Chánh niệm là nền tảng của mọi pháp hành Phật giáo

30/09/20182:26 SA(Xem: 8524)
Chánh niệm là nền tảng của mọi pháp hành Phật giáo
CHÁNH NIỆM LÀ NỀN TẢNG CỦA MỌI PHÁP HÀNH PHẬT GIÁO
Nhiên Như - Quảng Tánh

chanh-niem-la-giHỎI: Tôi đang sống ở nước ngoài. Hôm rồi tôi có tham dự cuộc họp với các y bác sĩ, tôi rất vui khi nghe họ nói về chánh niệm tỉnh thức, về hữu ích của thiền trong cuộc sống như thiền khi đánh răng, thiền khi chờ đèn đỏ... Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây biết được ích lợi của chánh niệm nên họ đã học hỏi từ phương Đông, nhất là thiền Phật giáoáp dụng thiền vào các sinh hoạt đời thường. 
Tôi chợt liên hệ đến bản thân, sinh ra trong gia đình đạo Phật, đi chùasinh hoạt Gia đình Phật tử từ bé mà lớn lên không hề biết đến chánh niệm. Nhiều ông bà đi chùa cả đời rất siêng năng mà cũng chỉ kệ kinh cầu nguyện mà thôi. Tôi thấy người Tây phương khéo léo đem thiền Phật giáo vào rất nhiều lĩnh vực: quân đội, cảnh sát, nhà tù, bệnh viện… và cả trường học. Tôi ước gì quê hương mình cũng phổ biến thiền như vậy. Mong được quý Báo sẻ chia. (TỈNH THỨC, tinhthuc24@gmail.com)


ĐÁP:


Bạn Tỉnh Thức thân mến!
Người Hoa Kỳ và Tây phương nói chung rất thực tiễn, khi phát hiện thiền chánh niệm tỉnh giác của Phật giáotác dụng tích cực cho đời sống hiện đại họ liền tiếp thu, nghiên cứu, giới thiệu rộng rãi và cổ xúy mọi người ứng dụng thực hành. Với đặc điểm phi tôn giáo, không phân biệt tuổi tác, giới tính, giai tầng xã hội, mọi người đều có thể ứng dụng thực hành nên thiền chánh niệm được nói đến nhiều trên thế giới.

Người Việt Nam có công lớn đem thiền chánh niệm truyền bá ở Hoa Kỳ và các nước Tây phươngThiền sư Thích Nhất Hạnh. Bạn sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, hiện sinh sống và làm việc ở nước ngoài rồi có duyên lành học được thiền chánh niệm là có phúc duyên. Phật giáo có nhiều pháp môn tu nhưng thiền định là cốt tủy. Đức Phật Thích Ca giác ngộ chính nhờ vào thiền định. Tu tập theo bất cứ pháp môn nào, nếu đúng Chánh pháp thì chất liệu của thiền định vẫn thấm đẫm và đủ đầy. 

Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đã có thiền học của Khương Tăng Hội. Rồi đến thiền học của thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi, thiền phái Vô Ngôn Thông, thiền phái Thảo Đường, thiền phái Trúc Lâm. Từ thời Hậu Trần trở về sau, Thiền tông bị suy yếu và dần nhường chỗ cho loại hình Phật giáo dung hợp cả Thiền-Tịnh-Mật. Đến thời cận đại, miền Trung Việt Nam có thiền phái Liễu Quán khá thịnh hành. Thời hiện đại, thiền phái Trúc Lâm được Thiền sư Thích Thanh Từ khôi phục, chấn hưng, thịnh hành trong và ngoài nước. Hiện nay, hầu hết các chùa Bắc tông tại Việt Nam (dù có chùa tu Tịnh độ) hầu hết đều có nguồn gốc Thiền tông, thuộc tông Lâm Tế, Tào Động (Trung Hoa) và Trúc Lâm (Việt Nam). Các chùa thuộc hệ phái Nam tông, Khất sĩ cũng lấy thiền định làm pháp môn căn bản. Nói như vậy nhằm khẳng định thiền vẫn là dòng chảy chính yếu, xuyên suốt qua các thời kỳ của Phật giáo Việt Nam

Chánh niệm thuộc Bát chánh đạo, là nền tảng của mọi pháp hành, dù tu theo bất cứ pháp môn nào. Tùy theo mỗi tông pháichánh niệm tỉnh thức được triển khai với tên gọi khác nhau. Tri vọng, tỉnh giác, rõ biết thân tâm, sống với hiện tại, nhất tâm tụng kinh, niệm Phật, trì chú… đều hàm chứa nội dung chánh niệm. Bạn đi chùatham gia sinh hoạt Gia đình Phật tử, những ông bà siêng năng kệ kinh tụng niệm, biết sống thiện lành theo tinh thần Phật giáo, thấy xấu ác thì không nghĩ, không nói, không làm… là đang thực hành chánh niệm. Tóm lại, chánh niệm đang hiện hữu trong mọi pháp hành Phật giáo. Sống hướng Phật, có trách nhiệm với bản thâncộng đồng, kiểm soát và làm chủ thân miệng ý, hiển nhiên là có thiền, có chánh niệm dù cho từ ngữ chánh niệm không được nói đến.

Hiện ở nước ta, dù có truyền thống lâu đời nhưng thiền và chánh niệm tỉnh giác chưa phổ cập xã hội và cũng chưa trở thành một xu hướng thời thượng như một vài khu vực hay một số nước Tây phương vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, với lợi thế hơn 2.000 năm đồng hành cùng dân tộc, đa phần người Việt là Phật tử hoặc có gốc rễ tâm linhthiện cảm với Phật giáo, giáo lý đạo Phật ngày càng được phổ biến rộng rãi, những đóng góp tích cực của Phật pháp cho xã hội từng bước được ghi nhận, hy vọng Phật giáo Việt Nam sẽ phát huy được vai trò cứu khổ ban vui, hộ quốc an dân của mình. Song hành với chủ trương về nguồn, phát huy bản sắc văn hóa Việt (vốn không thể tách rời văn hóa Phật giáo), nếu Giáo hội, Tăng NiPhật tử tận lực hoằng dương pháp học và pháp hành thì tương lai xã hội hóa Phật giáo là điều có thể thực hiện được.

Chúc bạn tinh tấn!
Quảng Tánh - Nhiên Như
Thư Viện Hoa Sen




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/06/2016(Xem: 38347)
28/03/2016(Xem: 21915)
22/02/2016(Xem: 45545)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :