Kamma – Nghiệp Trong Kiếp Sống Này

02/12/20214:44 SA(Xem: 4804)
Kamma – Nghiệp Trong Kiếp Sống Này

KAMMA – NGHIỆP TRONG KIẾP SỐNG NÀY
(Kamma In This Life)
Nghiệp sanh và cho quả của nó ra sao
Sayadaw Dr. Nandamālābhivaṃsa biên soạn
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Kamma – Nghiệp Trong Kiếp Sống Này (2)

Tác quyền © Sayadaw Dr. Nandamālābhivaṃsa, Myanmar

 Độc giả lưu ý

Nghiệp trong kiếp sống này: ‘Nghiệp sinh khởi và cho quả của nó’ là một tài liệu sưu tập những bài giảng và thuyết pháp (dhamma) của Sayadaw Nandamālābhivaṃsa đã giảng trong suốt nhiều năm tại một số nơi ở Myanmar và nước ngoài. Một số bài nói đã được phiên âm hay chuyển ngữ trước. Tập sách này là một tập sách tiếp theo của ‘Kamma – Nghiệp vào lúc tử và tái tục’ được xuất bản vào năm 2016 bởi ‘German Abhidhamma Association’. Xin tri ân sự giúp đỡ của cô về việc vi tính và xả thí vật liệu viết, tôi cảm ơn Bà Orchid.

Người biên soạn
Vimalañāṇī

Lời nói đầu

Ngày ngày, chúng ta thực hiện tất cả các loại hành vi hay nghiệp (kamma) không ngừng qua ba môn. Cũng vậy, tựa như một cây trổ quả không ngừng, chúng ta đang tích lũy một số lượng lớn nghiệp (kamma). Thêm vào có một lượng nghiệp dự trữ bao la từ vô số kiếp sống quá khứ của chúng ta. Theo Đức Phật, pháp này được phối hợp với sở hữu tư (cetanā cetasika) - qua sự cố quyết của tư, rất nhiều nghiệp được tích lũy. Chúng không thể bị diệt mất hay bị lạc. Những nghiệp chúng ta tạo vào lúc này hay lúc khác sẽ trở lại với chúng ta như một hậu quả trong tiến trình nhân và quả. Đây là định luật về nghiệp và quả của nghiệp: nếu cái này hiện có, thì cái kia sẽ hình thành.

Mục lục

Tiểu sử của Dr. Nandamālābhivaṃsa 
Lời nói đầu 
Kamma - Nghiệp Trong Phật Giáo Không giống những nghiệp khác
1/. Kamma – Nghiệp Là Nhân Của Hành Vi 
Kamma – Nghiệp sanh theo tâm ra sao
Kamma – Nghiệp được tích lũy ở đâu?
Tư (Cetanā) chính là nghiệp 
Cetanā – Tư nào? Kamma – Nghiệp nào?.
Tâm quyết định kiếp sống của chúng ta.
2/. Kamma - Nghiệp Là Hành Vi Do Sự Cố Quyết 
Nói dối được hoàn thành ra sao 
Trong việc gây ra sự chết: ai phạm tội? 
3/. Kamma – Nghiệp Cho Quả Của Nó..
Sự lặp lại cho quả..
Người Bạn hay Kẻ Thù? 
Thấy bằng sự phản khán, xem lại nghiệp.
6 giọt mật ong cộng với 1 giọt sắt lỏng.
4/. Những Chi Phần Ảnh Hưởng Nghiệp.
Không đối xử bình đẳng.
Các duyên hiệp thế
Phẩm chất làm nên sự khác biệt.
Thuận lợi (sampatti) và bất lợi (vipatti)
Chúng Ta Có Thể Tránh Nghiệp Quả Xấu Hay Không? 



PDF icon (4)
Kamma – Nghiệp Trong Kiếp Sống Này


Tiểu sử của Dr. Nandamālābhivaṃsa

NandamalabhivamsaDr. Sayadaw Nandamālābhivaṃsa, sinh ở Sint-ku thuộc Liên bang Myanmar năm 1940, bắt đầu đường học vấn của Ngài ở một trường Tu viện ở phân khu Mandalay. Ngài được thọ sadi vào lúc 10 tuổi với Sankin Sayadaw ở Tu viện Vipassanā danh tiếng ở Sagaing Hills.

Vào năm 16 tuổi, Ngài đã trải qua kỳ thi Dhammācariya (Pháp sư); và năm 21 tuổi, Ngài đã đăng quang kỳ kiểm tra khó về Abhivaṃsa. Ngài cũng tiếp tục việc học tập của mình ở Sri Lanka và India, đạt được bằng cấp cao hơn. Luận án Dr. (học vị tiến sĩ) của Ngài là về đạo Jainism trong văn học Phật giáo.

Sayadaw Dr. Nandamāla là một trong những người sáng lập học viện nổi tiếng Mahāsubodhayon ở Sagaing Hills. Năm 2003, Ngài thành lập Dhammavijjālaya (Trung tâm nghiên cứu Phật giáo) liền kề Tu viện Mahāsubodhayon cho người nước ngoài tha thiết việc học và thực hành của họ thêm nữa. Ngài cũng thành lập Institute of Dhamma Education (IDE), một trung tâm học Phật giáo mới ở Pyin Oo Lwin. Kể từ khi trung tâm khai giảng vào năm 2013, Ngài đã tổ chức các khóa học cho cả sinh viên trong và ngoài nước. Trung tâm nghiên cứu ‘Dhammavinaya Centre’ khác được mở vào năm 2015. Từ đó, các khóa học năm 2016 đã được tổ chức cho các tăng sĩ và người nước ngoài.

Đồng thời, Sayadaw Dr. Nandamāla giữ nhiều trách nhiệm: trong số đó, Ngài là hiệu trưởng của Học viện Phật giáo Quốc tế Sītagu (Sītagu International Buddhist Academy (Sagaing Hills)) (Sagaing Hills). Hơn nữa, sau khi khai giảng Đại học Truyền giáo Phật giáo Nguyên Thủy Quốc tế (Theravāda Buddhist Missionary University) (ITBMU) năm 1995, Ngài phục vụ với tư cách giáo sư thỉnh giảng. Từ năm 2005, Ngài là Hiệu trưởng.

Sayadaw Dr. Nandamāla phục vụ để thúc đẩytruyền bá Phật pháp ở Myanmar và cả nước ngoài. Từ năm 2003, Ngài bắt đầu giảng dạy Abhidhamma ở Châu Âu, Malaysia và Singapore. Đã có nhiều thời thuyết Pháp trong suốt những năm ở Myanmar, Ngài được công chúng biết đến với cách tiếp cận riêng, sinh độngthiết thực, sử dụng các ví dụ từ đời sống hàng ngày. Ngài cũng là tác giả của nhiều tựa sách tiếng Myanmar, Pāḷi và Anh ngữ (xem bên dưới).

Danh sách một số ấn phẩm bằng Anh ngữ

-   The 90 Years of Life of Daw Malayee (1975)

-   The Exposition of True Meaning (Paramattha dīpanī) with Critical Introduction to the Text (Thesis for the degree of Master of Philosophy) (1996)

-   Buddhism and Vegetarianism (1990)

-   Fundamental Abhidhamma (1997)

-   A Study of Jainism according to Buddhist Literature (Thesis for the degree of Ph.D.) (2004)

-   How to Practise the Four Noble Truths

-   Akusala: the Nature of Poison (2010)

-   The Path to Happiness (2010)

-   The Buddha’s Advice to Rāhula and Rāhula’s Life (2012)

-   Eight and One (2013)

-   The Exits of Mind (2013)

-   Samatha and Vipassanā (2013)

-   An Analysis of Feelling (Vedanā) (2013)

-   A collection of Dhamma Talks 1 (2014)

-   The Great Teacher: Collected Dhamma discourses (2015)

-   Kamma at Death and Rebirth (2016)

Vì kiến ​​thức tuyệt vời về Phật Phápkinh nghiệm giảng dạy của Ngài, nên Ngài đã được chính phủ Myanmar tặng danh hiệu Aggamahāganthavācaka-paṇḍita (Giảng viên cao cấp) và Aggamahāpaṇḍita vào năm 1995 và 2000.



 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/06/2012(Xem: 79606)
02/10/2012(Xem: 49622)
09/10/2016(Xem: 10217)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.