Quay Về Nương Tựa Ba Ngôi Báu

07/04/20194:53 CH(Xem: 8646)
Quay Về Nương Tựa Ba Ngôi Báu

QUAY VỀ NƯƠNG TỰA BA NGÔI BÁU

Thích Ngộ Trí Viên

kinh hai dao tu thanTrong nhạc phẩm Hải đảo tự thân, câu đầu tiên là: “Quay về nương tựa, hải đảo tự thân, chánh niệm là Bụt, soi sáng xa gần”. Trong Kinh Hải đảo tự thân [1] (Nguồn: Kinh Trường A-hàm 02, Kinh Du hành [2]), Phật cũng nhắn nhủ: “Quý vị phải thực tập làm hải đảo tự thân, biết nương tựa nơi chính mình mà đừng nương tựa vào một kẻ nào khác, phải thực tập nương tựa vào hải đảo chánh pháp, biết nương tựa nơi chánh pháp chứ đừng nương tựa vào một hải đảo nào khác hay một ai khác.”

Ý nghĩa chính của cả 2 câu mà tác giả bài viết này muốn đề cập đến, đó là nhận ra Tam Bảo đã có sẵn trong mình. Nếu viết như vậy thì tấm thân tứ đại này, chứa bao nhiêu bất tịnh lại có Ba ngôi báu (Tam Bảo) chăng! “Nương tựa” được hiểu là kề vai chăng! Thực ra, Tam Bảo không phải là hình thức, mà là bản tính giác ngộ sẵn có, chỉ vì bị che lấp bởi tham, sân và si.

Nếu nói rằng Tam Bảo đã có sẵn trong tâm mỗi người như vừa nêu, vậy cần gì nương tựa Tam Bảo qua hình thức bên ngoài? (Tôn tượng, tôn ảnh Phật; kinh, sách, pháp môn hành trì; học tập và ứng dụng lời Phật dạy qua sự hướng dẫn của quý Thầy, quý Sư cô). Những hình thức bên ngoài của Phật, Pháp và Tăng là cách thức để chúng ta nhận ra Tam Bảo đã và đang có trong tự tâm của mình, mà nuôi lớn (trưởng dưỡng) tuệ giácthiền địnhđạo hạnh của người con Phật (dù xuất sĩ hay thế nhân) để đạt được mục đích giác ngộgiải thoátmục đích chính của bao công phu hành trì, tu tập (cultivate). Giác ngộgiải thoát không phải là một “khung trời mơ ước”, một “giấc mơ tự tại” nào đó, bởi vì đó chỉ là tưởng tượng của con người.

“Nương tựa vào hải đảo chánh pháp” tức tìm hiểu, nghiền ngẫmứng dụng lời Phật dạy (văn – tư – tu) trong Kinh điển (S= Sūtra, P = Sutta, C = 經藏), nói vắn tắt là nương tựa Pháp. Sau này, khi Tam tạng giáo điển (Tipitaka) được truyền qua Trung Hoa thì nương tựa chánh pháp ngoài việc nương tựa kinh, còn có thêm nương tựa Luật (S = P = Vinaya, C = 律藏), tức giới luật [3].

----------------------

[1] Kinh Hải đảo tự thân dịch từ Kinh 639, thuộc bộ Tạp A-hàm (99, Đại chính tân tu Đại Tạng Kinh) và Trường A-hàm 02, Kinh Du hành. Nguyên tác trong Trường A-hàm rất dài, khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh dịch lại trong Nhật tụng thiền môn, Ngài đã trích một phần trong nguyên tác để biên tập thành Kinh Hải đảo tự thân.

[2] Nguyên văn: “Vì vậy, A-nan, hãy tự mình thắp sáng; thắp sáng nơi pháp, chớ thắp sáng nơi khác. Hãy tự nương tựa mình, nương tựa nơi pháp, chớ nương tựa nơi khác.”.

[3] Tam tạng giáo điển ban đầuKinh tạng, sau này có Luật tạng. Kể từ sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn xuất hiện thêm Luận tạng.

Thích Ngộ Trí Viên
Thư Viện Hoa Sen

Bài đọc thêm:
Kinh Hải Đảo Tự Thân (Thích Nhất Hạnh dịch)





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/10/2022(Xem: 2946)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?