NHỮNG HẠT NGỌC TRÍ TUỆ PHẬT GIÁO
Nguyên tác: Gems of Buddhist Wisdom
Buddhist Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996
Thích Tâm Quang dịch
Nguyên tác: Gems of Buddhist Wisdom
Buddhist Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996
Thích Tâm Quang dịch
I. QUAN ĐIỂM ĐẠI CƯƠNG PHẬT GIÁO
4. PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA THỜI ĐẠI
- Tiến Sĩ G.P. Malalasekera
Phật Giáo đặt giải thoát hay Niết Bàn hoàn toàn trong tầm tay con người. Tuy nhiên, nó không đến với ta như một tặng phẩm từ bên ngoài ta; đó là điều tự ta phải đạt được. Không ai có thể tìm mình bên ngoài và chữa khỏi sự chán ghét mình từ những giá trị chủ yếu. Nói một cách khác, Phật Giáo không có chỗ cho một Vị Cứu Thế chịu tội cho người khác để đạt được sự chuộc tội.
Chư Thiên
Phật Giáo thừa nhận có nhiều loại thần được gọi là chư thiên hay vị trời. Tuy nhiên không một vị nào trong những chư thiên này thường còn và bất diệt. Các chư thiên này được thấy tại nhiều cõi sống, một số có tuổi thọ lâu hơn chúng bạn. Tuy nhiên không một vị nào là toàn năng, một số được coi như có thần thông siêu nhân và những ân huệ của họ ta có thể đạt được mặc dầu không phải bằng cầu nguyện và hy sinh. Theo Phật Giáo, những người mộ đạo có thể chia sẻ công đức và có thể truyền cảm tư tưởng từ ái đến chư thiên để cầu khẩn các vị này che chở cho họ.
Cuộc sống trong thế giới chư thiên và tuổi thọ của họ tùy thuộc vào những hành vi tốt làm trong đời quá khứ và khi kho dự trữ các công đức cạn hết, thì các chư thiên sẽ biến mất từ cõi trời và sanh vào một nơi nào đó. Nhiều chư thiên, nếu không phải hầu hết, là tín đồ của Phật mà các đức hạnh được các chư thiên biết rõ. Họ không may mắn như chúng sanh loài người vì trong thế giới loài người, có nhiều cơ hội làm những điều thiện hơn cảnh giới của chư thiên. Con người có thể chia sẻ công đức đạt được do hành động thiện đến chư thiên.
Hồi Hướng Công Đức
Học thuyết 'hồi hướng công đức' là một phần giáo lý của Đức Phật. hồi hướng như vậy được thực thi bởi người làm điều thiện quyết định là 'ai ' có thể cùng hưởng 'công đức' của hành vi thiện của mình. Việc hồi hướng trở nên thực sự hiệu quả khi người thọ nhận ý thức được điều thiện và hoan hỉ trong trường hợp ấy. Điều này gọi là anumodana (hoan hỉ về việc đó). Việc hoan hỉ có thể thực thi không cần đến sự hiểu biết của người làm điều thiện. Cái hữu lý đàng sau điều đó là khi một người tìm thấy nguồn vui trong một hành vi thiện khác, dù có hay không có sự hiểu biết của người nhận, tâm của người đó trong sạch, và thanh tịnh và điều này tạo hiệu quả công đức cho chính mình. Sự hoan hỉ có thể thực thi bởi bất cứ ai như một hành động có ý thức và thận trọng. 'Hồi hướng công đức' chính nó là một hành vi thiện, thêm vào công đức của các việc thiện đã làm. Người chia sẻ công đức không mất mát gì mà có thể tích lũy công đức.
Có những chư thiên đặc biệt hay các vị trời có thần thông quảng đại, được coi những người bảo hộ của Phật Giáo. Mỗi xứ Phật Giáo có đền thờ riêng ảnh hưởng chủ yếu là địa phương, tuy cũng có một số ít được cầu khẩn tại bất cứ ở đâu. Có nhiều những chư thiên địa phương được mượn hay áp dụng bởi những tín đồ của tôn giáo khác, nhất là Ấn Giáo trong trưòng hợp vùng đất của Theravada (Nguyên Thủy). Tại Myanmar, chẳng hạn, người Phật Tử tìm ân huệ nơi (Thiên Vương ) Nats, chủ trì vận mệnh người tại nơi này. Tại Nhật Bản, mặt khác, nhiều Bồ Tát (Phật sẽ thành) được cầu khẩn.
Có nhiều những điện thờ các vị thần này, tại đây các người sùng đạo dâng cúng trái cây, hoa như biểu tượng sự tôn kính, cầu nguyện, tụng kinh và nguyện cầu xin ân huệ. Không có súc vật bị cúng tế. Dạng thức của sự thờ phượng này có ảnh hưởng sâu rộng bởi những người tu tập theo tôn giáo hữu thần. Việc này tương đồng với điều Đức Phật nói khi Ngài tuyên bố lúc con người bị khủng hoảng hay lo âu, người dân sẵn sàng đi đến bất cứ nơi đâu để được che chở. Những ân huệ mà họ nguyện cầu liên quan đến việc trần thế. Không có người Phật tử nào tin vào sự sùng bái các thần, dù thần thông mạnh me,õ có thể dẫn đến việc mở mang tinh thần.
Niềm Tin
Câu hỏi thường được nêu lên là niềm tin (Saddha) có vị trí như thế nào trong Phật Giáo. Tưởng cũng rất hữu ích nhớ lại trong các bản văn kinh điển nguyên thủy tiếng Pali, không có một từ ngữ nào tương đồng với chữ 'Phật Tử'. Dân chúng được phân chia ra làm nhiều hạng theo trình độ của sự phát triển tinh thần. Vây nên chúng ta có người bình thường, một trong số nhiều người trong dân gian (puthujjana), người lương hảo (kalyana-puthujjana), người quý phái (ariya) và người hoàn toàn (arahant). Kinh điển nói đến những người tìm nương tựa nơi Đức Phật, Giáo Pháp của Ngài, và những đệ tử cao quý của Ngài (đoàn thể Tăng Già). Trong Phật Giáo, không có nghi thức 'rửa tội' tuy nhiên có một nghi thức rập khuôn áp dụng bởi người Phật Tử trong những nước Phật Giáo để bày tỏ hành động 'quy y' có nghĩa là người sùng đạo chấp nhận Đức Phật là vị Đạo Sư, Pháp là triết lý và Lối Sống và Tăng Già (Đoàn thể các Thầy Tu) như những người gương mẫu về Lối Sống.
Đúc tin Phật Giáo có nghĩa là chấp nhận trong niềm tin tưởng và kiến thức những nơi nương tựa ấy rất đáng được chấp nhận. Không có 'niềm tin mù quáng', không có trường hợp nào 'không tin thì bị đọa đầy'. Đức Phật đồng ý có nhiều thầy và nhiều Lối Sống được thuyết giảng bởi các vị thầy này, và có nhiều tín đồ của các vị thầy ấy và Lối Sống của họ. Mọi người hoàn toàn tự do chọn lựa; không một hạn chế nào trên quyền tự quyết của môt cá nhân trong phương diện này. Thực ra có nhiều trường hợp những tín đồ của các vị thầy khác thoái thác các vị thầy này và mong muốn chuyển lòng trung thành với Đức Phật. Ngài làm họ nản lòng và yêu cầu họ hãy nghĩ kỹ vấn đề hơn nữa. Khi họ còn năn nỉ, Đức Phật khuyên họ nên tiếp tục việc thiện với những vị thầy cũ của họ.
Một đoạn nổi tiếng trong Kinh Kalama, thường được trích dẫn trong phương diện này, là một bằng chứng không bác được của sự tự do chọn lựa này. Đoạn văn khẳng định không nên chấp nhận điều gì chỉ vì lý do truyền thống, quyền thế của vị thầy, hay vì nó là quan điểm của nhiều người, một nhóm người đặc biệt hay ngược lại. Mọi thứ đều phải được cân nhắc, quan sát, và phán xét xem đúng hay sai dưới ánh sáng nhận thức của chính mình. Nếu là sai, không nên bác bỏ chúng ngay mà nên để lại xét thêm nữa. Không phải nghi ngờ được coi là tội ác ghê gớm mà nên được tích cực khuyến khích.
Chánh Kiến và Tà Kiến
Phật Giáo không có sự định nghĩa rành mạch cho những thuật ngữ Sammaditthi (chánh kiến) và Micchaditthi (tà kiến). Chúng dựa vào quan điểm thực chất là sai hay đúng dù đó là theo người Phật Tử hay những người khác. Không quan điểm nào bị coi như không được xâm phạm vì lý do tôn giáo và không được hỏi. Tự do tư tưởng là một vấn đề nhân phẩm. Cả đến tính giá trị của các lời tuyên bố của chính Đức Phật cũng được hỏi. Đức Phật tuyên bố không có quyền hành gì về học thuyết của Ngài ngoại trừ kinh nghiệm bản thân của chính Ngài.
Quyền hành thực sự là quyền hành mà tự nó có chân lý, chân lý chứng minh chính nó là xác thực. Chân lý như vậy có sức mạnh lớn, sức mạnh có thể làm phép lạ (saccakiriya), như được thấy nhiều trong kinh Jataka, một phần gia tài văn hóa của người Phật Tử. Cho nên, saddha (niềm tin) nên được giải nghĩa như tin cẩn, tin tưởng hay nhận thức hơn là niềm tin, vì niềm tin có nghĩa rộng không tìm thấy trong khái niệm về Saddha.
Hạnh Phúc của Tất Cả Chúng Sanh
Lối sống Đức Phật dạy, đôi khi gợi ý, không có nghĩa đặc biệt dành cho những người có đời sống trong tu viện. Đúng ra, tinh thần không luyến ái phải được phát triển để đạt Niết Bàn có thể thành tựu nhanh bởi nhà sư hơn là người cư sĩ. Nhưng, hoàn toàn là sai khi nói giải thoát hoàn toàn chỉ có thể đạt được bởi nhà sư và người cư sĩ sống tại gia không đạt được. Những bài thuyết giảng của Đức Phật thu thập và hiệu đính bởi Hội Đồng các Trưởng Lão sau khi Đức Phật nhập diệt, gồm nhiều bài giảng cho các nhà sư vì các nhà sư là thính giả chính trực tiếp của Ngài. Nhưng cũng có nhiều bài Ngài giảng cho người cư sĩ. Đôi khi Ngài giảng cho một người.
Trong bài thuyết pháp đầu tiên, gọi là Thiết lập nguyên tắc Chánh Pháp, Ngài phát triển khái niệm về phúc lợi và hạnh phúc của tất cả chúng sanh, không chút kỳ thị, phát xuất từ từ bi cho thế giới. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử loài người, như chúng ta biết, lý tưởng về việc thiện chung hay việc thiện phổ thông được vạch ra, ảnh hưởng không những người bình thường mà cả các dân tộc trên thế giới và tất cả những dân cư của vũ trụ. Bài này được mô tả như giáo lý mang kết quả đến ngay trong đời sống này, không chậm trễ, lúc nào cũng có giá trị, có thể kiểm chứng và gây hứng thú cho việc điều tra nghiên cứu.
Sự Đoàn Kết Của Nhân Loại
Đức Phật dạy không những cần có cuộc cách mạng nội tâm trong một cá nhân vì hạnh phúc nhân loại mà cũng cần có cuộc cách mạng bên ngoài trong đời sống xã hội. Cho nên, chẳng hạn, Ngài thuyết giảng căn bản hòa hợp và đoàn kết của nhân loại, không kể đến mầu da, chủng tộc và những đặc điểm vật lý khác - như trong trường hợp của thú vật - và tạo một cuộc cách mạng hủy bỏ chế độ đẳng cấp đang lan tràn thời bấy giờ tại Ấn Độ. Để trình bày khái niệm về sự hòa hợp nhân loại, Ngài hoạt động không chỉ với các vua chúa, các nhà tư bản và các phụ nữ quý tộc mà Ngài cũng hoạt động với người nghèo nhất của người nghèo, với người ăn xin, và những công nhân quét đường, kẻ trộm cắp và phụ nữ mãi dâm.
Ngài thâu nhận vào đoàn thể Tăng Già do Ngài thành lập, nam và nữ ở mọi từng lớp trong xã hội bất kể đến dòng dõi và nguyên quán. Ngài chăm sóc người bệnh và người cơ cực, an ủi kẻ bị ức hiếp và mang hạnh phúc đến người nghèo khổ. Được biết bệnh viện đầu tiên trong lịch sử được thành lập dưới sự lãnh đạo của Ngài. Ngài không xa lánh thế giới sau khi Giác Ngộ, sống 45 năm trong cộng đồng, luôn luôn tìm đến những người cần đến sự giúp đỡ.
Dân Chủ
Ngài đề cao tự do cá nhân, tự do tư tưởng và ngôn luận cùng những lý tưởng dân chủ. Điều ràng buộc với Phật Giáo không mâu thuẫn với sự cởi mở. Đoàn Thể Tăng Già được coi như một thể chế dân chủ lâu đời nhất trên thế giới và coi như một kiểu mẫu cho các nền móng cho các tổ chức, kể cả thể chế chính trị. Quốc gia lý tưởng vạch ra bởi Phật Giáo là quốc gia dân chủ, làm việc phúc lợi vật chất và tinh thần của người dân, bảo đảm tự do chính trị, tôn giáo và cá nhân cũng như an ninh kinh tế với đầy đủ công vi?c làm.
Phúc Lợi Kinh Tế
Lập kế hoạch cho phúc lợi kinh tế được nhấn mạnh rõ ràng như một phần nhiêm vụ của nhà vua hay quốc gia. Đức Phật nói: 'Nếu điều đó làm đúng, người dân, mỗi người theo nhiệm vụ của riêng mình, không còn quấy rối vương quốc, thu nhập quốc gia sẽ tăng lên, xứ sở sẽ an bình, và dân chúng ai nấy đều vui và sung sướng, nhảy múa với con cái trong tay, sẽ an trú trong nhà cửa mở toang'. Kinh Mahavatsu nói: 'Thế giới dựa trên hai nền móng: sự đạt được của cải và sự bảo tồn cái đã đạt được. Cho nên muốn đạt được của cải và bảo tồn cái mà bạn đạt được, cần nỗ lực mạnh mẽ, trong phạm vi chánh pháp'.
Quyền Sở Hữu
Nhân dân làm chủ tài sản được ủng hộ tại nhiều nơi trên thế giới, nhất là tại những nơi xã hội chủ nghĩa thống trị. Cho đến nay được biết sự áp dụng đầu tiên nguyên tắc tài sản chung trong một cộng đồng hay xã hội thấy có trong Luật Tạng quản trị Đoàn Thể Tăng Già, nơi mà tất cả tài sản, chuyển động được hay bất động, hay bất cứ một thứ có giá trị kinh tế, thì được giữ như của chung, không có một loại ép buộc nào. Đời sống trong Tăng Đoàn là một đời sống đoàn thể căn cứ trên nguyên tắc tự nguyện đồng lao cộng tác.
Phật Giáo và Nhân Loại
Từ những gì đã nói, cho thấy rằng Phật Giáo quan tâm nhiều đến thế giới này và đời sống của nhân loại trong đó. Phật Giáo tuyệt nhiên không chối bỏ thế giới. Đức Phật mô tả giáo lý của Ngài như một Chúng sanh Sanditthika, chủ yếu quan tâm đến thế giới này, đến đời sống này. Ngay cả hạnh phúc cao nhất, đó là Niết Bàn, sự phấn đấu ngay trong kiếp này. Giáo lý này nhấn mạnh dến nhu cầu tuyệt đối để phát huy tốt nhất từ hiện tại phù du để bảo đảm tương lai phải được kiểm soát vì hạnh phúc của chúng ta. Quá khứ đã qua không lấy lại được. Chỉ có hiện tại có thể cho chúng ta đời sống tốt đẹp. Tương lai chưa đến và tương lai tùy thuộc hoàn toàn nơi chúng ta.
Người Phật Tử không coi thế giới này như một nhà tù mà con người phải đào thoát để lên thiên đường. Đúng hơn là con người tìm kiếm xây dựng thiên đường ngay nơi đây. Người Phật tử không phải là một người duy vật chủ nghĩa, cũng không khinh khi những thuận lợi của văn minh vật chất. Vấn đề không phải là sự chọn lựa giũa cảm giác và tinh thần mà là sự chi phối tinh thần. Người Phật Tử lý tưởng phải thiết lập sự quân bình giũa bên ngoài và bên trong, giũa những trạng thái bên ngoài của thiên nhiên và thế giới chung quanh chúng ta, và tinh thần tiến bộ do sự chiến thắng lòng vị kỷ. Với người Phật Tử, đời sống là một cuộc phiêu lưu vĩ đại, thường là một cuộc phiêu lưu nguy hiểm. Vấn đề chính là làm sao cái vĩ đại nhất của tất cả các cuộc phiêu lưu có thể dẫn đến kết thúc hạnh phúc.
Toàn Hảo
Người Phật Tử lý tưởng là bậc A La Hán, có nghĩa là toàn hảo. Muốn đạt được lý tưởng này, tất cả những yếu tố chống lại hạnh phúc này phải bị loại bỏ không phải cho riêng mình mà cũng cho tất cả các sự vật có đời sống. Người Phật Tử không thể tìm phúc lợi cho cá nhân mình, mà không quan tâm đến người khác; phúc lợi của mình gắn bó với phúc lợi của toàn thế giới. Vậy nên huấn thị của Đức Phật là người thiện phải sabba-panabbhutahitanukampi, quan tâm sâu xa và hoạt động tích cực vì hạnh phúc và phúc lợi không những chỉ cho con người mà cho tất cả các sinh vật.
Ở bất cứ nơi nào Phật Giáo đến, Phật Giáo khuyến khích sự phát triển văn minh và văn hóa bằng khoan dung, nhân từ, cảm thông và hiểu biết, hai đức hạnh song đôi Karuna (từ bi) và Panna (trí tuệ), hai đức hạnh này hình thành hai cương lĩnh chính của học thuyết Phật Giáo.
Thế Giới Tiên Tiến
Nét đặc thù phân biệt của thế giới hiện đại là độ lớn và tốc độ của tiến trình thay đổi. Ngày nay chúng ta chứng kiến sự thay đổi hầu như không thể tin được trong sự biến đổi hoàn toàn và mạnh mẽ của tất cả thể chế nhân loại trong mọi lãnh vực hoạt động của con người. Đúng là những thuận lợi hấp dẫn của khoa học và kỹ thuật đã phá hoại cái dây neo của một lối sống ổn định có đặc tính đạo đức riêng, ném đa số người lênh đênh trong thế giới xa lạ và khó khăn. Thế giới thay đổi nhanh đến nỗi không kịp nhận ra.
Nhưng những tiến bộ này cũng mang sự giải phóng đến cho nhân loại trong nhiều phương diện. Chúng đã cho chúng ta những thành quả vĩ đại về xã hội và tri thức và những phương tiện để diệt nạn đói và nghèo khổ. Xã hội đã liên kết với nhau chặt chẽ chưa từng có, và đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của con người nhiều hơn. Sự lầm lỗi không phải ở những sản phẩm của tiến bộ khoa học và kỹ thuật mà là sự thất bại của chúng ta trong việc sử dụng chúng thích đáng và khôn ngoan.
Trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta không thể ngưng thế giới; thế giới luôn thay đổi, vì thay đổi, như Đức Phật nói, là sự thật căn bản của đời sống. Không có cuộc cách mạng nào có thể chấm dứt được sự tự nó thay đổi. Đó là cái đẹp của thay đổi. Không có sự thay đổi liên tục, cách mạng ngày qua trở thành tập quán ngày nay, và tập quán ngày nay trở thành chuyên chế ngày mai. Sự sống còn của chúng ta gắn bó với thay đổi. Do đó người hiện đại phải thấy rằng Phật Giáo đặc biệt thích hợp cho thời đại chúng ta. Phật Giáo chấp nhận sự thay đổi; thực ra, thế giới được xây dựng trên chân lý về sự thay đổi không ngưng và liên tục. Chúng ta phải học hỏi, hiểu dòng sông lúc nước chảy.
Chúng ta phải trau dồi đặc tính phục hồi nhanh sức mạnh, khả năng áp dụng, thích nghi và linh động. Thời điểm chúng ta đi đến những kết luận cứng rắn và từ chối xét các điểm dị biệt, chúng ta ngưng là người thông minh. Quan điểm của chúng ta có khuynh hướng làm cho giáo điều cứng thêm và giáo điều làm chúng ta bướng bỉnh trong tính ngoan cố của chúng ta. Những thử thách mới đòi hỏi chúng ta đáp ứng mới. Nếu mỗi cá nhân cẩn thận tránh giáo điều, toàn bộ cộng đồng tr? thành một xã hội rộng mở có thể đem đến một đời sống tốt đẹp
Những Khó Khăn Nhân Loại Phải Đối Phó
Những khó khăn nhân loại phải đối đầu rất nhiều. Chúng ta có những khó khăn về lương thực, kỹ nghệ, nhân công, lương bổng, thất nghiệp, cơ hội bất bình đẳng, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, đó là một vài việc đề cập đến. Những khó khăn này hình như phức tạp, đương nhiên phức tạp, nhưng điều mong mỏi của một người bình thường chỉ là một điều tầm thường. Người ấy chỉ mong muốn được sống trong hòa bình và hạnh phúc, với tự do được xây dựng cái thế giới nhỏ bé của mình, trong phẩm cách của con người.
Người ấy cũng cần đến tình bạn bè, hiểu biết, tình thương và điều hy vọng cho mình và con cái, cả kiếp này và kiếp sau. Ở nhiều nơi trên thế giới, những nhu cầu căn bản đó cũng không thể có được. Chẳng tìm thấy an ninh và công bằng thấy trên hoàn vũ. Sự bất trắc và bất an trở thành một tai họa chết người khắp hoàn vũ cả giữa những người giàu lẫn người nghèo, đôi khi đem lại thờ ơ và lãnh đạm, đôi khi lo âu, căng thẳng và đảo lộn. Khoa học thất bại trong việc tìm kiếm bí mật của hạnh phúc. 'Chinh phục thiên nhiên' không thành công trong việc đạt được sụ sung túc và hòa bình. Điều này không làm cho chúng ta ngạc nhiên vì Đức Phật dạy chúng ta hạnh phúc chỉ có thể đạt được khi sống hòa hợp với Pháp, tức với thiên nhiên, với cái đẹp và huy hoàng của nó. Chân lý là, là nhân loại, nói chung không hạnh phúc, hết sức khổ sở.
Cho nên tình hình hình như hết sức phức tạp và có thể không có giải pháp. Tuy nhiên, nếu chúng ta nghiên cứu cẩn thận vấn đề với kiến thức và hiểu biết, chúng ta nhận thức rằng những khó khăn hiện đại căn bản không khác biệt gì với những khó khăn kinh niên đã làm đau đớn người dân trong tất cả các thời đại và ở mọi miền. Nếu những khó khăn hiện đại khác biệt những khó khăn của tổ tiên chúng ta, đó chỉ là cùng vấn đề nhưng lớn hơn về số lượng và nhiều loại hơn.
Vậy thì, giáo lý căn bản của Đức Phật, như chúng ta đã thấy, là chẳng có gì xẩy ra ngoại trừ là kết quả của nguyên nhân. Một khi những nguyên nhân được điều tra và được hiểu, người ta sẽ tìm được giải pháp. Người ta thường cho rằng những giải pháp của các bậc hiền triết đời xưa như Đức Phật, quá đơn giản, không đủ hiệu quả để giúp đỡ chúng ta trong giải pháp trước những khó khăn cực kỳ phức tạp đang tác động lên cá nhân và xã hội trong đời sống hiện đại. Thông điệp của Đức Phật đề cập đến tình trạng căn bản khó khăn của con người khiến thông điệp này lúc nào cũng có giá trị và hợp thời. Thông điệp này hướng dẫn đến hành động về phương diện tư tưởng, lời nói và hành vi. Mỗi thế hệ kế tiếp có thể và phải khám phá ra cái thích đáng của thông điệp này cho việc giải quyết khó khăn của mình.
Hạnh Phúc Cao Nhất
Giáo lý của Đức Phật nói hạnh phúc tối cao là hòa bình và không có hạnh phúc thực sự nếu không có hòa bình. Thế giới bị quẫn trí bởi sợ hãi và đe dọa của chiến tranh. Những quốc gia dính líu đến chiến tranh trở thành công xưởng đáng sợ làm vũ khí đạn dược cho quân sự, tiếp tục việc buôn bán và kiếm lời cho những lái buôn cái chết và phá hoại: đi theo sau lý tưởng đày mâu thuẫn không những chỉ binh lính quân đội mà còn hàng ngàn đàn ông, đàn bà, trẻ con vô tội bị thảm sát tàn nhẫn và các thiệt hại không kể siết làm hại đến đất đai và tài sản. Không có gì có thể thoát khỏi cái ác liệt và điên cuồng của trận chiến, và kết thúc đi đến đâu? 'Hận thù không thể chấm dứt được bằng hận thù' Đức Phật tuyên bố 'chỉ có tình thương', và 'chiến thắng nuôi dưỡng ác tâm', 'và kẻ chiến bại chẳng hạnh phúc'. Trên nhiều nơi trên thế giới, những đám mây chiến tranh đe dọa, không khí đầy bạo động trong tư tưởng, lời nói và hành động.
Vây thì, đó là nhiệm vụ của tôn giáo - tất cả các tôn giáo. Chỉ có tôn giáo mới có thể ảnh hưởng đến sự chuyển hóa cần thiết của tâm - tôn giáo không phải chỉ gồm có thực hiện các nghi thức và các cuộc lễ nghi hay thuyết giảng các bài pháp, mà là đời sống có tính chất thiêng liêng và nội tâm an lạc mà kết quả giải trừ quân bị trong tâm, làm tâm nguôi giận, đó là sự giải trừ quân bị thật sự.
Gốc Rễ - Nguyên Nhân Chiến Tranh
Đức Phật dạy chúng ta con đường duy nhất để đạt hòa bình là loại bỏ gốc rễ - nguyên nhân chiến tranh: tham lam, sân hận và si mê. Ngày nay, thế giới phân chia thành nhiều nhóm tư tưởng khác nhau, với khối sức mạnh, họ dành cả tâm trí và năng lực vào công việc chiến tranh tiêu cực, vô ích. Thế giới không thể có hòa bình cho đến khi nào con người và quốc gia từ bỏ ham muốn ích kỷ, bỏ cái cao ngạo chủng tộc, và tẩy sạch cái thèm khát ích kỷ muốn chiếm hữu và quyền hành. Lý tưởng chia rẽ đem đến xung đột. Lý tưởng mang nhiều dạng thức khác nhau: chính trị, tôn giáo, kinh tế, xã hội và giáo dục. Lý tưởng là một sự thoát ly thực tế. Nó làm cho con người hung bạo và giam cầmõ con người trong cuồng tín và bạo lực.
Chính trong tâm con người những lý tưởng mâu thuẫn ấy phát sanh, dẫn đến căng thẳng và chiến tranh, thì cũng chính nơi tâm con người nhửng xung đột ấy có thể diệt trừ để nhân loại có thể tràn đầy những tư tưởng hòa hợp và hòa bình. Đức Phật tuyên bố tâm đứng đầu, kiến thâu của mọi việc, tốt hay xấu, khi tâm tẩy sạch các tội lỗi, hòa bình và hạnh phúc sẽ ngự trị.
Tôn giáo, nếu đúng là tôn giáo thực sự, phải lấy toàn bộ con người làm phạm vi của nó chứ không phải chỉ một vài khía cạnh cuộc sống con người. Người thiện, có nghĩa là người theo tôn giáo, hiểu không có hòa bình và hạnh phúc trên trái đất chừng nào còn có nghèo khổ và thiếu ăn, bất công và áp bức, pháp chế kỳ thị, phân biệt chủng tộc, bất lực xã hội và bất bình đẳng, bị sợ hãi gặm nhấm, ngờ vực và nghi kÿ lẫn nhau. Tự trọng cũng cần thiết cho hạnh phúc như thực phẩm, không có tự trọng nơi những người không có cơ hội để đạt được sự phát triển hoàn toàn về nhân cách.
Khó Khăn Của Thế Giới
Ngày nay những khó khăn mà nhân loại phải đương đầu, đe dọa tổng thể cấu trúc của nhân loại là những khó khăn thế giới không phải chỉ cô lập tại vùng địa dư này hay vùng địa dư kia. Cho nên, giải pháp phải được tìm kiếm ở cấp thế giới. Điều này liên quan đến quan niệm mới, về phần chúng ta, về các quan hệ con người, không chỉ trong gia đình, tại nhà, thị trấn, làng mạc, hay xú sở của chúng ta, mà là trong bối cảnh thế giới. Phải có nhu cầu giáo dục đàn ông cũng như đàn bà về lãnh vực các tai hại của tinh thần quốc gia hẹp hòi, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, màu da và tín điều. Bất khoan dung, kiêu căng và tin mù quáng - chúng cố gắng phản đối và phỉ báng dân tộc khác, văn hóa khác, tôn giáo khác, lối sống khác - Những thứ ấy phải được loại bỏ nếu chúng ta muốn tìm hòa bình.
Quá Khứ Tai Hại
Phải thừa nhận rằng tôn giáo trong nhiều phương diện, có một quá khứ tai hại phải chuộc lại. Quá thường xuyên, nhiệm vụ tôn giáo trước nhân loại đã phải chịu những đòi hỏi khẩn cấp của hoạt động chính trị quốc gia hay tỉnh lẻ và những âm mưu bất chính để bành trướng và chinh phục. Trong thời đại cổ xưa, hầu hết những cuộc chiến tranh quốc gia đều là chiến tranh tôn giáo. Tôn giáo đã chôn vùi hình ảnh của mình bằng tầng tầng lớp lóp lễ nghi và tín điều rườm rà, các nghi vấn về tổ chức giáo hội, và tính "không thể sai lầm" của các sách vở và nhân vật tôn giáo. Làm như vậy tôn giáo tự thu hẹp chính mình để trở thành một thứ nghề tu sĩ, thành chủ nghĩa tăng lữ thần quyền, chỉ còn chăm lo cho của cải và đặc quyền của Giáo Hội.
Thế Tục Hóa
Cho nên người hiện đại có quyền hỏi, tôn giáo dùng làm gì cho chúng tôi ở thời đại này. Họ sẽ lập luận rằng tôn giáo đó phục vụ cho mục đích của tôn giáo đó, cho nên hãy để cho nó chết. Đó là nguyên nhân chính mà tôn giáo bất cứ ở chỗ nào cũng phải đương đầu. Vì vấn đề phát xuất từ thế tục hóa nhiều ít rất phổ thông cho tất cả các tôn giáo thế giới, không cần phải đặc biệt xem xét đặc biệt chúng tại đây.
Tuy nhiên cái nghiêm trọng của chúng là những vấn đề liên quan đến giới trẻ của thế giới mà những mối lo âu về chúng hiện hữu nơi những thế hệ già và nhất là nơi các vị lãnh đạo của nhiều tôn giáo. Những nỗi lo âu này tập trung chủ yếu vào bạo lực đang lan tràn trong nhiều phong trà thanh niên và việc dùng các chất say và ma túy bởi một số rất đông thanh thiếu niên nam nữ. Cả hai, những yếu tố này dường như là dấu hiệu của căn bệnh gốc rễ thâm sâu, giống như những bệnh khác, phải do kết quả của những nguyên nhân nào đó. Đó là những nguyên nhân mà chúng ta phải khám phá ra trước khi chúng ta có thể nghĩ cách chữa trị.
Các Tầng Lớp Văn Hóa
Trong hầu hết các quốc gia trong thế giới hiện đại, dường như có ba lớp văn hóa rõ rệt. Thứ nhất là văn hóa truyền thống của những đức tính đơn giản có quan điểm bảo thủ gọi là văn hóa trong trạng thái bình thường phấn đấu để duy trì giá trị cổ xưa đã được tôi luyện trong thử thách khắc nghiệt của cuộc sống. Thứ hai là xã hội có tổ chức kỹ thuật tiên tiến quan điểm phóng khoáng cố gắng thích nghi với những thay đổi đang xẩy ra chung quanh với tốc độ chóng mặt. Thứ ba là cái gọi là 'phản văn hóa', tượng trưng cho đầu óc bình dân của những người gọi là hyppies, tóc dài, bề ngoài cẩu thả, nghi ngờ niềm tin và giá trị, sở thích của họ là nhạc rock, tự do nhục dục, ham mê các chất say và ma túy với biểu tình rầm rộ, quay về lối sống của công xã hay bộ lạc, trở về với Thiên Nhiên trong cái mà họ gọi là 'chủ nghĩa thẩm mỹ tuyệt đối'.
Nhóm chống lại văn hóa này thường bị hai văn hóa kia nhìn bằng con mắt sợ hãi và khinh khi. Tuy nhiên cũng có những người, đã nghiên cứu kỹ về nhóm chống văn hóa này, xác nhận rằng hình ảnh này là sai, nông cạn và chỉ có bề ngoài, và cách hành xử không chính thống của họ chỉ là phương tiện chống lại xã hội đã được thiết lập mà chúng coi như hoàn toàn bị thúc đẩy bởi thành kiến và tư lợi.
Dưới ánh sáng của những gì đã nói, tôn giáo phải có thái độ thế nào với những người đó ở thời đại tiên tiến này mà người ta thấy họ ở khắp nơi, có chỗ nhiều chỗ ít? Chắc chắn, phải là một thái độ khoan dung và thông cảm, và trên hết, thái độ của sự hiểu biết, mềm dẻo và thích nghi.
Xin đừng quên một số các nhà lãnh đạo tôn giáo chính họ cũng là người cách mạng. Đức Phật, chẳng hạn, là một trong nhừng nổi dạy vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Ngài phủ nhận những điều được mệnh danh là đúng mà ở thời Ngài tôn giáo căn cứ vào, và mang lại cho sự tìm kiếm tôn giáo một định hướng hoàn toàn mới. Ngài không chấp nhận tính thành thật của những người Vệ Đà hay sức mạnh của chức danh thầy tu. Ngài bác bỏ cái ảo tưỏng cho rằng những khó khăn của con người có thể giải quyết bằng nghi lễ thiêng liêng và bùa phép. Ngài là kẻ thù bị nguyền rủa của hệ thống đẳng cấp mà toàn bộ cấu trúc của xã hội Ấn Độ dựa vào. Ngài bị chế diễu và khủng bố và vài mưu hại đã xẩy ra trong đời Ngài.
Những Đặc Tính Nổi Bật
Trong 2500 lịch sử, Phật Giáo đã đương đầu thành công trước các thử thách gặp phải. Mềm dẻo và khoan dung là những đặc tính nổi bật nhất. Không có những thể chế cấp bậc và không có tín điều cứng nhắc. Ảnh hưởng ôn hòa của Phật Giáo được chứng minh bởi văn hóa và văn minh phát triển tại các quốc gia được tôn giáo này truyền đến. Bức thông điệp Phật Giáo cho người hiện đại cũng mạnh mẽ như thời Đức Phật. Phật Giáo không hứa hẹn những căn bệnh mà nhân loại phải chịu có thể giảm bớt trong bất cú một đường lối nào đó của xã hội. Trong khi bác bỏ bất cứ tội bẩm sinh nào của con người, Phật Giáo tuyên bố sự giải thoát là vấn đề cá nhân và chỉ có thể đạt được bằng hạnh kiểm đạo đức và giáo dục tinh thần. Toàn bộ giáo lý của Đức Phật được chính Đức Phật tóm tắt như sau:
"Tránh làm điều ác, làm điều thiện, thanh lọc tâm ý - đó là thông điệp của Đức Phật".Chủ Nghĩa Thực Dân
Trong bốn, năm thế kỷ vùa qua, Phật Giáo bị đau khổ vì chủ nghĩa thực dân tại nhiều quốc gia Á Châu, bởi ngoại chiến và nội chiến và nỗ lực có chủ tâm của những tín đồ tôn giáo khác nhằm làm suy yếu và diệt trừ Đạo Phật. Tăng Già gìn giữ giáo lý tồn tại được hưởng sự bảo trợ của những người có quyền lực, đã bị phá rối và suy yếu vì sức mạnh vượt qúa sự kiểm soát của Phật Giáo.
Nhưng viễn cảnh lại một lần sáng tỏ hơn. Sự thống nhất Phật Giáo đã được tạo dựng bởi những tổ chức như Hội Ái Hữu Phật Tử Thế Giới và Hội Đồng Tăng Già Thế Giới đã hợp nhất Đại Thừa và Nguyên Thủy để cùng theo một chương trình hành động. Mù chữ và nghèo khổ là vấn đề quan trọng mà những người Phật Tử cần phải vượt qua. Tăng Già phải được giáo dục để dáp ứng với nhu cầu hiện đại. Phật Giáo không bao giờ là một tôn giáo tiêu cực và dễ sai khiến. Phật Giáo là một trong những lực lượng văn minh vĩ đại của thế giới.