Con đã từng phá thai . Tuy cái thai còn nhỏ nhưng con luôn ray rứt ân hận từng ngày. Xin thầy hãy giúp con.

29/12/20174:14 CH(Xem: 17632)
Con đã từng phá thai . Tuy cái thai còn nhỏ nhưng con luôn ray rứt ân hận từng ngày. Xin thầy hãy giúp con.

HỎI:

Con đã từng phá thai . Tuy cái thai còn nhỏ nhưng con luôn ray rứt ân hận từng ngày. Xin thầy hãy giúp con.

TRẢ LỜI

Chào em,

Quan điểm của Phật giáo về vấn đề phá thai, trước hết, đạo Phậtđạo từ bi, luôn tôn trọng sự sống và bảo vệ sinh mạng của mọi loài. Đạo Phật không phản đối các biện pháp hạn chế sinh đẻ bằng cách ngừa thai nhưng không ủng hộ việc phá thai. Bởi lẽ bào thai là một mầm sống, là sinh mạng, do đó cần được bảo vệ. Phật giáo quan niệm sự sống hay sinh mạng có mặt khi mới bắt đầu thụ thai.

Em cũng như những người cùng hoàn cảnh, sau khi phá thai xong, bị đau khổ, lương tâm dằn vặt và mong muốn sám hối là điều dễ hiểu và dễ thông cảm. Dẫu sao thì sự phát tâm sám hối của em vẫn là điều rất tốt, còn hơn là tìm mọi cách để biện minh cho hành động của mình. Sám hối theo Phật giáoăn năn với lỗi lầm đã tạo trong quá khứ và nguyện không tái phạm lỗi ấy ở tương lai. Sai lầm sống buông thả theo dục vọng khi chưa cưới hỏi hay không sử dụng các biện pháp ngừa thai có thể đã khiến nhiều người chịu nhiều khổ đau, và giờ đây đã hối hận thật nhiều về sự nông nổi, bất cẩn với lối sống buông thả của mình. Sau khi đã ăn năn sám hối, quan trọng hơn là nguyện không tái phạm lại việc ấy. Đó là cách sám hối thiết thực nhất.

Không biết em đã đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung chưa. Đâu đó trong các quyển tiểu thuyết này, người ta thường nghe thấy câu thành ngữ “Buông đao đồ tể, lập tức thành Phật”. Đồ tể là người làm nghề giết mổ, chuyên giết mổ súc vật; trong khi đó, một trong những trọng giới của nhà Phật là giới cấm sát sinh. Người Phật tử đã không được phép hại mạng sống của chúng sanh, lẽ nào người sống bằng nghề giết mổ, cả đời lấy đi mạng sống của biết bao sinh vật, chỉ cần buông đao xuống là đã có thể thành Phật, lại còn thành Phật ngay lập tức?

Tất nhiên, người đọc cũng hiểu, thành ngữ này nói quá hơn sự thật, để nhắc nhở rằng mọi người đều có Phật tính; khi buông đao là khi nhận thức được hành vi mang nghiệp nặng của mình, và lúc ấy hạ quyết tâm từ bỏ, thì có thể bước lên con đường tu tập tiến đến thành quả Phật. Kinh điển nhà Phật có đề cập nhiều trường hợp phạm ác nghiệp nặng nhưng khi biết hối cải và tiến tu thì đạt được thánh quả.

buong dao thanh phat
Ảnh minh họa

Trường hợp tiêu biểucâu chuyện về kẻ sát nhân Angulimala trong kinh điển Pàli đã minh họa một cách hùng hồn cho tâm từ bi vô lượng của Đức Phật đã chuyển hóa được tâm của một tên sát nhân hung bạo như thế nào và cũng cho thấy sức mạnh của lòng từ bi của Angulimala do tu tập về sau, bao giờ cũng mạnh hơn bất cứ ác nghiệp nào mà y đã tạo tác.

Angulimala là một kẻ sát nhân khét tiếng. Tên của ông được lấy từ sự kiện ông đeo trên cổ một xâu chuỗi kết bằng những ngón trỏ tay phải của các nạn nhân mà ông đã giết hại. Quân lính của triều đình lùng bắt ông, còn dân chúng thì hoảng sợ không dám ra khỏi nhà.

Một buổi sáng, Đức Thế Tôn vào thành, đang bưng bát đi khất thực thì nghe có tiếng chân chạy phía sau. Ngài biết rằng Angulimala đang đuổi theo, nhưng vẫn bình thản bước đều. Angulimala lớn tiếng gọi:

“Ông Khất sĩ kia, đứng lại!”

Thế Tôn vẫn tiếp tục đi, không mau hơn, không chậm hơn. Phong độ của Ngài rất an nhiên tự tại.

Thấy vậy, Angulimala lớn tiếng hơn: “Đứng lại! ông Khất sĩ kia, đứng lại! “

Đức Thế Tôn thản nhiên tiếp tục bước đi, vẻ tự tại vô úy. Angulimala chạy mau hơn chỉ trong khoảnh khắc đã đuổi kịp và la lên:

“Tôi bảo ông dừng lại, tại sao không dừng?”

Thế Tôn vẫn bước đi, nói với giọng bình thản:

“Này Angulimala! Ta đã dừng lại từ lâu rồi, chính anh mới là người chưa dừng lại”.

Angulimala không thể hiểu được ý nghĩa của những lời này. Vì thế y lại hỏi:

“Này khất sĩ, tai sao ông nói rằng ông đã dừng lại còn tôi vẫn chưa dừng?”

Đức Phật đáp: 
“Ta nói rằng Ta đã dừng lại vì Ta đã từ bỏ việc giết hại chúng sanh. Ta đã từ bỏ thói bạo hành, tàn sát mọi loài và Ta đã an trú vào lòng từ đối với muôn loài, lòng kham nhẫntrí tuệ do tư duy quán sát. Song ngươi vẫn chưa từ bỏ việc giết hại và đối xử tàn bạo với người khác cũng như chưa an trú vào lòng từ bi và kham nhẫn đối với mọi loài hữu tình. Do đó, ngươi vẫn là người chưa dừng lại”.

Thái độ điềm đạm và câu trả lời của Phật đã làm cho Angulimala kinh ngạcđột nhiên buông dao hối hận. Phật liền làm lễ thế phát cho Angulimala trở thành một tu sĩ ngay tại chỗ. Từ đó về sau, Angulimala (pháp danh là Ahimsaka) đã tu tập rất tinh tấn, trở thành một trong những đệ tử lớn của Phật và đạt được giác ngộ sau đó.

Như vậy, kẻ sát nhân đã buông dao, đồng thời buông luôn tâm ác, đó là trường hợp “Buông dao đồ tể thành Phật”. 

Em ơi!

Em đã biết lỗi, đã ăn năn, và hạ quyết tâm không tái phạm làm các chuyện ác và bây giờ em hãy cố gắng làm các việc lành thiện từ tâm ý, đến lời nói và hành động. Em nên nhớ rằng Tâm chúng sinh thì vô thường, không cố định. Con đường giải thoát của nhà Phật rộng mở thênh thang, bất cứ ai phạm tội mà biết hối cải, biết sám hối tội ác mình làm và tu tập để chuyển hóa Tâm ác trở thành lành thiện, thì nghiệp dữ cũng theo đó mà hoán chuyển theo, khi “tâm được tịnh rồi tội liền tiêu”.

Chúc em an lạc.

Tịnh Thủy
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/08/2010(Xem: 112478)
27/08/2010(Xem: 32645)
27/08/2010(Xem: 26638)
27/08/2010(Xem: 76240)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.