Đã tin Phật sao còn tin vào ngày giờ tốt xấu?

06/01/20185:00 CH(Xem: 19332)
Đã tin Phật sao còn tin vào ngày giờ tốt xấu?
ĐÃ TIN PHẬT SAO CÒN TIN VÀO NGÀY GIỜ TỐT XẤU?
Nhiên Như - Quảng Tánh

me tinHỎI: Mẹ tôi là một Phật tử khá thuần thành. Mẹ mỗi ngày đều đến chùa tụng kinh, mỗi nửa tháng đều đi dự lễ sám hối và nghe quý thầy thuyết giảng. Ở nhà mẹ cũng thường nghe các băng đĩa tụng kinhthuyết giảng của quý thầy. Mẹ cũng hay bố thí, cúng dường, đối xử tốt với mọi người
Tuy nhiên có một việc là mẹ vẫn còn tin vào xem ngày tốt xấu khi có công việc phải đi xa, khi xây cất nhà cửa. Khi mua sắm giường ghế, hoặc các vật dụng mới... mẹ vẫn tin vào thước tấc tốt xấu. Mong quý Báo có nhận định về vấn đề này. Làm sao để mẹ tôi tin sâu Nhân quảthực hành đúng theo những lời Phật dạy? 
(LÊ LIÊN, yogithi22082016@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Lê Liên thân mến!

Một trong những đặc điểm của người Phật tử Việt hiện nay là có một bộ phận không nhỏ vừa tin Phật lại vừa tin Khổng, Lão cùng các tín ngưỡng dân gian khác. Nguyên nhânảnh hưởng sự dung thông Tam giáo (Phật-Khổng-Lão) từ thời Lý-Trần vẫn còn in dấu đậm nét trong tâm thức Phật tử Việt. Mặt khác, Phật tử Việt luôn bao dung, tùy duyên, chung sống hài hòa mà không đối kháng hay loại trừ các tập tục, tín ngưỡng dân gian như một số tôn giáo khác. Cũng rất có thể vì chưa thiết lập được chánh kiến trọn vẹn vững vàng nên không quán triệt mọi điều thuần theo Chánh pháp.

Vì thế, một gia đình Phật tử khá thuần thành, có tham gia tu tập và các hoạt động Phật sự tại chùa, có duyên thân cận với chư Tăng (Ni) đồng thời vẫn tin tưởng vào ngày giờ tốt xấu, phong thủy cát hung khi khởi công làm nhà, khai trương hay cưới hỏi, tang ma…, là chuyện khá bình thường. Điều đáng nói là, không ít chư Tăng (Ni) là người chủ sự coi xem cho Phật tử. Thậm chí, vị nào xem phong thủy giỏi, coi xem hay, bấm phán linh… rất được Phật tử kính trọng, thân cận.

Trước hết, về phía chư Tăng (Ni), hầu hết các vị được học hành đều biết rõ việc coi xem và các ‘thuật’ nói chung vốn không phải là Chánh pháp, là học thuật phương Đông pha trộn tín ngưỡng dân gian. Nhưng vì người đi chùa (trong đó phần lớn là Phật tử) chưa đầy đủ chánh kiến nên phương tiện coi xem để quy hướng họ trở về Chánh pháp. Mặt khác, bởi nhu cầu coi xem của Phật tử khá cao, nếu không đáp ứng thì có nguy cơ Phật tử bỏ chùa, nên hầu hết các vị trụ trì dù không tin nhưng vẫn gượng làm. Một số ít vị xuất gia vì thiếu am hiểu Chánh pháp, lại chạy theo ‘lợi dưỡng và cung kính’ nên quyết tâm đi học và ‘hành nghề’ xem coi như các thầy bói-tướng-pháp-phong thủy chuyên nghiệp. Có một bộ phận Tăng (Ni) mạnh mẽ nói không với việc xem coi vì phi Chánh pháp nhưng xem ra không ảnh hưởng nhiều đến nhận thức cố hữu của số đông Phật tử hiện nay.

Trước đây, xem coi nói chung bị chính quyền và xã hội liệt vào mê tín dị đoan nên những ai có nhu cầu (người coi và người đi coi) đều dè dặt, kín đáo. Những năm gần đây, các hiện tượng này được dịp phất lên như diều gặp gió với những danh xưng rất khoa học, mỹ miều như là Đông phương học, phong thủy học… Những người hành nghề cũng vậy, không phải ‘thày’ bói-tướng-pháp-phong thủy bình dị như xưa mà là những ‘chuyên gia’ như nhà Đông phương học, nhà phong thủy học, nhà ngoại cảm, chiêm tinh gia… nghe rất rổn rảng và hoành tráng. Trong bối cảnh, nhà nhà và người người đều xem coi, dần hình thành nên một tập tục ‘có kiêng [coi xem] ắt có lành’, tác động không nhỏ đến đời sống Phật tử và toàn xã hội.

Trên đây là nhận định về hiện tượng số đông Phật tử chuộng xem coi, tiếp theo là một số giải pháp căn cứ vào thực tiễn. Khách quan mà nói, Phật giáo không phủ nhận tính khoa học của các chuyên ngành như Đông phương học, phong thủy học… Trong một chừng mực nào đó, người Phật tử cũng vẫn có thể ứng dụng một số tri thứckinh nghiệm có tính khoa học của các chuyên ngành này. Vấn đề cốt tủy là, người Phật tử cần phải tin hiểu sâu sắc về Nhân quả-Nghiệp báo, sâu hơn là quán chiếu để nhận rõ tính chất Duyên sinh-Vô thường-Vô ngã của vạn pháp. Khi Phật tử nắm được vần đề cốt tủy của giáo pháp, thành tựu chánh kiếnchánh tín rồi thì không cần coi xem, hoặc cũng có thể vận dụng phương tiện coi xem trong tinh thần “tùy duyên mà bất biến”.

Cụ thể, hiện tại và tương lai của chúng ta phản ánh rõ nét Nhân quả-Nghiệp báo của chính chúng ta. Thượng đế, thần linh, các đấng siêu nhiên, tinh tú không (thể) can thiệp vào tiến trình Nhân quả-Nghiệp báo này. Nên tự thân mỗi Phật tử cần chuyển nghiệp, tạo nhân lành là việc làm thiết yếu nhất để kiến tạo tương lai tươi đẹp. Tin chắc nhân thế nào thì quả thế nấy, cần gì coi xem! Chỉ nương tựa chính mình, không cầu xin, không dựa dẫm, không an phận với số mệnh… vì không ai có thể giúp chúng ta tốt đẹp lên ngoại trừ nỗ lực hướng thiện của chính chúng ta.

Quan trọng là cần nhận rõ lý Duyên sinh. Không một pháp nào có vai trò tuyệt đối quyết định sự thành bại, được mất, hơn thua... mà các pháp phải nương tựa vào nhau, tương tác lẫn nhau. Vậy thì, người Phật tử vì nhiều nguyên nhân khách quan, vẫn có thể ứng dụng Đông phương học, phong thủy học trong một vài phương diện đời sống nhưng ý thức rất rõ nó chỉ là một nhân duyên để góp phần dẫn đến thành công mà thôi, hoàn toàn không có tính quyết định. Bởi lẽ chủ đạo của vấn đề vẫn là Nhân quả-Nghiệp báo.

Tóm lại, người Phật tử cần học tập giáo pháp để thành tựu chánh kiếnchánh tín. Chánh kiến càng rõ ràng thì chánh tín càng vững chắc. Sau đó có thể vận dụng tinh thần phương tiện tùy duyên, uyển chuyển và linh động trong một số trường hợp để thiết lập cuộc sống bằng ánh sáng tuệ giác, luôn nhẹ nhàng, tự tại, an vui.

Chúc bạn tinh tấn!

Nhiên Như - Quảng Tánh
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/08/2010(Xem: 41839)
28/08/2010(Xem: 49819)
28/08/2010(Xem: 33873)
27/08/2010(Xem: 72953)
27/08/2010(Xem: 39378)
27/08/2010(Xem: 39768)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.