Chương 3: Khởi Thủy Của Thời Gian

12/02/201112:00 SA(Xem: 13539)
Chương 3: Khởi Thủy Của Thời Gian


VUA MILINDA VẤN ĐẠO

Một bản thâu gọn quyển "Milinda Panha"
Bản Anh ngữ: Tỳ Kheo Pesala - Bản Việt ngữ: Cư sĩ Liễu Pháp

Chương 3: Khởi Thủy Của Thời Gian

1. “Bạch ngài Nāgasena, cái gì là gốc của thời gian, quá khứ, hiện tại và tương lai?”
“Là vô minh. Vô minhnhân duyên làm hành nghiệp sinh khởi; hành nghiệpnhân duyên làm thức sinh khởi; thức làm sinh khởi danh sắc; danh sắc làm sinh khởi lục nhập; lục nhập làm sinh khởi xúc; xúc làm sinh khởi sanh; sanh làm sinh khởi lão, tử, thương tiếc, ân hận, đau khổ, buồn bã và thất vọng.” 
2. “Ngài nói rằng sự khởi sinh đầu tiên hết của sự vật thì không thể thấy được. Xin ngài cho một ví dụ.”
“Đức Thế Tôn có nói: ‘Do bởi có sáu căn và trần (cảnh) mà xúc sinh khởi; do bởi xúc mà thọ sinh khởi; do bởi thọ mà tham ái sinh khởi; do bởi tham áihành nghiệp sinh khởi. Và từ hành nghiệp mà sáu căn lại một lần nữa sinh khởi.’ Bây giờ liệu sự sinh khởi dây chuyền này có thể chấm dứt được không?”
“Thưa không.”
“Như vậy, thưa Đức Vua, sự sinh khởi đầu tiên của sự vật không thể thấu hiểu được.” (*E 3.2)

3. “Phải chăng sự sinh khởi đầu tiên hết của mọi sự vật không thể biết được?”
“Một phần là vậy, phần khác thì không.”
“Vậy thì phần nào biết được, phần nào không biết được?”
“Với bất cứ nhân duyên nào đi trước kiếp này mà đối với ta như là không có từ trước thì sự sinh khởi đầu tiên hết không thể biết được. Nhưng với cái gì trước không có mà nay hiện hữu và vừa mới sinh lại diệt mất thì sự sinh khởi đầu tiên hết có thể biết được.” 

4. “Phải chăng có những pháp hữu vi được tạo tác nên?”
“Thưa Đức Vua, chắc chắn như vậy. Nơi nào mà có mắt và cũng có hình sắc thì có nhãn thức; nơi nào có nhãn thức thì có xúc; nơi nào có xúc thì có cảm thọ; nơi nào có cảm thọ thì có tham ái; nơi có tham ái thì có thủ; nơi có thủ thì có hữu; nơi có hũu thì có sanh, lão, tử, thương tiếc, đau đớn, buồn bã hay thất vọng. Nhưng nơi nào không 
có mắt và hình sắc thì không có nhãn thức, không có xúc, không có cảm thọ, không
tham ái, không có thủ, không có hữu; và nơi nào không có hữu thì không có sanh, lão, tử, thương tiếc, đau đớn, buồn bã hay thất vọng.”

*E 3.2: Đi tìm nguồn gốc của đời sống trong sao băng (Super Novae) hay trong D.N.A.(cấu tử cơ bản của nhiễm sắc thể kiểm soát sự di truyền) là đi tìm một cách vô vọng bởi vì nguồn gốc nằm ở trong tâm. Đức Phật đã nói: 
 “Trong vô số kiếp ta lang thang trong sinh tử luân hồi,
 Đi tìm kiếm mà chẳng tìm ra kẻ xây nên căn nhà này.
 Con chính là người xây nhà! Đừng bao giờ xây nhà nữa!
 Tất cả mọi ô nhiễm phải được phá vỡ! Vô minh phải được dẹp tan!
 Tâm ta đã đi đến Niết bàn. Sự chấm dứt tham ái đã được thành tựu.” 
_____________________________________________________________________

5. “Có chăng những pháp hữu vi mà không được tạo tác nên?”
“Thưa Đức Vua, chẳng có pháp hữu vi nào như vậy, bởi vì các pháp hữu vi được tạo tác chỉ do tiến trình của hữu.”
“Xin cho một ví dụ.”
“Có phải ngôi nhà mà Bệ Hạ ngồi đây đã được tạo tác nên do một tiến trình của hữu?”
“Chẳng có một cái gì ở đây mà không có từ trước. Gỗ này là đã ở trong rừng, đất sét này là từ đất mà ra và do công sức của con người, đàn ông và đàn bà, ngôi nhà này mới hiện hữu.”
“Thưa Đức Vua, cũng giống như vậy, chẳng có pháp hữu vi nào mà không được tạo tác nên.”

6. “Phải chăng thựccó có một người thông thái (vedagū)?” (*E 3.6)
“Theo Đức Vua, đó là cái gì?”
“Là một chủ thể bên trong thân có thể thấy, nghe, nếm, ngửi, cảm xúcphân biệt sự vật; cũng giống như chúng ta, đang gồi ở đây, có thể nhìn ra bên ngoài từ bất cứ cử sổ nào theo ý muốn.”
“ Thưa Đức Vua, nếu có cái chủ thể có thể thấy, nghe, nếm, ngửi và cảm xúc như ngài nói thì cái chủ thể đó có thể thấy hình sắc qua lỗ tai, mủi, lưỡi... chăng?”
“Thưa không, bạch ngài Đại Đức.”
Vậy thì, thưa Đức Vua, cái chủ thể bên trong thân không thể xử dụng bất cứ giác quan nào nó mong muốn như ngài đã nói. Thưa Đức Vua, chính do có mắt và hình sắcnhãn thức khởi sinh và tương tự như thế các nhân duyên khác phát sinh, như là xúc, cảm thọ, tưởng, tác ý, định tâm, tĩnh thức và chánh niệm. Mỗi thứ sinh khởi cùng lúc với nguyên nhân của nó và ở đây chẳng có ‘kẻ chứng ngộ’ nào cả.”
 (*V 3.6).

7. “Phải chăng ý-thức sinh khởi nơi nào mà nhãn-thức sinh khởi?”
“Đúng vậy, thưa Đức Vua, nơi nào có cái này thì nơi đó cũng có cái kia.”
“Cái nào sinh khởi trước?”
“Nhãn-thức trước rồi đến ý-thức.”
“Phải chăng nhãn-thức ra hiệu lệnh cho ý-thức hay ngược lại?”
“ Không, chẳng có thông tin gì cả giữa hai thứ.”
“Bạch ngài, thế thì tại sao ý-thức lại sinh khởi nơi nào mà nhãn-thức sinh khởi?”
_____________________________________________________________________
*E 3.6: vedagū đã được dùng để chỉ Đức Phật như là một ‘bậc giác ngộ’.


*V3.6: Căn (con mắt) tiếp xúc với trần (hình sắc) cũng chưa đủ để biết hình sắc thế nào nếu khôngnhãn thức. Nhãn thức này không phải là một chủ thể hay tự ngã; nhãn thức không sinh khởi một mình mà có những tâm sở cùng sinh khởi gọi là tâm sở biến hành: xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyên, tác ý. Xúc là xúc chạm trần cảnh; thọ là cảm giác; tưởng là nhận biết; tư là tạo tác, hành nghiệp; nhất hành là làm cho các tâm sở được liên tục; mạng quyên là duy trì mạng sống của một tiến trình tâm; tác ý là khởi ý đến trần cảnh. Cho rằng thức (hay tâm) là một chủ thể, một tự ngã độc lậptà kiến, cần phải tu học thêm nữa về Phật Pháp, nhất là về Vi Diệu Pháp.
_____________________________________________________________________

“Thưa Đức Vua, tại vì có một khuynh hướng, một chỗ trống, một thói quen và một sự liên hệ.” 
“Xin ngài cho một ví dụ.”
“Nếu một người muốn ra khỏi thành với tường lũy kiên cố mà chỉ có một cổng thành thì người đó sẽ đi ngã nào?”
“Đi qua cổng thành”
“Nếu một người khác cũng ra khỏi thành thì đi theo ngã nào?”
“Cũng đi qua cổng thành.”
“Nhưng người thứ nhất có ra hiệu lệnh cho người kia đi cùng ngã như mình hoặc người thứ hai có bảo người đi trước là sẽ đi cùng một ngã hay không?”
“Bạch Đại Đức, hai người đó chẳng nói chuyện với nhau.”
“Thì cũng như vậy, ý-thức khởi sinh nơi nào có nhãn-thức và hai thứ chẳng có liên lạc với nhau.”

8. “Bạch ngài Nāgasena, phải chăng nơi nào có ý-thức thì nơi đó uôn luôn có xúc và thọ?”
“Đúng vậy, nơi nào có ý-thức thì có xúc và thọ. Và cũng có tưởng, tác ý, tầm và tứ.”

9. “Đặc điểm của xúc là gì?”
“Là đụng chạm.”
“Xin cho một ví dụ.”
“Như khi hai con trừu đực húc vào nhau, con mắt (nhãn căn) giống như một trong hai con trừu, vật nhìn thấy được (nhãn trần) thì giống như con trừu kia và sự húc nhau, đụng chạm giữa hai con trừu chính là xúc.”

10. “Cái gì là đặc điểm của cảm thọ?”
“Thưa Đức Vua, đó là kinh nghiệm được cảm xúc, được thích thú.”
“Xin cho một ví dụ.”
“Như một người phục vụ cho Đức Vua và được phong chức vụ; sau đó cảm thấy thích thú hưởng quyền lợi của chức vụ.”

11. “Cái gì là đặc điểm của tưởng?” 
“Thưa Đức Vua, đó là nhận biết, như nhận biết màu sắc, xanh, vàng hay đỏ.”
“Xin cho một ví dụ.”
“Cũng giống như người thủ quỹ của Đức Vua nhận biết được tài sản của Đức Vua khi nhìn vào màu sắc và hình dạng của chúng.” (*E 3.11)

12. “Cái gì là đặc điểm của tác ý?”
“Thưa Đức Vua, đó là đã có ý niệm và đã chuẩn bị.”

*E 3.11: Sự nhận biết có ba tầm mức - tưởng saññā, thức viññāna và tuệ paññā – có thể so sánh như là sự nhận biết của một đứa bé, một người đàn ông và một người đổi tiền khi họ thấy một đồng tiền vàng. Đứa bé chỉ thấy đó là một vật tròn và sáng chói. Người đàn ông biết đồng tiền vàng có giá trị. Người đổi tiền thì biết rõ hết về đồng tiền vàng.
_____________________________________________________________________
“Xin cho một ví dụ.”
“Như một người đã chuẩn bị thuốc độc, sau khi uống vào phải chịu đau đớn, một người đã nghĩ đến ác nghiệpthực hiện ác nghiệp, sau đó phải chịu đau khổ trong địa ngục.”

13. “ Đặc điểm của thức là gì?”
“Thưa Đức Vua, đặc điểm của thức là biết.”
“Xin cho một ví dụ.”
“Một người canh gác khu phố phải biết ai đó đang đi đến, từ hướng nào người đó đi đến; cũng như thế, khi một người nhìn thấy một vật, nghe một âm thanh, ngửi một mùi, nếm một vị, cảm giác một sự đụng chạm hay có một ý kiến, thì chính bằng thức mà người đó biết được.”

14. “Cái gì là đặc điểm của tầm?”
“Thưa Đức Vua, đó là nhắm vào một mục tiêu.”
“Xin ngài cho một ví dụ.”
“Như một người thợ mộc nhắm để đặt một đòn mộng đã được đẽo vừa vặn vào lỗ mộng của nó, nhắm vào mục tiêuđặc điểm của tầm.”

15. “Cái gì là đặc điểm của tứ?”
“Là xem xét đi xem xét lại.” (*V3.15)
‘‘Xin Ngài cho một ví dụ.’’
‘‘Cũng như sự gõ chuông ví như là tầm, sự ngân vang của tiếng chuông ví như là tứ.’’

16. ‘‘Phải chăng ta có thể tách rời những nhân duyên trên bằng cách nói rằng : ‘Đây là xúc, đây là thọ, đây là tưởng, đây là tác ý, đây là thức, đây là tầm và đây là tứ ?’’
‘‘Không, thưa Đại Đế, không thể tách rời như thế được. Nếu nồi canh được nấu với bơ, muối, gừng, bột gia vị và tiêu thì ta không thể tách ra mùi vị từng món và nói ‘đây là mùi vị của bơ, đây là mùi vị của muối...’’. Tuy nhiên, mùi vị riêng của mỗi thứ vẫn có trong canh bằng đặc điểm của nó.’’

17. ‘‘Rồi ngài Đại Đức nói : ‘‘Thưa Đức Vua, phải chăng muối có thể nhận biết bằng con mắt ?’’
‘‘Bạch ngài đúng vậy’’
‘‘Thưa Đức Vua, xin ngài hãy cẩn thận về điều ngài nói.’’
‘‘Thế thì muối có thể được nhận biết bằng lưỡi.’’
‘‘Vâng, đúng vậy.’’
‘‘Tuy nhiên, bạch Đại Đức, phải chăng các loại muối đều có thể nhận biết chỉ bằng lưỡi ?’’
‘‘Vâng, tất cả các loại.’’
‘‘Thế thì tại sao muối lại được chuyên chở từng khối ?’’
‘‘Không thể chở riêng chất muối được. Thí dụ, muối cũng có trọng khối, nhưng không thể cân chất muối được, người ta chỉ có thể cân trọng khối của muối.’’ 
‘‘Ngài quả thực tài tình trong lý luận.’’ 

*V3.15 : Trong thiền tập, tầm là hướng tâm về đối tượng, tứ là tâm bám sát đối tượng.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/06/2012(Xem: 79486)
02/10/2012(Xem: 49466)
09/10/2016(Xem: 10063)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.