Ngày Rằm Tháng Tư Trong Phật Giáo -Tỳ-khưu Hộ-pháp

11/04/20223:35 SA(Xem: 3328)
Ngày Rằm Tháng Tư Trong Phật Giáo -Tỳ-khưu Hộ-pháp

Phật-Giáo Nguyên-Thủy
Theravāda
Phật-Lịch 2563
NGÀY RẰM THÁNG TƯ TRONG PHẬT GIÁO
Tỳ-Khưu Hộ-Pháp
(Dhammarakkhita Bhikkhu)
(Aggamahāpaṇḍita)
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo – 2020

Ngày Rằm Tháng 4  Trong Phật Giáo – Tỳ Khưu Hộ PhápPDF icon (4)Ngày Rằm Tháng 4 Trong Phật Giáo – Tỳ Khưu Hộ Pháp 


LỜI NÓI ĐẦU


Nhân dịp đêm rằm tháng tư PL. 2563 năm (19-5-2019), tại ngôi chùa Tổ Bửu-Long làm lễ kỷ niệm ngày rằm tháng tư trong Phật-giáo, có 3 sự kiện lịch sử trọng đại là:

- Ngày rằm tháng tư cách nay 2643 năm (2563+80), Đức-Bồ-tát Thái-tử Siddhattha đản sinh tại khu vườn Lumbinī.

- 35 năm sau, vào đêm rằm tháng tư cách nay 2608 năm (2643-35), Đức-Bồ-tát Siddhattha trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama, tại khu rừng Uruvelā.

- Đức-Phật Gotama thuyết pháp tế độ chúng[1]sinh suốt 45 năm, đến đêm rằm tháng tư cách nay 2563 năm (2608-45), Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn, tại khu rừng Sāla, xứ Kusinārā, thọ 80 tuổi.

Trong đêm rằm tháng tư, tại ngôi chùa Tổ Bửu-Long làm lễ kỷ niệm ngày rằm tháng tư trong Phật-giáo, bần sư giảng giải về ngày rằm tháng tư trong Phật-giáo có 3 sự kiện lịch sử trọng đại đáng ghi nhớ.

Bài giảng trong đêm rằm tháng tư ấy được ghi chép và bổ sung thêm để giúp độc giả tìm hiểu đại khái về Đức-Bồ-tát tiền-kiếp đầu tiên cho đến Đức-Bồ-tát kiếp chót của Đức-Phật Gotama, trải qua vô số kiếp thực-hành 10 pháp hạnh ba-la-mật bậc hạ, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng trải qua khoảng thời gian suốt 20 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, cho được đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật, để trở thành Đức Phật Gotama. Đức-Phật Gotama có tâm đại-bi vô lượng đối với tất cả chúng-sinh muôn loài, trong vô số chúng-sinh ấy có cả mỗi người chúng ta ngày nay.

Quyển sách nhỏ “Ngày Rằm Tháng Tư Trong Phật-Giáo” này, bần sư đã cố gắng sưu tầm gom nhặt nhiều nguồn tài liệu từ trong Tam-tạng Pāḷi, bộ Chú-giải Pāḷi và các bộ sách khác liên quan đến Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama tóm lược chỉ được bấy nhiêu thôi!

Tuy bần sư cố gắng hết mình giảng giải để giúp cho độc giả hiểu biết thêm đại khái về Đức[1]Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama thực[1]hành mỗi pháp-hạnh ba-la-mật, song vì khả năng có hạn, nên chắc chắn không tránh khỏi những điều sơ sót, thậm chí còn có chỗ sai ngoài khả năng hiểu biết của bần sư.

Để lần sau tái bản được hoàn thiện hơn, kính mong chư bậc thiện-trí có tâm từ chỉ giáo, góp ý chân tình. Kính xin quý vị xem soạn phẩm này như là của chung, mà mỗi người trong chúng ta, ai cũng có bổn phận đóng góp xây dựng, để cho soạn phẩm này được hoàn hảo, hầu mong đem lại sự lợi ích chung, sự tiến hóa, sự an-lạc cho phần đông chúng ta. Bần sư kính cẩn đón nhận những lời đóng góp phê bình xây dựng ấy của chư bậc thiện-trí, và kính xin quý Ngài ghi nhận nơi đây lòng chân thành biết ơn sâu sắc của bần sư. * Quyển sách nhỏ “Ngày Rằm Tháng Tư Trong Phật-Giáo” này được hoàn thành do nhờ nhiều người giúp đỡ như là Dhammavara Sāmaṇera xem kỹ bản thảo, Dhammanandā upāsikā đã tận tâm xem kỹ lại bản thảo, dàn trang, làm thành quyển sách và được Nhà xuất bản Tôn giáo cho phép ấn hành. Bần sư vô cùng hoan hỷ biết ơn tất cả quý vị.

Nhân dịp này, con là Dhammarakkhita Bhikkhu (tỳ-khưu Hộ-Pháp) thành kính dâng phần pháp-thí thanh cao này đến Ngài Đại Trưởng-lão Hộ-Tông, Vaṃsarakkhitamahāthera là sư phụ của con, đồng thời kính dâng đến Ngài Đại-Trưởng-lão Thiện-Luật, Ngài Đại-Trưởng lão Bửu-Chơn, Ngài Đại-Trưởng-lão Giới Nghiêm, Ngài Trưởng-lão Hộ-Giác (chùa Từ Quang), Ngài Trưởng-lão Hộ-Nhẫn (chùa Thiền Lâm, Huế) cùng chư Đại-Trưởng-lão đã dày công đem Phật-giáo Nguyên-thủy (Theravāda) về truyền bá trên quê hương Việt-Nam thân yêu, và xin kính dâng phần phước-thiện thanh cao này đến chư Đại-Trưởng-lão ở nước Thái-Lan, nước Myanmar (Miến-Điện), đã có công dạy dỗ con về pháp-học và pháp-hành. Con kính mong quý Ngài hoan hỷ. Idaṃ no ñātinaṃ hotu, sukhitā hontu ñātayo. Phước-thiện pháp-thí thanh cao này, xin hồi hướng đến tất cả bà con thân quyến của chúng con, từ kiếp hiện-tại cho đến vô lượng kiếp trong quá-khứ, cầu mong quý vị hoan hỷ nhận phần phước-thiện thanh cao này để thoát khỏi cảnh khổ, được an-lạc lâu dài.

Imaṃ puññābhāgaṃ mātā-pitu-ācariya[1]ñāti-mittānañceva sesasabbasattānañca dema, sabbepi te puññapattiṃ laddhāna sukhitā hontu, dukkhā muccantu sabbattha. Chúng con thành tâm hồi hướng, chia phần phước-thiện pháp-thí thanh cao này đến ông bà, cha mẹ, thầy tổ, thân quyến, bạn hữu cùng tất cả chúng-sinh từ cõi địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh, nhân-loại, chư-thiên trong các cõi trời dục-giới, …

Xin tất cả quý vị hoan hỷ nhận phần phước[1]thiện pháp-thí thanh cao này, cầu mong quý vị thoát mọi cảnh khổ, hưởng được mọi sự an-lạc lâu dài trong khắp mọi nơi. Idaṃ me dhammadānaṃ āsavakkhayāvahaṃ hotu. Phước-thiện pháp-thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi phiền-não trầm-luân, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài. Nếu mỗi người trong chúng con chưa diệt tận được mọi phiền-não trầm-luân, chưa giải thoát khổ sinh, vẫn còn tử sinh luân-hồi, thì do năng lực phước-thiện pháp-thí thanh cao này ngăn cản mọi ác-nghiệp không có cơ hội cho quả tái[1]sinh trong 4 cõi ác-giới, và cũng do năng lực phước-thiện pháp-thí thanh cao này chỉ hỗ trợ đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh trong 7 cõi thiện-giới mà thôi. Được sinh kiếp nào, mỗi người trong chúng con đều là người có chánh-kiến, có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, có duyên lành được gần gũi thân cận với bậc thiện-trí, lắng nghe chánh-pháp của bậc thiện-trí, có đức-tin trong sạch nơi bậc thiện-trí, cố gắng tinh-tấn thực-hành theo lời giáo-huấn của bậc thiện-trí, không ngừng tạo mọi pháp[1]hạnh ba-la-mật cho sớm được đầy đủ trọn vẹn, để mong sớm chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, mong chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán. Nay, chúng con hết lòng thành kính thọ phép quy-y Tam-bảo và thành tâm hộ trì Tam-bảo cho đến trọn đời, trọn kiếp. Do nhờ năng lực phước-thiện pháp-thí thanh cao này, cầu mong cho mỗi người chúng con luôn luôn có duyên lành, tạo được nhân tốt sâu sắc trong Phật-giáo. Do nhờ năng lực phước-thiện pháp-thí thanh cao này theo hỗ trợ, nhắc nhở mỗi người chúng con trong mỗi kiếp, dù có được thành tựu quả báucõi người (manussasampatti), hưởng được mọi sự an-lạc như thế nào, cũng không đắm say trong cõi người; hoặc dù có được thành tựu quả báucõi trời (devasampatti), hưởng được mọi an-lạc như thế nào, cũng không đắm say trong cõi trời. Thật ra, mục đích cứu cánh cao cả của mỗi người chúng con chỉ có cầu mong sớm được thành tựu quả báu chứng ngộ Niết-bàn (Nibbānasampatti) mà thôi, để mong giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới. Icchitaṃ patthitaṃ amhaṃ, khippameva samijjhatu. Điều mong ước, ý nguyện của chúng con Cầu mong sớm được thành tựu như ý. PL. 2563 / DL. 2020 Rừng Núi Viên Không xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Tỳ-khưu Hộ-Pháp (Dhammarakkhita Bhikkhu) (Aggamahāpaṇḍita)

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/06/2012(Xem: 79606)
02/10/2012(Xem: 49624)
09/10/2016(Xem: 10219)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.