Một vị giảng sưPhật Giáo và một vị Cư sĩ viết nhiều bài về Phật Pháp loan tải trên một trang web Phật giáo đều cho rằng:
“Tu Phật mà cầu vô niệm là tu sai bởi vì vô niệm thì làm sao “biết” để tư duychân lý và những gì phi chân lý…và chẳng những vô niệm là tu sai mà nghĩ rằng tu cầu đến vô sanh cũng là lầm lẫn. Trên thế gian này có cái gì mà không biến chuyển vận hành? Nói cách khác tất cả đều là sanh diệt…Tu hành cần có những giờ phút "tĩnh tâm" nhưng tĩnh tâm, không được hiểu đó là những phút giây VÔ NIỆM. VÔ SANH là một ý niệm mà người tu Phật phải từ bỏdứt khoát. Vô sanhđồng nghĩa với "đoạn diệt". Tự mình làm cho mình "rớt" vào hàng ngũ của ngoại đạo "đoạn kiến" là cách tu sai lạc, đáng thương!..”
Vậy xin ban biên tậpcho biếtý kiến của hai vị pháp sư này.
Trước hết ý tưởng (hay là sao chép) của vị Cư sĩ là từ lời dạy trong giáo án Chứng Đạo Ca Trực Chỉ Đề Cương của vị giảng sưPhật giáo dạy trường Cao Trung Phật Học tỉnh Đồng Nai.
Thật ra vị giảng sư và vị cư sĩ nói ở trên đã hiểu một cách sai lạc về Vô Niệm, Vô Sanh. Từ và nghĩa Vô Niệm đã được nhiều thiện tri thứcthảo luận từ năm 2002 trên diễn đànPhật Pháp Thư Viện Hoa Sen, nay chỉ xin tóm lược để giải đáp câu hỏi nêu trên của Đạo hữu:
1 Khi trả lời một câu hỏi về Vô Niệm, Hòa ThượngThích Duy Lực đã khai thị trong một buổi pháp thoại tại Từ ÂnThiền Đường như sau:
“Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổgiải thích: “Vô niệm chẳng phải không có bản niệm, ngoài bản niệm ra không được mống khởi niệm gì khác, mới gọi là vô niệm, chứ chẳng phải tuyệt luôn bản niệm, nếu bản niệm tuyệt là chết.” Dù người chết, bản niệm cũng y nguyên không mất, vì đó là bản thể của tự tánh, chẳng đồng như gỗ đá. Nhiều người hiểu lầm cho vô niệm là trăm tư tưởng đều dứt, ấy là sai. Ngài Lục Tổgiải thích thêm: “Lục căntiếp xúclục trần, sanh ra lục thức, không nhiễm không chấp thật tức vô niệm.” Hễ thấy cái gì thì chấp cái đó, nghe được cái gì chấp vào cái đó, là có niệm. Thấy như không thấy, nghe như không nghe, chẳng phải là không biết, biết mà không chấp thật (không dính mắc), mới là vô niệm. Kỳ thật, vô niệm tức vô tướng, vô tướng tức vô trụ, mặc dù danh từ có ba, sự thật chỉ là một. Ngài Lục Tổ sợ người hiểu lầm, nên đã hai lần giải thích về vô niệm. (Trích: Duy Lực Ngữ Lục)
2 Trong bản dịch KinhPháp Bảo Đàn Hòa Thượng Thích Minh Trực dịch như sau: “Sao gọi là vô niệm? Biết cả thảy các pháp mà lòng không nhiễm vương, dính níu, ấy là vô niệm.”
3 Tổ Huệ Năng đã chỉ rõ: "Đối trên các cảnh, tâm không nhiễm gọi là vô niệm, đối trên niệm thường lìa các cảnh, chẳng ở trên cảnh mà sanh tâm". Tổ không có nói là phải diệt trừ hết niệm, tổ nói thêm: "một niệm dứt tức là chết, rồi sẽ sanh nơi khác" tức là tổ biết rằng suy nghĩ là cái chức năng tự động của bộ óc con người, chỉ khi chết thì mới hết suy nghĩ.
4 Một thiền sưNhật bản đương thời là thiền sư Kōshō Uchiyama, thuộc dòng Tào Động, có viết cuốn sách "Opening the Hand of Thought, Approach to Zen" trong đó sư có trình bày về pháp tu Vô niệm như sau:
" Khi chúng tatọa thiền (zazen) có nghĩa là mọi ý nghĩ phải ngưng bặt và đầu óc trống rỗng phải không? Không, dĩ nhiên là không phải thế. Khi mà chúng ta còn sống thì các ý nghĩ khởi lên là điều tự nhiên, ngày cả khi tọa thiền cũng vậy. Điều quan trọng là để chúng tự đến và đi mà ta không theo đuổi chúng hoặc dẹp trừ chúng."
"Nếu niệm khởi phải gắng để dẹp nó không? Nếu làm như vậy tức là chúng ta lập ra ý nghĩ là phải dẹp niệm đó". Lấy một thí dụ trong cuộc sống là lái xe hơi. Khi chúng ta lái xe mà trong đầu suy nghĩ đủ thứ chuyện thì sẽ bị rối loạn, căng thẳng và nguy hiểm cho việc lái xe. Muốn giữ cho an toàn thì cần phải thư dãn và tỉnh giác. Tọa thiền là để cho bản thể biểu hiện một cách tự nhiên và thanh tịnh. Niệm khởi là điều tự nhiên. Nhưng khi chúng ta bám vào niệm đó, chạy theo chúng thì là chúng ta đang suy nghĩ. Thế nào là buông xả các niệm? Khi chúng tasuy nghĩ là suy nghĩ về một cái gì đó. Nghĩ về cái gì là dùng ý nghĩ để bám vào cái đó. Không bám vào cái đó tức là buông xả. Sư so sánh những trạng tháibiến đổi trong tâm ta như là quang cảnhthiên nhiên: có những lúc trời xanh quang đãng, có lúc mây mù, có lúc mưa bão … những cảnh đó đến rồi tự nó đi, không có gì ta phải bận tâm dính mắc."
Hay nói một cách khác: "Khi mắt thấy một vật, chỉ thấy vật ấy. Khi tai nghe một tiếng, chỉ nghe tiếng ấy. Khi mũi ngửi một mùi, chỉ ngửi mùi ấy. Khi lưỡi nếm món gì, chỉ nếm món đó. Khi có cảm xúc trên da hay trên thân, chỉ biết đến cảm xúc ấy. Và khi một ý nghĩ, một đối tượng tâm linh, khởi lên trong tâm, như một tư tưởng xấu chẳng hạn, chỉ biết tư tưởng ấy. Điều này có nghĩa là không nên để cho tư tưởng phân biệt xấu, tốt, ưa thích hay ghét bỏ sanh khởi. Ưa thích cái gì có nghĩa là ham muốn cái ấy, không ưa thích cái gì có nghĩa là ghét bỏ cái ấy. Ham muốn hay ghét bỏ đều là ô nhiễm phát sinh từ tâm tham, sân và si. Không để các ô nhiễm này dấy lên trong tâm, tức là không dính mắc." (trích sách:Phật PhápTrong Đời Sống (Tâm Diệu)
5 Còn Vô Sanh, trong kinh Đại Thừa cũng như Nguyên Thủy nói rất rõ ràng. Cho rằng “Vô sanhđồng nghĩa với "đoạn diệt". Tự mình làm cho mình "rớt" vào hàng ngũ của ngoại đạo "đoạn kiến" là cách tu sai lạc, đáng thương!..” là hiểu không đúng, hiểu một cách sai lạc. Đức PhậtThích Ca đã phá hai kiến chấp của ngoại đạo này là (1) chấp thường tức là chấp có một linh hồnbất diệt, và 2) chấp đoạn tức là chấp rằng chết là hết, không còn tồn tạisau khi chết, cũng có nghĩa là không có nhân quả, luân hồi, không có tội phước, đúng sai, phải quấy, đạo đức gì cả vì chết là hết. Chấp thường, chấp đoạn cũng là chủ trương của chủ nghĩaDuy Vật (metarialism)
BBT/TVHS
Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA TÁC GIẢ:
VÔ NIỆMVÔ SANH (Phần chót)
Trước hết chúng tôi xin cám ơn ban biên tập TVHS đã cho phépchúng tôi đóng góp thêm vài ý kiến nhỏ để cho vấn đề được sáng tỏ.
1)Danh từ “Vô Niệm” nếu được hiểu theo ý nghĩa thông thường là không có ý niệm, không có tư tưởng nào phát hiện trong tâm cả. Nếu hiểu theo định nghĩa này thì trên thế gian này có người nào đã đạt đếntrình độ đó chưa? Ngày xưa chính Đức Phật và 1250 vị A la hán khi nhập vào thiền định (tứ thiền) thì ý thức bị diệt, không còn tác động được nữa. Các Ngài chỉ còn sống trong tỉnh thức nghĩa là trong thời điểm đó các Ngài biết rất tỏ tường, sáu căn vẫn sáng tỏ, nhưng không tác ý được nữa cho nên toàn bộtư tưởng, lời nóicho đến hành động đều bị diệt nghĩa là không còn suy nghĩ, nói năng hay cử động tay chân cho đến khi xuất thiền. Lúc đó tâm các Ngài hoàn toànthanh tịnh và đây là con đườnggiải thoát, chứng nhậpchân lý. Thế thì tuy ý thức không còn hoạt động, nhưng sáu căn vẫn còn sáng tỏ tức là các Ngài vẫn còn biết, còn tư tưởng chớ đâu có phải là vô niệm.
Bây giờ trong Kinh Pháp Bảo Đàn của Lục Tổ Huệ Năng định nghĩa “Vô Niệm” như sau:” Vô niệm là đối với niệm mà không niệm, đối trên các cảnh mà tâm không nhiễm” nghĩa là khi sáu căn đối diện với cuộc đời (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) mà tâm không dính mắc, không khởi tà niệm tham, sân, si thì đây là vô niệm. Thế thì vô niệm bên Thiền tông chính là Chánh niệm bên Nguyên thủy rồi. Mỗi trường phái dùng một danh từ khác nhau để diễn giảiý tưởng của trường phái mình, nhưng bên trong ý nghĩa đâu có khác gì nhau. Đức Phật không dạy vô niệm mà chỉ dạy chánh niệm và vô ngã để có giải thoát. Tại sao? Bởi vì khi sáu căn tiếp xúc với thế gian thì mắt vẫn thấy sắc, tai vẫn nghe âm thanh, mũi vẫn ngửi mùi, lưỡi vẫn nếm thức ăn, thân vẫn cócảm xúc tức là đối cảnh mà vẫn vô tâm hay là “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, nhưng chỉ thấy biết một cách khách quan, không cộng ngã kiến vào thì không bao giờ có khổ vui mà chỉ có an lạc. Tại sao? Bởi vì: “Chư Pháp tùng bổn lai, Thường tự tịch diệt tướng” nghĩa là các pháp từ xưa đến nay, tánh chúng thường vắng lặng, không hạnh phúc và cũng chẳng có khổ đau. Nói cách khác tất cả các Pháp từ Căn như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý đến Trần như sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp cho đến sáu Thức đều là tự tánhthanh tịnh bản nhiên nghĩa là tự tánh của thiên nhiên là vậy (như thị), không khổ, không vui. Vì thế khi nói khổ đau hay hạnh phúc là có sự hiện diện của bản ngã trong đó nghĩa là tôi khổ hay tôi hạnh phúc rồi. Thí dụ cành hoa tự nó không đẹp, không xấu, không thơm, không thúi cho nên người biết đạo thì nhìn cành hoa là cành hoa thì tâm an lạc. Ngược lại, nếu cho cành hoa là đẹp thì trong tâm đã có sự so sánh, phân biệt. Tại vì mình cho nó đẹp, mình nghĩ nó đẹp…tức là có tự ngã. Thế thì đau khổ là không được như ý mình muốn còn hạnh phúc là thỏa mãn được ý muốn của mình. Nói cách khác thỏa mãn được Cái Ta thì gọi là hạnh phúc, ngược lại không thỏa mãn được Cái Ta thì gọi là đau khổ chớ trên thế gian này không có cái gì là khổ đau hay hạnh phúc cả. Do đó khi không còn sống với bản ngã thì người đó trở về sống với thực tánh pháp thì gọi là giải thoát thế thôi.
Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài dạy chúng sinh chớ vội tin những gì Ngài nói huống chi là kinh luận của các tông pháiđời sau viết ra. (Believe nothing, no matter where you read it or who has said it, not even if I have said it, unless it agrees with your own reason and your own common sense. Buddha).
Ban biên tập TVHS viết rằng:”Nếu niệm khởi phải gắng để dẹp nó không? Nếu làm như vậy tức là chúng ta lập ra ý nghĩ là phải dẹp niệm đó”. Lấy một thí dụ trong cuộc sống lái xe hơi. Khi chúng ta lái xe mà trong đầu suy nghĩ đủ thứ chuyện thì sẽ bị rối loạn, căng thẳng và nguy hiểm cho việc lái xe. Muốn giữ cho an toàn thì cần phải thư giản và tỉnh giác”.
Thế thì vô niệm mà quý vị giải thích ở câu trên chính là tỉnh thứcchánh niệm chớ là gì! Do vậy, trên thế gian này không có cái gì là vô niệm cả mà chỉ có chánh niệm. Danh từ Vô Niệm là do Thiền tông đặt ra chớ không phải do Đức Phật chế vì thế người học đạocần phảisáng suốt để thấy con đường mình đi chớ không phải tin suông vào văn tự.
2) Ban biên tập TVHS viết rằng:””Cho rằng “Vô sanh đồng nghĩa vớiđoạn diệt. Tự mình làm cho mình “rớt” vào hàng ngũ của ngoại đạo “đoạn kiến” là cách tu sai lạc, đáng thương” là hiểu không đúng, hiểu một cách sai lạc”.
Trong phần Tập đế của Tứ Diệu đế, Đức Phật đã giải thíchrõ ràng biện kiến như sau:
Biện kiến: có nghĩa là lý luận một chiều. Đây là nói về những người có lý luậnđộc đoán. Họ nghĩ rằng lý luận của họ là đúng nhất bất chấp là lý luận ấy thực sự có đúng hay không. Có hai loại biện kiến thường thấy là:
-Thường kiến: là họ lý luận rằng khi chết rồi, cái Ta vẫn còn tồn tạimãi mãi. Người chết sẽ sanh ra người, còn súc vật chết sẽ trở lại làm súc vật và thánh nhân chết sẽ trở lại làm thánh nhân. Vì tin tưởng như vậy, nên đối với họ, có tu hay không tu cũng như nhau. Họ không sợ tội ác, nên chẳng cần làm thiện.
-Đoạn kiến: đối với nhóm nầy, thì họ nghĩ rằng chết là hết. Một khi chúng ta tắt thở, nhắm mắt xuôi tay thì không còn gì tồn tại nữa. Lúc đó tội cũng không mà phước cũng chẳng còn. Họ luôn luôn tâm niệm rằng:”Tu nhơn đức già đời cũng chết, hung hăng bạo ngược tận số cũng chẳng còn”. Vì tin tưởng như thế, nên luật nhân quảluân hồi đối với họ không còn ý nghĩa gì cả thành thử họ mặc tình làm điều tội lỗi.
Vì thế “Vô sanh” nghĩa là không còn tái sinh nữa tức là đoạn kiến chớ còn là gì nữa.
Ngày xưaĐức Phật chọn con đường trung đạo để xiễn dương đạo Phật nghĩa là thường kiến Ngài cũng phá mà đoạn kiến Ngài cũng phá. Tại sao? Giáo lýPhật Đàdựa trên thuyết “Duyên Khởi” và chân lýVô Ngã. Khi Đức Phậtthuyết giảngchân lýVô Ngã cho nhóm ông Kiều Trần Như thì Ngài đã khẳng định rằng tất cả mọi hiện tượng trong thế gian này đều không ngừng tác tạo. Vì là do nhân duyên, nhân này quả nọ, mà thành chớ không có một vật thể nào tự chúng có được nên tất cả mọi hiện tượng đó không có thực thể, không có tự tánh tức là Vô Ngã. Con ngườichúng tacũng thế, không có cái gì gọi là Cái Tôi hay Cái Của Tôi tức là Vô Ngã. Đức Phật gọi Cái Tôi chỉ là một ảo giác do tâm thức biến hiện. Sự sai lầm là con người luôn đồng hóangũ uẩn (thân, tâm) là Tôi cho nên họ luôn bám chặt vào nó như là một cá thểvững bền. Sự bám vúi đó chính là nguyên nhân đem lại biết bao nỗi khổ đau trong kiếp sống này và mãi mãi về sau. Vì thế dựa theo chân lýVô Ngã thì làm gì có “vô sanh” cho nên nói vô sanh không là đoạn kiến hay tà kiến thì là gì?
Con đường trung đạo dựa theo thuyết Duyên Khởi là trong cái sinh đã ngầm chứa sự hủy diệt và trong cái chết đã ngầm chứa (kết duyên) cho sự sinh mới nghĩa là sinh ra rồi sẽ bị diệt và diệt rồi để sinh ra cái mới và cứ thế chu kỳ sinh sinh diệt diệt tiếp diễn không ngừng mà Phật giáo gọi là luân hồi. Vì thế từ vô ngã mà con người phải chịu sự biến hóa của luật vô thường để phải sinh tử luân hồi trong bao kiếp sống. Do đó vô sanh tức là đoạn diệtnếu không phải là lý luận của ngoại đạo thì là gì?
Ngày xưaĐức Phật và các vị A la hán khi chứng tứ thiền thì các Ngài đắc quả “vô sanh” nghĩa là các Ngài vĩnh viễn không còn tái sinh làm con người để phải chịu sinh tử khổ đau. Ngược lại phàm nhân thì phải chịu tái sinh nghĩa là tạo nhân thì chính mình phải thọ lãnh vì thế đạo Phật mới nói có luân hồi.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới.
Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát
Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN
Một đồng.. giữa lúc nguy nan
Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình..
Bão giông tan tác quê mình..
Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia....
Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.