cương (hay Kinh Vết thương làm mủ): Kinh Tăng chi I. 124, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.209 A-la-hán hoàn toàn thanh thản với mọi trải nghiệm

Vị Tỳ-kheo biết như thế nào, thấy như thế nào… để thông qua sự không chấp giữ, tâm của vị ấy được giải thoát khỏi mọi khuynh hướng không lành mạnh? Này các Tỳ-kheo, khi Tỳ-kheo với mọi khuynh hướng không lành mạnh bị hủy diệt… đây chính xác là câu trả lời của vị ấy: “Này bạn hữu, liên quan đến cái thấy, tôi sống không bị lôi cuốn, không khó chịu, độc lập, không lưu luyến, tự tại, không trói buộc, với tâm nhìn nhận không có chướng ngại. Liên quan đến điều nghe… cảm giác… nhận thức, tôi sống không bị lôi cuốn, không khó chịu, độc lập, không lưu luyến, tự tại, không trói buộc, với tâm nhìn nhận không có chướng ngại.”

(Kinh Sáu thanh tịnh: Kinh Trung bộ III. 30, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.210 A-la-hán không còn sợ hãi

Đoạn dưới đây đưa ra một số bài thơ kệ của A-la-hán Adhimutta khi có một số tên cướp đe dọa giết vị ấy. Sự phản ứng không sợ hãi của vị A-la-hán này đã thu phục họ trở thành đệ tử của Ngài.

Tôi không có suy nghĩ
“Tôi đã từng tồn tại,” 
Tôi cũng không suy nghĩ
“Rồi tôi sẽ tồn tại;” 
Mọi thứ có điều kiện,
Sẽ kết thúc tồn tại
Có gì than trách đây?
Không còn có sợ hãi
Đối với người đã thấy, 
Chúng thực là chính chúng, 
Tinh khiết và giản đơn, 
Khởi sanh các hiện tượng
Tinh khiết và giản đơn, 
Kéo dài mọi thứ có [điều kiện], 
Hỡi này tên tướng cướp.

(Kinh Trưởng lão Adhimutta: Trưởng lão Tăng kệ 715-716, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.211 A-la-hán vượt qua cái biết ngay cả [cái biết] của các vị trời

Đoạn kinh này mô tả những phẩm hạnh khác nhau của A-la-hán, mặc dù ở đây, đề cập đến vị ấy bằng một thuật từ thường được sử dụng để chỉ cho đức Phật: Như Lai (tathāgata).  tính chất khó đo lường của vị ấy lặp lại những gì được nói ở *Th.10.

Này các Tỳ-kheo, vị Tỳ-kheo này được gọi là người (1) đã đào bỏ các chướng ngại, (2) đã lấp đầy các hào sâu, (3) đã nhổ lên cột trụ, (4) đã mở tung các khóa cửa, (5) vị thánh đã hạ biểu ngữ xuống, đã để gánh nặng xuống, không còn trói buộc. [Nghĩa là] thế nào? [Nghĩa là] vị ấy đã chấm dứt và cắt đứt tận gốc rễ: (1) vô minh, (2) sự lòng vòng của sanh rồi tái sanh, (3) khao khát khoái lạc, (4) năm thứ trói buộc-sai khiến tầm thấp32

32 Xem *Th.200., (5) tự hào “tôi là” đã cắt đứt tận gốc rễ…

(Kinh Ví dụ con rắn: Kinh Trung bộ I. 139-140, do P.H. dịch tiếng Anh).

PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

BỒ-TÁT TẠI GIA VÀ BỒ-TÁT XUẤT GIA

M.160 Bồ-tát xuất gia và Bồ-tát tại gia

Này thiện nam (thiện nam tử), có hai loại Bồ-tát, tại giaxuất gia. Thật không khó với Bồ-tát xuất gia đạt được giải thoát, nhưng quả thật rất khó với Bồ-tát tại gia. Tại sao như vậy? Bởi vì, Bồ-tát tại gia bị giới hạn bởi những điều kiện kém hỗ trợ [cho sự thực hành tâm linh].

(Kinh giới  cư sĩ nam, Đại Chánh tạng, T.T.S. and D.S. dịch tiếng Anh).

M.161 Đời sống tại giaxuất gia đối lập nhau

Đoạn kinh này ca ngợi sự ưu thế của đời sống xuất gia.

Đời sống tại gia thì đầy bụi trần và không lành mạnh.33

33 Được đức Phật mô tả*L.8. Đời sống xuất gia thì cao đẹp. Đời sống tại gia bị hạn chế. Đời sống xuất gia thì thoát khỏi trở ngại. Đời sống tại gia thì đong đầy sự pha tạp. Đời sống xuất gia thì trong sáng (lìa bỏ sự pha tạp). Đời sống tại gia thì lôi kéo mình vào điều xấu ác. Đời sống xuất gia thì lôi kéo mình vào điều tốt đẹp…

Đời sống tại gia đong đầy tổn thất. Đời sống xuất gia thoát khỏi tổn thất. Đời sống tại gia rót đầy buồn phiền. Đời sống xuất gia rót đầy niềm vui…

Những ai sống đời tại gia nhận lấy được quá ít lợi ích từ nó. Những ai sống đời xuất gia nhận được lợi ích vô cùng phong phú từ nó… Đời sống tại gia, nỗi thống khổ của người là bội số. Đời sống xuất gia thì thoát khỏi nỗi thống khổ.

Trong đời sống tại gia, con người không bao giờ mãn nguyện. Trong đời sống xuất gia, con người tìm thấy sự mãn nguyện…

Đời sống tại gia chứa đầy hờn giận. Đời sống xuất gia đong đầy từ bi. Trong đời sống tại gia, con người mang gánh nặng lên. Trong đời sống xuất gia, con người đặt gánh nặng xuống.

(Kinh sự chất vấn của cư sĩ Úc-già: Kinh Đại bảo tích, Đại Chánh tạng, do D.S. dịch từ tiếng Hán sang tiếng Anh).

M.162 Bồ-tát tại gia có thể giống, thậm chí còn xuất sắc hơn Bồ-tát xuất gia

Đoạn kinh này nói rằng cho dù sống đời tại gia nhưng sống tốt đẹp sẽ có sự phát triển tâm linh ở tầm to lớn.

Nếu Bồ-tát tại gia sở hữu năm phẩm chất này thì Bồ-tát đó đang thực hành trong giới luật của người xuất gia. Năm phẩm chất đó là gì? Chúng là: (1) cho dù các Bồ-tát tại gia sống ở gia đình, nhưng họ từ thiện mọi gia sản của mình, với tâm thức đặt vào trí thông suốt tất cả34

34 Người dịch: Nhất thiết trí: trí biết tất cả mọi thứ. , họ không mong cầu bất kỳ thiện nghiệp35

35 Người dịch: Kết quả tốt đẹp của cuộc sống nhân sinhcõi trời tầng thấp.  nào từ việc làm của mình; (2)… cuộc sống độc thân của họ thì trong sáng36

36 Vị Bồ-tát tại gia lý tưởng ở đây thì hơi giống với vị “không trở lui” (Bất hoàn) độc thân ở mục *Th.204. và họ không nuôi dưỡng khát khao tính dục;… (3)… họ đi đến nơi yên tĩnh thực hành bốn thiền37

37 Người dịch: Bốn cấp bậc trạng thái định tâm nhờ thực hành thiền định gồm, (1) thiền bậc một: trạng thái hân hoanvui vẻ do lìa bỏ khát khao tính dục và các việc xấu, (2) thiền bậc hai: trạng thái vui mừng, hạnh phúc do sức tập trung (định), (3) thiền bậc ba: trạng thái êm dịu, nhẹ nhàng do lìa bỏ hân hoantrạng thái trước, (4) thiền bậc bốn: trạng thái thanh thản nhẹ tênh hay buông xả do nhất tâm. ;… (4)… họ cố gắng hết sức vào việc rèn luyện trí tuệ và vì lòng từ bi, giúp tất cả chúng sanh;… (5)… họ bảo vệ giáo pháp và hướng dẫn người khác thực hành [giáo pháp]…

Này Ānanda, cư sĩ Ugra (Úc-già) sẽ phụng sự tất cả đức Phật xuất hiện trong kiếp sống thuận lợi này38

38. Người dịch: Hiền kiếp: kiếp sống thuận lợi, tốt đẹp, là khoảng thời gian tồn tại của loài người trên trái đất trong vũ trụ bao la này. ,… và bảo vệ giáo pháp. Mặc dù ông sẽ luôn sống đời cư sĩ tại gia nhưng ông sẽ thực hành giới luật xuất gia và [làm cho] sự giác ngộ của các đức Phật sẽ vang xa khắp nơi.

Đại đức Ānanda hỏi Cư sĩ Ugra: “Có lợi ích hay hạnh phúccư sĩ thấy được trong đời sống tại gia?” Cư sĩ Ugra nói rằng: “Thưa Đại đức, vì lòng từ bi lớn, con không tìm kiếm an bìnhhạnh phúc cho chính con. Thưa Đại đức Ānanda, Bồ-tát, một chúng sanh vĩ đại,39

39. Người dịch: Bồ-tát (Bodhisattva: một chúng sanh giác ngộ); Ma-ha-tát (Mahāsattva: một chúng sanh vĩ đại).  sẽ chịu mọi loại khổ đau mà chẳng từ bỏ chúng sanh.”

Khi cư sĩ Ugra nói những lời này xong, đức Phật nói với Ānanda rằng: “Này Ānanda, trong kiếp sống thuận lợi này (hiền kiếp), cư sĩ Ugra sẽ hóa độ rất nhiều chúng sanh đi đến giải thoát trong khi vẫn sống đời tại gia – nhiều hơn Bồ-tát xuất gia có thể hóa độ trong năm kiếp, thậm chí một trăm ngàn kiếp. Tại sao như vậy? Tại vì, này Ānanda, ngay cả công đức của một trăm ngàn Bồ-tát xuất gia cũng không bằng công đức của Cư sĩ Ugra này.”

(Kinh Sự chất vấn của cư sĩ Úc-già: Kinh Đại bảo tích, Đại Chánh tạng, do D.S. dịch từ tiếng Hán sang tiếng Anh).

GIỚI LUẬT XUẤT GIA

M.163 Đức Phật khuyến khích các đệ tử xuất gia

Đoạn trích này đưa ra một bộ quy tắc sống đầy truyền cảm cho người xuất gia.

Này các Tỳ-kheo, sau khi ta tịch diệt (mất) các con nên trân trọngtôn kính bộ giới luật xuất gia, nó như ngọn đèn soi vào chỗ tối, hoặc như người nghèo tìm thấy châu báu. [Các con] nên hiểu rằng bộ luật này sẽ là người thầy cao cả của các con – nó giống như ta vẫn đang còn trên đời.

Những ai muốn giữ sự thực hành giới luật của mình trong sáng thì không được tham gia buôn bán hay kinh doanh. Không được sở hữu ruộng vườn hay nhà ở, nuôi giữ nô lệ, nữ phục vụ, hoặc động vật. Nên tránh xa mọi loại tài sản hay của cải như tránh ngọn lửa của địa ngục. Không được đốn hạ cây cối, cuốc đất gieo trồng. Không được hành nghề y dược hay xem bói toán. Không được xem thiên văn, đoán ngày tốt, xấu.40

40 Người dịch: Trong bản tiếng Anh là “không xem thiên văn, đoán ngày trăng tròn và khuyết.”  Không được làm bất cứ việc nào như vậy.

[Các con] nên điều tiết cơ thể, ăn uống vào thời gian thích hợp, sống lối sống trong sạchđộc lập. Không được tham gia vào công việc người đời hay phục vụ trong chính quyền. Không được sử dụng bùa chú và thuốc ma thuật. Không được kết thân với người quyền lực để tìm kiếm sự ưa ái vì lòng tham hay kiêu hãnh. Không được tham gia vào bất cứ việc nào như vậy.

[Các con] nên tìm kiếm sự giải thoát với tâm ngay thẳng và chánh niệm. Không được che dấu lỗi lầm, hay tạo ấn tượng mơ hồ về bản thân để lừa gạt mọi người. Nên biết vừa đủ bốn nhu cầu tối thiểu của đời sống xuất gia41

41. Bốn nhu cầu thiết yếu của đời sống xuất gia gồm: thực phẩm, nơi ở, trang phục và thuốc trị bệnh.  mà [các con] cần và tự bằng lòng với điều đó. Không được gom góp và tích trữ những thứ thọ nhận.

Đây là lời vắn tắt cô đọng về việc làm thế nào để tuân thủ giới luật. Tuân giữ giới luật đúng đắn là nền tảng của giải thoát. Đây là lý do tại sao chúng được gọi là ba-la-đề-mộc-xoa (prātimoka).42

42. Thuật từ ba-la-đề-mộc-xoa (prātimoka) dịch là “bộ luật về nguyên tắc sống của người xuất gia” có thể được giải thích theo nghĩa đen là “điều dẫn đến giải thoát.”  Bởi vì, hành trì43

43 Người dịch: Tuân thủthực hành.  giới luậtthể đạt được thiền chỉthiền định, điều này có thể hủy diệt khổ đau, có được trí tuệ. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, các con nên giữ gìn nguyên tắc đạo đức của mình trong sáng, không vi phạm bất kỳ nguyên tắc nào trong đó. Những ai có khả năng giữ gìn sự hành trì nguyên tắc đạo đức của mình trong sáng có thể phát triển những phẩm chất tốt đẹp (công đức). Những ai không thể làm như vậy sẽ không có được lợi ích và không đạt được trí tuệ. Giới luật là nguồn lợi ích quan trọng nhất và vững bền nhất…

Này các Tỳ-kheo, ban ngày các con nên chuyên tâm cố gắng rèn luyện chính mình trong các phẩm chất tốt đẹp, không nên bỏ lỡ cơ hội để làm như vậy. Không phung phí thời gian trước khi đi ngủ hay khi các con vừa thức dạy. Nửa đêm, các con nên đọc tụng kinh điển để giữ chính mình tỉnh thức. Đừng để cuộc sống của các con trôi qua không có được bất kỳ [lợi ích] gì chỉ vì ngủ nghỉ. Hãy thận trọng với thực tế rằng ngọn lửa vô thường đang thiêu đốt thế gian. Hãy tìm cầu giải thoát ngay bây giờ, đừng ham ngủ nghỉ. Phiền não đang nằm chờ như kẻ trộm muốn làm hại các con, còn nguy hiểm hơn kẻ thù của mình. Làm sao các con nằm đó ngủ nghỉ, không chịu tỉnh giấc? Con rắn độc phiền não nằm ngủ trong tâm thức của riêng các con. Nó như con rắn hổ mang màu đen đang ngủ trong phòng mình, giới luật là cái móc câu mà các con có thể dùng để bắt nó. Các con chỉ có thể yên lòng ngủ nghỉ khi nó đã được bắt kéo ra ngoài. Những ai đi ngủ mà chưa bắt con rắn ra thì chẳng có chút [lương tâm] xấu hổ nào.

Cho phép bản thân chịu sự tác động bởi lương tâm hổ thẹn là trang sức tuyệt vời nhất trong các loại trang sức. Lương tâm hổ thẹn như cái móc sắt có thể kéo các con trở về, ra khỏi lối đi trái ngược với giáo pháp (lối đi sai lầm). Vì vậy, này các Tỳ-kheo, các con hãy nên luôn luôn nuôi dưỡng lương tâm hổ thẹn của mình đừng lơ là dù trong chốc lát. Nếu các con làm trái với lương tâm của mình, các con sẽ mất tất cả mọi điều tốt đẹp. Những ai hối hận về những hành vi xấu của mình sẽ phát huy các phẩm chất tốt đẹp. Những ai không hối hận về những hành vi xấu của mình thì chẳng khác gì các loài động vật…

Này các Tỳ-kheo, nếu các con vận dụng sự cố gắng hết sức mình thì các con sẽ không thấy bất cứ điều gì khó khăn. Vì vậy, hãy vận dụng sự cố gắng hết sức mình, các con sẽ như dòng suối nhỏ mài mòn sỏi đá khi chảy không ngừng. Nếu tâm trí của người tu đạo mà thiếu cẩn thận44

44 Người dịch: Thiếu cẩn thận, thiếu tập trung, biếng nhác…  thì rất nhiều sự nỗ lực sẽ bị lãng phí. Giống như cọ xát hai que củi với nhau để tạo lửa. Nếu không liên tục, rất khó sinh lửa,45

45 Người dịch: Cách tạo lửa của người xưa, khi dùng hai que tạo củi tạo lửa cọ xát liên tục đến khi chúng phát ra lửa.  cho dù các con có muốn…

Này các Tỳ-kheo, để có được nghiệp lành, các con phải từ bỏ mọi đam mê lạc thú như tránh xa kẻ thù nguy hiểm. Như Lai lòng từ bi rộng lớn đã chỉ dạy giáo pháptrạng thái cao nhất (giáo pháp rốt ráo) mang đến lợi ích cho tất cả [mọi loài]. Các con phải vận dụng sự cố gắng hết sức mình đối với lời dạy này. Dù các con đang ở trong rừng núi, trong đầm lầy, hay nơi vắng lặng trong rừng, hãy chuyên tâm về giáo pháp mà các con đã từng học hỏi. Đừng để quên mất. Các con vận dụng sự nỗ lực không lay chuyển đối với sự thực hành của mình. Đừng để mình chết đi một cách vô ích trong lo âuhối tiếc.

Giống như vị bác sĩ [hay thầy thuốc], Như Lai biết bệnh và kê đơn thuốc. Nếu các con không dùng thuốc thì đó không phải là lỗi của bác sĩ. Giống như người chỉ đường thông thạo, Như Lai chỉ các hướng đi đúng đắn. Nếu các con nghe và biết hướng đi nhưng lại không đi thì đó không phải là lỗi của Như Lai.

(Kinh Những lời di chúc, Đại Chánh tạng, do D.S. dịch từ tiếng Hán sang tiếng Anh).

M.164 Một ngày không làm, một ngày không ăn

Trong Thiền tông, yêu cầu về công việc tay chân đối với các thành viên trong tu viện được đưa ra để giúp hỗ trợ tinh thần đoàn kết trong công việc chung và cân bằng sự tĩnh lặng của thiền định. Hoạt động này bao gồm việc làm vườn, mặc dù giới luật xuất gia cổ điển không cho phép đào cuốc đất đai vì có thể dẫn đến việc làm hại các sinh vật nhỏ bé trong đó.

Mời làm việc chung: Làm công việc chung được áp dụng cho mọi người, từ người có sức mạnh, người gầy yếu và người bình thường. Để mọi người sống hòa thuận cùng nhau, họ phải cùng chung làm việc để hỗ trợ lẫn nhau. Vị quản trị tu viện (khố tri hay tri sự) nên báo cáo trụ trì và [cho người] báo tin đến vị Tỳ-kheo quản lý nhân sự (duy na, duyệt chúng). Vị quản đốc điều hành (đường ty) nên phân chia công việc và dán trên bản thông báo rằng có thời gian cùng chung làm việc. Vị ấy dán mảnh giấy nhỏ thông báo mỗi vị Tỳ-kheo nên làm việc gì, ở đâu và khi nào để cho họ biết công việc của họ. Khi âm thanh của tiếng bảng gỗ [hình con cá] hay tiếng trống vang lên, mọi người nên xăn tay áo và nhanh chóng tập trung, vận dụng [khả năng] của mình để cùng nhau làm việc. Ngoài những vị bảo vệ [tu viện], những vị làm việc trong nhà bếp, người già, đau ốm, khách đến thăm thì mọi người đều tham gia làm việc bình đẳng. Luôn nghĩ về lời cảnh tỉnh của bậc tiền bối của chúng ta rằng: “Một ngày không làm, một ngày không ăn.”

(Nguyên tắc sinh hoạt chốn thiền môn của Bách Trượng (Bách Trượng thanh quy), Đại Chánh tạng, do D.S. dịch từ tiếng Hán sang tiếng Anh).

KIM CƯƠNG THỪA

ĐỜI SỐNG XUẤT GIA

Trong Phật giáo Tây Tạng, rất nhiều vị tu sĩ nam và tu sĩ nữ tuân theo mười giới xuất gia căn bản, chỉ phần ít tuân thủ đầy đủ bộ luật xuất gia của Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni. Những vị thầy đáng kính được gọi là Lạt-ma (lama: vị thầy) hay guru (bậc thầy tôn quý) có thể là cư sĩ hoặc xuất gia; bênh cạnh đó, cũng có những người thực hành tu tập ở những nơi hẻo lánh không thọ nhận giới luật xuất gia.

V.84 Bốn điều luật nếu vi phạm sẽ đưa đến thất bại trong đời sống xuất gia

Đoạn trích dưới đây nói về các điều luật chính yếu nếu vi phạm sẽ khiến tu sĩ nam và tu sĩ nữ bị trục xuất ra khỏi đoàn thể xuất gia. Hầu như các điều luật có ngôn từ giống hệt nhau cũng được tìm thấy trong bộ luật xuất gia của Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravāda) (xem tiêu đề *Th.193 phía trước) và của Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna) khu vực Đông Á. Các điều luật này cấm quan hệ tình dục, trộm cướp, giết người hoặc hỗ trợ hoặc xúi giục tự tử, tuyên bố giả dối [đã đạt được] trạng thái thiền địnhthiền tuệ cao cấp.

Thưa các đại đức, có bốn loại hành vi khiến người xuất gia thất bại trong đời sống tu hành. Chúng được rút ra từ Kinh Giới (Kinh Biệt giải thoát: Prātimoka Sūtra) được đọc tụng hai lần mỗi tháng.

1. Nếu Tỳ-kheo đã thọ nhận giới luật đời sống xuất gia, nhưng chưa xả bỏ giới luật hay thừa nhận mình yếu kém [không thể giữ được],46

46 Người dịch: Tức là khi cảm thấy mình không đủ khả năng để tiếp tục đời sống xuất gia thì nên thưa với Tỳ-kheo khác để từ bỏ lối sống này, nếu chưa thưa mà vi phạm bốn giới chính yếu thì bị trục xuất khỏi Tăng đoàn.từ bỏ lối sống độc thân bằng việc quan hệ tình dục – ngay cả với động vật – thì vị Tỳ-kheo đó đã thất bại [trong đời sống xuất gia].47

47. Người dịch: Vi phạm giới Ba-la-di (pārājika), một trọng tội bị trục xuất khỏi tăng đoàn vĩnh viễn.  Vị ấy không còn là thành viên của Tăng đoàn.

2. Nếu vị Tỳ-kheo lấy đồ vật của người khác không dành cho mình dù trong khu dân cư hay ở trong rừng theo cách thức của kẻ trộm; trong lúc lấy như vậy bị vua hay các quan bắt giữ, họ sẽ giết vị ấy, trói lại, hay đuổi đi, khiển trách rằng: “Ngươi là một tên tội phạm, một kẻ ngu si, dốt nát, là kẻ trộm cắp.” Vị Tỳ-kheo lấy vật không cho như vậy đã thất bại [trong đời sống xuất gia]. Vị ấy không còn là thành viên của Tăng đoàn.

3. Nếu vị Tỳ-kheo, cố ý và với chính bàn tay mình giết người hoặc phá bỏ thai nhi, hay tạo điều kiện thuận lợi cho cái chết của họ bằng cách cung cấp con dao, hoặc thuê kẻ giết hộ, hoặc khuyến khích họ tự sát, hoặc ca ngợi về lợi ích của tự sát bằng cách nói rằng: “Đời sống này quá khó khăn, đong đầy ô uế và tội lỗi. Có được lợi ích gì từ cuộc sống như vậy? Thật sự sẽ tốt hơn cho bạn nếu bạn lìa bỏ thế giới này.” Thực hiện những điều như vậy có chủ ý và có mục đích; nếu những hành động trên dẫn đến cái chết thì vị Tỳ-kheo đó đã thất bại [trong đời sống xuất gia]. Vị ấy không còn là thành viên của Tăng đoàn.

4. Nếu Tỳ-kheo tuyên bố đã đạt được năng lực siêu phàm, một loại trí tuệ, tầm nhìn hay tri thức mà chỉ các bậc thánh mới có được, nhưng thực tế, vị này không sở hữu những năng lực trí tuệ ấy và không biết chắc chắn rằng mình có được những điều này mà vẫn nói: “Tôi hiểu điều này. Tôi biết điều này. Tôi thấy điều này.” Nếu vị Tỳ-kheo này, vào thời gian sau nhìn nhận rõ ràng mọi thứ và nói: “Thưa các đại đức, tôi không biết điều mà tôi nói rằng tôi biết. Tôi không hiểu điều mà tôi nói rằng tôi hiểu. Điều tôi nói là rỗng không, vô ích, lừa dối.” Dù vị ấy nói ra điều này là do sau khi đã được hỏi bởi các Tỳ-kheo khác hay không,48

48. Người dịch: Điều này có nghĩa là sau khi tuyên bố mình có năng lực siêu phàm thì Tỳ-kheo đó nói rằng mình không có năng lực đó dù do vị ấy tự nói ra hoặc do người khác hỏi.  ngoại trừ vị ấy tin tưởng chắc nịch điều mà vị ấy nói,49

49 Người dịch: Tức tăng thượng mạn (abhimāna): tự hào cao tột về bản thân.  thì vị Tỳ-kheo đó đã thất bại [trong đời sống xuất gia]. Vị ấy không còn là thành viên của Tăng đoàn.

Thưa các đại đức, tôi đã giải thích về bốn loại hành vi khiến thất bại trong đời sống xuất gia. Bất kỳ Tỳ-kheo nào vi phạm vào một trong bốn điều này thì không được sống chung hay ăn chung với các Tỳ-kheo khác. Vị ấy trở lại là vị ấy trước khi xuất gia.50

50 Tức là người cư sĩ tại gia.  Vị ấy đã thất bại và không còn là thành viên của Tăng đoàn. Vì vậy, các đại đức, tôi hỏi các vị có hoàn toàn trong sáng về mặt này không? Lần thứ hai và lần thứ ba tôi hỏi – các vị có hoàn toàn trong sáng về mặt này không? Bởi vì các vị im lặng, này các đại đức, tôi hiểu rằng các vị hoàn toàn trong sáng về mặt này.

(Kinh Giới (Kinh Biệt giải thoát giới) của Bộ phái Căn bản thiết nhất thiết hữu, do D.S. dịch tiếng Anh).

 

V.85 Lời khuyên dành cho tu sĩ tập sự

Trong đoạn trích sau đây, tôn giả Atīśa51

51 Xem *V.10 về Atiśa. khuyên những tu sĩ tập sự của Tây Tạng nên từ bỏ mọi hoạt động thế tục và tập trung vào sự thực hành giáo pháp đơn độc.

Khi tôn giả Atīśa (A-đề-sa) đang ở tại Yerpadrak (gần thủ phủ Lhasa, Tây Tạng) đã đưa ra lời giáo huấn sau:… “Này thiện nam (chư thánh tử), hãy cân nhắc cẩn thận điều mà bây giờ ta sắp nói với các con. Nói chung, con người vào thời kỳ đen tối52

52 Kaliyuga: thời kỳ trụy lạc và đói khổ, thời kỳ mạt pháp. cuộc sống rất ngắn ngủi và có nhiều thứ để học hỏi. Vì không biết chắc mình sống được bao lâu, nên các con cố gắng nhanh chóng từ bỏ các tham vọng [trần tục] của mình. Nếu các con có tài sản và kiếm sống như các cư sĩ tại gia đang làm thì không nên nói rằng mình là tu sĩ. Mặc dù có thể sống trong tu viện, nhưng cho đến khi nào các con còn có sự e sợ về việc từ bỏ những hoạt động thế tục của mình thì không nên nói rằng: “Tôi là tu sĩ.” Cho đến khi nào tâm trí các con còn bị thú vui của cuộc đời này quyến rũchất chứa đầy sân hận thì không nên nói rằng: “Tôi là tu sĩ.”

Mặc dù có thể sống trong tu viện, nhưng cho đến khi nào các con trộn lẫn mình vào dòng người trần thếlãng phí thời gian ăn không ngồi rồi bàn chuyện thiên hạ với những người xung quanh thì không nên nói rằng: “Tôi là tu sĩ.” Cho đến khi nào các con không thể tha thứ, ngay cả tác hại nho nhỏ mà người khác đã làm với mình và không thể giúp sức, dù chỉ chút ít dành cho người khác thì các con không thể nói rằng: “Tôi là Bồ-tát xuất gia.” Nếu các con nói mình là như vậy thì các con đang lừa dối những người tại gia. Mặc dù các con có thể có khả năng làm cho họ tin tưởng rằng mình là người như thế, nhưng các con sẽ không thể dối gạt những người có hiểu biết mọi thứ không chướng ngại,53

53 Người dịch: Vô ngại kiến: trí thấy biết mọi thứ không chướng ngại.  cũng không thể dối gạt những người có con mắt Pháp;54

54 Người dịch: Pháp nhãn toàn tri: thấy biết hoàn toàn mọi thứ trên đời.  rồi nghiệp của việc các con làm sẽ theo các con [lâu dài].

Toàn bộ điểm thiết yếu của đời sống trong tu viện là tránh lẫn lộn với người đời và nhằm từ bỏ mọi sự ràng buộc với người thân và bạn bè. Một khi, do việc từ bỏ những điều này, các con đã xóa sạch tư tưởng khát khao khoái lạc cũng như mọi nguyên nhânđiều kiện chi phối tâm trí mình, các con sẽ khai mở tâm trí tỉnh thức (tâm Bồ-đề) quý giá của chính mình. Vì vậy, không nên dù trong chốc lát, chạy theo tâm lý sợ hãi về việc từ bỏ hoạt động trần thế của mình. Vì trước giờ các con vẫn chưa thực hành giáo pháp một cách đúng đắnnăng lực tâm linh của các con chưa đủ mạnh nên tư tưởng trần tục vô cùng mãnh liệt sẽ xuất hiện liên tục trong tâm trí các con. Trừ khi các con vận dụng một số cách đặc trị hóa giải chúng, nếu không thì chẳng có chút lợi ích gì khi sống ở nơi hẻo lánh, không khác gì chim chóc và động vật hoang dã đang sống ở đó mà thôi…

Tóm lại, mặc dù các con có thể sống trong tu viện, nhưng giáo pháp sẽ chẳng giúp được gì trừ khi các con từ bỏ công việc của đời sống thế tục này và chuyển tâm mình tránh khỏi việc theo đuổi tham vọng cuộc đời. Hãy từ bỏ mọi hoạt động này! Nếu các con nghĩ rằng có thể vẫn làm việc [như trước đây] mà không xao lãng [sự thực hành giáo pháp] dù trong cuộc đời này hay ở cuộc đời sau thì sự thực hành giáo pháp của các con sẽ thành thứ yếu, nếu nó chỉ là thứ yếu thì chỉ có thể là giả nhân giả nghĩa và khoe khoang.

[Vì vậy] các con luôn tránh xa bạn bè xấu, nên sống ở những nơi vắng vẻ. Đừng bao giờ sống cố định một nơi mà tích lũy nhiều khuynh hướng không lành mạnh. Dù làm bất cứ gì, luôn làm phù hợp với giáo pháp. Dù bất cứ chuyện gì xảy ra với mình, các con xem nó như phương thức tẩy rửa ô nhiễm. Bởi vì hành động như vậy là giáo pháp (chân lý) đích thực, nên các con cố gắng thực hiện điều đó. Trong trường hợp các con tìm đúng cách phát triển những phẩm chất tâm linh tốt đẹp, đừng quá tự hào, dễ rơi vào tay ma vương.55

55 Người dịch: ma vương (Māra): Quỷ sứ chết chóc: xem *LI.5 phía trước. Ở đây, Māra cũng còn được xem là những thế lực tâm hồn xấu xa, ác độc của chính mỗi con người.

Hãy sống ở những nơi hẻo lánh, định tĩnh tâm thức và kiểm soát bản thân, ít ham muốn và luôn bằng lòng56

56 Người dịch: Thiểu dục tri túc. . Đừng tự mãn với những phẩm chất tốt đẹp của riêng mình và cũng đừng tìm kiếm sai lầm của người khác. Hành động không sợ hãi, không lo lắng. Không phóng đại các quan điểm mà luôn luôn có trái tìm nhân từ. Không xao lãng bởi những thứ sai lầm mà luôn luôn nghĩ về giáo pháp.

Luôn giữ sự khiêm tốn và nhẫn nại khi bị công kích. Đề phòng tính khoe khoang khoác lác [của chính mình]. Ngăn chặn mọi tham vọng, luôn nhớ cẩn thận! Hãy luôn điều độ trong mọi việc các con làm. Các con nên dễ hài lòng và dễ chấp nhận.

Hãy thoát khỏi trần gian như con thú hoang [chạy trốn cạm bẫy]. Chưa từ bỏ cách sống của thế giới trần tục, các con chưa phải là người thực hành giáo pháp. Nếu chưa từ bỏ bốn nghề nghiệp kiếm sống57

57 Nông nghiệp, kinh doanh, chăn nuôi và cho vay lấy lãi. thì các con không phải là tu sĩ. Chưa từ bỏ ham muốn, các con không phải là tu sĩ. Nếu khônglòng từ bi thì các con không phải Bồ-tát. Chưa bỏ xuống mọi hoạt động thế tục, các con không phải là người hành thiền ưu tú. Đừng lầm đường lạc lối bởi ham muốn [của mình].

Tóm lại, khi các con sống trong tu viện, chỉ thực hành giáo pháp, không lo lắng đến những việc khác để khỏi phải ân hận khi cái chết đến.”

Vào một lần khác, tôn giả Atīśa nói rằng: “Thời kỳ đen tối này không phải là lúc cho việc khoe khoang mà là lúc thể hiện sự kiên trì. Đây không phải là lúc ngồi vào cái ghế cao mà là lúc ngồi vào cái ghế thấp. Đây không phải là lúc dựa vào người phục vụ mà là lúc cần nên sống một mình. Đây không phải là lúc kỷ luật các học trò mà là lúc tự kỷ luật bản thân. Đây không phải là lúc tuân theo những khái niệm ngôn từ mà là lúc suy tư về ý nghĩa của chúng. Đây không phải là lúc đi du lịch đó đây mà là lúc ở yên một chỗ.”

(Những lời khuyên bảo, các trang liên tục từ 9b-15a, do T.A. dịch tiếng Anh).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/06/2012(Xem: 79486)
02/10/2012(Xem: 49466)
09/10/2016(Xem: 10063)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.