Chương 16 : Lời Kêu Gọi

06/10/201012:00 SA(Xem: 25636)
Chương 16 : Lời Kêu Gọi
Chương 16
LỜI KÊU GỌI

Những điều đạo đạt trong các trang cuối cùng của quyển sách này nhắc nhở chúng ta đến sự vô thường của cuộc đời. Đời sống trôi qua thật quá nhanh và chẳng mấy chốc chúng ta sẽ đến những ngày tàn. Trong vòng chưa đầy năm mươi năm nữa, tôi, Tenzin Gyatso, tăng sĩ Phật giáo, sẽ chẳng còn gì hơn là một kỷ niệm. Thật vậy, khó tin được một người nào đọc các dòng chữ này sẽ còn sống sót sau một thế kỷ nữa. Thời gian qua không ngưng trệ. Khi chúng ta làm sai điều gì, không thể quay ngược chiều kim đồng hồ, và thử làm lại. Tất cả những gì ta có thể làm là hãy sử dụng hiện tại cho thật tốt. Được vậy, một khi giờ cuối cùng đã điểm, chúng ta có thể nhìn lại, và thấy rằng mình đã sống cuộc đời trọn vẹn, hữu ích và có ý nghĩa, điều đó ít ra có đôi chút an ủi. Bằng không, chúng ta có thể trở nên thật phiền não. Nhưng điều nào chúng ta sẽ kinh nghiệm đây còn tùy chính mình.

Cách tốt nhất để đảm bảo khi cận kề cái chết chúng ta sẽ không hối tiếc, là hãy đảm bảo trong phút giây hiện tại ta hành xử với trách nhiệm và với tâm từ bi cùng tha nhân. Thật vậy, đây là cho lợi ích cho chính ta hiện tại, chứ không phải chỉ lợi ích trong tương lai. Như chúng ta đã thấy, từ bi là một trong các điều chủ yếu khiến cuộc đời ta có ý nghĩa. Đó là suối nguồn của mọi thứ hạnh phúc và niềm vui lâu bền. Và đó là nền tảng của tâm thiện lành, tâm của một người hành xử từ ước vọng được giúp đỡ tha nhân. Qua lòng hảo tâm, qua sự thân ái, qua tánh liêm khiết, qua chân lýcông lý dành cho tất cả mọi người khác, chúng ta đảm bảo lấy lợi lạc của chính mình. Đó không phải là vấn đề lý thuyết hóa phức tạp. Đó là vấn đề của lẽ thường. Không thể phủ nhận sự quán xét về tha nhân rất hữu ích. Không thể phủ nhận hạnh phúc của chúng ta ràng buộc khó tháo gỡ cùng hạnh phúc của tha nhân. Không thể phủ nhận nếu xã hội đau khổ, chúng ta đau khổ. Cũng không thể phủ nhận khi tâm và trí ta càng bị phiền nhiễu bởi tà ý, thì ta càng khốn khổ. Do đó, chúng ta có thể ném bỏ hết tất cả các thứ khác: tôn giáo, lý tưởng, tất cả thứ trí tuệ thọ nhận. Nhưng chúng ta không thể tránh khỏi sự cần thiết của tình thươngtâm từ bi. Điều đó, như thế, chính là tôn giáo thật sự của tôi, đức tin đơn thuần của tôi. Trong ý nghĩa đó, không còn cần đến chùa chiền hoặc giáo đường, điện thờ hay tòa thánh, cũng không cần các triết lý, giáo lý hoặc chủ thuyết phức tạp. Tự tâm ta, tự thức ta, chính là đền thờ. Chủ thuyết là từ bi. Tình thương đối với tha nhântôn kính đối với quyền lợi và phẩm cách của họ, cho dù họ là ai và làm gì: cuối cùng đó là tất cả những gì chúng ta cần. Khi thật hành các điều trên trong đời sống hàng ngày, rồi thì, bất kể ta thọ học hoặc vô học, bất kể ta tin nơi đức Phật hoặc Thượng đế, hoặc tin theo tôn giáo nào khác hoặc không tin theo gì cả, một khi ta có tâm từ bi cùng tha nhân và hành xử với sự giới chế phát xuất từ cảm thức trách nhiệm, không còn phải nghi ngờ nữa về hạnh phúc của chúng ta.

Nếu hạnh phúc chỉ giản dị như thế, tại sao ta lại cảm thấy quá khó khăn tìm kiếm? Không may, mặc dù đa số chúng ta nghĩ về mình như có tâm từ bi, ta lại quên đi các sự thật theo lẽ thường. Chúng ta buông lung trong việc điều phục các ý niệmcảm xúc tiêu cực. Không giống như người nông dân phải theo mùa màng và không ngần ngại canh tác ruộng đất khi thời khắc đến, chúng ta đã lãng phí quá nhiều thời gian vào những việc vô ý nghĩa. Chúng ta cảm thấy tiếc nuối sâu xa trước các vấn đề tầm thường như mất tiền của, trong khi lại cứ ngăn mình làm các điều hệ trọng mà không chút cảm giác hối hận. Thay vì vui hưởng cơ hội có thể đóng góp vào an sinh của người khác, chúng ta chỉ biết đến các khoái lạc của mình bất cứ ở nơi nào. Chúng ta thu hẹp sự quán xét về tha nhân dựa vào nền tảng là quá bận rộn. Chúng ta chạy phải chạy trái, tính toán và điện thoại và suy nghĩ điều này lợi hơn điều kia. Chúng ta làm một việc nhưng lại lo lắng rằng nếu có việc gì khác đến tốt hơn ta sẽ làm ngay. Nhưng với mọi điều đó, ta chỉ mới dấn thân vào các trình độ thô thiểnấu trĩ nhất của tâm hồn người. Hơn nữa, khi không chú ý đến nhu cầu của tha nhân, cuối cùng chúng ta không tránh khỏi gây hại cho họ. Chúng ta cho mình là rất khôn khéo, nhưng đã sử dụng các khả năng của mình như thế nào? Quá thường khi, chúng ta chỉ dùng chúng để lừa đảo người chung quanh, lạm dụng họ, và làm lợi cho ta bằng tổn phí của họ. Và khi việc không chạy, với đủ cách tự biện minh, chúng ta lại đổ lỗi cho người khác về các khó khăn của mình.

Thế nhưng mãn nguyện dài lâu không thể nào đến từ việc chiếm hữu các đối tượng. Dù có bao nhiêu bạn bè, họ cũng không thể khiến chúng ta hạnh phúc. Và sự buông lung theo dục lạc không gì khác hơn là một cửa vào đau khổ. Nó giống như mật dính dọc theo lưỡi sắc bén của cây kiếm. Dĩ nhiên, điều đó không phải muốn nói rằng chúng ta phải khinh miệt thân xác mình. Trái lại, chúng ta không thể nào giúp đỡ người khác nếu không có một thân thể. Nhưng chúng ta cần tránh các cực đoan có thể dẫn dắt đến tác hại.

Khi ta tập trung vào đời sống thế gian, điều cốt tủy sẽ bị ẩn khuất. Dĩ nhiên, nếu chúng ta có thể hạnh phúc thật sự khi làm thế, thì hoàn toàn hữu lý mà sống như vậy. Thế nhưng chúng ta lại không thể được vậy. Nếu tốt nhất, ta sẽ đi qua cuộc đời mà không bị lắm phiền nhiễu. Nhưng khi các khó khăn tấn công ta, như chúng vẫn phải làm, ta sẽ thiếu chuẩn bị. Chúng ta thấy mình không thể đối phó. Chúng ta sẽ thất vọng và mất hạnh phúc.

Do đó, với hai tay chấp lại, tôi kêu gọi cùng quý vị độc giả, hãy đảm bảo rằng quý vị sẽ khiến cho phần còn lại của đời mình càng có ý nghĩa càng tốt. Hãy làm điều đó bằng cách dấn thân vào việc thật hành tâm linh nếu quý vị có thể. Tôi hy vọng đã nói lên minh bạch rằng, không có gì bí mật trong việc đó cả. Nó không hàm chứa điều gì hơn là hành xử với sự quan tâm đến người khác. Và hãy phòng bị là khi thật hành quý vị phải rất chân thànhkiên trì, từng chút từng chút một, từng bước từng bước một, dần dà quý vị có thể chỉnh đốn lại thói quenthái độ sao cho ít nghĩ đến các quan tâm hạn hẹp về bản thân, và nghĩ nhiều đến tha nhân hơn. Khi làm được vậy, quý vị sẽ thấy chính mình vui hưởng an bìnhhạnh phúc hơn.

Hãy dứt lìa tật đố, buông bỏ tham dục muốn chiến thắng người khác. Thay vào đó, hãy mang lợi lạc đến cho họ. Với hảo tâm, với đảm lược, với tự tin khi làm điều đó, chắc chắn quý vị sẽ thành công, và đón tiếp người khác bằng nụ cười. Hãy thẳng thắn. Và đừng thiên vị. Đối xử với tất cả mọi người như họ là bạn thân. Tôi nói điều đó không phải như là Đạt lai Lạt ma hoặc một người nào có quyền lực hay khả năng đặc biệt. Tôi không có tất cả những thứ đó. Tôi chỉ nói như là một con người: một người, giống như quý vị, mong hạnh phúc và tránh đau khổ.

Nếu quý vị không thể, với bất cứ lý do nào, giúp đỡ cho người khác, ít nhất đừng làm hại họ. Hãy tự xem mình như một du khách. Hãy nghĩ đến thế giới như là được nhìn thấy từ trên không gian, thật nhỏ bé và vô nghĩa nhưng lại thật đẹp đẽ. Thật ra có điều lợi gì khi làm hại đến người khác trong khoảng thời gian ngắn ngủi ở tạm nơi đây? Chẳng phải tốt hơn, hay hợp lý hơn, là cứ thoải mái và tận hưởng một cách lặng lẽ, như chúng ta đang viếng thăm một vùng nào khác? Tuy nhiên, nếu trong khi đang vui hưởng thế giới, nếu có chút thời gian, hãy thử giúp đỡ cho dù bằng phương cách nào nhỏ nhặt nhất, những người bị áp bức và những người, vì bất cứ lý do nào đó, không thể hoặc không giúp được họ. Đừng quay mặt tránh những người có bề ngoài phiền não, những người rách rưới và ốm đau. Đừng bao giờ nghĩ về họ như là thấp hèn hơn mình. Nếu có thể, đừng bao giờ nghĩ về mình như là cao quý hơn một người hành khất khiêm nhường nhất. Quý vị cũng sẽ trông giống như họ khi nằm xuống đáy mộ.

Để kết thúc, tôi xin chia sẻ một thời kinh ngắn thường mang đến cho tôi nguồn linh cảm lớn lao trong việc đi tìm lợi lạc cho tha nhân:

Xin cho tôi được trở nên, bây giờ và mãi mãi
Một kẻ bảo vệ cho người không được bảo vệ
Một kẻ dẫn đường cho người lạc lối
Một con tàu cho người vượt đại dương
Một chiếc cầu cho người băng qua sông
Một điện đền cho người đang nguy hiểm
Một ngọn đèn cho người không ánh sáng
Một nơi trú ẩn cho người không chỗ ngụ
Một kẻ phục vụ cho tất cả những ai cần.

WP: Thanh Mai

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/06/2012(Xem: 79602)
02/10/2012(Xem: 49608)
09/10/2016(Xem: 10196)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.