Chủng Tánh Nào Có Thể Nghe Và Hiểu Kinh Điển Đại Thừa

31/07/20164:57 CH(Xem: 11664)
Chủng Tánh Nào Có Thể Nghe Và Hiểu Kinh Điển Đại Thừa

CHỦNG TÁNH NÀO CÓ THỂ NGHE
VÀ HIỂU KINH ĐIỂN ĐẠI THỪA

Tâm Trí

Hỏi: Tôi thường nghe các bạn đạo nhắc đến chỉ có Chủng Tánh Đại Thừa mới nghe và hiểu nổi kinh điển Đại Thừa. Vậy xin hỏi ngoài chủng tánh đại thừa còn có chủng tánh nào có thể nghe và hiểu được kinh điển Đại Thừa?

Đáp: Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu về các loại chủng tánh. Trên phương diện tương đối thì căn cơ của chúng sanh được chia ra làm 5 hạng:

1. Chủng Tánh Phàm Phu – Người có chủng tánh phàm phu thì ưa thích thị phi, tranh đấu hơn thua, chỉ vui thích theo thế thường phàm tục, không thích đến chùa hay nghe kinh pháp, nếu có nghe thì nhức đầu buồn ngủ hoặc không tiếp nhận nổi giáo lý. Nếu có kẻ đến chùa thì cũng với một mục đích riêng tư, tự lợi nào đó, ví dụ như kiếm thêm người để chơi hụi, chứ không phải là ý tốt.

2. Chủng Tánh Bất Định – Đây là những tâm hồn bất định, dễ nghe và dễ tin, không có một lập trường rõ ràng. Có người khuyên theo Phật liền theo Phật, hôm sau có người khuyên theo Chúa thì liền theo Chúa, hôm sau có người khuyên theo A La thì liền theo A La, không bao giờ xác định được lập trường của mình. Nói theo cách nói thông thường là “gió chiều nào thì theo chiều đó”.

3. Chủng Tánh Ngoại Đạo – Đây là hạng người hướng ngoại, tìm cầu đạo ở bên ngoài (ngoài cái Tâm), là những tâm hồn mê tín dị đoan, ưa thích những chuyện hoang đường huyễn hoặc, hay ưa thích cúng kiến lễ lạy, cầu khẩn bên ngoài, mong được ban ơn giáng phước mà không hiểu rõ chân lý. Họ rất sợ hãi và không tiếp nhận nổi chân lý (kinh Đại Thừa Liễu Nghĩa). Khi nghe đến hệ tư tưởng Đại Thừa thì họ liền bực bội khó chịu, đem lòng chống đối, phỉ báng ngang ngược vô lý.

4. Chủng Tánh Nhị Thừa (Tiểu Thừa) – Người có chủng tánh nhị thừa thì không tránh né, không sợ hãi và có thể tiếp nhận được hệ giáo lý Đại Thừa Liễu Nghĩa, mặc dù là chưa hiểu thấu suốt tường tận nghĩa lý thẩm sâu của hệ tư tưởng này.

5. Chủng Tánh Đại Thừa – Người có chủng tánh đại thừa khi nghe các kinh đại thừa liễu nghĩa liền hoan hỷ, tiếp thu nghĩa lý sâu xa của kinh một cách nhanh chóng, và cảm thấy tâm hồn nhẹ bổng, an lạc, như gỡ được một cái gánh nặng, và cảm thấy như một người vừa tỉnh một giấc mộng dài. Phải chăng đấy sự giải thoát giác ngộ mà chư tổ thường nhắc đến?

Như vậy, trong 5 loại chủng tánh thì chỉ có Chủng Tánh Nhị ThừaChủng Tánh Đại Thừa mới có thể tiếp nhận nổi giáo lý Đại Thừa Liễu Nghĩa, hày còn gọi là Viên Giáo. Nếu đạo hữu là một người thích nói kinh, thuyết pháp thì nên lưu ý các loại chủng tánh này. Vì nếu người có chủng tánh phàm phu hay ngoại đạo mà giảng nói kinh Đại Thừa liền bị chống đối và phỉ báng. Ngược lại đối với những người có chủng tánh Đại Thừa mà giảng nói các phẩm phương tiện hay bất liễu nghĩa thì liền bị “sửa lưng” ngay. Thầy thuốc muốn cho thuốc cũng phải cần bắt mạch. Thế thì muốn nói kinh cũng phải tùy căn cơ, chủng tánh của chúng sanh mà nói pháp, bao gồm cả khi đàm luận với bạn đạo.

 

 

Bài đọc thêm:
Về Vấn Đề Chủng Tánh/Giai Cấp Tối Thắng Qua Văn Hệ Nikāya và A-Hàm




NGŨ CHỦNG TÁNH
Thích Nữ Đức Trí


Ngũ chủng tánh là năm loại chủng tánh y theo Duy Thức, chúng sanh vì các nghiệp sai biệt nên mới có năm loại chủng tánh, năm loại chủng tánh ấy là :

1. Đại thừa chủng tánh :Đây cũng gọi là Bồ Tát chủng tánh, Hạng này có đủ ba phần chủng tử:

+ Một là kiến đạo chủng, đây là chủng tử Diệu quan sát tríBình Đẳng tánh trí, hai trí này mỗi mỗi đều có chủng tử của căn bản tríhậu đắc trí.

+ Hai là Trung phần chủng tử, đây cũng là chủng tử của hai trí trước, vì nó hơn kém không đồng, nên phân làm hai phần sai biệt.

+ Ba là Thượng phẩm chủng tử : tức là chủng tử của Phật quả. Đây là chủng tử tương ứng với bốn trí của tự tánh thanh tịnh niết Bàn.

2. Nhị thừa quyết định chủng tánh : Chủng tánh này có hai. Độc giác quyết định chủng và Thanh văn quyết định chủng. Hai hạng này đều có ba phần chủng tử là : Kiến đạo chủng, Tu đạo chủng và Vô học đạo chủng. Sao gọi là Nhị thừa quyết định? Bởi hai hạng này hướng về tịch diệt lấy đó làm vui, quyết định nhập vào vô dư Niết Bàn, không cần tiến lên Phật quả, chẳng nghĩ đến việc độ sanh.

3. Bất định chủng tánh: Đây là hạng người có đủ chủng tánh ba thừa, đi theo đường lối tiệm ngộ, trước trãi qua các thừa sau mới vào Đại thừa, tiến trình hạng này có hai lối : Từ thanh văn hay Duyên giác vào Bồ Tát thừa, hoặc từ Độc giác vào Bồ Tát thừa, vì hạng này không nhất định lấy cảnh Vô dư Niết Bàn làm tiêu điểm chung cuộc nên gọi là Bất định chủng tánh vậy.

4. Ngoại đạo chủng tánh : Hạng này từ kiếp trước đã tu theo ngoại đạo nên trong tàng thức đã có hạt giống ngoại đạo, ưa thích ngoại giáobài bác chánh pháp. Những vị có chủng tử chánh pháp mà lạc vào ngoại đạo, nếu gặp thiện hữu tri thức có thể trở lại chánh giáo, trái lại  nếu những kẻ có hạt giống ngoại đạo tuy hoàn cảnh được ở trong Đạo Phật nhưng lòng tin của họ không vững, gặp ngoại đạo liền hướng theo, vì thiếu chánh kiến nên họ diễn giải kinh điển thường bị sai lầm.

5. Thế gian chủng tánh : Đây cũng gọi là vô tánh, vô tánh là không chủng tánh gồm chánh pháp hoặc ngoại đạo mà chỉ có chủng tánh thế gian, người có chủng tánh thế gian hay nói cách khác là  hạt giống đời, thì đối với Đạo lòng tin rất nông cạn. Dù có diễn giải về Đạo họ cũng lấy sự học hiểu của đời làm căn bản, không thể  thâm nhập và làm mất ý nghĩa thuần túy của Đạo. Tuy nhiên vì đối với Đạo không có nhận thứctin tưởng cố định, nên hạng này dễ dẫn nhập vào chánh pháp hơn kẻ ngoại đạo.

Trên đây là căn cứ theo nghiệp thức chúng sanh mà lập ra năm loại chủng tánh. Tuy nhiên thức tánh của loài hữu tình vẫn như huyễn, nếu chưa lên ngôi vị bất thối chuyển, thì dù có chủng tánh Bồ Đề mà không gặp thiện hữu tri thức vẫn có thể bị cảnh duyên làm biến đổi, phải bị sa đọa vào Tam Đồ, cho nên người học Phật cần phải duyệt lãnh Kinh  điển, gần gũi Thầy lành bạn tốt, phải xa lánh các nhiễm duyên, siêng năng dõng mãnh, y cứ theo chỗ văn  tư mà tu hành thì trên đường giải thoát mới có phần bảo đảm.

Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí












Tạo bài viết
10/06/2012(Xem: 56069)
28/08/2010(Xem: 42562)
28/08/2010(Xem: 50386)
28/08/2010(Xem: 34334)
27/08/2010(Xem: 77493)
Chỉ vài ngày nữa, là Ngày Bầu Cử của Hoa Kỳ. Cử tri Hoa Kỳ trong ngày 5 tháng 11/2024 sẽ bầu phiếu để chọn lên một tân Tổng Thống, từ hai ứng cử viên của hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ với hai chính sách dị biệt nhau. Lựa chọn này có thể sẽ định hình những chuyển biến tương lai cho cả thế giới khi cách nhìn của hai ứng cử viên, bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đã lộ rõ trái nghịch nhau hoàn toàn về cuộc chiến ở Ukraine, trái nghịch nhau một phần về cuộc chiến Trung Đông, xung khắc nhau về cách kềm chế Trung Quốc, và về cam kết ở Biển Đông.
Khi ngày bầu cử đến gần, nhiều người trong chúng ta bị cuốn vào những cuộc trò chuyện chính trị, đôi khi khiến chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc muốn nổi giận, muốn văng tục và chửi thề như nhiều chính trị gia Hoa kỳ ngày nay khi vận động tranh cử thường dùng “chữ F”. Mặc dù cảm giác đó có thể xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn nhưng nó cũng có thể gây tổn hại lâu dài cho tâm trí, cơ thể và các mối quan hệ của chúng ta. Vậy, chúng ta có thể làm gì với sự tức giận mà chúng ta có thể phải trải qua trước tình hình chính trị ngày nay?